Kết nhất câu cuối:
"Cảnh báo khẩn từ vụ khách hàng mất 26,5 tỷ đồng
Vụ án lừa đảo khiến bà Trần Thị Chúc mất 26,5 tỷ đồng qua tài khoản Vietcombank và Techcombank đang gây xôn xao dư luận. Việc khách hàng mất tiền, của đau con sót là điều có thể thông cảm. Nhưng rõ ràng cần phải phân định rạch ròi trong sự việc này.
Kẻ lừa đảo giả danh công an, yêu cầu bà mở tài khoản và chuyển tiền. Tòa phúc thẩm đã bác kháng cáo của bà Chúc, tuyên hai ngân hàng không phải bồi thường vì "không có lỗi". Phán quyết này nhận được sự ủng hộ từ nhiều người. Vì bà Chúc đã gián tiếp cung cấp thông tin đăng nhập cho kẻ gian.
Hơn nữa, chính bà Chúc còn thực hiện nhiều hành động phức tạp như mở tài khoản, vay tiền người thân, cài đặt ứng dụng lạ. Như vậy, lý do bà Chúc đưa ra về việc chỉ học hết lớp 3 nên nhận thức có giới hạn rõ ràng là lấp liếm. Thực tế, tại thời điểm mở tài khoản, bà đã được nhân viên ngân hàng giải thích cơ bản trước khi ký kết.
Không phải chỉ có bà Chúc mà rất nhiều trường hợp đã bị lừa tiền theo hình thức tương tự với số tiền rất lớn. Và thực tế không chỉ có ngân hàng mà các cơ quan chức năng đã từng cảnh báo rất nhiều lần về những thủ đoạn này. Đặc biệt là việc không cung cấp mã OTP cho người lạ, nhưng vẫn bị phớt lờ.
Tất nhiên đằng sau nó lúc nào cũng là một câu hỏi các cơ quan chức năng làm gì để bảo vệ người dân. Xuất phát từ thực tiễn ấy, quyết định 2345/QĐ-NHNN của Ngân hàng Nhà nước yêu cầu xác thực sinh trắc học từ 1/7/2024 nhằm giảm thiểu rủi ro trong thanh toán trực tuyến ra đời.
Hiện nay, có rất nhiều ý kiến về việc khó khăn trong vấn đề xác thực sinh trắc học. Nhưng nếu cứ cho rằng khó để thoái thác thì người cuối cùng phải chịu trách nhiệm thiệt thòi chính là khách hàng. Bất cứ quy định nào ban đầu đều gặp khó khăn, nhưng áp dụng sẽ giúp người dùng quen dần, tương tự như quy định đội mũ bảo hiểm trước đây.
Mình còn từ chối bảo vệ mình, thì sao đòi cơ quan chức năng bảo vệ."