Xe bọc thép BTR-80 của quân đội Nga

nhadat_online

Xe máy
Biển số
OF-91173
Ngày cấp bằng
7/4/11
Số km
60
Động cơ
405,200 Mã lực
Các bác mua con này về VN đi cho khỏi lo xxx động vào :D


Vào đầu những năm 1980, Liên Xô bắt đầu nghiên cứu cải tiến các phương tiện chở quân bằng xe bọc thép nhằm tăng cường khả năng đổ bộ trên mọi địa hình. Năm 1986, mẫu xe BTR-80 bắt đầu được đưa vào sản xuất hàng loạt và trang bị cho quân đội Xô viết. Đây là mẫu xe bọc thép chở quân được phát triển dựa trên cơ sở thiết kế của mẫu xe BTR-60 và BTR-70.
Về kết cấu, BTR-80 gồm hai phần chính là phần điều khiển bố trí phía đầu xe và phần chở quân đổ bộ bố trí phía sau cùng với tổ hợp động cơ và truyền động.

Vỏ xe được thiết kế liên hoàn, khép kín. Xe có khả năng bảo vệ cao đối với kíp lái và quân đổ bộ bên trong trước các loại đạn súng bộ binh cỡ nòng 7,62 mm. Riêng vỏ thép mặt chính diện của xe có khả năng chống được đạn 12,7 mm.

Vị trí lái và chỉ huy được bố trí phía bên trái thân xe. Bên trong trang bị các thiết bị quan sát tiềm vọng TNP-B và thiết bị quan sát chỉ huy TKN-3. Phía sau vị trí của lái xe và chỉ huy là vị trí của xạ thủ súng máy trên tháp.

Vũ khí chủ yếu của BTR-80 là súng máy KPVT cỡ nòng 14,5 mm và súng máy cỡ nòng 7,62 mm. Các vũ khí này được lắp trên tháp có góc quay 360 độ và tầm bắn từ -4 độ đến 60 độ. Để có thể nhìn rõ mục tiêu ban đêm, BTR-80 được trang bị đèn pha OU-3GA2M. Trên tháp xe còn có súng phóng lựu 3D6.
Tiểu đội đổ bộ gồm 6 người ngồi trong khoang phần sau của xe. Để có thể ngắm bắn trong quá trình xe di chuyển, dọc hai bên sườn xe có tất cả 7 lỗ châu mai, trong đó 2 lỗ châu mai dành cho súng máy. Các lỗ châu mai đều có giá đỡ hình cầu.

Ngoài ra, hệ thống đối áp của xe giúp bên trong không bị ngấm nước, kể các trong quá trình ngắm bắn trên địa hình có nước. Ngoài các lỗ châu mai ở hai bên sườn và mặt chính diện, xe còn có các lỗ châu mai ở các cửa sập phía trên.

Một trong những yếu tố quan trọng của loại xe này là bộ phận động cơ. Xe BTR-80 được trang bị động cơ diesel KamAZ-7403. Đây là loại động cơ 8 xi lanh đốt trong dễ cháy với bộ phận tăng áp và bộ phận làm mát bằng chất lỏng. Với tốc độ quay 2.600 vòng/phút, động cơ này đạt công suất tối đa lên đến 260 mã lực.

Xe BTR-80 là loại xe bọc thép bánh lốp không săm có áp suất siêu nhỏ với hệ thống điều áp trung tâm. Nhờ vậy, BTR-80 có khả năng vượt địa hình ngang ngửa với các loại xe bánh xích.

Bánh xe BTR-80 thậm chí còn được trang bị lốp chịu đạn loại KI-80 và KI-126, cho phép xe tiếp tục di chuyển hàng trăm kilômét sau khi lốp bị trúng đạn các cỡ nòng khác nhau.

Nhờ động cơ công suất lớn, BTR-80 có tốc độ di chuyển cao. Khi chạy trên đường bằng, BTR-80 có thể đạt tốc độ 90 km/h. Tuy nhiên, tốc độ bơi dưới nước của BTR-8- chỉ đạt 10 km/h do không có bộ phận phụt nước.

BTR-80 còn được trang bị vô tuyến điện R-123M và máy đàm thoại R-124 chuyên dùng cho xe tăng (các xe sản xuất sau này được trang bị máy đàm thoại R174 hiện đại hơn). Trong xe còn có thiết bị trinh sát điện tử DP-3P và thiết bị trinh sát hóa học VPKHR, hệ thống chữa cháy tự động và tời tự kéo.
Hiệu suất tác chiến tăng gấp đôi

Cuối những năm 1980, BTR-80 được sử dụng nhiều tại chiến trường Afghanistan. Sang những năm 90, BTR-80 đã trở thành phương tiện bọc thép quan trọng nhất của quân đội Liên Xô. BTR-80 được sử dụng trong tất cả các cuộc xung đột quân sự lớn trong thời kỳ hậu Xô viết. Ngoài ra, loại xe này còn được xuất khẩu với số lượng lớn.

Hiện BTR-80 có những phiên bản chính là: BTR-80, BTR-80K, BTR-80A, BTR-80S, BTR-80M và được nâng cấp lên thành BTR-82 và BTR-82A.

Các phiên bản được sản xuất về sau dài hơn và có động cơ mạnh hơn, lên đến 300 mã lực, bổ sung pháo bắn tốc độ cỡ nòng 30 mm 2A72.
Ngoài ra, BTR-80 sản xuất sau này còn được trang bị bộ ổn định vũ khí điện tử, thiết bị nhìn đêm và các loại đạn pháo có thể điều khiển nổ từ xa. Nhờ vậy mà các phiên bản sản xuất trong những năm gần đây có hiệu suất tác chiến cao gấp 2 lần so với các mẫu trước đó.

Tính đến nay, BTR-80 được hơn 26 quốc gia trang bị.


 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Lính Nga nhìn chán nhỉ, chả ra dáng gì cả, như 1 lũ ô hợp.
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Nói chung e thấy lính tư bản nó trông ngầu hơn .. lúc oánh nhau thì còn phải xét ..
 

nhadat_online

Xe máy
Biển số
OF-91173
Ngày cấp bằng
7/4/11
Số km
60
Động cơ
405,200 Mã lực
Nói chung e thấy lính tư bản nó trông ngầu hơn .. lúc oánh nhau thì còn phải xét ..
Đúng là bọn NATO trang phục đẹp thiệt. Căn bản tụi nó có tiền mà. Nước nga chủ yếu mạnh về khoa học công nghệ thôi bác à. Thằng mẽo còn trang bị cho lính iraq và afghanishtan bộ trang phục có khả năng phat hiện vị trí của lính bắn tía từ xa đó
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,976
Động cơ
308,274 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đúng là bọn NATO trang phục đẹp thiệt. Căn bản tụi nó có tiền mà. Nước nga chủ yếu mạnh về khoa học công nghệ thôi bác à. Thằng mẽo còn trang bị cho lính iraq và afghanishtan bộ trang phục có khả năng phat hiện vị trí của lính bắn tía từ xa đó
Nước Mỹ và các nước còn lại của NATO cũng chủ yếu dựa vào KHCN đấy mà ...
Nước Nga sa lầy gân 10 năm ở Afghanishtan, còn nước Nato do Mỹ lãnh đạo cũng đang sa lầy thôi %%-
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực

kenny.cfyc

Xe tải
Biển số
OF-89104
Ngày cấp bằng
20/3/11
Số km
418
Động cơ
409,198 Mã lực
lính Nga ở nhà thì mới dám ngồi vắt vẻo như thế, còn như lính Mỹ ngồi ở I dắc mà thế có mà die lâu rùi ợ
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Em ít khi thấy lính Mỹ nó ngồi vắt vẻo trên xe như thế kia.
Các chú lính Nga này đang ngồi thư giãn mà các kụ... Lính Mẽo lúc thư giãn cũng như thế thôi
Vấn đề chính là do chiến thuật và khí tài của mỗi thằng mỗi khác. Nga vẫn dùng xe bọc thép chở quân là chính còn Mẽo từ hồi chiến tranh VN đã dùng Trực thăng rồi (chẳng lẽ lính lại bu ngoài trực thăng cho... oách :)) ).

Đối với lính "bộ binh cơ giới", ngồi trong thùng xe bọc thép dưới trời nắng nóng là một cực hình. Vì vậy, nếu chuyển quân trong điều kiện thường thì chú nào cũng leo lên nóc xe ngồi hết. Khi đối phương chơi chiến tranh du kích, lúc chuyển quân ngồi trên nóc xe còn ít nguy hiểm hơn ngồi trong thùng vì hầu như kg bị bắn tỉa (do xe chạy nhanh, vũ khí của du kích kém => bắn kg trúng, xe đi cả đoàn dễ bị vây bắt nên du kích kg dám chơi). Nhưng với lính trên xe thì khả năng dính mìn hoặc bị phục kích là rất cao và điều này xẩy ra thì ngồi trên nóc xe khả năng sống sót cao hơn; khi có biến, lính từ xe nhảy xuống triển khai đội hình tác chiến cũng nhanh hơn.
Lý do là vậy chứ kg phải do chính quy hay ô hợp.

Lính Mỹ khi chờ lên máy bay thì cũng thế thôi (và bọn em thời đi lính cũng chẳng khá hơn :)) )
Ví dụ:
 
Chỉnh sửa cuối:

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,349
Động cơ
641,331 Mã lực
Cũng không hẳn thế, Mỹ nó xài Bradley chuyển quân đầy, nhưng có lẽ quân lệnh như sơn, cấm có được trèo lên nóc xe ngồi vắt vẻo làm mất hình ảnh anh em bao giờ. Lính Nga thì ngược lại, BTR của Nga quá dễ bị hạ nên binh lính trèo lên nóc xe ngồi sẽ dễ thoát thân hơn, em đọc báo thấy bảo như thế.

 
Chỉnh sửa cuối:

myquartz

Xe đạp
Biển số
OF-17988
Ngày cấp bằng
28/6/08
Số km
34
Động cơ
506,230 Mã lực
Nơi ở
TP.HCM cơ
Em thì em đoán là xe của Mỹ nó thoải mái hơn xe của Nga, xét về khía cạnh quan tâm đến con người (người lính). Ví dụ trong xe lắp máy lạnh, đi trên sa mạc thế kia ngồi trong xe có máy lạnh chắc chắn là sướng hơn rồi. Tội gì phải leo lên nóc cho nó khổ.
Không chỉ cái đó sướng hơn, mà trang thiết bị (súng Mỹ nhẹ hơn súng Nga), nhu yếu phẩm (đồ ăn được cung cấp ngon hơn), đến cả quan tâm đến vệ sinh cá nhân (tắm rửa thậm chí có máy bay trực thăng mang nước đến - hồi VN War) lẫn nhu cầu sinh lý (lính Mỹ đóng quân ở đâu là dịch vụ lầu xanh chỗ đó mọc lên như nấm + hốt bạc, nếu ko có lầu xanh thì thậm chí trực thăng chở gái đến điểm đóng chốt để giải toả cho lính, em chưa thấy lính Nga được cái đó, cho dù 2 thằng Tây đó chắc chắn nhu cầu như nhau).
 
Biển số
OF-49
Ngày cấp bằng
23/5/06
Số km
7,400
Động cơ
660,704 Mã lực
Nơi ở
Thừa Thiên Huế
Cũng không hẳn thế, Mỹ nó xài Bradley chuyển quân đầy, nhưng có lẽ quân lệnh như sơn, cấm có được trèo lên nóc xe ngồi vắt vẻo làm mất hình ảnh anh em bao giờ. Lính Nga thì ngược lại, BTR của Nga quá dễ bị hạ nên binh lính trèo lên nóc xe ngồi sẽ dễ thoát thân hơn, em đọc báo thấy bảo như thế.
Thì post trên em cũng nói như thế về lính Nga. Nhưng nó chỉ ngồi khi chuyển quân thôi chứ đã dàn trận oánh đôi công thì khi vào gần lính đã tỏa ra chạy bộ quanh xe hết rồi. Thằng nào cũng thế.

Lính Mỹ hầu như kg chuyển quân bộ đường dài bằng xe cụ ợ. Hầu như thiết bị, khí tài đi đường bộ còn lính đi đường kg hết. Đến nơi mới lại nhập vào. Cũng vì thế, các đòan xe của Mỹ hay bị tập kích mà ít có khả năng chống đỡ (chủ yếu khi bị phục kích thì kêu máy bay đến không kích chứ quân bộ ít khi đến kịp).

Xe Mỹ luôn ngon hơn xe Nga về tiện nghi vì nó thiết kế để tham trận trong tất cả các điều kiện khí hậu, còn xe Nga vẫn chỉ thiết kế dùng cho khí hậu lạnh mà thôi. Vì thế luôn bị chê Nhiệt đới hóa kém. Cũng vì cái thùng xe nóng như lò quay nên dù có là lính Nga (hay lính Việt, taliban...nào đi nữa) khi dùng BTR thì vẫn thích ngồi trên nóc xe khi chuyển quân hơn. Ví như thời chiến tranh VN thì lính Mỹ hay VN cộng hòa dùng M113 (tương đương với BTR) khi chuyển quân thì vẫn leo lên nóc M113 ngồi như thường (dù nóc M113 còn cao hơn BTR).

Túm lại là lính xài cái xe như vậy thì lính nó phải thế chứ kg phải chính quy hay ô hợp gì ở đây.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top