- Ở HN xe bán tải chạy nội thành bt mà cụ nhưng cụ lưu ý : Xe cụ mua phải đăng ký là xe chở người, thường là xe được phép chở 4 người và 01 lái xe nữa là 05. Loại xe này đăng kí như xe con , xe du lịch bình thường và không đăng ký biển C (biển xe tải) ví dụ 29A, 29B... Nếu cụ đăng kí xe chở hàng thì xe cụ sẽ bị xếp vào nhóm xe tải, đeo biển 29C và phải tuân theo quy định giao thông đường bộ dành cho xe tải, như: không được đi vào giờ cấm, giờ cao điểm (cụ thể, sáng từ 06h30 - 8h30, chiều từ 14h30 - 20h); khi lưu hành trên đường phải đi vào làn dành riêng cho xe tải.
- Tiếp theo là cái thùng bán tải đằng sau, cái này khá lằng nhằng và phức tạp nên CSGT rất hay hỏi thăm cụ nếu cụ không nắm được. Đó là: khi đi trong thành phố thì cái thùng bán tải đằng sau xe cụ phải là thùng kín có nắp đậy. Còn nếu cụ không có cái nắp thùng kín thì cụ sẽ bị hiểu là xe tải và cụ sẽ bị phạt nếu như khi đó cụ đang đi vào giờ cao điểm hay trong thời gian cấm giờ (trong nhóm giờ ở trên). Đây là mấy thông tin mà e nắm được.
thông tin của cụ chả ra làm sao, sai bết tà là nhè:
"
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng và ô tô chuyên dùng được áp dụng theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7271:2003 (Sửa đổi 2: 2010) “Phương tiện giao thông đường bộ - Ô tô - Phân loại theo mục đích sử dụng” do Bộ Khoa học và Công nghệ công bố theo Quyết định số 2431/QĐ-BKHCN ngày 8/11/2010.
Theo đó, Điều 3.1.1 sửa đổi 2:2010 TCVN 7271:2003 quy định, “Ôtô con” có các đặc điểm sau:
Ô tô chở người có số chỗ ngồi bao gồm cả chỗ người lái không nhiều hơn 9; Ô tô Pickup chở người có ít nhất một đặc điểm khác với ô tô Pickup chở hàng nêu tại 3.2.7 (ô tô pickup chở hàng cabin đơn) và 3.2.8 (ô tô pickup chở hàng cabin kép)….
Tại Điều 3.2.8 sửa đổi 2:2010 TCVN 7271:2003, “Ô tô PICK UP chở hàng ca bin kép” có các đặc điểm sau:
-
Thùng hàng dạng hở (có thể có mui phủ) hoặc dạng kín, có thể liền hoặc không liền thân với ca bin, có bố trí cửa để xếp, dỡ hàng.
- Trong ca bin có bố trí hai hàng ghế, có số chỗ ngồi kể cả chỗ ngồi của người lái không lớn hơn 5.
- Thùng hàng không có trang bị tiện nghi và nội thất phục vụ chở người.
- Diện tích hữu ích của sàn thùng hàng (Fh) không nhỏ hơn 1 m2 (xác định như Phụ lục A của TCVN 7271: 2003).
- Tổng khối lượng hàng hóa cho phép chở (mh) phải lớn hơn tổng khối lượng của số người cho phép chở (mng) được tính theo tỷ lệ sau:
Mng/Mhg x100% ≤ 80%
Trong đó: mng = 65 kg/người x số chỗ ngồi
Công tác tổ chức giao thông và phân luồng các loại phương tiện lưu thông trên đường được áp dụng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2012/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư số
17/2012/TT-BGTVT ngày 29/5/2012. Theo đó:
Khoản 4.23 Điều 4 quy định:
“Ôtô con là chỉ ôtô chở người không quá 9 chỗ ngồi kể cả lái xe, hoặc ôtô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn. Ôtô con bao gồm cả các loại có kết cấu như môtô ba bánh nhưng khối lượng bản thân lớn hơn 400kg trở lên và trọng tải không quá 1,5 tấn.”.
Khoản 4.24 Điều 4 quy định:
“Ôtô tải là chỉ ôtô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên.”.
Khoản 84.1 Điều 84 quy định:
“Tất cả những người sử dụng đường bộ, những người tham gia giao thông và những người điều khiển các loại phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ đều phải tuyệt đối chấp hành Quy chuẩn này”.
Các quy định nêu trên trong Quy chuẩn QCVN 41:2012/BGTVT không áp dụng cho các lĩnh vực khác (công tác đăng kiểm, công tác tính thuế xuất nhập khẩu…).
- See more at:
http://thutuong.chinhphu.vn/Utilities/PrintView.aspx?ID=23583#sthash.2Tt3j9He.dpuf