[Funland] Xác suất để sự sống hình thành tự phát theo thuyết tiến hóa là “nhỏ đến không tưởng”

dkmaikoduoc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-337650
Ngày cấp bằng
7/10/14
Số km
344
Động cơ
280,052 Mã lực

chuthoongc4

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-26254
Ngày cấp bằng
23/12/08
Số km
2,404
Động cơ
512,366 Mã lực
Có những thứ mà bọn cuồng tín nó kg bao giờ chịu hiểu, mặc dù vậy trái đất vẩn quay. Hehe.
 

Dân Đông Lào

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-552796
Ngày cấp bằng
31/1/18
Số km
1,653
Động cơ
172,309 Mã lực
Thật ra thì cái này bắt nguồn từ Phương Tây cụ ạ!
Nhưng bọn mẹ bỉm sữa VN lắm đứa tôn sùng lắm cụ ạ. E có đứa cháu họ sinh con đòi sinh tự nhiên. Cả nhà phải bỏ tiền thuê hẳn y tá cùng đồ nghề về nhà trông chừng cho nó. Sau đó đòi anti vax thì cả nhà đốc thằng rể bắt con đem đi tiêm thì con cháu nó vớ con dao khóc lóc thảm thiết đòi cùng chết với con chứ không chịu đi tiêm.
 

dkmaikoduoc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-337650
Ngày cấp bằng
7/10/14
Số km
344
Động cơ
280,052 Mã lực
Nhưng bọn mẹ bỉm sữa VN lắm đứa tôn sùng lắm cụ ạ. E có đứa cháu họ sinh con đòi sinh tự nhiên. Cả nhà phải bỏ tiền thuê hẳn y tá cùng đồ nghề về nhà trông chừng cho nó. Sau đó đòi anti vax thì cả nhà đốc thằng rể bắt con đem đi tiêm thì con cháu nó vớ con dao khóc lóc thảm thiết đòi cùng chết với con chứ không chịu đi tiêm.
Cái này thì chịu dồi, Anh chồng mà không cứng nữa thì coi chừng ân hận suốt đời
 

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,234
Động cơ
262,247 Mã lực
Nhưng bọn mẹ bỉm sữa VN lắm đứa tôn sùng lắm cụ ạ. E có đứa cháu họ sinh con đòi sinh tự nhiên. Cả nhà phải bỏ tiền thuê hẳn y tá cùng đồ nghề về nhà trông chừng cho nó. Sau đó đòi anti vax thì cả nhà đốc thằng rể bắt con đem đi tiêm thì con cháu nó vớ con dao khóc lóc thảm thiết đòi cùng chết với con chứ không chịu đi tiêm.
Em còn biết một đứa cũng anti-vax, đi rêu rao khắp nơi là ngày xưa người ta sống theo tự nhiên nên tuổi thọ con người là 150 tuổi cơ.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,311
Động cơ
367,205 Mã lực
em đã nói với cụ từ đầu là ý e viết bài này là cho thấy dù xác suất nhỏ nhưng sự sống đã hình thành trên trái đất
đó là sự kỳ diệu, sự may mắn kỳ lạ chứ e đâu có nói là do chúa hay không tin là nó may mắn như thế.

điều này giống như việc thử tính xác suất của ông trúng sổ số hay rơi máy bay thôi, thử làm 1 phép tính để hiểu sự khó khăn như thế nào, để hiểu sâu sắc 1 vấn đề mà thôi.

Điều này đã thúc đẩy Francis Crick, giải Nobel sinh học, dựa vào phát hiện về ADN, đi tới kết luận, theo hướng đó, rằng : “Một người trung thực, được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng, nguồn gốc sự sống hiện nay, có vẻ như ở một phép màu, một khi hội đủ những điều kiện tạo ra nó “

Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học
Hà Yên
02:59' CH - Thứ ba, 29/04/2014


Triết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ và, đặc biệt được Đông y dùng làm cơ sở nghiên cứu cơ chế phát sinh bệnh tật, giúp phát triển y thuật, trị bệnh cứu người .
Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình .


Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?

Đó là một bí ẩn lớn, tạo nên những nút thắt trong nhận thức Thế giới Tâm linh, mà cho đến tận hôm nay, vẫn chưa có được tiếng nói chung nào .Gỡ ra những nút thắt này, ta có cơ may nhận biết được nhiều giá trị nhận thức thú vị .

1. Bí ẩn Big-bang: Tại sao Vũ trụ đã xuất hiện ? Không một định luật Vật lý nào rút ra từ sự quan sát, cho phép trả lời những câu hỏi đó . Thế nhưng, cũng những định luật ấy lại cho phép chúng ta mô tả chính xác những gì đã xảy ra từ thời điểm 10 - 43 giây sau vụ nổ lớn (Big-Bang), một khoảnh khắc nhỏ bé không tưởng tượng nổi, so với khoảnh khắc này, một lóe sáng chụp ảnh còn dài hơn 1 tỷ tỷ tỷ lần thời gian của toàn bộ lịch sử mà 10 - 43 giây chiếm trong một giây . Vậy, cái lịch sử chớp nhoáng từ 10 - 43 trở về zéro, lúc vụ nổ bùng phát, là gì ? Cho tới nay, đó là bí mật tuyệt đối, vì thời điểm 10 – 43 là biên giới của nhận thức, mà Vật lý học gọi là “Bức tường Planck” . Bên kia bức tường, các định luật Vật lý không còn hiệu lực, toán học gọi đó là điểm kỳ dị . Chỉ có thể, ở đó là “Năng lượng ban đầu : Một đai dương năng lượng vô hạn .

Sự tồn tại một giới hạn nhận thức bỡi “bức tường Planck” có một hệ quả triết học rất cơ bản, vượt ra ngoài lôgic cổ điển . Hiện nay chúng ta đang tập sự một phương thức tư duy mới: Tư duy siêu lôgic (còn gọi là tư duy phi tuyến) . Tầm quan trọng của sự chuyển dịch tư duy này là ở chỗ : trong khi tư duy lôgic (còn gọi là tư duy tuyến tính) tự giới hạn ở sự phân tích có hệ thống về những hiện tượng chưa biết, - nhưng, cuối cùng, vẫn có thể biết, thì tư duy phi tuyến đã vượt qua ranh giới cuối cùng phân chia nó với cái không thể biết : nằm ở bên kia các phạm trù của lý trí, nó tiếp cận cái bí ẩn ở đó và cố gắng mô tả chúng . Có thể lấy ví dụ như “Tính không thể quyết định được” trong Toán học (không thể chứng minh được một mệnh đề nào đó là đúng hay sai ), hay “Tính bổ sung trong Vật lý” (các hiện tượng cơ bản vừa là hạt vừa là sóng) .

Việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất của Tư duy phi tuyến là, chấp nhận có những giới hạn Vật lý đối với nhận thức . NhàVật lý Đức Max Planck, đã làm sáng tỏ một trường hợp đặc biệt có ý nghĩa của một “hàng rào” Vật lý như vậy . Đó là Lượng tử tác dụng (còn gọi là hằng số Planck) .

Với một giá trị nhỏ bé cùng cực : 6,626 . 10 – 34 jun mỗi giây, đó là lượng năng lượng nhỏ nhất tồn tại trong thế giới Vật lý của chúng ta.

Sự tồn tại của một giới hạn dưới, trong lĩnh vực tác dụng Vật lý, tất nhiên sẽ dẫn tới những giới hạn tuyệt đối khác xung quanh Vũ trụ có thể tri giác được, bởi vì còn đụng phải một độ dài cuối cùng : Độ dài Planck, đó là khoảng cách nhỏ nhất có thể có, giữa hai đối tượng . Cũng vậy, Thời gian Planck : chỉ thời gian nhỏ nhất có thể có .

Ranh giới nhận thức từ hệ quả của bí ẩn Big-Bang, cùng với hiện thực bất định mà lý thuyết lượng tử xác lập, hầu như làm cho tất cả các nhà Vật lý đang trải qua sự thể nghiệm về một thuyết Bất khả tritheo kiểu mới .

Hệ quả tiếp theo là vấn đề, Tại sao những ranh giới ấy tồn tại ? Ai, hay cái gì, đã quyết định sự tồn tại, cùng với giá trị cực kỳ chính xác của chúng ?

Thuyết Vụ nổ lớn được khoa học công nhận, đã làm cho Nhà thờ Cơ đốc giáo hân hoan tuyên bố, Big-Bang là minh chứng sự hiện hữu của Sáng thế và, qua đó, Thượng đế thực sự tồn tại, Giáo hoàng Pie XII đã coi Big-Bang đồng nhất với fiat lux của Kinh thánh (ý nói lời phán của Chúa rằng, ”Phải có sự sáng, thì có sự sáng” ) .

Cái ẩn dấu đằng sau bức tường Planck là một dạng năng lượng đầu tiên, một sức mạnh vô hạn . Ở đó có một “Tổng thời gian (Temps Total) vô tận”ngự trị, nhưng chưa được mở ra, chưa phân chia thành quá khứ, hiện tại, tương lai và cũng chưa được phân chia theo một trật tự đối xứng, trong đó hiện tại chỉ là tấm gương hai mặt mà thời gian tuyệt đối chưa đi qua đó, nó phù hợp với thứ năng lượng ban đầu vô tận ấy .

Đại dương năng lượng vô tận, đó chính là Đấng Sáng tạo . Nếu như con người không thể đi tới hiểu được cái gì nằm đàng sau bức tường Planck, thì đó chính là vì, tất cả các định luật Vật lý không đứng vững được trước sự huyền bí tuyệt đối của Thượng đế và của Sáng tạo mà thôi .

Trong khi đó, Thuyết Vũ trụ tuần hoàn của Phật giáo (Tuần hoàn nhưng không lặp đi lặp lại), coi Big-Bang chỉ là một phân đoạn trong lòng một continuum không đầu, không cuối . Nó đơn giản chỉ là sự khởi đầu một chu kỳ mới trong “chu trình sinh-diệt” vô tận của Vũ trụ . Theo quan điểm của Phật giáo, sự kết thúc của một chu kỳ, được thể hiện ra ngoài bằng một sự bùng nổ cuối cùng, sau đó là sự tiêu tan của Vũ trụ vào chân không, rồi từ chân không đó, một chu kỳ mới lại xuất hiện .

Triết học Phật giáo không thừa nhận mọi sự bắt đầu mà không cần có nguyên nhân cho sự bắt đầu đó, do đó . cũng không thừa nhận sự tồn tại của một Đấng tạo hóa là nguyên nhân của chính mình .

2 . Bí mật đề án Vũ trụ :

a ) Lược sử thời gian

Từ thời điểm 10 – 43 giây, sau Big-Bang, toàn thể Vũ trụ vật chất, với tất cả những gì nó sẽ chứa đựng sau này : Các Thiên hà, các hành tinh, Trái đất, cây cối, sinh vật, v.v.. Tất cả những thứ đó được chứa trong một kích thước vô cùng nhỏ bé : 10 – 33 cm, tức là một phần tỷ tỷ tỷ lần nhỏ hơn một hạt nhân nguyên tử ( 10 – 13 cm) . Đó chính là kích thước Vũ trụ lúc sơ khai, Mật độ và nhiệt độ của Vũ tru lúc ban đầu ấy, đạt tới những con số không thể tưởng tượng nổi : Nhiệt độ tới 10 32 độ C ! Vượt qua “bức tường nhiệt độ” này, Vật lý của chúng ta sẽ sụp đổ . “Vật chất” lúc này là một thứ “bùn hổ lốn” của các hạt cơ bản nguyên thủy : những tổ tiên xa của quark .Ở giai đoạn này 4 tương tác cơ bản ( lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu) chưa phân hóa, chúng hợp thành một Siêu lực duy nhất . Thời đó, có lẽ là thời điên cuồng nhất của toàn bộ lịch sử Vũ trụ, như các nhà vật ly đánh giá . Những sự kiện diễn ra chớp nhoáng với một nhịp độ kỳ lạ, đến mức những điều diễn ra trong phần tỷ giây ấy, lại nhiều hơn những gì diễn ra trong hàng tỷ năm sau đó .

Nếu có một thực thể có ý thức nào đó, có thể sống và chứng kiến Vũ trụ vào thời điểm ấy, thì chắc chắn họ có cảm giác thời gian chớp nhoáng ấy dài vô tận, gần như vĩnh cửu, đã trôi qua giữa các sự kiện . Chẳng hạn, sự kiện mà ngày nay chúng ta cảm nhận, ví dụ, một cái lóe sáng chụp ảnh, thì trong Vũ trụ lúc ấy, ngang với thới gian dài hàng tỷ năm . Tại sao ? bỡi vì, lúc đó mật độ cực đại của các sự kiện, đòi hỏi một sự mất cân đối về thời gian để đủ cho các sự kiện hoàn thành . Hay nói cách khác, thời gian tâm lý phải tương xứng với mật độ sự kiện . Điều này trực tiếp suy ra từ nguyên lý tương đối .

Sau Big-Bang, chỉ cần vài phần tỷ giây là đủ, để cho Vũ trụ bước vào một giai đoạn, mà các nhà vật lý gọi là “Kỷ nguyên lạm phát” . Trong giai đoạn ngắn ngủi ấy, từ 10 – 35 đến 10 – 32 giây, Vũ trụ giãn nở rất nhanh theo hệ số 10 50 . Nghĩa là, nó từ chỗ có tầm vóc một hạt nhân nguyên tử, lớn lên tới tầm vóc một quả cam có đường kính 10 cm . Nói cách khác, tốc độ giãn nở chóng mặt ấy, còn lớn hơn tốc độ giãn nở tiếp theo: từ kỷ nguyên lạm phát cho đến ngày nay .

Thứ “vật chất bát nháo” điện tử, quark, nơtrino, photon và những phản hạt của chúng, xuất hiện sau khoảnh khắc 10 – 32giây ấy, không phải là hoàn toàn đồng nhất . Nếu có thể quan sát thời điểm ấy, người ta sẽ thấy quả cam kia mang theo những đường rạch, biểu hiện sự không đều về mật độ . Thế nhưng, sự tồn tại của chúng ta ngày nay, lại nhờ vào những sự không đều ban đầu ấy . Bởi vì những đường rạch tí xíu kia, sẽ phát triển lên, để sau này tạo ra các Thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh. Tóm lại “ tấm thảm”Vũ trụ ban đầu sẽ đẻ ra tất cả những gì chúng ta biết hiện nay, chỉ trong vài phần tỷ giây .

Cũng vào lúc 10 – 32 giây, Lực mạnh (lực bảo đảm cố kết của hạt nhân nguyên tử) tách khỏi Lực điện yếu (do sự hợp nhất giữa lực điện từ và lực phân rã phóng xạ đẻ ra) . Vào thời đó, Vũ trụ đã lớn lên theo những tỷ lệ kỳ lạ : Bây giờ nó đã đạt được 100 mét đường kính . Bên trong nó là vương quốc của bóng tôi tuyệt đối với nhiệt độ cao không thể tưởng tượng nổi . Vào 10 - 11 giây, Lực điện yếu chia thành hai lực khác nhau : Lực điện từLực yếu . Các photon không còn bị lẫn với những hạt khác, như quark, gluon và lépton nữa . Bốn lực cơ bản xuất hiên .

Từ 10 – 11 đến 10 – 5 giây, sự phân hóa vẫn tiếp tục . Nhưng vào thời điểm ấy, một sự kiện căn bản xen vào : các quark liên kết thành proton và nơtron, và phần lớn các phản hạt biến mất để nhường chỗ cho các hạt của Vũ trụ hiện nay . Vào một phần vạn giây, các hạt cơ bản như vậy, đã được đẻ ra trong một không gian không gian mới được sắp xếp trật tự. Vũ trụ tiếp tục nở ra và lạnh đi . Khoảng 200 giây, sau khoảnh khắc ban đầu, các hạt cơ bản tụ tập lại để tạo nên các đồng vị của các hạt nhân Hydro và Heli :Thế giới, như chúng ta đang biết, dần dần hình thành.

Lịch sử mà chúng ta vừa trải qua, kéo dài khoảng ba phút . Sau đò mọi việc diễn ra chậm hơn nhiều . Trong hàng chục triệu năm, Vũ trụ được tắm trong bức xạ và plasma khí quay cuồng . Vào 100 triệu năm, những ngôi sao đầu tiên được tạo ra trong những cơn lốc bụi vô tận . Chính bên trong những cơn lốc ấy, các nguyên tử Hydro và Hêli hợp nhất lại để tạo ra những nguyên tố nặng, những nguyên tố này sẽ tìm thấy đường đi của mình trên Trái đất, rất lâu, tới hàng tỷ năm về sau này.

b) Bí ẩn vĩ đại

Sự tiến hóa của Vũ trụ, cũng như của mọi hệ thống Vật lý khác, đều do, cái mà người ta gọi là, “những điều kiện ban đầu” và “các hằng số Vật lý” qui định . Vậy mà, đối với quá trình tiến hóaVũ trụ, ngoài những điều kiện ban đầu, như mật độ vật chất, Tốc độ giãn nở vật chất ứng với xung lực của Big-Bang, thì chỉ có 15 Hằng số Vật lýquyết định chiều hướng tồn tại và dẫn dắt Vũ trụ tiến hóa trong tương lai .Chẳng hạn, Hằng số hấp dẫn qui định lực hấp dẫn, Tương tự, ba con số khác qui định cường độ của các lực : hạt nhân mạnh, yếu và lực điện từ, sau đó là vận tốc ánh sáng và hằng số Planck qui định kích thước nguyên tử, tiếp theo là các số đặc trưng cho khối lượng các hạt cơ bản : khối lượng proton, électron v..v.. . Các hằng số này không thay đổi trong không gian và thời gian .

Vũ trụ dường như được điều chỉnh bỡi sự lựa chọn hết sức tỉ mỉ những con số đó, để cho phép xuất hiện một vật chất có trật tự, rồi sự sống và cuối cùng là Ý thức .

Hơn nữa, chỉ cần một trong những Hằng số phổ biến, chẳng hạn hằng số Hấp dẫn, Tốc độ ánh sáng, hay hằng só Planck, v. v.., ngay từ ban đầu, chịu một sự thay đổi hết sức nhỏ bé, thì Vũ trụ đã không có cơ may nào, để các thực thể sống và có trí tuệ ở đó cả .Hay một ví dụ khác, về điều kiện ban đầu : Nếu mật độ vật chất ban đầu, chỉ sai lệch khỏi giá trị tới hạn của nó, thì Vũ trụ đã không hình thành . Còn có thể kể ra nhiều ví dụ nữa …

Tới đây, chúng ta đụng phải một câu hỏi, mang tính Triết học nhiều hơn là Khoa học, không thể né tránh, là : Sự tiến hóa của Vũ trụ, cho đến ngày hôm nay, là kết quả chỉ của “ngẫu nhiên”, như nhà Sinh học Jacques Monod suy nghĩ, hay sự tiến hóa ấy, đã được thiết kế trước bỡi một nguồn Tư duy rộng lớn, ngự trị trong bản thân Vũ trụ, đã vạch ra bản đề án tổng thể Vũ trụ với những thiết kế đồ sộ, mà mỗi yếu tố của nó được tinh toán tỉ mỉ đến như vậy ? Câu trả lời sẽ được trình bày ở phần Hệ quả Triết học . Ở đây chúng ta đã có thể mường tượng thấy rằng : Vũ trụ thật thông minh trong lựa chọn một tập hợp số, để thiết lập một sự đồng bộ duy nhất, có được Vũ trụ như ngày nay.

3. Bí ẩn bản đề án tạo ra sự sống :

Sự khác biệt duy nhất về căn bản giữa cái ỳ và cái sống là ở chỗ, cái sống phong phú về thông tin hơn cái ỳ rất nhiều, Nhưng nếu sự sống chỉ là vật chất được thông tin nhiều hơn, thì thông tin ấy từ đâu mà ra ? Cho tới hiện nay nhiều nhà Sinh học và Triết học cho rằng những sinh vật đầu tiên được đẻ ra “ngẫu nhiên” trong các làn sóng tới và các làn sóng dội lại, của đại dương nguyên thủy, cách đây 4 tỷ năm .

Đúng là những qui luật tiến hóa do Darwin nêu lên, là có thật và các qui luật đó dành cho tính bấp bênh một vị trí to lớn, nhưng ai đã quyết định các qui luật này ? Bằng “ngẫu nhiên” nào mà một số nguyên tử xích lại gần nhau để tạo thành những phân tử axit amin đầu tiên ? và bằng ngẫu nhiên nào mà những phân tử ấy tập hợp lại để đi tới tòa nhà phức tạp ghê gớm là ADN ấy ?

Nhà Sinh học Francoirs Jaccop, đã có lần đặt ra câu hỏi : Ai đã vạch ra các đề án của phân tử ADN đầu tiên, mang theo thông điệp đầu tiên, cho phép tế bào sống đầu tiên tự sinh sản ?

Những câu hỏi đó, và một loạt những câu hỏi khác, vẫn chưa có trả lời nếu chỉ bám chặt vào thuyết “ngẫu nhiên”. Đó là lý do tại sao, từ nhiều năm nay, quan điểm của nhiều nhà Sinh học đã bắt đầu thay đổi . Những nhà nghiên cứu đi trước, không còn băng lòng vơi việc đọc thuộc lòng, các qui luật của Darwin mà không suy nghĩ, Họ dựng lên một lý luận mới, thường gây ra nhiều ngạc nhiên . Đó là những giả thuyết rõ ràng, dựa vào sự can thiệp của một nguyên lý tổ chức siêu việt vào vật chất .

Theo những cách tiếp cận mới, càng ngày càng lay chuyển niềm tin giáo điều về cái gọi là “ngẫu nhiên sáng tạo “ ấy, sự sống là một thuộc tính nổi lên từ vật chất, một hiện tượng tuân theo một loại tính tất yếu nằm ngay trong cái không sống . Điều này lại càng đáng chú ý hơn ở qui mô Vũ trụ : Sự sống phải mở một con đường khó khăn, đầy rẫy những chướng ngại, để cuối cùng xuất hiện được . Chẳng hạn, không gian, nơi thì trống rỗng, lạnh đến đông cứng với nhiệt độ gần 273 độ âm, nơi thì vật chất của các ngôi sao nóng bỏng, không một sinh vật nào có thể chịu được, nơi thì các loai bức xạ thi nhau bắn phá không cho cái sống biểu hiện ra gần như khắp nơi, thế mà, bất chấp mọi điều đó, sự sống vẫn xuất hiện, ít ra là trên hành tinh của chúng ta .

Do đó, vấn đề đặt ra với các nhà Khoa học và các nhà Triết học là tìm biết xem giữa vật chất và sự sống, có một sự chuyển tiếp liên tục không . Hiện nay, Khoa học đang nghiên cứu ở chỗ nối nhau ấy của cái ỳ và cái động, nó muốn chứng minh ràng, có một vùng liên tục, nói cách khác, cái sống là kết quả của một sự thăng tiến tất yếu của vật chất . Nó có sứ mệnh không cưỡng được, là phải vượt qua một thang đi lên từ những hình thức gần gũi với vật chất nhất (như các siêu vi khuẩn), cho tới những hình thức cao nhất, có một sự đi lên trong tiến hóa : Cuộc phiêu lưu của sự sống đã được một nguyên lý tổ chức sắp xếp .

Vậy phải xem, nguyên lý đó có thể nằm ở chỗ nào . Để làm việc này, chúng ta phải dựa vào những công trình của một trong những nhà Sinh hóa nổi tiếng nhất, đoạt giải nobel Hóa học: Ilya Prigogine .

Những nghiên cứu của ông, bắt nguồn từ một ý tưởng hết sức đơn giản :Hỗn loạn không phải là một trạng thái tự nhiên của vât chất, mà ngược lại, là một giai đoạn đi trước của sự xuất hiện một trật tự cao hơn . Quan niệm đó, trước hết, gây ra sự chống đối của giới Khoa học, vì nó đi ngược lại với những quan niệm đã được thừa nhận, Tuy nhiên sự chống đối ấy, chẳng làm lay chuyển niềm tin của ông : Các qui luật chưa biết, sẽ phải giải thích Vũ trụ và sự sống sinh ra từ hỗn loạn ban đầu như thế nào . Niềm tin ấy của Prigogine, không phải chỉ có tính chất lý thuyết, mà còn dựa vào kết quả của một thí nghiêm . gọi là thí nghiệm Bénard . Nó hết sức đơn giản : Lấy một dung dịch, chẳng hạn như nước, đun nóng nó lên trong một cái bình . Chúng ta thấy gì ? Thấy các phân tử của dung dịch tự tổ chức lại, tập hợp lại theo một cách trật tự để tạo thành những ô sáu góc gần giống như mặt ngoài của một tổ ong . Hiện tượng bất ngờ ấy, được biết với tên gọi “Tính không ổn định Bénard” đã làm cho Prigogine băn khoăn: Tại sao và như thế nào, những “ô” ấy đã xuất hiện trong nước ? Ai đã làm nảy sinh ra một cấu trúc có trật tự bên trong hỗn loạn?

Có một sự tương tự giữa sự hình thành những cấu trúc khoáng chất ấy và sự xuất hiện những tế bào sống đầu tiên . Đó là kết luận mà Prigogine đi tới . Cái có thể xảy ra trong động lực học của các dung dịch, cũng phải xảy ra trong Hóa học và Sinh học.

Nhưng để hiểu rõ hơn lập luận của Prigogine, cần phải dựng lại những giai đoạn chính của hiện tượng này . Trước hết, cần ghi nhận răng, sự vật xung quanh ta, có cách ứng xử như hệ thống mở, tức là chúng trao đổi thường xuyên vật chất, năng lượng và, quan trọng nhất : Thông tin, với môi trường của chúng . Nói cách khác, các hệ thống thường xuyên vận động ấy, thay đổi một cách đều đặn qua thời gian và phải được coi là Thăng giáng . Thế nhưng, những thăng giáng ấy có thể quan trọng đến mức, tổ chức mà những thăng giáng ấy đưa vào, không thể cho phép có chúng mà không tự biến đổi . Từ cái ngưỡng quyết định ấy, có hai giải pháp được Prigogine mô tả chi tiết : hoặc hệ thống bị phá vỡ bỡi tầm rộng lớn của những thăng giáng, hoặc nó đi tới một trật tự nội tại mới, có một trình độ tổ chức cao hơn . Như vậy, điểm chính trong sự phát hiện của Prigogine là : Sự sống dựa vào những cấu trúc động lực mà ông goi là “ Các cấu trúc tiêu tán “ (Structures dissipatives), với vai trò của chúng đúng là làm tiêu tán luồng năng lượng, vật chất và thông tin gây ra một thăng giáng. (Trong những năm 60 của thế kỷ trước, lần đầu tiên ở Việt nam, Giáo sư Tạ Quang Bửu cũng đã có một bài viết dài, giới thiệu nội dung và ý nghĩa “Về tính không ổn định Bernard” và “Các cấu trúc tiêu tán” này trong công trình của Prigogine, trên Tạp chí Hoạt động Khoa học kỷ thuật của UBKHKTNN . bài viết của GS . Tạ Quang Bửu đã làm nóng lên không khí học thuật của các nhà khoa học Việt nam lúc đó . Tác gỉả bài viết nhỏ này, cũng được may mắn đọc bài viết đó của GS một cách hồ hởi và suy ngẫm về ý nghĩa của nó trong nhiều năm sau) .

Nếu trong một hệ thống kín tuân theo Nguyên lý thứ hai của Nhiệt động học, nói rằng, theo thời gian, các hệ thống kin chuyển từ trật tự sang hỗn loạn, không thể cưỡng được, thì trong hệ thống mở, như sự sống, phải chăng đã diễn ra điều ngược lại ? Các nhà khoa học đã xem xét lịch sử các hóa thạch, nhận thấy rằng các tổ chức tế bào thường bị biến đổi, được cấu trúc thành từng bậc, ngày càng phức tạp . Nói cách khác, sự sống chỉ là lịch sử của một trật tự ngày càng cao và càng phổ quát hơn . Vì, khi Vũ trụ trở về trạng thái cân bằng, thì nó phải xoay xở, bất chấp mọi cái, để tạo ra những cấu trúc ngày càng phức tạp . Đó chính là điều Prigogine chứng minh . Dưới con mắt của ông, vật chất có xu hướng tự cấu trúc để trở thành vật chất sống . Ở mức phân tử, một sự cấu trúc như vậy diễn ra theo các qui luật hiện còn rất bí ẩn . Các nhà khoa học nhận thấy lối “Ứng xử thông minh” lạ thường của những phân tử hay những tập hợp phân tử, mà không thể nào giải thích được những hiện tương đó .

Hết sức bối rối vì sự có mặt khắp nơi của trật tự nằm bên dưới vẻ hỗn loạn bề ngoài của vật chất ấy, Prigogine đã tuyên bố : “Điều gây ngạc nhiên là, mỗi phân tử biết các phân tử khác làm gì đồng thời với nó, và với khoảng cách hết sức lớn . Những thí nghiệm của chúng tôi, cho thấy các phân tử giao tiếp với nhau như thế nào . Tất cả mọi người đều chấp nhận thuộc tính ấy trong hệ thống sống, nhưng không có trong hệ thống ỳ “ .

Như vây là có một sự kết nôi liên tục giữa vật chất gọi là “ỳ” và vật chất sống . Trong thực tế, sự sống rút những thuộc tính của nó một cách trực tiếp từ thiên hướng bí ẩn này của vật chất : Thiên hướng tự tổ chức một cách tự phát để đi tới những trạng thái ngày càng trật tự hơn và phức tạp hơn .

Một lần nữa, Vũ trụ thật là thông minh . Vũ trụ là một tư duy rộng lớn ! Tư duy ấy có ở từng hạt, từng nguyên tử, từng phân tử, tưng tế bào của vật chất, có một tinh toàn hiện ( Omnipresence) sống và hoạt động lặng lẽ, không cho ai hay biết cả .



Xét về mặt Triết học, những điều vừa nêu trên, có nhiều hệ quả : Vũ trụ có một cái hướng . Cái hướng sâu xa ấy nằm bên trong nó, dưới hình thức một nguyên nhân siêu việt :
Nếu trong Vũ trụ có một sự chuyển tiếp từ cái không thuần nhất sang cái thuần nhất, nếu có một sự tiến bộ thường xuyên của vật chất sang những trạng thái có trật tự hơn, và nếu có một sự tiến hóa của các giống loài, tới một “siêu giống loài” (thậm chí có thể là loài người), thì tất cả những điều đó, buộc chúng ta phải tin rằng, ở cơ sở của chính bản thân Vũ trụ, có một nguyên nhân đưa lại sự hài hòa của các nguyên nhân : “Một Trí tuệ”. Sự hiện hữu rõ ràng của trí tuệ đó đến tận giữa lòng vật chất . Đó là cơ sở để bác bỏ quan niệm về một Vũ trụ xuất hiện “ngẫu nhiên” và tạo ra Ý thức (trí tuệ) cũng “ngẫu nhiên” . Để làm rõ hơn cơ sở này, chúng ta xét một trường hợp cụ thể : Một tế bào sống bao gồm khoảng hai chục axit amin tạo thành một chuỗi chật kín . Chức năng của các axit amin ấy, đến lượt nó, phụ thuộc vào khoảng 2000 enzym đặc thù . Theo sơ đồ ấy, các nhà sinh học đã tinh ra rằng, để 1000 enzym khác nhau, xích lại gần nhau một cách có trật tự để tạo thành một tế bầo sống, (trong một tiến trình nhiều tỷ năm), thì phải có xác suất là 10 1000 lấy một .Có thể nói cơ may ấy bằng không . Điều này đã thúc đẩy Francis Crick, giải Nobel sinh học, dựa vào phát hiện về ADN, đi tới kết luận, theo hướng đó, rằng : “Một người trung thực, được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng, nguồn gốc sự sống hiện nay, có vẻ như ở một phép màu, một khi hội đủ những điều kiện tạo ra nó “ .

Trong Hóa học có một nguyên lý, được biết dưới cái tên “ Ổn định hình thể điện tích” (Stabilisation topologique de charges), nguyên lý này đòi hỏi các phân tử, trong cấu trúc của chúng, mang những chuỗi nguyên tử thay thế nhau ( và, đặc biệt là cacbon, azot và oxy ), tạo ra các hệ thống ổn định trong khi tập hợp lại . Đó chính là những bộ phận căn bản tạo nên cơ học của cái sống : Các axit amin !

Vẫn theo nguyên lý “ái lực nguyên tử” này, các axit amin, đến lượt chúng, lại tập hợp để tạo nên những chuỗi đầu tiên của các vật liệu quí giá cho sự sống, đó là các peptit .
Trong những làn sóng đen khắc nghiệt của các đại dương, vào những ngày đầu tiên Trái đất, đã bắt đầu xuất hiện những phân tử azot đầu tiên (mà người ta gọi là “purin” và “pyrimidin” ) theo cùng một quá trình ấy, từ những phân tử này, về sau, đã nảy sinh ra mã di truyền . Thế là cuộc phiêu lưu lớn bắt đầu, chậm rãi đưa vật chất lên cao hơn trong một vòng xoáy trôn ốc đi lên, không thể cưỡng lại được : Những phân tử azot đầu tiên được củng cố, kết hợp với phốt phát và đường, cho đến khi vạch ra được những nguyên mẫu của Nucleotit, những yếu tố nền tảng này, đến lượt chúng, vừa tạo ra những chuỗi vô hạn, vừa dẫn tới giai đoạn căn bản của cái sống : Sự xuất hiện Axit Ribonucleic ( ARN – nổi tiếng không kém gì ADN ).

Như vậy, trong vài trăm triệu năm gì đó, sự tiến hóa đã đẻ ra hệ thống sinh hóa, bền vững, tự chủ, được bảo vệ ở bên ngoài bằng những màn tế bào, và đã giống với một số vi khuẩn nguyên thủy .

Ngoài việc cung cấp năng lượng (mà hồi đó chứa đầy trong môi trường), vấn đề thực sự, mà các tế bào cổ xưa ấy đụng phải, là vấn đề sinh sản,

Đúng vậy, làm thế nào để duy trì những tập hợp quí giá ấy, những kỳ quan nhỏ bé của Tự nhiên ấy, có thể bảo đảm tính vĩnh hằng của chúng ? Chúng ta vừa thấy rằng, các axit amin tạo ra những tập hợp này đã tuân theo một trật tự chính xác . Như vậy những tế bào đầu tiên ấy, phải học cách “sao chép” ở đâu đó sự xâu chuỗi này trong khi tạo ra những protein cơ sở của chúng, để cho chính bản thân chúng, có thể tạo ra những protein mới, hoàn toàn phù hợp với những protein trước đó .

Vấn đề là, làm thế nào, những tế bào đâu tiên đã bày đặt ra được vô số những mưu lược dẫn tới sự kỳ diệu này : Sự sinh sản !

Có một “qui luật” được khắc vào lòng vật chất, cho phép dẫn tới phép lạ : Các Axit amin có cực tính mạnh nhất ( tức là những Axit amin mang một điện tích tĩnh cao ) bị hút một cách tự phát bỡi những phân tử Azot, trong khi những axit amin ở gần hơn, lại tập hợp với những họ khác, như sytosin .

Thế là đã xuất hiện Bản phát thảo đầu tiên của Mã di truyền : Bằng cách làm cho một số nucleotit xích lại gần nhau ( mà không phải là những thứ khác ), những Axitt amin ấy đã từ từ vạch ra những sơ đồ cấu trúc riêng của chúng, bỡi những công cụ và vật liệu đã chế tạo ra chính chúng.

Rõ ràng, qua lược đồ được mô tả trên, ta thấy không có thao tác nào có thể được thực hiện một cách ngẫu nhiên cả.

Hãy lấy một trong nhiều ví dụ : Để cho việc ghép các Nucleotit một cách “ngẫu nhiên” để cho ra một phân tử ARN dùng được, thì Tự nhiên cần phải mò mẫm, thử đi thử lại nhiều lần, mất ít ra 10 15 năm, tức là gấp một trăm nghìn lần tuổi của Vũ tru chúng ta!

Nói cách khác, chỉ một lần thử ngẫu nhiên trên Trái đất cũng đủ thu hết cả Vũ trụ ! Điều đó có vẻ giống như toàn bộ sơ đồ tiến hóa đã được thiết kế trước, từ nguồn gốc .

Nếu quả sự tiến hóa của vật chất hướng tới sự sống và Ý thức, đòi hỏi một Trật tự, thì đó là trật tự nào ? Đó chỉ có thể là Trật tự của một Tư duy giàu trí tuệ . Bỡi vì, để ý rằng, Nếu Ngẫu nhiên có xu hướng phá hủy trật tự, thì ngược lại, Trí tuệ lại biểu hiện ra ở sự tổ chức mọi vật, ở sự đem lại một trật tự từ hỗn loạn . Do đó, khi quan sát tính phức tạp đáng kinh ngạc của sự sống, chúng ta không thể không kết luận rằng, bản thân Vũ trụ thật “Thông minh” : Một trí tuệ siêu việt, tồn tại trên bình diện hiện thực ( tồn tại ngay ở khoảnh khắc ban đầu khai sinh Vũ trụ ) đẫ “ra lệnh” cho vật chất đẻ ra sự sông .

4. Những hệ quả Triết học.

a) Trật tự từ hỗn loạn : chiều hướng phổ biến của vận động vật chất

Lý thuyết Lượng tử có thể mô tả rất chính xác ứng xử của một nhóm hạt, nhưng khi đụng tới một hạt riêng biệt, thì nó chỉ có thể nêu ra những xác suất . Như vậy, điều mà chúng ta thấy bấp bênh ở một mức nào đó, lại tỏ ra có trật tự ở một mức cao hơn . Điều đó chứng tỏ rằng, cái mà chúng ta gọi là “ngẫu nhiên” chỉ là sư bất lực của chúng ta trong việc hiểu một mức độ trật tự cao hơn mà thôi . Đồng tình với tư tưởng này, nhà Vật lý người Anh David Bohm, cho rằng : Những vận động của các hạt bụi trong một tia nắng, chỉ tán loạn vè bề ngoài : Dưới cái vẻ hỗn loạn của các hiện tượng, có một trật tự sâu xa ở mức độ rất cao . Điều đó cho phép giải thích, cái mà chúng ta thấy như kết quả của ngẫu nhiên.

Một minh chứng khác, hãy nhớ lại một thí nghiệm nổi tiếng trong Vật lý : Thí nghiệm hai khe . Phương tiện thí nghiệm rất đơn giản : Đặt một tấm màn có hai khe hở song song theo chiều dọc, giữa một tấm phim và một nguồn sáng, phóng các photon (các hạt ánh sáng) đi tới tấm màn . Khi phóng các hạt ánh sáng từng hạt một tới các khe, chúng ta không thể nói được hạt đó đi qua khe nào, cũng như nó sẽ tới tấm phim đúng vào điểm nào . Theo đó, vận động và quĩ đạo của hạt ánh sáng là bấp bênh và không dự đoán được.

Thế nhưng, sau khoảng một nghìn lần bắn liên tiếp, các photon không để lại một vết tán loạn nào trên tấm phim cả . Toàn bộ các hạt được bắn tách rời nhau ấy, tạo thành một hình hoàn toàn có trật tự, được biết dưới cái tên : những vân giao thoa . Hình này, về đại thể, là có thể dự đoán được . Nói cách khác, tính chất “bấp bênh” về ứng xử của mỗi hạt riêng biệt, thật ra đã chứa đựng một mức độ trật tự rất cao, mà chúng ta không thể lý giải được.

Thí nghiêm này, ở tầm vi mô, cùng với những ví dụ ở tầm vĩ mô, nêu ở các phần trước, có thể khái quát một chân lý : Vũ trụ không chứa đựng ngẫu nhiên, mà là những mức độ trật tự khác nhau, còn chúng ta thì phải khám phá ra Thứ bậc của những mức độ.

Từ hệ quả đó, có thể hiểu được, tại sao khi quan sát Tự nhiên và các qui luật toát lên từ Tự nhiên, người ta cảm thấy dường như toàn thể Vũ trụ Tràn ngập Ý thức hướng tới tính phức tạp vô tận của nó, bất chấp những vẻ bề ngoài đối địch nhau để biểu hiện ra Trí tuệ . Nhận thức mới này, được Tôn giáo và Tín ngưỡng đón nhận như một nền tảng thiêng liêng trong đời sống Tâm linh của mình : Hiện thực của một Đấng Sáng thế !

Một Trường phái tư tưởng Triết học khác, cũng từ hệ quả trên, cho rằng : “ Vật chất không có Ý thức chỉ là sự sụp đổ của Vũ trụ “ . Không có chúng ta, không có một Ý thức để chứng nhận chính bản thân nó, Vũ trụ sẽ không thể tồn tại : Chúng ta là bản thân Vũ trụ, Là Sự sống, Ý thức, Trí tuệ của nó .

b . Thượng đế có tồn tại ?

Sự chứng tỏ Vũ trụ ứng xử thông minh như một Tư duy rộng lớn, một Trí tuệ siêu việt, đã làm ý niệm về một Thượng đế toàn năng, hiện hữu hơn bao giờ hết trong quan niệm của Tôn giáo .

Trong khi đó, Triết học Phật giáo nói rằng, Vũ trụ không có “bắt đầu” và không có “kết thúc”, do đó không có khái niệm “Sáng thế”, vì vậy, Thượng đế không có lý do tồn tại . Sự xuất hiện của các hiện tượng đều thông qua nguyên lý về Sự phụ thuộc lẫn nhau . Tức là, mỗi sự kiện hay mỗi hiện tượng đều phải có một nguyên nhân . Mối quan hệ Nhân – quả, nối tiếp vô cùng này, chắc chắn sẽ đi ngược lại niềm tin siêu hình của phương Tây, của Tôn giáo, cũng như của các nhà Khoa học, những người muốn, bằng mọi giá, phải gán một sự “Bắt đầu”, một “Nguyên nhân đầu tiên “ cho vạn vật . Mong muốn tìm ra một điểm bắt đầu với niềm tin rằng, vạn vật tồn tại thực và bền vững, như trí óc bình thường của chúng ta cảm nhận.

Chứng minh sự tồn tại một điểm “bắt đầu, tức là chứng minh tính hiện thực của “Sáng thế”, đồng nghĩa với sự hiện hữu của Thượng đế . Do đó không dễ gì lay chuyên niềm tin ấy, đã ngự trị lâu đời trong hệ tư tưởng Tôn giáo, cho dù về mặt Khoa học, Cơ học lượng tử cho phép tránh được quan niệm về nguyên nhân đầu tiên của Vũ trụ . Sự “bắt đầu” của vạn vật không còn cần thiết nữa .

Tuy nhiên, nếu khẳng định một niềm tin “sáng thế”, thì nguyên lý sáng thế ấy phải mang trong lòng nó những nguyên nhân và kết quả, của Vũ trụ . Vậy thì nó phải không ngừng tạo ra Vũ trụ . Về một phương diện nào đó, tựa như một Big-Bang vĩnh cửu : nghĩa là liên tục nổ ra Big-Bang ! Đó là điều phi lý .

Mặc khác, nói “Thượng đế tạo ra Vũ trụ” sẽ vô nghĩa nếu Thời gian không tồn tại . Hành động sáng tạo ra Vũ trụ chỉ có thể tiến hành trong Thời gian . Vậy Thượng đế nằm trong hay ngoài Thời gian ? . Mà như Einstein khẳng định, thời gian không phải là tuyệt đối . Thời gian có thể co giãn, vậy một Thượng đế ở trong thời gian, thậm chí là chính thời gian, sẽ không còn là đấng toàn năng nữa vì phải tuân theo những biến thiên của thời gian do các chuyển động có gia tốc, hay do các trường hấp dẫn mạnh (xung quanh lỗ đen) gây ra . Nếu một Thượng đế ở ngoài thời gian, sẽ có sức mạnh vạn năng, thì lại không thẻ cứu rỗi chúng ta được, vì những hành động của chúng ta đều nằm trong thời gian . Còn, nếu Thượng đế vượt lên trên cả thời gian, thì Ngài hẳn đã biết trước tương lai, vậy thì tại sao Thương đế lại phải bận tâm đến sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh của con người chống cái ác ? Vì Ngài chẳng đã biết tất cả tứ trước rồi hay sao . Hoặc, nếu Thượng đế là bất biến, thì như vậy Ngài không thể sáng tạo được, hoặc là, Thượng đế nằm trong thời gian thì Ngài không bất biến . Đây chính là một trong những mâu thuẫn mà khái niệm “Nguyên nhân đầu tiên” dẫn đến .

Tuy nhiên, ở đây chỉ bác bỏ một Thượng đế được “nhân hóa” như một thực thể hiện hữu . Còn trên phương diện thực hành Tâm linh, thì niềm tin vào Thượng đế, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng đế đối với mọi chúng sinh,

Tóm lại, khi người ta dấn thân vào một con đường Tâm linh nào đó, điều quan trọng là việc hành đạo phải phù hợp cao nhất với sự phát triển trí óc của mình, và với những thiên chất và khuynh hướng Tâm linh của mình .

c . Phải chăng hiện tượng Ý thức tồn tại trong lòng Vũ trụ ?

Ý thức là nền tảng của Tư duy . Tư duy là hành vi của Ý thức . Trí tuệ là thước đo năng lực Tư duy . Tư duy phát huy nên Trí tuệ . Chúng là nguyên nhân và kết quả của nhau : “Có cái này, mới có cái kia “ .

* Chân lý hiện lên từ những vương vấn hoài nghi?

Sau khi loại bỏ khả năng hiện thực của một “Đấng Sáng tạo”, thì tiến hóa của Vũ trụ, dường như, được dẫn dắt bỡi một Tư duy rộng lớn, với tầm Trí tuệ siêu việt, hiển hiện trong từng chi tiết, từ Thế giới vi mô : Các hạt cơ bản, các nguyên tử, các phân tử, cho đến Thế giới vĩ mô : Các hành tinh, các ngôi sao, các Thiên hà …

Những biểu hiện chính xác, đầy tính lôgic ấy, ngoài sự sáng suốt của Ý thức, không thể là cái gì khác : Chắc chắn tồn tại một Trườngmang thông tin chức năng Ý thức, vận động vĩnh hằng trong thời gian và rộng lớn trong không gian là một thực tại của Vũ trụ .

Đặc trưng cơ bản của Trường là dao động, cho nên Trường cũng có nghĩa là Sóng, dù không phải là sóng Vật lý, thì Sóng luôn gắn với chuyển động . Vì là phi vật thể, nên Trường sóng mang thông tin “chức năng Ý thức” này, tồn tại trong Thế giới siêu hình của Vũ trụ .

Ý thức, theo Triết Phật, là một chức năng hữu hiệu, không có hiện thực nội tại và cũng không có điểm “bắt đầu”. Ý thức bao hàm một lượng lớn quan hệ, mà ta có thể xem như chúng sinh ra một Trường, cũng có nghĩa là một Sóng, ngay cả khi nó không phải là một sóng Vật lý . Người ta có thể mô tả Ý thức như một dòng chảy, một chức năng duy trì vĩnh viễn, nhưng không nhất thiết phải mang theo một thực thể tách biệt nào, nghĩa là, có một sự lan truyền một chức năng và các thông tin, chứ không có sự chuyển dịch vật chất, hay các thực thể cụ thể nào . Ý thức và thân xác không có ranh giới Chủ thể - Khách thể . Chúng bổ sung cho nhau và Phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất trong một Tổng thể con người và Thế giới . Phật giáo cho rằng, Ý thức có nhiều cấp độ : Cấp độ Thô, cấp độ Tinh và cấp độ cực kỳ tinh .

Cấp độ Thô gắn liền với não bộ, và chỉ được thể hiện khi còn thân xác . Điều đó có nghĩa là, cấp độ Thô lấy thân xác làm giá đỡ : gọi là giá đỡ vật chất, hay giá đỡ vật lý, Ý thức cấp độ Tinh và Cực kỳ tinh, không nhất thiết cần đến giá đỡ vật lý . Nghĩa là, dù cái chết làm cho thân xác tiêu tan, nhưng Ý thức ở cấp độ cao ấy vẫn duy trì vĩnh viễn, mang theo Thông tin ký ức, và tiếp tục tồn tại trong Tổng thể Vũ trụ .

Đến đây, chúng ta thấy gì ? Chúng ta thấy, bằng chiêm nghiệm với công cụ Tư duy sắc bén, Triết học Phật giáo đã đoán nhận “Bản chất của Ý thức”, trùng hợp với hiện tượng “trí tuệ”, phát lộ ngay trong lòng Vũ trụ, đang vận động như một dòng chảy vĩnh hằng, được biết như một Trường Thông tin mang chức năng Ý thức, tràn đầy Vũ trụ.

Ý thức, Tư duy, là khái niệm thuộcThế giới siêu hình học . Thiên văn học hiện đại nói cho chúng ta biết, trong Vũ trụ, thế giới vật chất chỉ chiếm một phần ít ỏi, khoảng xấp xỉ 5%, Còn lại, choáng gần hết Vũ trụ là Thế giới siêu hình, mà các nhà Khoa học gọi Thế giới ấy là “Vật chất tối” (cũng có lúc gọi là “Năng lượng tối” ) . Không có bất kỳ bức xạ nào phát ra từ nó, Nó vô hinh, nhưng rõ ràng nó tồn tại, thông qua tương tác của mình, nó gắn kết với phần Vật chất còn lại của Vũ trụ, như một tổng thể thống nhất, làm cho Vũ trụ vận hành . Đó là bí ẩn lớn đôi với Khoa học . Còn đối với Triết học Nhân sinh Phương đông, thì đó không hề là bí ẩn khi tìm cách trả lời câu hỏi sau đây :

Nếu năng lượng tối, phần siêu hình học ấy, quyết định sự vận hành, thậm chí là số phận của Vũ trụ, thì một động vật cao cấp, có Ý thức, có Tư duy, như con người chúng ta, thì số phận được quyết định bởi cái gì ?

Ai cũng hiểu rằng, Thế giới Tư duy ở con người có tầm rộng lớn, gần như vô hạn, còn “Thế giới “ thân xác thì hạn hẹp : Nó nhỏ bé trong không gian và ngắn ngủi trong thời gian . Nghĩa là, có sự tương đồng với Vũ trụ, ở con người Thế giới siêu hình cũng vẫn là bất tận, Cho nên, cái phần siêu hình học mà đời sống Tinh thần, đời sống Tâm linh ngự trị, mới thật sự là quyết định giá trị và phẩm chất đời người . Đó là chân lý mà Khoa học về tiến hóa của Vũ trụ cung cấp bằng chứng cho chúng ta : Rằng, chúng ta là hình ảnh phóng chiếu của Vũ trụ .

* Và chân lý có thể đã được chứng minh?

Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, một quan điểm Triết học, đã được Khoa học Chứng minh và, nhanh chóng, chuyển thành Khoa học công nghệ . Những ứng dụng sau đó, đã gây nên một cuộc cách mạng Khoa học, có sức chấn động không nhỏ, Quan điểm ấy nói rằng : “ Cái bộ phận được chứa trong Toàn thể và cái Toàn thể được phản ảnh trong Bộ phận.” Hoặc có thể phát biểu theo Lý thuyết Thông tin “Thông tin của Bộ phận có trong Toàn thể và thông tin của Toàn thể chứa trong Bộ phận”.

Có thể dẫn ra khá nhiều ví dụ về ứng dụng nguyên lý này trong thực tiễn:

1) Trong Thế giới động vật : Chỉ cần một tế bào phôi, bằng một qui trình nuôi cấy chặt chẽ, đánh thức thông tin Toàn bộ con vật, được lưu giữ trong đó, ngườ ta có thể cho ra đời hoàn chỉnh một con vật cùng giống loài . Đó là kỹ thuật nhân bản vô tính.

2) Trong thế giới thực vật còn đơn giản hơn: Chỉ cần một tế bào lá, có thể nhân bản thành cây . Đó là kỷ thuật ươm cây giống để trồng hàng triệu hecta rừng .

3) Trong Thế giới vô sinh: Người ta đã chế tạo được một loại hợp kim có trí nhớ, lưu giữ thông tin toàn bộ về sản phẩm làm từ hợp kim này . Nếu đem sản phẩm ấy hủy hoại bằng cách đập bẹp, cán dẹt chỉ còn là dạng phế liệu, nhưng khi đem mẫu phế liệu ấy gia nhiệt, thì lập tức, nó bung ra và lấy lại chính xác hình dáng sản phầm ban đầu . Tức là, sản phẩm đã lưu giữ toàn bộ thông tin ký ức vè sự toàn vẹn của chính nó .

4) Cũng trong Thế giới vô sinh: Giả sử, ta có một tấm phim “toàn ảnh”chụp cột cờ Hà nội bằng kỷ thuật hologramme – Đây là kỷ thuật chụp, mà ảnh thu được bằng phương pháp, trong đó, toàn bộ thông tin về vật, đều được ghi lại từ cả cường độ lẫn pha của sóng ánh sáng . Nhờ đó, ảnh thể hiện được cả ba chiều trong không gian . Bây giờ, nếu ta xé vụn tấm phim ra hàng chục, hàng trăm mảnh . Nhưng khi đem một mẩu vụn vừa xé ấy, đặt vào một máy chiếu Laser, Ta sẽ thấy hiện lên nguyên vẹn hình ảnh Cột cờ Hà nôi . Điều đó cho thấy, thông tin về toàn bộ hình ảnh (Cột cờ), đã được ghi ở khắp nơi trên tấm phim toàn ảnh, khiến cho mỗi Bộ phận của tấm phim phản ảnh cái Toàn bộ.

Ngày nay, những ví dụ như vậy rất nhiều, trở thành phổ biến trong đời sống xã hội.

Tóm lại, con người là một bộ phận của Vũ trụ . Vì vậy, Ý thức, Tư duy, Trí tuệ, nghĩa là những gì thuộc Thế giới siêu hình, mà con người sở hữu, chỉ là phản ảnh đầy đủ từ cái Toàn bộ, mà thực tại Vũ trụ đang hiện hữu mà thôi . Nói cách khác, Ý thức, Tư duy, Trí tuệ, hiện hữu nơi con người, vốn cũng hiên hữu và lan tràn trong Vũ trụ .

d . Đầu mối và những nút thắt :

Từ những luận cứ đã dẫn trên đây, có cơ sở để xác nhận học thuyết Phật giáo cho rằng : Ý thức không đột sinh ( emergence ) từ vật chất . Bỡi vì, phải có sự cộng thông bản chất giữa kết quả và nguyên nhân, thì sự “nảy sinh” mới thực hiện được . Nếu không, thì “bất cứ cài gì cũng có thể nảy sinh từ bất cứ cái gi” là điều phi lý . Do đó, vật chất và Ý thức không cùng bản chất, thì không thể nảy sinh từ nhau . Ý thức, như đã chứng tỏ, chỉ là một trường sóng phi vật lý, vận động như một dòng chảy liên tục, không có bắt đầu và không có kết thúc . Giờ đây, chúng ta biết thêm được rằng, trường sóng ấy hiện diện khắp nơi trong Vũ trụ, tràn ngập Thế giới xung quanh như một Trường thông tin . Bằng thông điệp của mình, nó dấn dắt Vạn vật xây dựng Trật tự từ Hỗn loạn mà tiến hóa lên . Não bộ không sinh ra Ý thức mà được trang bị Ý thức, tiếp nhận từ Vũ trụ . Cũng tựa như cây cối tạo nên màu xanh rực rỡ, là do tiếp nhận ánh sáng, mà Vũ trụ ban cho, để diệp của lá rực lên màu lục vậy . Hoặc : máy phát sinh ra điện là do tiếp nhận năng lượng từ dòng nước sông đang vô tư lưu chảy ngày đêm kia vậy . Đó chính là Đầu mối của mọi huyền bí Tâm linh, giờ đây đã dần hé lộ, được nhận diện từ trong chồng chất của muôn vàn sắc thái, trong Thế giới các hiện tượng quanh ta .

Từ đó nảy ra vấn đề : Thế thì, vai trò của Não bộ chỉ thụ động của “một chiếc máy thu” Thế giới siêu hình ?

Rõ ràng là phải như vậy, nhưng đó là “Máy thu Đổi tần” chứ không phải là “Máy thu trực tiếp”, bởi vì, Ý thức, và hoạt động chức năng của Ý thức-là sản phẩm phi vật thể của Thế giới siêu hình, chúng không có sự cộng thông bản chất với vật chất của não, nên não bộ không thể tiếp nhận trực tiếp một trường sóng siêu hình mà không bị “nhiễu” làm rối loạn,
Nguyên lý thu đổi tần trong kỷ thuật thu thanh hiện đại, là máy thu tự tạo ra một trường sóng nội tại, (thuật ngữ chuyên môn gọi là Dao động nội ), trường sóng này giao thoa với trường sóng phát, mà máy thu cảm nhận, hình thành một sóng trung gian phù hợp với các thông số phẩm chất của máy, tạo sự ổn định bền vững cho hoạt động của máy thu.

Đối với não bộ, Ý thức Thô sắm vai của bộ Dao động nội . Nó tạo ra một trường phi vật thể để giao thoa với Trường ngoài, có cùng bản chất.

Xét thuần túy về mặt hoạt động vật chất, não là trung tâm chỉ huy của một hệ thống “Điều khiển học sinh học” tự thích nghi, định hướng hành vi bản năng của động vật. Con người, ngoài bản năng, với tư cách là một đông vật cao cấp, não bộ có cấu trúc rất phức tạp, cũng chi là kiến tạo “một hạ tầng cơ sở”, để tiếp nhận một cách hiệu quả Y thức, với các cấp độ khác nhau mà thôi .

Với cấu trúc và tổ chức vật chất của não bộ ở mức độ đó, đã có thể đưa nó bước vào cữa ngõ của Thế giới siêu hình, cùng với Ý thức về Cái Tôi ở cấp độ Thô đã được hình thành trước đó.

Nói một cách có hình ảnh, với cấp độ này, não bộ thiết lập một cái “Vịnh” nối thông với đại dương, mà Trường Thông tin mang chức năng Ý thức, tràn ngập trong đại dương đó .. Vịnh vừa là bộ phận, thuộc hình thế địa lý của địa phương, thống nhất “máu thịt” trong tổng thể địa lý của địa phương, vừa là bộ phận của biển cả . chịu sự điều khiển của biển cả, nghĩa là được nuôi dưỡng bằng nguồn thông tin của biển cả .Tình hình cũng tương tự : Chuỗi ký ức hằn sâu trong não bộ, vừa là một bộ phận thống nhất trong tổng hòa đời sống con người, vừa là bộ phận của dòng Ý thức mang thông tin, truyền lan trong Vũ trụ .và được nuôi dưỡng bằng chính trường thông tin đó.

Lượng thông tin biển cả, mà vịnh phản ảnh được, có thể khác nhau, phụ thuộc vào hình thế và khẩu độ của cữa Vịnh, nối thông với đại dương . Điều này tương đương với chất lượng Thông tin mà não bộ thu nhận được, cũng sẽ phụ thuộc vào cấu hình tổ chức và tốc độ kết nối mạng nơ-ron thần kinh, cũng như các trung khu của não bộ . Điều này dẫn đến sự khác nhau về phẩm chất Ý thức, thể hiện trên từng cá thể .

Một trận động đất hủy hoại hình thế của Vịnh, có thể làm thay đổi sinh thái và hình thái của Vịnh : Khi đó Vịnh, hoặc là, chỉ còn là một cái đầm phăng lặng, sinh thái nghèo nàn, hoặc là Vịnh trở nên rộng mở với biển cả hơn, làm cho sinh thái trở nên phong phú, mang tính bùng nổ, mà trước cơn đia chấn không hề có .

Hiện tượng ấy, cũng giống như một tai biến sức khỏe, dẫn đến làm biến dạng cấu hình tổ chức của não bộ, làm cho tốc độ và năng lực kết nối trong mạng nơ-ron thần kinh, bị biến dịch sang một cấu hình mới, khác thường, gây đột biến khả năng tiếp nhậnThông tin, làm xuất hiện những năng lực mới, dị thường .

Khoa học Giải phẫu thần kinh và Não học, trong nhiều nghiên cứu cho thấy, bộ ócThiên tài không có sự liên quan rõ rệt với số lượng nơ-ron trong từng Trung khu của não bộ . Thậm chí là không khác với não bộ của người bình thường . Đặc biệt, có trường hợp, một người sống, làm việc và Tư duy bình thường, trí tuệ minh mẫn, nhưng trong hộp sọ của anh ta, gần như trống rỗng, nói chính xác chỉ tìm thấy “Vết” não ! Đó là trường hợp rất điển hinh, xảy ra vào năm 1935, Trong quá trình điều trị cho một sinh viên Khoa toán, Trường Đại học Sheffield, hay bị ốm vặt, Giáo sư Lorber phát hiện thấy, cậu ta hoàn toàn không có não khi chụp CAT – scan . Lẽ ra, hai bán cầu não phải lấp đầy hộp sọ với độ sâu 4,5 cm, nhưng sinh viên này chỉ có chưa đầy 1 mm mô não phủ trên đỉnh cột sống . Không hiểu, bằng cách nào mà cậu vẫn sống bình thường . Chỉ số IQ của cậu ta rất cao :126 ! Học lực còn rất xuất sắc, từng đạt học vị danh dự ngành Toán học . Năm 1970, người thanh niên này chết ở tuổi 35 . Khi mổ tử thi, một lần nữa, các bác sĩ đã chứng thực việc cậu không hề có não .

Còn có thể kể nhiều ví dụ khác . Y học đã có thể thống kê hàng trăm trường hợp như thế cho đến những năm gần đây .

Điều đó dẫn đến một nhận định mới : Não tiếp nhận và xử lý Thông tin bằng kết nốitốc độ kết nối . Phương thức này, cho phép không phụ thuộc vào số lượng nơ-ron . Mười người hớn hở gặp nhau, không phài diễn ra bằng mười cái bắt tay, mà bằng 45 cái ! Đây là một Ma trận, mà khả năng kết nối rất lớn . Một mạng chứa hàng trăm tỷ phần tử lôgic, như mạng nơ-ron, thì Ma trận kết nối được, lên đến con số khổng lồ . Đủ để xử lý chọn lời giải tối ưu, tương thích với khối lượng dữ liệu mà trường thông tin ngoại biên dồn dập gửi đến . Vấn đề chỉ còn là tốc độ kết nôi . Và đây chính là thước đo năng lực Tư duy : Nhận thức cùng một vấn đề, nhưng nhanh chậm khác nhau ở từng cá thể .

Tóm lại, “Tiên đề” về Ý thức con người được “trang bị” từ nguồn Vũ trụ, như đã chứng tỏ, cung cấp cho hiểu biết của chúng ta một cơ hội, có thể tiếp cận đúng hướng vào Thế giới Tâm linh bí ẩn . Dựa trên 3 cơ sở có tính nguyên lý, là :

1) Tồn tại một Trường phi vật chất, mang thông tin Chức năng Ý thức, chiếm đầy không gian và vận động vĩnh viễn trong thời gian .

2) Thông tin Bộ phận chứa trong Toàn thể . Thông tin Toàn thể phản ảnh trong Bộ phận .

3) Vật chất và Ý thức ( hay Vật lý - siêu hình ) tồn tại trong một Thế giới thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung nhau .

Nguyên lý thứ 2 và thứ 3, Khoa học, cũng như Triết học đã chứng minh giá trị chân lý đúng đắn, Nguyên lý thứ nhất, tuy đã chứng minh nhưng cần kiểm tra thêm bằng thực nghiêm, vi vai trò Đầu mốicủa nó là rất quan trọng : Một đột phá khẩu !

Các dạng Tâm linh huyền bí, gọi theo ngôn ngữ dân gian truyền thống, như : Tái sinh luân hồi, Thần đồng, giao diện linh hồn v..v.. đều dựa trên cơ chế khai mở Tiềm thức, giải phóng ký ức cá nhân chứa trong “ cái toàn thể “,vẫn còn tiếp tục vận động trong không gian, sau khi thể xác không còn .

Cho đến hiện tượng Tâm thể, phát công năng dị thường, như : Viễn di, Thấu thị, Vận công trị thương v..v.. không thuộc Thế giơi Tâm linh, mà thuộc nguyên nhân giải phóng năng lượng tiềm ẩn của Tâm thể, nguyên nhân đó, là do tạo được cộng hưởng năng lượng Vũ trụ ( cũng chiếm đầy không gian ) thông qua một Môtip kết nôi đặc biệt của mạng nơ-ron, làm kích thích mãnh liệt hoạt động Ý thức Thô, phá vỡ cân bằng, đạt trạng thái cộng hưởng với Trường năng lương bên ngoài . làm tăng hiệu quả tương tác, dưới một số dạng thức, giữa cơ thể với môi trường .

Thay lời kết : Trong những năm 60 của thế kỷ trước, để huấn luyện các phi công du hành dài ngày trong Vũ trụ, các nhà Khoa học Liên xô đã chế tạo thành công một buồng cách ly thông tin, Được gọi là buồng “Không gian im lặng tuyệt đối” để nghiên cứu năng lực làm chủ bản thân của người được thử nghiêm .

Kết quả cho thấy, chưa có người nào đủ “bản lĩnh thép” giữ vững Ý thức, làm chủ hành vi của mình, trong “không gian im lặng tuyệt đôi “ đó, trong thời gian 60 phút .

Bằng thiết bị thu hình hết sức tinh vi và bí mật, truyền ra ngoài, cho thấy, người được thử, xuất hiện trạng thái hỏang loạn sau chưa đầy 20 phút .

Vì sao ? Theo lời kể của những người được thử nghiệm, trong cảm giác cô đơn rơi vào bóng tối dày đặc, cùng với sự thinh lặng ghê rợn, một thế giới âm thanh ma quái phát ra từ cơ thể của chính mình : Nhịp tim hoảng hốt như muốn thoát ra khỏi lồng ngực, tiếng đập thùng thình như rung rinh mặt đất dưới chân . Tiếng rào rào máu chảy như chen nhau trong huyết quản . Tiếng thở dồn, mà nghe ầm ào như sóng biển nối nhau dội vào bờ …

Họ kể rằng, hình như họ chỉ kịp hét lên một cách hốt hoảng với bên ngoài : Cái gì thế ? Rồi vội vàng chống trả và bỏ chạy, nhưng thế giới ma quái ấy túm chặt lấy họ.

Các chuyên gia y tế Vũ trụ cho biết, họ đã mất hết Ý thức, chỉ còn một thứ bản năng vô thức .

Điều đó cho thấy Trường thông tin mang chức năng Ý thức mà não tiếp nhận không thể gián đoạn . Một hành trình liên tục như máu lưu thông trong huyết quản suốt đời người vậy . Và cũng chứng minh rằng : Não không sản sinh ra Ý thức ! Não mất nguồn Ý thức khi cách ly với Trường ngoài . bị mất định hướnh, não rơi vào tình thế hoảng loạn .

Đó là thực nghiệm vô cùng qui báu, khẳng định nguyên lý thứ nhất đã nói trên đây .

Có điều là về sau, người ta không sử dụng bài tập kiểm tra này nữa, vì ký ức mà não ghi lại tình huống ấy, hằn rất sâu . Phải mất thời gian dài mới hồi phục .
Dài vãi cụ có đọc hết không đấy
 

lenhhoxung1980

Xe điện
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
4,965
Động cơ
296,503 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Một bà còn trinh đẻ ra chứ đâu!
Cụ mà còn nói nữa nó cầu chúa chém chết cụ giờ
Bà còn tờ rinh đó chỉ đẻ ra hóa thân thôi cụ :D
Thuyết tiến hóa không giải thích được hoàn toàn, nhưng mấy cha này dựa vào đó nói rằng mặc nhiên vạn vật do 1 ông nặn ra lúc say rượu. Tổ sư!
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
818
Động cơ
329,782 Mã lực

Em cũng tính chém vài dòng nhưng kéo xuống thấy cái nguồn "đại kỷ ngu" thôi né.
Tinh ý thì bọn này có mấy cái trò ngụy biện phổ biến
(1): "Nguồn từ 1 nhà khoa học có uy tín...." mặc dù léo ai biết anh khoa học ấy là anh nào
(2) Đưa ra những con số rất cụ thể, nhưng cũng như trên, léo biết lấy con số ấy ở đâu ra.
(3) Nếu tiến hóa chưa [không] chứng minh được, à cái này thì do Chúa làm cmnr.
....
Phương Tây gọi trò này là "nguỵ khoa học", anh nào không có kiến thức nền tảng rất dễ tin vào nó!
Nếu muốn có tư duy phản biện, cụ nên tìm đọc "Thế giới bị quỷ ám" của Carl Sagan ấy ạ!
Cụ hiểu gì về sự hình thành sự sống đầu tiên
Cụ nghĩ nó dễ à
Cu này đạt giải noble mà còn thấy kỳ diệu này.
Bản thân mình thì nghĩ chả có đấng nào hết
Con ng vượt trội như ngày nay là do năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
K có loài vật nào có knang huy động hàng triệu cá thể cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung như homo sapiens cả.

Chính sự cạnh tranh và vì mục tiêu sinh tồn mà mọi thứ đã liên tục thay đổi
Nói theo triết học Mac thì là Mâu Thuần là động lực làm mọi thứ thay đổi


Life Itself: Its Origin and Nature (1981)Edit
  • An honest man, armed with all the knowledge available to us now, could only state that in some sense, the origin of life appears at the moment to be almost a miracle, so many are the conditions which would have had to have been satisfied to get it going. But this should not be taken to imply that there are good reasons to believe that it could not have started on the earth by a perfectly reasonable sequence of fairly ordinary chemical reactions. The plain fact is that the time available was too long, the many microenvironments on the earth's surface too diverse, the various chemical possibilities too numerous and our own knowledge and imagination too feeble to allow us to be able to unravel exactly how it might or might not have happened such a long time ago, especially as we have no experimental evidence from that era to check our ideas against.
    • New York NY: Simon & Schuster, 1981, p. 88.
 
Chỉnh sửa cuối:

dkmaikoduoc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-337650
Ngày cấp bằng
7/10/14
Số km
344
Động cơ
280,052 Mã lực



Cụ hiểu gì về sự hình thành sự sống đầu tiên
Cụ nghĩ nó dễ à
Cu này đạt giải noble mà còn thấy kỳ diệu này.
Bản thân mình thì nghĩ chả có đấng nào hết
Con ng vượt trội như ngày nay là do năng lực hợp tác và làm việc nhóm.
K có loài vật nào có knang huy động hàng triệu cá thể cùng nhau làm việc vì mục tiêu chung như homo sapiens cả.

Chính sự cạnh tranh và vì mục tiêu sinh tồn mà mọi thứ đã liên tục thay đổi
Nói theo triết học Mac thì là Mâu Thuần là động lực làm mọi thứ thay đổi


Life Itself: Its Origin and Nature (1981)Edit
  • An honest man, armed with all the knowledge available to us now, could only state that in some sense, the origin of life appears at the moment to be almost a miracle, so many are the conditions which would have had to have been satisfied to get it going. But this should not be taken to imply that there are good reasons to believe that it could not have started on the earth by a perfectly reasonable sequence of fairly ordinary chemical reactions. The plain fact is that the time available was too long, the many microenvironments on the earth's surface too diverse, the various chemical possibilities too numerous and our own knowledge and imagination too feeble to allow us to be able to unravel exactly how it might or might not have happened such a long time ago, especially as we have no experimental evidence from that era to check our ideas against.
    • New York NY: Simon & Schuster, 1981, p. 88.
(1) Sự hình thành sự sống đầu tiên, cháu học trong sách giáo khoa, môn sinh học lớp 8 [năm 2002] là bắt nguồn từ giọt Cô-a-xéc-va; và trong môi trường thí nghiệm, mô phỏng các điều kiện, người ta cũng đã tạo ra được giọt cô-a-xéc-va đó. Cụ bảo là khó, xác suất rất thấp, thì tự cụ sao không nghĩ trong mỗi lần xuất tinh có 300- 500 triệu con trung tình, thì lại là con [là cụ bây giờ] đậu được vào trứng, thử nhân với số lần xuất tinh mà cụ vẫn ra đời. Không phải là tỉ lệ rất, rất thấp sao?
//Đoạn tiếng anh thì iem hơi ngu, nhưng nhờ anh gu gờ thì nó ra như này này
"Một người đàn ông trung thực, được trang bị tất cả kiến thức có sẵn cho chúng ta bây giờ, chỉ có thể nói rằng trong một nghĩa nào đó, nguồn gốc của sự sống xuất hiện vào lúc này gần như là một phép lạ, rất nhiều điều kiện phải được thỏa mãn làm cho nó có thể [xảy ra] Nhưng điều này không nên được đưa ra để ngụ ý rằng có những lý do chính đáng để tin rằng nó không thể bắt đầu trên trái đất bởi một chuỗi các phản ứng hóa học khá bình thường hợp lý. Một thực tế đơn giản là thời gian có sẵn quá dài, nhiều môi trường vi mô trên bề mặt trái đất quá đa dạng, khả năng hóa học khác nhau quá nhiều và kiến thức và trí tưởng tượng của chúng ta quá yếu để cho phép chúng ta có thể làm sáng tỏ chính xác nó có thể hoặc có thể như thế nào đã không xảy ra cách đây rất lâu, đặc biệt là khi chúng tôi không có bằng chứng thực nghiệm từ thời đại đó để kiểm tra ý tưởng của chúng tôi.
"Đại ý ông này là thật là kỳ diệu, điều đó vẫn có thể xảy ra" đúng không ạ?
Lý luận của các cụ thì căn cứ vào chữ "kỳ diệu" phải không ạ? Sự "kỳ diệu" trong văn cảnh này có thể được hiểu là sự cảm thán, sự kính phục với điều đã xảy ra mà thôi.
Quay lại đoạn đầu của còm em, em xin phép nhại lại ông được giải nobel này [Xin phép cụ, em không cố ý công kích cá nhân]
"Tính trung bình mỗi lần xuất tinh có 400triệu tinh trùng, trong toàn cuộc đời bố của [Nletgo] xuất tinh cỡ 1.800 lần, vậy tính ra đã có 720.000.000.000 con tinh trùng đã được xuất ra, nhưng chỉ 1 và chỉ 1 con đến được với trứng và thụ tinh để hình thành nên 1 sự sống là [Nletgo], xác xuất quả là quá nhỏ để có thể tin, thật là kỳ diệu"
 
Chỉnh sửa cuối:

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
818
Động cơ
329,782 Mã lực
E chỉ nói xác suất thấp thôi chứ có bảo gì đâu
Ý là ta rất may mắn và sự sống là điều tuyệt vời :D
Tạo ra cái giọt covac kia mới khó đó cụ mà cũng là giả thuyết thôi

(1) Sự hình thành sự sống đầu tiên, cháu học trong sách giáo khoa, môn sinh học lớp 8 [năm 2002] là bắt nguồn từ giọt Cô-a-xéc-va; và trong môi trường thí nghiệm, mô phỏng các điều kiện, người ta cũng đã tạo ra được giọt cô-a-xéc-va đó. Cụ bảo là khó, xác suất rất thấp, thì tự cụ sao không nghĩ trong mỗi lần xuất tinh có 300- 500 triệu con trung tình, thì lại là con [là cụ bây giờ] đậu được vào trứng, thử nhân với số lần xuất tinh mà cụ vẫn ra đời. Không phải là tỉ lệ rất, rất thấp sao?
//Đoạn tiếng anh thì iem hơi ngu, nhưng nhờ anh gu gờ thì nó ra như này này
"Một người đàn ông trung thực, được trang bị tất cả kiến thức có sẵn cho chúng ta bây giờ, chỉ có thể nói rằng trong một nghĩa nào đó, nguồn gốc của sự sống xuất hiện vào lúc này gần như là một phép lạ, rất nhiều điều kiện phải được thỏa mãn làm cho nó có thể [xảy ra] Nhưng điều này không nên được đưa ra để ngụ ý rằng có những lý do chính đáng để tin rằng nó không thể bắt đầu trên trái đất bởi một chuỗi các phản ứng hóa học khá bình thường hợp lý. Một thực tế đơn giản là thời gian có sẵn quá dài, nhiều môi trường vi mô trên bề mặt trái đất quá đa dạng, khả năng hóa học khác nhau quá nhiều và kiến thức và trí tưởng tượng của chúng ta quá yếu để cho phép chúng ta có thể làm sáng tỏ chính xác nó có thể hoặc có thể như thế nào đã không xảy ra cách đây rất lâu, đặc biệt là khi chúng tôi không có bằng chứng thực nghiệm từ thời đại đó để kiểm tra ý tưởng của chúng tôi.
"Đại ý ông này là thật là kỳ diệu, điều đó vẫn có thể xảy ra" đúng không ạ?
Lý luận của các cụ thì căn cứ vào chữ "kỳ diệu" phải không ạ?
 

dkmaikoduoc

Xì hơi lốp
Biển số
OF-337650
Ngày cấp bằng
7/10/14
Số km
344
Động cơ
280,052 Mã lực
E chỉ nói xác suất thấp thôi chứ có bảo gì đâu
Ý là ta rất may mắn và sự sống là điều tuyệt vời :D
Tạo ra cái giọt covac kia mới khó đó cụ mà cũng là giả thuyết thôi
Thí nghiệm tạo ra giọt coaxecva đã được thực nghiệm bởi U rây - Mi lơ.
Có thể thí nghiệm đó chưa hoàn toàn mô phỏng chính xác sự thành sự sống!
Nhưng em thấy nó đáng tin hơn chuyện có một Ông Cụ ngồi nguyên 6 ngày nặn ra muôn loài (kể cả con người); nếu vậy thì Khủng Long, voi Mamut tính sao đây. rồi Ông Cụ nặn ra vi khuẩn, vi dút như thế nào đây? Và nếu thí nghiệm U rây - Mi lơ là sai, thì cũng éo có nghĩa câu chuyện Ông Cụ nặn ra muôn loài là đúng!
Khoa học thực nghiệm tiến bộ ở chỗ là luôn luôn tìm các câu trả lời từ các bằng chứng khoa học, nếu nó chưa đúng, thì họ sẽ tiếp tục nghiên cứu đến khi đúng thì thôi. Chứ không phải là như ai đó làm 1 câu rất chi là bố đời "Phuck cho ai thấy mà không tin"!
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Ý chủ thớt là có thằng nào đó trên trời, rỗi hơi nên ngồi nặn ra các sinh vật trên trái đất
Ný nuận thế thì không đẻ được đâu, khi chỉ một nòng nọc về đích trong số hang vạn-một mẹ sề cho biết.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
13,437
Động cơ
434,773 Mã lực
Cái này có lý thuyết về ngẫu nhiên và tất nhiên, nếu lấy cái này để giải thích loại trừ cái kia khác gì thằng đứng ở nửa trái đất tối bảo nửa còn lại ắt cũng tối như tôi vì khoa học chỗ tôi rõ ràng thấy rất tối, tối như ...chị Dậu nhé.
 

Win81

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-616752
Ngày cấp bằng
18/2/19
Số km
582
Động cơ
123,040 Mã lực
Tuổi
52
Những thách đố cho khoa học (phần 1)

Xác suất chỉ độ 1/10^40,000 các cụ ạ :D
em thích xem mấy cái này, đọc thấy hay ho thì đăng chứ k có ý là có đấng này kia hay là thuyết tiến hóa sai, thấy sự sống thật là kỳ diệu :D
thuyết tiến hóa là giai đoạn sau khi sự sống hình thành
còn việc ngẫu nhiên sự sống đầu tiên hình thành thì có vẻ không phải thứ thuyết tiến hóa cần phải giải thích

(thuyết nào thì cũng chỉ có tính tương đối) giống như thuyết vạn vật hấp dẫn, tương đối hẹp rộng, lượng tử, chỉ đúng ở phạm vi nào đó mà thôi nhể các bác.




https://vnexpress.net/khoa-hoc/nhung-thach-do-cho-khoa-hoc-phan-1-1999170.html
https://congnghe.vn/muc/kham-pha/tin/xac-suat-de-su-song-hinh-thanh-tu-phat-theo-thuyet-tien-hoa-la-nho-den-khong-tuong-2056013

Những gì thuộc về khoa học thường đối nghịch với tôn giáo. Song, cũng có nhiều nhà khoa học lớn tin rằng Thượng đế đã sáng tạo ra vũ trụ và con người. Họ thành lập Hiệp hội các nhà khoa học tin vào sự sáng tạo, và dựa vào chính những nghiên cứu của mình để chứng minh cho niềm tin đó.


Có phải Thượng đế đã tạo ra sự sống?

Trong số những vấn đề chính mà họ đưa ra, có: Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học; Đại hồng thủy - truyền thuyết hay sự thật; Chúng ta đang ở đâu trong vũ trụ; Bí hiểm của biểu tượng ngôn ngữ và vấn đề tồn tại khách quan.

1- Nguồn gốc sự sống và thuyết tiến hóa trong sinh học

"Sự sống trên trái đất sinh ra từ đâu?" là câu hỏi có lẽ xa xưa như chính lịch sử con người. Tín đồ Thiên chúa giáo đương nhiên cho rằng Chúa trời tạo ra sự sống trên trái đất. Ngược lại, các nhà khoa học vô thần không bao giờ tin vào một đấng Chúa trời mà con người không hề nhìn thấy, mô tả và chứng minh là có được.

Theo thuyết tiến hóa của Darwin, sự sống trên trái đất bắt đầu từ "sự không sống". Nói cách khác, vật chất sống (hữu cơ) được sinh ra từ sự tương tác ngẫu nhiên của vật chất vô cơ, là loại vật chất không sống hay vô sinh. Thoạt đầu, trên trái đất chỉ toàn chất vô cơ, không hề có mặt bất cứ vật chất hữu cơ nào, dù với cấu trúc hóa học đơn giản nhất. Các chất vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau thành những phức hợp hóa học ngày càng phức tạp, rồi đến một thời điểm (khoảng 3-4 tỷ năm trước) đại phân tử hữu cơ có chứa cả 4 nguyên tố, carbon, hydro, oxy và nitơ - phân tử protein đầu tiên, ra đời. Với cấu trúc bậc 4 (cấu trúc không gian), chất protein có một khả năng đặc biệt mà chất vô cơ không có được đó là trao đổi chất. Sự sống đầu tiên hình thành.

Với khả năng trao đổi chất, và sau hàng tỷ năm tiến hóa, chất protein trải qua một quá trình tự tổ chức đã hình thành một cơ thể hoàn chỉnh đầu tiên, gồm 1 tế bào sống, tương tự tế bào vi khuẩn mà ta biết ngày nay. Hàng tỷ năm nữa trôi qua, các cơ thể đơn bào phát triển thành đa bào, rồi cứ thế, cơ thể sống ngày càng trở nên phức tạp tinh vi cho đến khi đạt được trình độ rất cao của quá trình tiến hóa thì con người ra đời.

Từ lâu, học thuyết tiến hóa đã được coi là một mẫu mực khoa học dùng để giải thích hiện tượng khách quan và phổ biến đến mức mọi học sinh phổ thông trung học cũng hiểu được nó, chí ít ở mức sơ lược nhất: sự sống bắt nguồn từ thế giới vô cơ.

Ngược với thuyết tiến hóa, các nhà khoa học theo thuyết sáng tạo cho rằng không thể có một sự tiến hóa ở bậc vĩ mô (tức toàn sự sống). Và tất nhiên không thể có chuyện sự sống bắt đầu từ việc kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thế giới vô cơ. Họ dựa vào các lập luận sau:

Thứ nhất, khả năng thế giới vô cơ ngẫu nhiên kết hợp với nhau để thành vật chất sống (protein) là không có, cho dù các nhà theo thuyết tiến hóa lập luận "có thể được với cả tỷ năm trời".

Cứ ước tính (khá lỏng) rằng toàn bộ vũ trụ chứa 10^80 nguyên tử, số tương tác giữa các nguyên tử trong một giây cho một nguyên tử là 10^12 (một nghìn tỷ tương tác trong một giây) và tuổi của vũ trụ là 10^18 giây (tương đương 30 tỷ năm, trong khi đa số các nhà thiên văn học cho rằng con số đó khoảng 15 tỷ năm). Vậy, tổng số các phản ứng có thể xảy ra kể từ khi vũ trụ ra đời, trong toàn bộ khoảng không là 10^110.

Bây giờ hãy bắt đầu với một cơ thể sống đơn giản nhất, cơ thể đơn bào hay tế bào vi khuẩn. Một tế bào vi khuẩn đơn giản nhất cũng cần tối thiểu khoảng 1.000 loại protein. Để đơn giản hóa, cứ coi đã có sẵn 999 loại, chỉ cần một phân tử protein cuối cùng nữa là ta có một tế bào sống. Mặc dù trong thiên nhiên có cả trăm loại axit amin, là “viên gạch” có thể xây dựng “bức tường protein”, nhưng hãy chỉ lấy 20 loại, là số lượng mà khoa học hiện tại đã đoan chắc tìm thấy trong cơ thể sống. Cũng lại cho qua một thực tế là chỉ những axit amin “đối xứng tay trái” mới có thể dùng được để xây bức tường sống. Và cũng không tính đến một thực tế là, do các động thái hóa học rất đặc biệt, để tạo ra một chuỗi polypeptid (một mẩu nhỏ của phân tử protein) ở môi trường ngoài cơ thể sống là việc cực kỳ khó khăn. Bây giờ hãy tập trung vào khả năng kết hợp ngẫu nhiên để có được một phân tử protein cuối cùng gồm 200 axit amin, một số lượng rất khiêm tốn.

Các bằng chứng lý thuyết và thực nghiệm đã chứng tỏ rằng, để protein có được cấu trúc ba chiều (là điều kiện tiên quyết để nó thực hiện chức năng sống), ít nhất một nửa trong tổng số các điểm nối giữa các axit amin phải được xác định theo một trình tự nhất định. Như vậy phân tử protein cuối cùng cần ít nhất 100 “điểm kết nối xác định”. Tổ hợp các kết hợp giữa 20 axit amin với 100 điểm kết nối xác định đạt đến con số 20^100 hay 10^130, các phản ứng ngẫu nhiên. Chưa nói đến thời gian và số lượng phản ứng cần thiết cho việc tạo ra các axit amin, thì tổng số các phản ứng ngẫu nhiên này đã lớn hơn 100 tỷ tỷ (10^20) lần tổng số các phản ứng có thể có giữa các nguyên tử trong toàn bộ vũ trụ, kể từ khi nó ra đời đến nay (10^110).

Đấy mới chỉ là 1 trong số hàng nghìn protein cần thiết cho cơ thể sống ban đầu.

Thứ hai, còn hắc búa hơn nữa cho các nhà theo thuyết tiến hóa là cấu trúc ADN, được coi là phần tinh túy nhất của sự sống.

Bỏ qua chuyện tuổi vũ trụ có tương đương với thời gian cần thiết tối thiểu để tạo ra ADN đầu tiên hay không (mà chắc chắn theo bài toán xác suất trên, quả là không thể xảy ra được). Ta tập trung vào một khía cạnh khác khi nói đến cấu trúc sống này. Mỗi một chuỗi đơn ADN là một đại polymer gồm hơn 1 tỷ phân tử. Khoảng một phần ba (333 triệu) trong số đó được chương trình hóa bằng 1 trong 4 bazơ nitơ. Theo luật kết hợp ngẫu nhiên của thuyết tiến hóa, sẽ có khoảng 122 x 10^32 cấu trúc ADN có thể có. Lại giả thuyết chỉ cứ 1 tỷ cấu trúc như vậy mới có một là có khả năng tạo ra sự sống, số còn lại sẽ là 122 x 10^23. Giả thiết tiếp là tỷ lệ sống sót của ADN qua một tỷ năm tiến hóa chỉ là một phần tỷ, vậy hiện lúc này phải còn 122 x 10^14, tức 12.200.000.000.000.000 ADN trong tự nhiên.

Có vấn đề gì với con số này? Vấn đề là ở chỗ, theo logic của thuyết tiến hóa, mỗi loài cần có một cấu trúc ADN riêng (vì thế loài này khác loài kia), vậy với 122 x 10^14 dạng cấu trúc ADN còn tồn tại đến ngày nay, tổng số loài sinh vật hiện có cũng phải tương đương là 122 x 10^14 . Song theo ước tính của các nhà tiến hóa luận, tổng số loài trên trái đất kể từ khi sự sống xuất hiện đến nay chỉ đạt con số khiêm tốn từ 2 đến 3 triệu loài, cả mấy tỷ lần nhỏ hơn số loài cần có. "Vậy - những người ủng hộ thuyết sáng tạo đặt câu hỏi - ADN là sản phẩm của quá trình kết hợp ngẫu nhiên các nguyên tố trong thiên nhiên hay do “Ai đó” sáng tạo nên theo một thiết kế định sẵn?".


bài số 2
https://www.dkn.tv/khoa-hoc-cong-nghe/xac-suat-su-song-co-the-hinh-thanh-tu-phat-theo-thuyet-tien-hoa-la-nho-den-khong-tuong.html
Làm thế nào để 20 loại acid amin thuận tay trái trong tự nhiên ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo ra sự sống đầu tiên? Theo toán học, xác suất để điều đó xảy ra chỉ khoảng
. Làm thế nào để 2000 enzym xuất hiện củng một lúc để tạo ra tế bào đầu tiên? Xác suất của sự kiện đó khoảng
. Những con số này chứng tỏ sự sống KHÔNG THỂ hình thành tự phát!

Quý độc giả lưu ý:
Loạt bài về thuyết tiến hóa trên Đại Kỷ Nguyên được phân thành 2 mục chính sau:

Quý độc giả có thể bookmark, ghi lại đường link hai mục trên để tiện theo dõi loạt bài này một cách có hệ thống. Các bài mới sẽ được thêm vào hai mục trên. Trân trọng thông báo.

Thuyết tiến hóa giải thích tính đa dạng của thế giới sinh học thông qua chuỗi tiến hóa: trong đó A là sinh vật đầu tiên và Z là sinh vật cuối cùng.

Câu hỏi lập tức nẩy sinh: Sinh vật đầu tiên là cái gì? Nó từ đâu mà ra? Nói cách khác: Nguồn gốc sự sống là gì? Nếu không trả lời được câu hỏi đó thì thuyết tiến hóa sẽ sụp đổ.

Thủa ban đầu, bầu khí quyển trên trái đất khác xa bầu khí quyển hiện nay. Khí oxy tự do hầu như không có. Các nguyên tố nitrogen, hydrogen và carbon tạo thành carbon dioxide, methane, ammonia và nước. Khi các tia sét và tia tử ngoại tác động vào hỗn hợp các khí này và hơi nước thì đường và acid amin được tạo ra. Những hỗn hợp phân tử đó trôi dạt xuống biển hoặc những khối nước khác. Qua một thời gian dài, đường, acid và những chất hỗn hợp khác cô đặc lại thành “nồi soup tiền sinh thái”, trong đó acid amin ngẫu nhiên kết hợp với nhau để tạo thành protein. Nói rộng ra, các hợp chất khác gọi là nucleotide hợp lại thành từng chuỗi và trở thành acid nucleic, chẳng hạn như DNA. Những phân tử protein và DNA tình cờ gặp nhau, nhận ra nhau và ôm ghì lấy nhau. Thế là tế bào đầu tiên hình thành!Đó là một câu hỏi khó, rất khó, thậm chí sẽ không bao giờ có câu trả lời. Đã hơn 150 năm trôi qua kể từ ngày câu hỏi đó được nêu lên, đến nay vẫn không có câu trả lời. Đúng ra, thuyết tiến hóa đã đưa ra một câu trả lời, nhưng không phải câu trả lời có cơ sở khoa học, mà chỉ là một GIẢ THUYẾT – giả thuyết về “nồi soup nguyên thủy” với nội dung chính sau đây:

Toàn bộ kịch bản nói trên chỉ là một câu chuyện thần tiên tưởng tượng 100%. Rất nhiều tình tiết không thể kiểm chứng và sẽ không bao giờ có thể kiểm chứng. Chẳng hạn, làm thế nào mà biết bầu khí quyển xa xưa khác xa hiện nay? Tóm lại, không có bất cứ một bằng chứng nào ủng hộ giả thuyết “nồi soup nguyên thủy”, trong khi có hàng trăm lý do để bác bỏ nó. Toán học là một lý do.

Lý thuyết xác suất bác bỏ giả thuyết nồi soup nguyên thủy
Trong kịch bản nói trên, có một tình tiết quan trọng, đó là acid amin ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein. Mặc dù acid amin là một thành phần cơ bản của sự sống như ta thấy ngày nay, nhưng liệu chúng có thể NGẪU NHIÊN tập hợp lại với nhau để tạo thành protein không?

Để trả lời câu hỏi này, cần biết rằng khoa học ngày nay đã biết trong tự nhiên có 100 loại acid amin khác nhau, nhưng chỉ có 20 loại có mặt trong sự sống (sự sống chỉ sử dụng 20 loại). Hơn thế nữa, tất cả 20 loại acid amin này đều thuận tay trái. Vậy bài toán đặt ra là làm thế nào để 20 loại acid amin thuận tay trái trong tự nhiên ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein?

Sẽ không giải được bài toán trên nếu không biết một định luật cơ bản của sự sống: Định luật sự sống bất đối xứng hay Định luật sự sống thuận tay trái do Louis Pasteur khám phá ra năm 1848, khi ông mới 26 tuổi.

Độc giả nào cần tìm hiểu kỹ nội dung và ý nghĩa của định luật này, xin đọc bài báo sau đây:

Bài hôm nay chỉ xin nhắc lại một cách sơ lược rằng cùng một hợp chất hữu cơ có thể có 2 dạng cấu trúc phân tử đối xứng gương với nhau, giống như bàn tay phải và bàn tay trái. Chẳng hạn như phân tử trong hình dưới đây.






Về mặt lý thuyết, đối với một hợp chất hữu cơ, xác suất để xuất hiện hai dạng cấu trúc đó là như nhau: tỷ lệ 50-50. Nhưng điều kỳ lạ là hợp chất hữu cơ trong các tế bào sống chỉ có cấu trúc bàn tay trái (chỉ thuận tay trái). Pasteur khám phá ra điều này khi ông nghiên cứu tinh thể acid tartaric. Trong khi acid tartaric do con người chế tạo ra trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp (gọi là acid paratartaric) xuất hiện cả hai loại cấu trúc ban tay phải và bàn tay trái với tỷ lệ 50-50 thì acid tartaric chiết xuất từ sự sống (bã nho) chỉ có phân tử thuận tay trái. Với trực giác thiên tài, Pasteur đã tổng quát hóa nhận xét đó thành một định luật, rằng tính chất thuận tay trái là đặc trưng của sự sống – ở đâu có sự sống, ở đó có phân tử chỉ thuận tay trái, và ngược lại, ở đâu có phân tử chỉ thuận tay trái, ở đó có sự sống.

Qua hơn 150 năm thử thách, định luật này được kiểm chứng là tuyệt đối đúng – không có bất cứ một trường hợp thực tế nào trái với nó. Giới tiến hóa rất khó chịu, vì bị định luật này thách thức, nhưng họ vẫn phải thừa nhận đó là một sự thật khó hiểu của sự sống.

Áp dụng định luật này vào trường hợp của acid amin, chúng ta có nhận xét sau đây: trong 100 loại acid amin có trong tự nhiên, những acid amin có hai loại cấu trúc thuận tay phải và thuận tay trái với tỷ lệ 50-50 đều không có mặt trong sự sống, trong khi những loại acid amin được sự sống sử dụng đều có cấu trúc thuận tay trái.

Thật thú vị để nhắc lại một chút về thí nghiệm Urey-Miller năm 1953, một thí nghiệm đã được nhiều báo chí thời đó quảng cáo rùm beng là đã “chế tạo ra sự sống”, gây chấn động dư luận. Nhưng thực ra đó là chuyện phóng đại – Miller chỉ chế tạo được một vài loại acid amin, nhưng đều là những acid amin không sống, tức là những acid amin có cấu trúc đối xứng (phân tử thuận tay phải và thuận tay trái có mặt với tỷ lệ ngang bằng). Hóa ra thí nghiệm này có tác dụng ngược: nó cảnh báo rằng sự sống không thể tạo ra từ vật chất không sống! Sự sống đòi hỏi phải có những phân tử CHỈ THUẬN TAY TRÁI, và đó là điều vượt quá khả năng của con người. Bản thân Miller 40 năm sau đã thú nhận với tạp chí Scientific American rằng “Vấn đề nguồn gốc sự sống thực ra khó hơn tôi và hầu hết những người khác dự kiến” (xem thêm về thí nghiệm Miller và vấn đề sự sống thuận tay trái ở phần Phụ Lục).

Năm 1969, giáo sư sinh học Dean Kenyon, người từng tin vào học thuyết Darwin, kết luận: “Về cơ bản, không thể tin được là vật chất và năng lượng không cần ai giúp mà tự tổ chức thành các hệ thống có sự sống”.

Thật vậy, hiện nay tất cả các nhà khoa học đều thừa nhận rằng không thể nào giải thích nổi tại sao sự sống chỉ thuận tay trái. Đó là một bí mật vĩ đại, một trong những thách đố lớn nhất của tự nhiên.

Bế tắc trong việc giải mã thách đố này, gần đây các nhà tiến hóa quay sang “đổ tội” cho vũ trụ, rằng sự sống thuận tay trái nằm ở đâu đó trong vũ trụ, và vũ trụ đã mang sự sống đó đến trái đất. Việc đổ thừa này không làm thay đổi nội dung cốt lõi của bài toán, nó chỉ chuyển địa điểm của bài toán từ trái đất lên vũ trụ mà thôi.

Vậy đã đến lúc thử tính xem xác suất để 20 loại acid amin cần cho sự sống (thuận tay trái) ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau để tạo thành protein là bao nhiêu? Xác suất này không phụ thuộc vào bài toán ở trên trái đất hay ở bất cứ nơi nào trong vũ trụ.

Đây là một bài toán xác xuất điển hình, rất thú vị, có thể dùng làm một bài tập mẫu trong lý thuyết xác suất cho học sinh và sinh viên thực hành.

Để cho dễ hiểu, ta hãy hình dung các acid amin trong tự nhiên như những hạt đậu trong đống đậu trong hình vẽ dưới đây, trong đó hạt đậu đỏ là acid amin thuận tay trái, hạt đậu trắng là acid amin thuận tay phải.






Chú ý rằng trong đống đậu lẫn lộn trắng/đỏ ấy có 100 loại hạt đậu khác nhau, và có 20 loại cần cho sự sống. Khi đó xác suất để 20 loại acid amin cần thiết cho sự sống ngẫu nhiên tập hợp lại với nhau sẽ tương đương với xác suất để xúc ngẫu nhiên một mẻ đậu trong đống đậu sao cho mẻ xúc nhận được toàn những hạt đậu mầu đỏ, và tất cả các hạt đậu mầu đỏ này đều là loại cần cho sự sống. Vậy xác suất để xúc được một mẻ đậu như thế là bao nhiêu? Chỉ cần lẫn một loại hạt không đúng với mong muốn đều sẽ dẫn tới thất bại trong việc hình thành protein, tức là sự sống không thể xuất hiện. Sự sống cần nhiều loại protein khác nhau, nên thực tế bài toán vô cùng phức tạp. Nhưng dù giả sử chỉ cần 1 loại protein xuất hiện thì xác suất cũng đã vô cùng nhỏ, nhỏ đến mức có thể kết luận rằng sự kiện đó không thể xẩy ra. Thật vậy, các nhà toán học đã tính xác suất ấy, và cho biết nó bằng khoảng: (1 trên 10 mũ 113 ).

Trong lý thuyết xác suất, các nhà toán học cho rằng một sự kiện có xác suất nhỏ hơn là đã có thể coi như không bao giờ xẩy ra. Vậy sự kiện có xác suất càng không thể xẩy ra. Để hình dung xác suất này nhỏ như thế nào, chỉ cần hình dung con số 10 mũ 113 lớn đến thế nào – nó lớn hơn số nguyên tử trong toàn vũ trụ (!)

Kết luận: 20 loại acid amin cần cho sự sống không thể ngẫu nhiên kết hợp lại với nhau để tạo ra protein.
Đấy mới chỉ là xác suất để hình thành một loại protein. Thực tế có rất nhiều loại protein, trong đó có những loại protein đóng vai trò sinh tử, thiếu nó thì sự sống sẽ ngừng hoạt động, đó là các enzymes – những proteins đóng vai trò thúc đẩy các phản ứng hóa học bên trong tế bào. Không có những enzymes này, tế bào sẽ chết. Vậy mà có tới 2000 loại enzymes khác nhau! Cơ hội để cùng một lúc ngẫu nhiên có tất cả các enzymes này là bao nhiêu?

Các nhà toán học đã trả lời: xác suất đó vào khoảng . Con số này nhỏ đến nỗi Fred Hoyle, một nhà thiên văn học nổi tiếng người Anh, phải kêu lên: “Một xác suất nhỏ khủng khiếp… nhỏ đến nỗi sự kiện đó không thể xẩy ra ngay cả trong trường hợp toàn bộ vũ trụ chứa nồi soup hữu cơ”, rồi ông kết luận: “Kết quả tính toán này đã quét sạch tư tưởng về sự sống hình thành tự phát ra khỏi cuộc tranhcãi (về nguồn gốc sự sống), nếu người ta không bị định kiến bởi niềm tin xã hội hoặc do giáo dục khoa học tạo ra (làm cho trở thành bảo thủ ngoan cố)”.

Fred Hoyle lập luận: “Điều hiển nhiên là một chuỗi acid amin nối kết lại với nhau theo một cách nào đó để tạo ra một protein. Song đó không phải là điều quan trọng trong sinh học: vấn đề là trật tự xác định của các acid amin phú cho chuỗi ấy những thuộc tính lạ lùng… Nếu các acid amin được nối lại một cách ngẫu nhiên thì có vô số cách sắp xếp; nhưng đa số cách sắp xếp lại vô ích, không thích hợp với các mục đích của một tế bào sống. Chẳng hạn khi ta xét một enzyme được tạo nên bởi 200 acid amin nối lại với nhau, mà mỗi mẩu nối có khoảng 20 cách sắp xếp, thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy rằng những cách sắp xếp vô ích là một con số khổng lồ, lớn hơn cả số nguyên tử có trong tất cả những thiên hà nhìn thấy được bằng kính viễn vọng mạnh nhất. Đó mới chỉ là một enzyme thôi; còn có khoảng 2000 enzyme khác nữa, mỗi cái có một nhiệm vụ rất khác nhau. Vậy thì làm sao các acid amin có thể ngẫu nhiên nối lại với nhau một cách rạch ròi để tạo nên tất cả những enzyme cần thiết? Vậy thay vì chấp nhận sự sống nẩy sinh nhờ những lực mù quáng của tự nhiên với xác suất cực nhỏ, sẽ là hợp lý hơn khi cho rằng gốc tích sự sống là một hành động trí thức có chủ tâm”.

Chứng ấy lý lẽ tưởng đã quá đủ để bác bỏ câu chuyện thần tiên về “nồi soup nguyên thủy” của Darwin, nhưng sự bác bỏ học thuyết Darwin sẽ còn mạnh mẽ và dứt khoát hơn nữa, nếu ta biết rằng cơ hội thực tế để sự sống hình thành tự phát còn nhỏ hơn cái “xác suất nhỏ khủng khiếp” mà Fred Hoyle đã nói ở trên. Tại sao vậy?

Vì ngay cả trong trường hợp 20 loại acid amin tập hợp lại với nhau, sự sống vẫn chưa hình thành. Muốn có sự sống, phải có tế bào – các acid amin phải được bao bọc trong tế bào, tức là phải xuất hiện màng tế bào.

Nhưng màng tế bào lại là một thành phần quá phức tạp, vượt xa trí tưởng tượng và hiểu biết của Darwin. Nó được tạo nên bởi protein, đường và các phân tử béo. Nhà tiến hóa Leslie Orgel cảm thấy băn khoăn vì càng biết rõ sự thật bên trong sự sống, càng thấy nhiều trở ngại cho việc giải thích sự hình thành sự sống đầu tiên. Ông nói: “Màng tế bào hiện nay bao gồm những ống dẫn và những máy bơm chịu trách nhiệm kiểm soát việc hấp thụ chất dinh dưỡng và đào thải các chất cặn bã, các ions kim loại, v.v. Những ống dẫn này liên quan đến những loại proteins chuyên biệt cao cấp – những loại phân tử không thể có mặt ngay từ lúc khởi đầu cuộc tiến hóa của sự sống”.

Tất nhiên Darwin không hay biết gì về thế giới vô cùng phức tạp bên trong tế bào như ngày nay ta biết. Ông tưởng tế bào đơn giản chỉ là một giọt nguyên sinh chất với vài hợp chất hữu cơ nào đó, và vì thế ông mới táo gan tưởng tượng ra “cái ao nhỏ ấm áp” với những điều kiện môi trường đặc biệt để sự sống có thể nẩy sinh ngẫu nhiên từ vật chất không sống. Xét cho cùng thì Darwin là người giầu trí tưởng tượng nhưng ngây thơ về khoa học.

Phải chăng Darwin là một nhân vật tiêu biểu cho tư tưởng và tính cách Anh, vì ông được triều đình Anh tôn sùng như vĩ nhân? Tôi nghĩ việc tôn sùng này thực ra mang tính chính trị nhiều hơn là khoa học. Những đại diện tiêu biểu nhất về khoa học của nước Anh phải kể đến là Isaac Newton, Lord Kelvin, Paul Dirac,… Tất cả những người này đều tin tưởng tuyệt đối vào Đấng Sáng tạo – tác giả của các định luật tự nhiên.





Gần chúng ta hơn, Fred Hoyle cũng là một người Anh, một nhà toán học và thiên văn học có ảnh hưởng lớn trong nửa sau thế kỷ 20, có tư tưởng đối lập với Darwin 100% khi ông tuyên bố:

“Khả năng để sự sống hình thành tự phát từ vật chất không sống là 1 trên 10 mũ 40.000. Mẫu số này đủ lớn để chôn vùi Darwin cùng với toàn bộ thuyết tiến hóa của ông. Không có nồi soup nguyên thủy, dù trên hành tinh này hoặc trên hành tinh khác, và nếu sự khởi đầu của sự sống không phải do ngẫu nhiên, nó ắt phải là kết quả của một thiết kế thông minh có mục đích”.

KẾT

Theo Định lý Bất toàn (Theorem of Incompleteness) của Kurt Gödel, không thể thiết lập một hệ tiên đề đầy đủ và phi mâu thuẫn cho toán học. Một cách tổng quát suy ra rằng không thể chứng minh nguyên nhân đầu tiên của bất kỳ một hệ logic nào. Thuyết tiến hóa có tham vọng giải thích được nguyên nhân đầu tiên của sự sống, trái với Định lý Gödel, do đó tham vọng giải thích nguồn gốc sự sống chỉ là một giấc mơ không tưởng. Những kết quả của phép tính xác suất nói trên phù hợp với Định lý Gödel.

Xem video:


Tác giả: Phạm Việt Hưng.
1 bài nhảm nhí do Jesus viết đây mà
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
818
Động cơ
329,782 Mã lực
Thí nghiệm tạo ra giọt coaxecva đã được thực nghiệm bởi U rây - Mi lơ.
Có thể thí nghiệm đó chưa hoàn toàn mô phỏng chính xác sự thành sự sống!
Nhưng em thấy nó đáng tin hơn chuyện có một Ông Cụ ngồi nguyên 6 ngày nặn ra muôn loài (kể cả con người); nếu vậy thì Khủng Long, voi Mamut tính sao đây. rồi Ông Cụ nặn ra vi khuẩn, vi dút như thế nào đây? Và nếu thí nghiệm U rây - Mi lơ là sai, thì cũng éo có nghĩa câu chuyện Ông Cụ nặn ra muôn loài là đúng!
Khoa học thực nghiệm tiến bộ ở chỗ là luôn luôn tìm các câu trả lời từ các bằng chứng khoa học, nếu nó chưa đúng, thì họ sẽ tiếp tục nghiên cứu đến khi đúng thì thôi. Chứ không phải là như ai đó làm 1 câu rất chi là bố đời "Phuck cho ai thấy mà không tin"!
Thí nghiệm đó chỉ tạo ra đc amino axit chứ k phải covac nhé
 

Nletgo

Xe buýt
Biển số
OF-342245
Ngày cấp bằng
10/11/14
Số km
818
Động cơ
329,782 Mã lực
Đúng!

Quay trở lại. Xác suất để cách đây bao nhiêu tỷ năm, những phân tử protein đầu tiên hình thành, rồi hàng triệu năm con người tiến hóa. Và vừa rồi, tôi vừa đi về, nổi hứng mở OF, gặp bài này, và quất lại, là bao nhiêu? Cực cực nhỏ, nhưng vẫn xảy ra.
Xác suất chính xác 10^27 phân tử trên ng cụ viết đoạn chat trên và 10^27 phân tử trên ng em đang trả lời cụ khéo phải 1/ 10^(10,000,000^10,0000)

Thấp như thế nhưng nó vẫn xảy ra đó thôi nhưng nếu bảo lặp lại thì chắc k bao h xảy ra nữa :D
 
Chỉnh sửa cuối:

Phuong69

Xe hơi
Biển số
OF-491605
Ngày cấp bằng
26/2/17
Số km
163
Động cơ
277,131 Mã lực
em đã nói với cụ từ đầu là ý e viết bài này là cho thấy dù xác suất nhỏ nhưng sự sống đã hình thành trên trái đất
đó là sự kỳ diệu, sự may mắn kỳ lạ chứ e đâu có nói là do chúa hay không tin là nó may mắn như thế.

điều này giống như việc thử tính xác suất của ông trúng sổ số hay rơi máy bay thôi, thử làm 1 phép tính để hiểu sự khó khăn như thế nào, để hiểu sâu sắc 1 vấn đề mà thôi.

Điều này đã thúc đẩy Francis Crick, giải Nobel sinh học, dựa vào phát hiện về ADN, đi tới kết luận, theo hướng đó, rằng : “Một người trung thực, được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng, nguồn gốc sự sống hiện nay, có vẻ như ở một phép màu, một khi hội đủ những điều kiện tạo ra nó “

Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học
Hà Yên
02:59' CH - Thứ ba, 29/04/2014


Triết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ và, đặc biệt được Đông y dùng làm cơ sở nghiên cứu cơ chế phát sinh bệnh tật, giúp phát triển y thuật, trị bệnh cứu người .
Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình .


Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?

Đó là một bí ẩn lớn, tạo nên những nút thắt trong nhận thức Thế giới Tâm linh, mà cho đến tận hôm nay, vẫn chưa có được tiếng nói chung nào .Gỡ ra những nút thắt này, ta có cơ may nhận biết được nhiều giá trị nhận thức thú vị .

1. Bí ẩn Big-bang: Tại sao Vũ trụ đã xuất hiện ? Không một định luật Vật lý nào rút ra từ sự quan sát, cho phép trả lời những câu hỏi đó . Thế nhưng, cũng những định luật ấy lại cho phép chúng ta mô tả chính xác những gì đã xảy ra từ thời điểm 10 - 43 giây sau vụ nổ lớn (Big-Bang), một khoảnh khắc nhỏ bé không tưởng tượng nổi, so với khoảnh khắc này, một lóe sáng chụp ảnh còn dài hơn 1 tỷ tỷ tỷ lần thời gian của toàn bộ lịch sử mà 10 - 43 giây chiếm trong một giây . Vậy, cái lịch sử chớp nhoáng từ 10 - 43 trở về zéro, lúc vụ nổ bùng phát, là gì ? Cho tới nay, đó là bí mật tuyệt đối, vì thời điểm 10 – 43 là biên giới của nhận thức, mà Vật lý học gọi là “Bức tường Planck” . Bên kia bức tường, các định luật Vật lý không còn hiệu lực, toán học gọi đó là điểm kỳ dị . Chỉ có thể, ở đó là “Năng lượng ban đầu : Một đai dương năng lượng vô hạn .

Sự tồn tại một giới hạn nhận thức bỡi “bức tường Planck” có một hệ quả triết học rất cơ bản, vượt ra ngoài lôgic cổ điển . Hiện nay chúng ta đang tập sự một phương thức tư duy mới: Tư duy siêu lôgic (còn gọi là tư duy phi tuyến) . Tầm quan trọng của sự chuyển dịch tư duy này là ở chỗ : trong khi tư duy lôgic (còn gọi là tư duy tuyến tính) tự giới hạn ở sự phân tích có hệ thống về những hiện tượng chưa biết, - nhưng, cuối cùng, vẫn có thể biết, thì tư duy phi tuyến đã vượt qua ranh giới cuối cùng phân chia nó với cái không thể biết : nằm ở bên kia các phạm trù của lý trí, nó tiếp cận cái bí ẩn ở đó và cố gắng mô tả chúng . Có thể lấy ví dụ như “Tính không thể quyết định được” trong Toán học (không thể chứng minh được một mệnh đề nào đó là đúng hay sai ), hay “Tính bổ sung trong Vật lý” (các hiện tượng cơ bản vừa là hạt vừa là sóng) .

Việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất của Tư duy phi tuyến là, chấp nhận có những giới hạn Vật lý đối với nhận thức . NhàVật lý Đức Max Planck, đã làm sáng tỏ một trường hợp đặc biệt có ý nghĩa của một “hàng rào” Vật lý như vậy . Đó là Lượng tử tác dụng (còn gọi là hằng số Planck) .

Với một giá trị nhỏ bé cùng cực : 6,626 . 10 – 34 jun mỗi giây, đó là lượng năng lượng nhỏ nhất tồn tại trong thế giới Vật lý của chúng ta.

Sự tồn tại của một giới hạn dưới, trong lĩnh vực tác dụng Vật lý, tất nhiên sẽ dẫn tới những giới hạn tuyệt đối khác xung quanh Vũ trụ có thể tri giác được, bởi vì còn đụng phải một độ dài cuối cùng : Độ dài Planck, đó là khoảng cách nhỏ nhất có thể có, giữa hai đối tượng . Cũng vậy, Thời gian Planck : chỉ thời gian nhỏ nhất có thể có .

Ranh giới nhận thức từ hệ quả của bí ẩn Big-Bang, cùng với hiện thực bất định mà lý thuyết lượng tử xác lập, hầu như làm cho tất cả các nhà Vật lý đang trải qua sự thể nghiệm về một thuyết Bất khả tritheo kiểu mới .

Hệ quả tiếp theo là vấn đề, Tại sao những ranh giới ấy tồn tại ? Ai, hay cái gì, đã quyết định sự tồn tại, cùng với giá trị cực kỳ chính xác của chúng ?

Thuyết Vụ nổ lớn được khoa học công nhận, đã làm cho Nhà thờ Cơ đốc giáo hân hoan tuyên bố, Big-Bang là minh chứng sự hiện hữu của Sáng thế và, qua đó, Thượng đế thực sự tồn tại, Giáo hoàng Pie XII đã coi Big-Bang đồng nhất với fiat lux của Kinh thánh (ý nói lời phán của Chúa rằng, ”Phải có sự sáng, thì có sự sáng” ) .

Cái ẩn dấu đằng sau bức tường Planck là một dạng năng lượng đầu tiên, một sức mạnh vô hạn . Ở đó có một “Tổng thời gian (Temps Total) vô tận”ngự trị, nhưng chưa được mở ra, chưa phân chia thành quá khứ, hiện tại, tương lai và cũng chưa được phân chia theo một trật tự đối xứng, trong đó hiện tại chỉ là tấm gương hai mặt mà thời gian tuyệt đối chưa đi qua đó, nó phù hợp với thứ năng lượng ban đầu vô tận ấy .

Đại dương năng lượng vô tận, đó chính là Đấng Sáng tạo . Nếu như con người không thể đi tới hiểu được cái gì nằm đàng sau bức tường Planck, thì đó chính là vì, tất cả các định luật Vật lý không đứng vững được trước sự huyền bí tuyệt đối của Thượng đế và của Sáng tạo mà thôi .

Trong khi đó, Thuyết Vũ trụ tuần hoàn của Phật giáo (Tuần hoàn nhưng không lặp đi lặp lại), coi Big-Bang chỉ là một phân đoạn trong lòng một continuum không đầu, không cuối . Nó đơn giản chỉ là sự khởi đầu một chu kỳ mới trong “chu trình sinh-diệt” vô tận của Vũ trụ . Theo quan điểm của Phật giáo, sự kết thúc của một chu kỳ, được thể hiện ra ngoài bằng một sự bùng nổ cuối cùng, sau đó là sự tiêu tan của Vũ trụ vào chân không, rồi từ chân không đó, một chu kỳ mới lại xuất hiện .

Triết học Phật giáo không thừa nhận mọi sự bắt đầu mà không cần có nguyên nhân cho sự bắt đầu đó, do đó . cũng không thừa nhận sự tồn tại của một Đấng tạo hóa là nguyên nhân của chính mình .

2 . Bí mật đề án Vũ trụ :

a ) Lược sử thời gian

Từ thời điểm 10 – 43 giây, sau Big-Bang, toàn thể Vũ trụ vật chất, với tất cả những gì nó sẽ chứa đựng sau này : Các Thiên hà, các hành tinh, Trái đất, cây cối, sinh vật, v.v.. Tất cả những thứ đó được chứa trong một kích thước vô cùng nhỏ bé : 10 – 33 cm, tức là một phần tỷ tỷ tỷ lần nhỏ hơn một hạt nhân nguyên tử ( 10 – 13 cm) . Đó chính là kích thước Vũ trụ lúc sơ khai, Mật độ và nhiệt độ của Vũ tru lúc ban đầu ấy, đạt tới những con số không thể tưởng tượng nổi : Nhiệt độ tới 10 32 độ C ! Vượt qua “bức tường nhiệt độ” này, Vật lý của chúng ta sẽ sụp đổ . “Vật chất” lúc này là một thứ “bùn hổ lốn” của các hạt cơ bản nguyên thủy : những tổ tiên xa của quark .Ở giai đoạn này 4 tương tác cơ bản ( lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu) chưa phân hóa, chúng hợp thành một Siêu lực duy nhất . Thời đó, có lẽ là thời điên cuồng nhất của toàn bộ lịch sử Vũ trụ, như các nhà vật ly đánh giá . Những sự kiện diễn ra chớp nhoáng với một nhịp độ kỳ lạ, đến mức những điều diễn ra trong phần tỷ giây ấy, lại nhiều hơn những gì diễn ra trong hàng tỷ năm sau đó .

Nếu có một thực thể có ý thức nào đó, có thể sống và chứng kiến Vũ trụ vào thời điểm ấy, thì chắc chắn họ có cảm giác thời gian chớp nhoáng ấy dài vô tận, gần như vĩnh cửu, đã trôi qua giữa các sự kiện . Chẳng hạn, sự kiện mà ngày nay chúng ta cảm nhận, ví dụ, một cái lóe sáng chụp ảnh, thì trong Vũ trụ lúc ấy, ngang với thới gian dài hàng tỷ năm . Tại sao ? bỡi vì, lúc đó mật độ cực đại của các sự kiện, đòi hỏi một sự mất cân đối về thời gian để đủ cho các sự kiện hoàn thành . Hay nói cách khác, thời gian tâm lý phải tương xứng với mật độ sự kiện . Điều này trực tiếp suy ra từ nguyên lý tương đối .

Sau Big-Bang, chỉ cần vài phần tỷ giây là đủ, để cho Vũ trụ bước vào một giai đoạn, mà các nhà vật lý gọi là “Kỷ nguyên lạm phát” . Trong giai đoạn ngắn ngủi ấy, từ 10 – 35 đến 10 – 32 giây, Vũ trụ giãn nở rất nhanh theo hệ số 10 50 . Nghĩa là, nó từ chỗ có tầm vóc một hạt nhân nguyên tử, lớn lên tới tầm vóc một quả cam có đường kính 10 cm . Nói cách khác, tốc độ giãn nở chóng mặt ấy, còn lớn hơn tốc độ giãn nở tiếp theo: từ kỷ nguyên lạm phát cho đến ngày nay .

Thứ “vật chất bát nháo” điện tử, quark, nơtrino, photon và những phản hạt của chúng, xuất hiện sau khoảnh khắc 10 – 32giây ấy, không phải là hoàn toàn đồng nhất . Nếu có thể quan sát thời điểm ấy, người ta sẽ thấy quả cam kia mang theo những đường rạch, biểu hiện sự không đều về mật độ . Thế nhưng, sự tồn tại của chúng ta ngày nay, lại nhờ vào những sự không đều ban đầu ấy . Bởi vì những đường rạch tí xíu kia, sẽ phát triển lên, để sau này tạo ra các Thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh. Tóm lại “ tấm thảm”Vũ trụ ban đầu sẽ đẻ ra tất cả những gì chúng ta biết hiện nay, chỉ trong vài phần tỷ giây .

Cũng vào lúc 10 – 32 giây, Lực mạnh (lực bảo đảm cố kết của hạt nhân nguyên tử) tách khỏi Lực điện yếu (do sự hợp nhất giữa lực điện từ và lực phân rã phóng xạ đẻ ra) . Vào thời đó, Vũ trụ đã lớn lên theo những tỷ lệ kỳ lạ : Bây giờ nó đã đạt được 100 mét đường kính . Bên trong nó là vương quốc của bóng tôi tuyệt đối với nhiệt độ cao không thể tưởng tượng nổi . Vào 10 - 11 giây, Lực điện yếu chia thành hai lực khác nhau : Lực điện từLực yếu . Các photon không còn bị lẫn với những hạt khác, như quark, gluon và lépton nữa . Bốn lực cơ bản xuất hiên .

Từ 10 – 11 đến 10 – 5 giây, sự phân hóa vẫn tiếp tục . Nhưng vào thời điểm ấy, một sự kiện căn bản xen vào : các quark liên kết thành proton và nơtron, và phần lớn các phản hạt biến mất để nhường chỗ cho các hạt của Vũ trụ hiện nay . Vào một phần vạn giây, các hạt cơ bản như vậy, đã được đẻ ra trong một không gian không gian mới được sắp xếp trật tự. Vũ trụ tiếp tục nở ra và lạnh đi . Khoảng 200 giây, sau khoảnh khắc ban đầu, các hạt cơ bản tụ tập lại để tạo nên các đồng vị của các hạt nhân Hydro và Heli :Thế giới, như chúng ta đang biết, dần dần hình thành.

Lịch sử mà chúng ta vừa trải qua, kéo dài khoảng ba phút . Sau đò mọi việc diễn ra chậm hơn nhiều . Trong hàng chục triệu năm, Vũ trụ được tắm trong bức xạ và plasma khí quay cuồng . Vào 100 triệu năm, những ngôi sao đầu tiên được tạo ra trong những cơn lốc bụi vô tận . Chính bên trong những cơn lốc ấy, các nguyên tử Hydro và Hêli hợp nhất lại để tạo ra những nguyên tố nặng, những nguyên tố này sẽ tìm thấy đường đi của mình trên Trái đất, rất lâu, tới hàng tỷ năm về sau này.

b) Bí ẩn vĩ đại

Sự tiến hóa của Vũ trụ, cũng như của mọi hệ thống Vật lý khác, đều do, cái mà người ta gọi là, “những điều kiện ban đầu” và “các hằng số Vật lý” qui định . Vậy mà, đối với quá trình tiến hóaVũ trụ, ngoài những điều kiện ban đầu, như mật độ vật chất, Tốc độ giãn nở vật chất ứng với xung lực của Big-Bang, thì chỉ có 15 Hằng số Vật lýquyết định chiều hướng tồn tại và dẫn dắt Vũ trụ tiến hóa trong tương lai .Chẳng hạn, Hằng số hấp dẫn qui định lực hấp dẫn, Tương tự, ba con số khác qui định cường độ của các lực : hạt nhân mạnh, yếu và lực điện từ, sau đó là vận tốc ánh sáng và hằng số Planck qui định kích thước nguyên tử, tiếp theo là các số đặc trưng cho khối lượng các hạt cơ bản : khối lượng proton, électron v..v.. . Các hằng số này không thay đổi trong không gian và thời gian .

Vũ trụ dường như được điều chỉnh bỡi sự lựa chọn hết sức tỉ mỉ những con số đó, để cho phép xuất hiện một vật chất có trật tự, rồi sự sống và cuối cùng là Ý thức .

Hơn nữa, chỉ cần một trong những Hằng số phổ biến, chẳng hạn hằng số Hấp dẫn, Tốc độ ánh sáng, hay hằng só Planck, v. v.., ngay từ ban đầu, chịu một sự thay đổi hết sức nhỏ bé, thì Vũ trụ đã không có cơ may nào, để các thực thể sống và có trí tuệ ở đó cả .Hay một ví dụ khác, về điều kiện ban đầu : Nếu mật độ vật chất ban đầu, chỉ sai lệch khỏi giá trị tới hạn của nó, thì Vũ trụ đã không hình thành . Còn có thể kể ra nhiều ví dụ nữa …

Tới đây, chúng ta đụng phải một câu hỏi, mang tính Triết học nhiều hơn là Khoa học, không thể né tránh, là : Sự tiến hóa của Vũ trụ, cho đến ngày hôm nay, là kết quả chỉ của “ngẫu nhiên”, như nhà Sinh học Jacques Monod suy nghĩ, hay sự tiến hóa ấy, đã được thiết kế trước bỡi một nguồn Tư duy rộng lớn, ngự trị trong bản thân Vũ trụ, đã vạch ra bản đề án tổng thể Vũ trụ với những thiết kế đồ sộ, mà mỗi yếu tố của nó được tinh toán tỉ mỉ đến như vậy ? Câu trả lời sẽ được trình bày ở phần Hệ quả Triết học . Ở đây chúng ta đã có thể mường tượng thấy rằng : Vũ trụ thật thông minh trong lựa chọn một tập hợp số, để thiết lập một sự đồng bộ duy nhất, có được Vũ trụ như ngày nay.

3. Bí ẩn bản đề án tạo ra sự sống :

Sự khác biệt duy nhất về căn bản giữa cái ỳ và cái sống là ở chỗ, cái sống phong phú về thông tin hơn cái ỳ rất nhiều, Nhưng nếu sự sống chỉ là vật chất được thông tin nhiều hơn, thì thông tin ấy từ đâu mà ra ? Cho tới hiện nay nhiều nhà Sinh học và Triết học cho rằng những sinh vật đầu tiên được đẻ ra “ngẫu nhiên” trong các làn sóng tới và các làn sóng dội lại, của đại dương nguyên thủy, cách đây 4 tỷ năm .

Đúng là những qui luật tiến hóa do Darwin nêu lên, là có thật và các qui luật đó dành cho tính bấp bênh một vị trí to lớn, nhưng ai đã quyết định các qui luật này ? Bằng “ngẫu nhiên” nào mà một số nguyên tử xích lại gần nhau để tạo thành những phân tử axit amin đầu tiên ? và bằng ngẫu nhiên nào mà những phân tử ấy tập hợp lại để đi tới tòa nhà phức tạp ghê gớm là ADN ấy ?

Nhà Sinh học Francoirs Jaccop, đã có lần đặt ra câu hỏi : Ai đã vạch ra các đề án của phân tử ADN đầu tiên, mang theo thông điệp đầu tiên, cho phép tế bào sống đầu tiên tự sinh sản ?

Những câu hỏi đó, và một loạt những câu hỏi khác, vẫn chưa có trả lời nếu chỉ bám chặt vào thuyết “ngẫu nhiên”. Đó là lý do tại sao, từ nhiều năm nay, quan điểm của nhiều nhà Sinh học đã bắt đầu thay đổi . Những nhà nghiên cứu đi trước, không còn băng lòng vơi việc đọc thuộc lòng, các qui luật của Darwin mà không suy nghĩ, Họ dựng lên một lý luận mới, thường gây ra nhiều ngạc nhiên . Đó là những giả thuyết rõ ràng, dựa vào sự can thiệp của một nguyên lý tổ chức siêu việt vào vật chất .

Theo những cách tiếp cận mới, càng ngày càng lay chuyển niềm tin giáo điều về cái gọi là “ngẫu nhiên sáng tạo “ ấy, sự sống là một thuộc tính nổi lên từ vật chất, một hiện tượng tuân theo một loại tính tất yếu nằm ngay trong cái không sống . Điều này lại càng đáng chú ý hơn ở qui mô Vũ trụ : Sự sống phải mở một con đường khó khăn, đầy rẫy những chướng ngại, để cuối cùng xuất hiện được . Chẳng hạn, không gian, nơi thì trống rỗng, lạnh đến đông cứng với nhiệt độ gần 273 độ âm, nơi thì vật chất của các ngôi sao nóng bỏng, không một sinh vật nào có thể chịu được, nơi thì các loai bức xạ thi nhau bắn phá không cho cái sống biểu hiện ra gần như khắp nơi, thế mà, bất chấp mọi điều đó, sự sống vẫn xuất hiện, ít ra là trên hành tinh của chúng ta .

Do đó, vấn đề đặt ra với các nhà Khoa học và các nhà Triết học là tìm biết xem giữa vật chất và sự sống, có một sự chuyển tiếp liên tục không . Hiện nay, Khoa học đang nghiên cứu ở chỗ nối nhau ấy của cái ỳ và cái động, nó muốn chứng minh ràng, có một vùng liên tục, nói cách khác, cái sống là kết quả của một sự thăng tiến tất yếu của vật chất . Nó có sứ mệnh không cưỡng được, là phải vượt qua một thang đi lên từ những hình thức gần gũi với vật chất nhất (như các siêu vi khuẩn), cho tới những hình thức cao nhất, có một sự đi lên trong tiến hóa : Cuộc phiêu lưu của sự sống đã được một nguyên lý tổ chức sắp xếp .

Vậy phải xem, nguyên lý đó có thể nằm ở chỗ nào . Để làm việc này, chúng ta phải dựa vào những công trình của một trong những nhà Sinh hóa nổi tiếng nhất, đoạt giải nobel Hóa học: Ilya Prigogine .

Những nghiên cứu của ông, bắt nguồn từ một ý tưởng hết sức đơn giản :Hỗn loạn không phải là một trạng thái tự nhiên của vât chất, mà ngược lại, là một giai đoạn đi trước của sự xuất hiện một trật tự cao hơn . Quan niệm đó, trước hết, gây ra sự chống đối của giới Khoa học, vì nó đi ngược lại với những quan niệm đã được thừa nhận, Tuy nhiên sự chống đối ấy, chẳng làm lay chuyển niềm tin của ông : Các qui luật chưa biết, sẽ phải giải thích Vũ trụ và sự sống sinh ra từ hỗn loạn ban đầu như thế nào . Niềm tin ấy của Prigogine, không phải chỉ có tính chất lý thuyết, mà còn dựa vào kết quả của một thí nghiêm . gọi là thí nghiệm Bénard . Nó hết sức đơn giản : Lấy một dung dịch, chẳng hạn như nước, đun nóng nó lên trong một cái bình . Chúng ta thấy gì ? Thấy các phân tử của dung dịch tự tổ chức lại, tập hợp lại theo một cách trật tự để tạo thành những ô sáu góc gần giống như mặt ngoài của một tổ ong . Hiện tượng bất ngờ ấy, được biết với tên gọi “Tính không ổn định Bénard” đã làm cho Prigogine băn khoăn: Tại sao và như thế nào, những “ô” ấy đã xuất hiện trong nước ? Ai đã làm nảy sinh ra một cấu trúc có trật tự bên trong hỗn loạn?

Có một sự tương tự giữa sự hình thành những cấu trúc khoáng chất ấy và sự xuất hiện những tế bào sống đầu tiên . Đó là kết luận mà Prigogine đi tới . Cái có thể xảy ra trong động lực học của các dung dịch, cũng phải xảy ra trong Hóa học và Sinh học.

Nhưng để hiểu rõ hơn lập luận của Prigogine, cần phải dựng lại những giai đoạn chính của hiện tượng này . Trước hết, cần ghi nhận răng, sự vật xung quanh ta, có cách ứng xử như hệ thống mở, tức là chúng trao đổi thường xuyên vật chất, năng lượng và, quan trọng nhất : Thông tin, với môi trường của chúng . Nói cách khác, các hệ thống thường xuyên vận động ấy, thay đổi một cách đều đặn qua thời gian và phải được coi là Thăng giáng . Thế nhưng, những thăng giáng ấy có thể quan trọng đến mức, tổ chức mà những thăng giáng ấy đưa vào, không thể cho phép có chúng mà không tự biến đổi . Từ cái ngưỡng quyết định ấy, có hai giải pháp được Prigogine mô tả chi tiết : hoặc hệ thống bị phá vỡ bỡi tầm rộng lớn của những thăng giáng, hoặc nó đi tới một trật tự nội tại mới, có một trình độ tổ chức cao hơn . Như vậy, điểm chính trong sự phát hiện của Prigogine là : Sự sống dựa vào những cấu trúc động lực mà ông goi là “ Các cấu trúc tiêu tán “ (Structures dissipatives), với vai trò của chúng đúng là làm tiêu tán luồng năng lượng, vật chất và thông tin gây ra một thăng giáng. (Trong những năm 60 của thế kỷ trước, lần đầu tiên ở Việt nam, Giáo sư Tạ Quang Bửu cũng đã có một bài viết dài, giới thiệu nội dung và ý nghĩa “Về tính không ổn định Bernard” và “Các cấu trúc tiêu tán” này trong công trình của Prigogine, trên Tạp chí Hoạt động Khoa học kỷ thuật của UBKHKTNN . bài viết của GS . Tạ Quang Bửu đã làm nóng lên không khí học thuật của các nhà khoa học Việt nam lúc đó . Tác gỉả bài viết nhỏ này, cũng được may mắn đọc bài viết đó của GS một cách hồ hởi và suy ngẫm về ý nghĩa của nó trong nhiều năm sau) .

Nếu trong một hệ thống kín tuân theo Nguyên lý thứ hai của Nhiệt động học, nói rằng, theo thời gian, các hệ thống kin chuyển từ trật tự sang hỗn loạn, không thể cưỡng được, thì trong hệ thống mở, như sự sống, phải chăng đã diễn ra điều ngược lại ? Các nhà khoa học đã xem xét lịch sử các hóa thạch, nhận thấy rằng các tổ chức tế bào thường bị biến đổi, được cấu trúc thành từng bậc, ngày càng phức tạp . Nói cách khác, sự sống chỉ là lịch sử của một trật tự ngày càng cao và càng phổ quát hơn . Vì, khi Vũ trụ trở về trạng thái cân bằng, thì nó phải xoay xở, bất chấp mọi cái, để tạo ra những cấu trúc ngày càng phức tạp . Đó chính là điều Prigogine chứng minh . Dưới con mắt của ông, vật chất có xu hướng tự cấu trúc để trở thành vật chất sống . Ở mức phân tử, một sự cấu trúc như vậy diễn ra theo các qui luật hiện còn rất bí ẩn . Các nhà khoa học nhận thấy lối “Ứng xử thông minh” lạ thường của những phân tử hay những tập hợp phân tử, mà không thể nào giải thích được những hiện tương đó .

Hết sức bối rối vì sự có mặt khắp nơi của trật tự nằm bên dưới vẻ hỗn loạn bề ngoài của vật chất ấy, Prigogine đã tuyên bố : “Điều gây ngạc nhiên là, mỗi phân tử biết các phân tử khác làm gì đồng thời với nó, và với khoảng cách hết sức lớn . Những thí nghiệm của chúng tôi, cho thấy các phân tử giao tiếp với nhau như thế nào . Tất cả mọi người đều chấp nhận thuộc tính ấy trong hệ thống sống, nhưng không có trong hệ thống ỳ “ .

Như vây là có một sự kết nôi liên tục giữa vật chất gọi là “ỳ” và vật chất sống . Trong thực tế, sự sống rút những thuộc tính của nó một cách trực tiếp từ thiên hướng bí ẩn này của vật chất : Thiên hướng tự tổ chức một cách tự phát để đi tới những trạng thái ngày càng trật tự hơn và phức tạp hơn .

Một lần nữa, Vũ trụ thật là thông minh . Vũ trụ là một tư duy rộng lớn ! Tư duy ấy có ở từng hạt, từng nguyên tử, từng phân tử, tưng tế bào của vật chất, có một tinh toàn hiện ( Omnipresence) sống và hoạt động lặng lẽ, không cho ai hay biết cả .



Xét về mặt Triết học, những điều vừa nêu trên, có nhiều hệ quả : Vũ trụ có một cái hướng . Cái hướng sâu xa ấy nằm bên trong nó, dưới hình thức một nguyên nhân siêu việt :
Nếu trong Vũ trụ có một sự chuyển tiếp từ cái không thuần nhất sang cái thuần nhất, nếu có một sự tiến bộ thường xuyên của vật chất sang những trạng thái có trật tự hơn, và nếu có một sự tiến hóa của các giống loài, tới một “siêu giống loài” (thậm chí có thể là loài người), thì tất cả những điều đó, buộc chúng ta phải tin rằng, ở cơ sở của chính bản thân Vũ trụ, có một nguyên nhân đưa lại sự hài hòa của các nguyên nhân : “Một Trí tuệ”. Sự hiện hữu rõ ràng của trí tuệ đó đến tận giữa lòng vật chất . Đó là cơ sở để bác bỏ quan niệm về một Vũ trụ xuất hiện “ngẫu nhiên” và tạo ra Ý thức (trí tuệ) cũng “ngẫu nhiên” . Để làm rõ hơn cơ sở này, chúng ta xét một trường hợp cụ thể : Một tế bào sống bao gồm khoảng hai chục axit amin tạo thành một chuỗi chật kín . Chức năng của các axit amin ấy, đến lượt nó, phụ thuộc vào khoảng 2000 enzym đặc thù . Theo sơ đồ ấy, các nhà sinh học đã tinh ra rằng, để 1000 enzym khác nhau, xích lại gần nhau một cách có trật tự để tạo thành một tế bầo sống, (trong một tiến trình nhiều tỷ năm), thì phải có xác suất là 10 1000 lấy một .Có thể nói cơ may ấy bằng không . Điều này đã thúc đẩy Francis Crick, giải Nobel sinh học, dựa vào phát hiện về ADN, đi tới kết luận, theo hướng đó, rằng : “Một người trung thực, được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng, nguồn gốc sự sống hiện nay, có vẻ như ở một phép màu, một khi hội đủ những điều kiện tạo ra nó “ .

Trong Hóa học có một nguyên lý, được biết dưới cái tên “ Ổn định hình thể điện tích” (Stabilisation topologique de charges), nguyên lý này đòi hỏi các phân tử, trong cấu trúc của chúng, mang những chuỗi nguyên tử thay thế nhau ( và, đặc biệt là cacbon, azot và oxy ), tạo ra các hệ thống ổn định trong khi tập hợp lại . Đó chính là những bộ phận căn bản tạo nên cơ học của cái sống : Các axit amin !

Vẫn theo nguyên lý “ái lực nguyên tử” này, các axit amin, đến lượt chúng, lại tập hợp để tạo nên những chuỗi đầu tiên của các vật liệu quí giá cho sự sống, đó là các peptit .
Trong những làn sóng đen khắc nghiệt của các đại dương, vào những ngày đầu tiên Trái đất, đã bắt đầu xuất hiện những phân tử azot đầu tiên (mà người ta gọi là “purin” và “pyrimidin” ) theo cùng một quá trình ấy, từ những phân tử này, về sau, đã nảy sinh ra mã di truyền . Thế là cuộc phiêu lưu lớn bắt đầu, chậm rãi đưa vật chất lên cao hơn trong một vòng xoáy trôn ốc đi lên, không thể cưỡng lại được : Những phân tử azot đầu tiên được củng cố, kết hợp với phốt phát và đường, cho đến khi vạch ra được những nguyên mẫu của Nucleotit, những yếu tố nền tảng này, đến lượt chúng, vừa tạo ra những chuỗi vô hạn, vừa dẫn tới giai đoạn căn bản của cái sống : Sự xuất hiện Axit Ribonucleic ( ARN – nổi tiếng không kém gì ADN ).

Như vậy, trong vài trăm triệu năm gì đó, sự tiến hóa đã đẻ ra hệ thống sinh hóa, bền vững, tự chủ, được bảo vệ ở bên ngoài bằng những màn tế bào, và đã giống với một số vi khuẩn nguyên thủy .

Ngoài việc cung cấp năng lượng (mà hồi đó chứa đầy trong môi trường), vấn đề thực sự, mà các tế bào cổ xưa ấy đụng phải, là vấn đề sinh sản,

Đúng vậy, làm thế nào để duy trì những tập hợp quí giá ấy, những kỳ quan nhỏ bé của Tự nhiên ấy, có thể bảo đảm tính vĩnh hằng của chúng ? Chúng ta vừa thấy rằng, các axit amin tạo ra những tập hợp này đã tuân theo một trật tự chính xác . Như vậy những tế bào đầu tiên ấy, phải học cách “sao chép” ở đâu đó sự xâu chuỗi này trong khi tạo ra những protein cơ sở của chúng, để cho chính bản thân chúng, có thể tạo ra những protein mới, hoàn toàn phù hợp với những protein trước đó .

Vấn đề là, làm thế nào, những tế bào đâu tiên đã bày đặt ra được vô số những mưu lược dẫn tới sự kỳ diệu này : Sự sinh sản !

Có một “qui luật” được khắc vào lòng vật chất, cho phép dẫn tới phép lạ : Các Axit amin có cực tính mạnh nhất ( tức là những Axit amin mang một điện tích tĩnh cao ) bị hút một cách tự phát bỡi những phân tử Azot, trong khi những axit amin ở gần hơn, lại tập hợp với những họ khác, như sytosin .

Thế là đã xuất hiện Bản phát thảo đầu tiên của Mã di truyền : Bằng cách làm cho một số nucleotit xích lại gần nhau ( mà không phải là những thứ khác ), những Axitt amin ấy đã từ từ vạch ra những sơ đồ cấu trúc riêng của chúng, bỡi những công cụ và vật liệu đã chế tạo ra chính chúng.

Rõ ràng, qua lược đồ được mô tả trên, ta thấy không có thao tác nào có thể được thực hiện một cách ngẫu nhiên cả.

Hãy lấy một trong nhiều ví dụ : Để cho việc ghép các Nucleotit một cách “ngẫu nhiên” để cho ra một phân tử ARN dùng được, thì Tự nhiên cần phải mò mẫm, thử đi thử lại nhiều lần, mất ít ra 10 15 năm, tức là gấp một trăm nghìn lần tuổi của Vũ tru chúng ta!

Nói cách khác, chỉ một lần thử ngẫu nhiên trên Trái đất cũng đủ thu hết cả Vũ trụ ! Điều đó có vẻ giống như toàn bộ sơ đồ tiến hóa đã được thiết kế trước, từ nguồn gốc .

Nếu quả sự tiến hóa của vật chất hướng tới sự sống và Ý thức, đòi hỏi một Trật tự, thì đó là trật tự nào ? Đó chỉ có thể là Trật tự của một Tư duy giàu trí tuệ . Bỡi vì, để ý rằng, Nếu Ngẫu nhiên có xu hướng phá hủy trật tự, thì ngược lại, Trí tuệ lại biểu hiện ra ở sự tổ chức mọi vật, ở sự đem lại một trật tự từ hỗn loạn . Do đó, khi quan sát tính phức tạp đáng kinh ngạc của sự sống, chúng ta không thể không kết luận rằng, bản thân Vũ trụ thật “Thông minh” : Một trí tuệ siêu việt, tồn tại trên bình diện hiện thực ( tồn tại ngay ở khoảnh khắc ban đầu khai sinh Vũ trụ ) đẫ “ra lệnh” cho vật chất đẻ ra sự sông .

4. Những hệ quả Triết học.

a) Trật tự từ hỗn loạn : chiều hướng phổ biến của vận động vật chất

Lý thuyết Lượng tử có thể mô tả rất chính xác ứng xử của một nhóm hạt, nhưng khi đụng tới một hạt riêng biệt, thì nó chỉ có thể nêu ra những xác suất . Như vậy, điều mà chúng ta thấy bấp bênh ở một mức nào đó, lại tỏ ra có trật tự ở một mức cao hơn . Điều đó chứng tỏ rằng, cái mà chúng ta gọi là “ngẫu nhiên” chỉ là sư bất lực của chúng ta trong việc hiểu một mức độ trật tự cao hơn mà thôi . Đồng tình với tư tưởng này, nhà Vật lý người Anh David Bohm, cho rằng : Những vận động của các hạt bụi trong một tia nắng, chỉ tán loạn vè bề ngoài : Dưới cái vẻ hỗn loạn của các hiện tượng, có một trật tự sâu xa ở mức độ rất cao . Điều đó cho phép giải thích, cái mà chúng ta thấy như kết quả của ngẫu nhiên.

Một minh chứng khác, hãy nhớ lại một thí nghiệm nổi tiếng trong Vật lý : Thí nghiệm hai khe . Phương tiện thí nghiệm rất đơn giản : Đặt một tấm màn có hai khe hở song song theo chiều dọc, giữa một tấm phim và một nguồn sáng, phóng các photon (các hạt ánh sáng) đi tới tấm màn . Khi phóng các hạt ánh sáng từng hạt một tới các khe, chúng ta không thể nói được hạt đó đi qua khe nào, cũng như nó sẽ tới tấm phim đúng vào điểm nào . Theo đó, vận động và quĩ đạo của hạt ánh sáng là bấp bênh và không dự đoán được.

Thế nhưng, sau khoảng một nghìn lần bắn liên tiếp, các photon không để lại một vết tán loạn nào trên tấm phim cả . Toàn bộ các hạt được bắn tách rời nhau ấy, tạo thành một hình hoàn toàn có trật tự, được biết dưới cái tên : những vân giao thoa . Hình này, về đại thể, là có thể dự đoán được . Nói cách khác, tính chất “bấp bênh” về ứng xử của mỗi hạt riêng biệt, thật ra đã chứa đựng một mức độ trật tự rất cao, mà chúng ta không thể lý giải được.

Thí nghiêm này, ở tầm vi mô, cùng với những ví dụ ở tầm vĩ mô, nêu ở các phần trước, có thể khái quát một chân lý : Vũ trụ không chứa đựng ngẫu nhiên, mà là những mức độ trật tự khác nhau, còn chúng ta thì phải khám phá ra Thứ bậc của những mức độ.

Từ hệ quả đó, có thể hiểu được, tại sao khi quan sát Tự nhiên và các qui luật toát lên từ Tự nhiên, người ta cảm thấy dường như toàn thể Vũ trụ Tràn ngập Ý thức hướng tới tính phức tạp vô tận của nó, bất chấp những vẻ bề ngoài đối địch nhau để biểu hiện ra Trí tuệ . Nhận thức mới này, được Tôn giáo và Tín ngưỡng đón nhận như một nền tảng thiêng liêng trong đời sống Tâm linh của mình : Hiện thực của một Đấng Sáng thế !

Một Trường phái tư tưởng Triết học khác, cũng từ hệ quả trên, cho rằng : “ Vật chất không có Ý thức chỉ là sự sụp đổ của Vũ trụ “ . Không có chúng ta, không có một Ý thức để chứng nhận chính bản thân nó, Vũ trụ sẽ không thể tồn tại : Chúng ta là bản thân Vũ trụ, Là Sự sống, Ý thức, Trí tuệ của nó .

b . Thượng đế có tồn tại ?

Sự chứng tỏ Vũ trụ ứng xử thông minh như một Tư duy rộng lớn, một Trí tuệ siêu việt, đã làm ý niệm về một Thượng đế toàn năng, hiện hữu hơn bao giờ hết trong quan niệm của Tôn giáo .

Trong khi đó, Triết học Phật giáo nói rằng, Vũ trụ không có “bắt đầu” và không có “kết thúc”, do đó không có khái niệm “Sáng thế”, vì vậy, Thượng đế không có lý do tồn tại . Sự xuất hiện của các hiện tượng đều thông qua nguyên lý về Sự phụ thuộc lẫn nhau . Tức là, mỗi sự kiện hay mỗi hiện tượng đều phải có một nguyên nhân . Mối quan hệ Nhân – quả, nối tiếp vô cùng này, chắc chắn sẽ đi ngược lại niềm tin siêu hình của phương Tây, của Tôn giáo, cũng như của các nhà Khoa học, những người muốn, bằng mọi giá, phải gán một sự “Bắt đầu”, một “Nguyên nhân đầu tiên “ cho vạn vật . Mong muốn tìm ra một điểm bắt đầu với niềm tin rằng, vạn vật tồn tại thực và bền vững, như trí óc bình thường của chúng ta cảm nhận.

Chứng minh sự tồn tại một điểm “bắt đầu, tức là chứng minh tính hiện thực của “Sáng thế”, đồng nghĩa với sự hiện hữu của Thượng đế . Do đó không dễ gì lay chuyên niềm tin ấy, đã ngự trị lâu đời trong hệ tư tưởng Tôn giáo, cho dù về mặt Khoa học, Cơ học lượng tử cho phép tránh được quan niệm về nguyên nhân đầu tiên của Vũ trụ . Sự “bắt đầu” của vạn vật không còn cần thiết nữa .

Tuy nhiên, nếu khẳng định một niềm tin “sáng thế”, thì nguyên lý sáng thế ấy phải mang trong lòng nó những nguyên nhân và kết quả, của Vũ trụ . Vậy thì nó phải không ngừng tạo ra Vũ trụ . Về một phương diện nào đó, tựa như một Big-Bang vĩnh cửu : nghĩa là liên tục nổ ra Big-Bang ! Đó là điều phi lý .

Mặc khác, nói “Thượng đế tạo ra Vũ trụ” sẽ vô nghĩa nếu Thời gian không tồn tại . Hành động sáng tạo ra Vũ trụ chỉ có thể tiến hành trong Thời gian . Vậy Thượng đế nằm trong hay ngoài Thời gian ? . Mà như Einstein khẳng định, thời gian không phải là tuyệt đối . Thời gian có thể co giãn, vậy một Thượng đế ở trong thời gian, thậm chí là chính thời gian, sẽ không còn là đấng toàn năng nữa vì phải tuân theo những biến thiên của thời gian do các chuyển động có gia tốc, hay do các trường hấp dẫn mạnh (xung quanh lỗ đen) gây ra . Nếu một Thượng đế ở ngoài thời gian, sẽ có sức mạnh vạn năng, thì lại không thẻ cứu rỗi chúng ta được, vì những hành động của chúng ta đều nằm trong thời gian . Còn, nếu Thượng đế vượt lên trên cả thời gian, thì Ngài hẳn đã biết trước tương lai, vậy thì tại sao Thương đế lại phải bận tâm đến sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh của con người chống cái ác ? Vì Ngài chẳng đã biết tất cả tứ trước rồi hay sao . Hoặc, nếu Thượng đế là bất biến, thì như vậy Ngài không thể sáng tạo được, hoặc là, Thượng đế nằm trong thời gian thì Ngài không bất biến . Đây chính là một trong những mâu thuẫn mà khái niệm “Nguyên nhân đầu tiên” dẫn đến .

Tuy nhiên, ở đây chỉ bác bỏ một Thượng đế được “nhân hóa” như một thực thể hiện hữu . Còn trên phương diện thực hành Tâm linh, thì niềm tin vào Thượng đế, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng đế đối với mọi chúng sinh,

Tóm lại, khi người ta dấn thân vào một con đường Tâm linh nào đó, điều quan trọng là việc hành đạo phải phù hợp cao nhất với sự phát triển trí óc của mình, và với những thiên chất và khuynh hướng Tâm linh của mình .

c . Phải chăng hiện tượng Ý thức tồn tại trong lòng Vũ trụ ?

Ý thức là nền tảng của Tư duy . Tư duy là hành vi của Ý thức . Trí tuệ là thước đo năng lực Tư duy . Tư duy phát huy nên Trí tuệ . Chúng là nguyên nhân và kết quả của nhau : “Có cái này, mới có cái kia “ .

* Chân lý hiện lên từ những vương vấn hoài nghi?

Sau khi loại bỏ khả năng hiện thực của một “Đấng Sáng tạo”, thì tiến hóa của Vũ trụ, dường như, được dẫn dắt bỡi một Tư duy rộng lớn, với tầm Trí tuệ siêu việt, hiển hiện trong từng chi tiết, từ Thế giới vi mô : Các hạt cơ bản, các nguyên tử, các phân tử, cho đến Thế giới vĩ mô : Các hành tinh, các ngôi sao, các Thiên hà …

Những biểu hiện chính xác, đầy tính lôgic ấy, ngoài sự sáng suốt của Ý thức, không thể là cái gì khác : Chắc chắn tồn tại một Trườngmang thông tin chức năng Ý thức, vận động vĩnh hằng trong thời gian và rộng lớn trong không gian là một thực tại của Vũ trụ .

Đặc trưng cơ bản của Trường là dao động, cho nên Trường cũng có nghĩa là Sóng, dù không phải là sóng Vật lý, thì Sóng luôn gắn với chuyển động . Vì là phi vật thể, nên Trường sóng mang thông tin “chức năng Ý thức” này, tồn tại trong Thế giới siêu hình của Vũ trụ .

Ý thức, theo Triết Phật, là một chức năng hữu hiệu, không có hiện thực nội tại và cũng không có điểm “bắt đầu”. Ý thức bao hàm một lượng lớn quan hệ, mà ta có thể xem như chúng sinh ra một Trường, cũng có nghĩa là một Sóng, ngay cả khi nó không phải là một sóng Vật lý . Người ta có thể mô tả Ý thức như một dòng chảy, một chức năng duy trì vĩnh viễn, nhưng không nhất thiết phải mang theo một thực thể tách biệt nào, nghĩa là, có một sự lan truyền một chức năng và các thông tin, chứ không có sự chuyển dịch vật chất, hay các thực thể cụ thể nào . Ý thức và thân xác không có ranh giới Chủ thể - Khách thể . Chúng bổ sung cho nhau và Phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất trong một Tổng thể con người và Thế giới . Phật giáo cho rằng, Ý thức có nhiều cấp độ : Cấp độ Thô, cấp độ Tinh và cấp độ cực kỳ tinh .

Cấp độ Thô gắn liền với não bộ, và chỉ được thể hiện khi còn thân xác . Điều đó có nghĩa là, cấp độ Thô lấy thân xác làm giá đỡ : gọi là giá đỡ vật chất, hay giá đỡ vật lý, Ý thức cấp độ Tinh và Cực kỳ tinh, không nhất thiết cần đến giá đỡ vật lý . Nghĩa là, dù cái chết làm cho thân xác tiêu tan, nhưng Ý thức ở cấp độ cao ấy vẫn duy trì vĩnh viễn, mang theo Thông tin ký ức, và tiếp tục tồn tại trong Tổng thể Vũ trụ .

Đến đây, chúng ta thấy gì ? Chúng ta thấy, bằng chiêm nghiệm với công cụ Tư duy sắc bén, Triết học Phật giáo đã đoán nhận “Bản chất của Ý thức”, trùng hợp với hiện tượng “trí tuệ”, phát lộ ngay trong lòng Vũ trụ, đang vận động như một dòng chảy vĩnh hằng, được biết như một Trường Thông tin mang chức năng Ý thức, tràn đầy Vũ trụ.

Ý thức, Tư duy, là khái niệm thuộcThế giới siêu hình học . Thiên văn học hiện đại nói cho chúng ta biết, trong Vũ trụ, thế giới vật chất chỉ chiếm một phần ít ỏi, khoảng xấp xỉ 5%, Còn lại, choáng gần hết Vũ trụ là Thế giới siêu hình, mà các nhà Khoa học gọi Thế giới ấy là “Vật chất tối” (cũng có lúc gọi là “Năng lượng tối” ) . Không có bất kỳ bức xạ nào phát ra từ nó, Nó vô hinh, nhưng rõ ràng nó tồn tại, thông qua tương tác của mình, nó gắn kết với phần Vật chất còn lại của Vũ trụ, như một tổng thể thống nhất, làm cho Vũ trụ vận hành . Đó là bí ẩn lớn đôi với Khoa học . Còn đối với Triết học Nhân sinh Phương đông, thì đó không hề là bí ẩn khi tìm cách trả lời câu hỏi sau đây :

Nếu năng lượng tối, phần siêu hình học ấy, quyết định sự vận hành, thậm chí là số phận của Vũ trụ, thì một động vật cao cấp, có Ý thức, có Tư duy, như con người chúng ta, thì số phận được quyết định bởi cái gì ?

Ai cũng hiểu rằng, Thế giới Tư duy ở con người có tầm rộng lớn, gần như vô hạn, còn “Thế giới “ thân xác thì hạn hẹp : Nó nhỏ bé trong không gian và ngắn ngủi trong thời gian . Nghĩa là, có sự tương đồng với Vũ trụ, ở con người Thế giới siêu hình cũng vẫn là bất tận, Cho nên, cái phần siêu hình học mà đời sống Tinh thần, đời sống Tâm linh ngự trị, mới thật sự là quyết định giá trị và phẩm chất đời người . Đó là chân lý mà Khoa học về tiến hóa của Vũ trụ cung cấp bằng chứng cho chúng ta : Rằng, chúng ta là hình ảnh phóng chiếu của Vũ trụ .

* Và chân lý có thể đã được chứng minh?

Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, một quan điểm Triết học, đã được Khoa học Chứng minh và, nhanh chóng, chuyển thành Khoa học công nghệ . Những ứng dụng sau đó, đã gây nên một cuộc cách mạng Khoa học, có sức chấn động không nhỏ, Quan điểm ấy nói rằng : “ Cái bộ phận được chứa trong Toàn thể và cái Toàn thể được phản ảnh trong Bộ phận.” Hoặc có thể phát biểu theo Lý thuyết Thông tin “Thông tin của Bộ phận có trong Toàn thể và thông tin của Toàn thể chứa trong Bộ phận”.

Có thể dẫn ra khá nhiều ví dụ về ứng dụng nguyên lý này trong thực tiễn:

1) Trong Thế giới động vật : Chỉ cần một tế bào phôi, bằng một qui trình nuôi cấy chặt chẽ, đánh thức thông tin Toàn bộ con vật, được lưu giữ trong đó, ngườ ta có thể cho ra đời hoàn chỉnh một con vật cùng giống loài . Đó là kỹ thuật nhân bản vô tính.

2) Trong thế giới thực vật còn đơn giản hơn: Chỉ cần một tế bào lá, có thể nhân bản thành cây . Đó là kỷ thuật ươm cây giống để trồng hàng triệu hecta rừng .

3) Trong Thế giới vô sinh: Người ta đã chế tạo được một loại hợp kim có trí nhớ, lưu giữ thông tin toàn bộ về sản phẩm làm từ hợp kim này . Nếu đem sản phẩm ấy hủy hoại bằng cách đập bẹp, cán dẹt chỉ còn là dạng phế liệu, nhưng khi đem mẫu phế liệu ấy gia nhiệt, thì lập tức, nó bung ra và lấy lại chính xác hình dáng sản phầm ban đầu . Tức là, sản phẩm đã lưu giữ toàn bộ thông tin ký ức vè sự toàn vẹn của chính nó .

4) Cũng trong Thế giới vô sinh: Giả sử, ta có một tấm phim “toàn ảnh”chụp cột cờ Hà nội bằng kỷ thuật hologramme – Đây là kỷ thuật chụp, mà ảnh thu được bằng phương pháp, trong đó, toàn bộ thông tin về vật, đều được ghi lại từ cả cường độ lẫn pha của sóng ánh sáng . Nhờ đó, ảnh thể hiện được cả ba chiều trong không gian . Bây giờ, nếu ta xé vụn tấm phim ra hàng chục, hàng trăm mảnh . Nhưng khi đem một mẩu vụn vừa xé ấy, đặt vào một máy chiếu Laser, Ta sẽ thấy hiện lên nguyên vẹn hình ảnh Cột cờ Hà nôi . Điều đó cho thấy, thông tin về toàn bộ hình ảnh (Cột cờ), đã được ghi ở khắp nơi trên tấm phim toàn ảnh, khiến cho mỗi Bộ phận của tấm phim phản ảnh cái Toàn bộ.

Ngày nay, những ví dụ như vậy rất nhiều, trở thành phổ biến trong đời sống xã hội.

Tóm lại, con người là một bộ phận của Vũ trụ . Vì vậy, Ý thức, Tư duy, Trí tuệ, nghĩa là những gì thuộc Thế giới siêu hình, mà con người sở hữu, chỉ là phản ảnh đầy đủ từ cái Toàn bộ, mà thực tại Vũ trụ đang hiện hữu mà thôi . Nói cách khác, Ý thức, Tư duy, Trí tuệ, hiện hữu nơi con người, vốn cũng hiên hữu và lan tràn trong Vũ trụ .

d . Đầu mối và những nút thắt :

Từ những luận cứ đã dẫn trên đây, có cơ sở để xác nhận học thuyết Phật giáo cho rằng : Ý thức không đột sinh ( emergence ) từ vật chất . Bỡi vì, phải có sự cộng thông bản chất giữa kết quả và nguyên nhân, thì sự “nảy sinh” mới thực hiện được . Nếu không, thì “bất cứ cài gì cũng có thể nảy sinh từ bất cứ cái gi” là điều phi lý . Do đó, vật chất và Ý thức không cùng bản chất, thì không thể nảy sinh từ nhau . Ý thức, như đã chứng tỏ, chỉ là một trường sóng phi vật lý, vận động như một dòng chảy liên tục, không có bắt đầu và không có kết thúc . Giờ đây, chúng ta biết thêm được rằng, trường sóng ấy hiện diện khắp nơi trong Vũ trụ, tràn ngập Thế giới xung quanh như một Trường thông tin . Bằng thông điệp của mình, nó dấn dắt Vạn vật xây dựng Trật tự từ Hỗn loạn mà tiến hóa lên . Não bộ không sinh ra Ý thức mà được trang bị Ý thức, tiếp nhận từ Vũ trụ . Cũng tựa như cây cối tạo nên màu xanh rực rỡ, là do tiếp nhận ánh sáng, mà Vũ trụ ban cho, để diệp của lá rực lên màu lục vậy . Hoặc : máy phát sinh ra điện là do tiếp nhận năng lượng từ dòng nước sông đang vô tư lưu chảy ngày đêm kia vậy . Đó chính là Đầu mối của mọi huyền bí Tâm linh, giờ đây đã dần hé lộ, được nhận diện từ trong chồng chất của muôn vàn sắc thái, trong Thế giới các hiện tượng quanh ta .

Từ đó nảy ra vấn đề : Thế thì, vai trò của Não bộ chỉ thụ động của “một chiếc máy thu” Thế giới siêu hình ?

Rõ ràng là phải như vậy, nhưng đó là “Máy thu Đổi tần” chứ không phải là “Máy thu trực tiếp”, bởi vì, Ý thức, và hoạt động chức năng của Ý thức-là sản phẩm phi vật thể của Thế giới siêu hình, chúng không có sự cộng thông bản chất với vật chất của não, nên não bộ không thể tiếp nhận trực tiếp một trường sóng siêu hình mà không bị “nhiễu” làm rối loạn,
Nguyên lý thu đổi tần trong kỷ thuật thu thanh hiện đại, là máy thu tự tạo ra một trường sóng nội tại, (thuật ngữ chuyên môn gọi là Dao động nội ), trường sóng này giao thoa với trường sóng phát, mà máy thu cảm nhận, hình thành một sóng trung gian phù hợp với các thông số phẩm chất của máy, tạo sự ổn định bền vững cho hoạt động của máy thu.

Đối với não bộ, Ý thức Thô sắm vai của bộ Dao động nội . Nó tạo ra một trường phi vật thể để giao thoa với Trường ngoài, có cùng bản chất.

Xét thuần túy về mặt hoạt động vật chất, não là trung tâm chỉ huy của một hệ thống “Điều khiển học sinh học” tự thích nghi, định hướng hành vi bản năng của động vật. Con người, ngoài bản năng, với tư cách là một đông vật cao cấp, não bộ có cấu trúc rất phức tạp, cũng chi là kiến tạo “một hạ tầng cơ sở”, để tiếp nhận một cách hiệu quả Y thức, với các cấp độ khác nhau mà thôi .

Với cấu trúc và tổ chức vật chất của não bộ ở mức độ đó, đã có thể đưa nó bước vào cữa ngõ của Thế giới siêu hình, cùng với Ý thức về Cái Tôi ở cấp độ Thô đã được hình thành trước đó.

Nói một cách có hình ảnh, với cấp độ này, não bộ thiết lập một cái “Vịnh” nối thông với đại dương, mà Trường Thông tin mang chức năng Ý thức, tràn ngập trong đại dương đó .. Vịnh vừa là bộ phận, thuộc hình thế địa lý của địa phương, thống nhất “máu thịt” trong tổng thể địa lý của địa phương, vừa là bộ phận của biển cả . chịu sự điều khiển của biển cả, nghĩa là được nuôi dưỡng bằng nguồn thông tin của biển cả .Tình hình cũng tương tự : Chuỗi ký ức hằn sâu trong não bộ, vừa là một bộ phận thống nhất trong tổng hòa đời sống con người, vừa là bộ phận của dòng Ý thức mang thông tin, truyền lan trong Vũ trụ .và được nuôi dưỡng bằng chính trường thông tin đó.

Lượng thông tin biển cả, mà vịnh phản ảnh được, có thể khác nhau, phụ thuộc vào hình thế và khẩu độ của cữa Vịnh, nối thông với đại dương . Điều này tương đương với chất lượng Thông tin mà não bộ thu nhận được, cũng sẽ phụ thuộc vào cấu hình tổ chức và tốc độ kết nối mạng nơ-ron thần kinh, cũng như các trung khu của não bộ . Điều này dẫn đến sự khác nhau về phẩm chất Ý thức, thể hiện trên từng cá thể .

Một trận động đất hủy hoại hình thế của Vịnh, có thể làm thay đổi sinh thái và hình thái của Vịnh : Khi đó Vịnh, hoặc là, chỉ còn là một cái đầm phăng lặng, sinh thái nghèo nàn, hoặc là Vịnh trở nên rộng mở với biển cả hơn, làm cho sinh thái trở nên phong phú, mang tính bùng nổ, mà trước cơn đia chấn không hề có .

Hiện tượng ấy, cũng giống như một tai biến sức khỏe, dẫn đến làm biến dạng cấu hình tổ chức của não bộ, làm cho tốc độ và năng lực kết nối trong mạng nơ-ron thần kinh, bị biến dịch sang một cấu hình mới, khác thường, gây đột biến khả năng tiếp nhậnThông tin, làm xuất hiện những năng lực mới, dị thường .

Khoa học Giải phẫu thần kinh và Não học, trong nhiều nghiên cứu cho thấy, bộ ócThiên tài không có sự liên quan rõ rệt với số lượng nơ-ron trong từng Trung khu của não bộ . Thậm chí là không khác với não bộ của người bình thường . Đặc biệt, có trường hợp, một người sống, làm việc và Tư duy bình thường, trí tuệ minh mẫn, nhưng trong hộp sọ của anh ta, gần như trống rỗng, nói chính xác chỉ tìm thấy “Vết” não ! Đó là trường hợp rất điển hinh, xảy ra vào năm 1935, Trong quá trình điều trị cho một sinh viên Khoa toán, Trường Đại học Sheffield, hay bị ốm vặt, Giáo sư Lorber phát hiện thấy, cậu ta hoàn toàn không có não khi chụp CAT – scan . Lẽ ra, hai bán cầu não phải lấp đầy hộp sọ với độ sâu 4,5 cm, nhưng sinh viên này chỉ có chưa đầy 1 mm mô não phủ trên đỉnh cột sống . Không hiểu, bằng cách nào mà cậu vẫn sống bình thường . Chỉ số IQ của cậu ta rất cao :126 ! Học lực còn rất xuất sắc, từng đạt học vị danh dự ngành Toán học . Năm 1970, người thanh niên này chết ở tuổi 35 . Khi mổ tử thi, một lần nữa, các bác sĩ đã chứng thực việc cậu không hề có não .

Còn có thể kể nhiều ví dụ khác . Y học đã có thể thống kê hàng trăm trường hợp như thế cho đến những năm gần đây .

Điều đó dẫn đến một nhận định mới : Não tiếp nhận và xử lý Thông tin bằng kết nốitốc độ kết nối . Phương thức này, cho phép không phụ thuộc vào số lượng nơ-ron . Mười người hớn hở gặp nhau, không phài diễn ra bằng mười cái bắt tay, mà bằng 45 cái ! Đây là một Ma trận, mà khả năng kết nối rất lớn . Một mạng chứa hàng trăm tỷ phần tử lôgic, như mạng nơ-ron, thì Ma trận kết nối được, lên đến con số khổng lồ . Đủ để xử lý chọn lời giải tối ưu, tương thích với khối lượng dữ liệu mà trường thông tin ngoại biên dồn dập gửi đến . Vấn đề chỉ còn là tốc độ kết nôi . Và đây chính là thước đo năng lực Tư duy : Nhận thức cùng một vấn đề, nhưng nhanh chậm khác nhau ở từng cá thể .

Tóm lại, “Tiên đề” về Ý thức con người được “trang bị” từ nguồn Vũ trụ, như đã chứng tỏ, cung cấp cho hiểu biết của chúng ta một cơ hội, có thể tiếp cận đúng hướng vào Thế giới Tâm linh bí ẩn . Dựa trên 3 cơ sở có tính nguyên lý, là :

1) Tồn tại một Trường phi vật chất, mang thông tin Chức năng Ý thức, chiếm đầy không gian và vận động vĩnh viễn trong thời gian .

2) Thông tin Bộ phận chứa trong Toàn thể . Thông tin Toàn thể phản ảnh trong Bộ phận .

3) Vật chất và Ý thức ( hay Vật lý - siêu hình ) tồn tại trong một Thế giới thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung nhau .

Nguyên lý thứ 2 và thứ 3, Khoa học, cũng như Triết học đã chứng minh giá trị chân lý đúng đắn, Nguyên lý thứ nhất, tuy đã chứng minh nhưng cần kiểm tra thêm bằng thực nghiêm, vi vai trò Đầu mốicủa nó là rất quan trọng : Một đột phá khẩu !

Các dạng Tâm linh huyền bí, gọi theo ngôn ngữ dân gian truyền thống, như : Tái sinh luân hồi, Thần đồng, giao diện linh hồn v..v.. đều dựa trên cơ chế khai mở Tiềm thức, giải phóng ký ức cá nhân chứa trong “ cái toàn thể “,vẫn còn tiếp tục vận động trong không gian, sau khi thể xác không còn .

Cho đến hiện tượng Tâm thể, phát công năng dị thường, như : Viễn di, Thấu thị, Vận công trị thương v..v.. không thuộc Thế giơi Tâm linh, mà thuộc nguyên nhân giải phóng năng lượng tiềm ẩn của Tâm thể, nguyên nhân đó, là do tạo được cộng hưởng năng lượng Vũ trụ ( cũng chiếm đầy không gian ) thông qua một Môtip kết nôi đặc biệt của mạng nơ-ron, làm kích thích mãnh liệt hoạt động Ý thức Thô, phá vỡ cân bằng, đạt trạng thái cộng hưởng với Trường năng lương bên ngoài . làm tăng hiệu quả tương tác, dưới một số dạng thức, giữa cơ thể với môi trường .

Thay lời kết : Trong những năm 60 của thế kỷ trước, để huấn luyện các phi công du hành dài ngày trong Vũ trụ, các nhà Khoa học Liên xô đã chế tạo thành công một buồng cách ly thông tin, Được gọi là buồng “Không gian im lặng tuyệt đối” để nghiên cứu năng lực làm chủ bản thân của người được thử nghiêm .

Kết quả cho thấy, chưa có người nào đủ “bản lĩnh thép” giữ vững Ý thức, làm chủ hành vi của mình, trong “không gian im lặng tuyệt đôi “ đó, trong thời gian 60 phút .

Bằng thiết bị thu hình hết sức tinh vi và bí mật, truyền ra ngoài, cho thấy, người được thử, xuất hiện trạng thái hỏang loạn sau chưa đầy 20 phút .

Vì sao ? Theo lời kể của những người được thử nghiệm, trong cảm giác cô đơn rơi vào bóng tối dày đặc, cùng với sự thinh lặng ghê rợn, một thế giới âm thanh ma quái phát ra từ cơ thể của chính mình : Nhịp tim hoảng hốt như muốn thoát ra khỏi lồng ngực, tiếng đập thùng thình như rung rinh mặt đất dưới chân . Tiếng rào rào máu chảy như chen nhau trong huyết quản . Tiếng thở dồn, mà nghe ầm ào như sóng biển nối nhau dội vào bờ …

Họ kể rằng, hình như họ chỉ kịp hét lên một cách hốt hoảng với bên ngoài : Cái gì thế ? Rồi vội vàng chống trả và bỏ chạy, nhưng thế giới ma quái ấy túm chặt lấy họ.

Các chuyên gia y tế Vũ trụ cho biết, họ đã mất hết Ý thức, chỉ còn một thứ bản năng vô thức .

Điều đó cho thấy Trường thông tin mang chức năng Ý thức mà não tiếp nhận không thể gián đoạn . Một hành trình liên tục như máu lưu thông trong huyết quản suốt đời người vậy . Và cũng chứng minh rằng : Não không sản sinh ra Ý thức ! Não mất nguồn Ý thức khi cách ly với Trường ngoài . bị mất định hướnh, não rơi vào tình thế hoảng loạn .

Đó là thực nghiệm vô cùng qui báu, khẳng định nguyên lý thứ nhất đã nói trên đây .

Có điều là về sau, người ta không sử dụng bài tập kiểm tra này nữa, vì ký ức mà não ghi lại tình huống ấy, hằn rất sâu . Phải mất thời gian dài mới hồi phục .
Em trích lại. Bài viết hay quá.
 

radiogaga

Xe điện
Biển số
OF-177394
Ngày cấp bằng
18/1/13
Số km
3,311
Động cơ
367,205 Mã lực
Cho em hỏi một câu nấm có phải là sự sống không ? Nấm có phải là sinh vật không ?
 

BMW2006

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-316568
Ngày cấp bằng
19/4/14
Số km
1,653
Động cơ
310,376 Mã lực
em đã nói với cụ từ đầu là ý e viết bài này là cho thấy dù xác suất nhỏ nhưng sự sống đã hình thành trên trái đất
đó là sự kỳ diệu, sự may mắn kỳ lạ chứ e đâu có nói là do chúa hay không tin là nó may mắn như thế.

điều này giống như việc thử tính xác suất của ông trúng sổ số hay rơi máy bay thôi, thử làm 1 phép tính để hiểu sự khó khăn như thế nào, để hiểu sâu sắc 1 vấn đề mà thôi.

Điều này đã thúc đẩy Francis Crick, giải Nobel sinh học, dựa vào phát hiện về ADN, đi tới kết luận, theo hướng đó, rằng : “Một người trung thực, được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng, nguồn gốc sự sống hiện nay, có vẻ như ở một phép màu, một khi hội đủ những điều kiện tạo ra nó “

Trí tuệ vũ trụ và những hệ quả triết học
Hà Yên
02:59' CH - Thứ ba, 29/04/2014


Triết học Phương đông coi con người là Vũ trụ thu nhỏ và, đặc biệt được Đông y dùng làm cơ sở nghiên cứu cơ chế phát sinh bệnh tật, giúp phát triển y thuật, trị bệnh cứu người .
Triết học Phương tây thì khẳng định Thượng đế sáng tạo ra Vũ trụ và sau đó sáng tạo ra con người theo đúng hình ảnh của mình .


Thế nhưng, ngoài thể xác, con người còn có Ý thức, có Tư duy, nghĩa là có Trí tuệ, thì Vũ trụ thể hiện những cái đó ở chỗ nào?

Đó là một bí ẩn lớn, tạo nên những nút thắt trong nhận thức Thế giới Tâm linh, mà cho đến tận hôm nay, vẫn chưa có được tiếng nói chung nào .Gỡ ra những nút thắt này, ta có cơ may nhận biết được nhiều giá trị nhận thức thú vị .

1. Bí ẩn Big-bang: Tại sao Vũ trụ đã xuất hiện ? Không một định luật Vật lý nào rút ra từ sự quan sát, cho phép trả lời những câu hỏi đó . Thế nhưng, cũng những định luật ấy lại cho phép chúng ta mô tả chính xác những gì đã xảy ra từ thời điểm 10 - 43 giây sau vụ nổ lớn (Big-Bang), một khoảnh khắc nhỏ bé không tưởng tượng nổi, so với khoảnh khắc này, một lóe sáng chụp ảnh còn dài hơn 1 tỷ tỷ tỷ lần thời gian của toàn bộ lịch sử mà 10 - 43 giây chiếm trong một giây . Vậy, cái lịch sử chớp nhoáng từ 10 - 43 trở về zéro, lúc vụ nổ bùng phát, là gì ? Cho tới nay, đó là bí mật tuyệt đối, vì thời điểm 10 – 43 là biên giới của nhận thức, mà Vật lý học gọi là “Bức tường Planck” . Bên kia bức tường, các định luật Vật lý không còn hiệu lực, toán học gọi đó là điểm kỳ dị . Chỉ có thể, ở đó là “Năng lượng ban đầu : Một đai dương năng lượng vô hạn .

Sự tồn tại một giới hạn nhận thức bỡi “bức tường Planck” có một hệ quả triết học rất cơ bản, vượt ra ngoài lôgic cổ điển . Hiện nay chúng ta đang tập sự một phương thức tư duy mới: Tư duy siêu lôgic (còn gọi là tư duy phi tuyến) . Tầm quan trọng của sự chuyển dịch tư duy này là ở chỗ : trong khi tư duy lôgic (còn gọi là tư duy tuyến tính) tự giới hạn ở sự phân tích có hệ thống về những hiện tượng chưa biết, - nhưng, cuối cùng, vẫn có thể biết, thì tư duy phi tuyến đã vượt qua ranh giới cuối cùng phân chia nó với cái không thể biết : nằm ở bên kia các phạm trù của lý trí, nó tiếp cận cái bí ẩn ở đó và cố gắng mô tả chúng . Có thể lấy ví dụ như “Tính không thể quyết định được” trong Toán học (không thể chứng minh được một mệnh đề nào đó là đúng hay sai ), hay “Tính bổ sung trong Vật lý” (các hiện tượng cơ bản vừa là hạt vừa là sóng) .

Việc đầu tiên có ý nghĩa quyết định nhất của Tư duy phi tuyến là, chấp nhận có những giới hạn Vật lý đối với nhận thức . NhàVật lý Đức Max Planck, đã làm sáng tỏ một trường hợp đặc biệt có ý nghĩa của một “hàng rào” Vật lý như vậy . Đó là Lượng tử tác dụng (còn gọi là hằng số Planck) .

Với một giá trị nhỏ bé cùng cực : 6,626 . 10 – 34 jun mỗi giây, đó là lượng năng lượng nhỏ nhất tồn tại trong thế giới Vật lý của chúng ta.

Sự tồn tại của một giới hạn dưới, trong lĩnh vực tác dụng Vật lý, tất nhiên sẽ dẫn tới những giới hạn tuyệt đối khác xung quanh Vũ trụ có thể tri giác được, bởi vì còn đụng phải một độ dài cuối cùng : Độ dài Planck, đó là khoảng cách nhỏ nhất có thể có, giữa hai đối tượng . Cũng vậy, Thời gian Planck : chỉ thời gian nhỏ nhất có thể có .

Ranh giới nhận thức từ hệ quả của bí ẩn Big-Bang, cùng với hiện thực bất định mà lý thuyết lượng tử xác lập, hầu như làm cho tất cả các nhà Vật lý đang trải qua sự thể nghiệm về một thuyết Bất khả tritheo kiểu mới .

Hệ quả tiếp theo là vấn đề, Tại sao những ranh giới ấy tồn tại ? Ai, hay cái gì, đã quyết định sự tồn tại, cùng với giá trị cực kỳ chính xác của chúng ?

Thuyết Vụ nổ lớn được khoa học công nhận, đã làm cho Nhà thờ Cơ đốc giáo hân hoan tuyên bố, Big-Bang là minh chứng sự hiện hữu của Sáng thế và, qua đó, Thượng đế thực sự tồn tại, Giáo hoàng Pie XII đã coi Big-Bang đồng nhất với fiat lux của Kinh thánh (ý nói lời phán của Chúa rằng, ”Phải có sự sáng, thì có sự sáng” ) .

Cái ẩn dấu đằng sau bức tường Planck là một dạng năng lượng đầu tiên, một sức mạnh vô hạn . Ở đó có một “Tổng thời gian (Temps Total) vô tận”ngự trị, nhưng chưa được mở ra, chưa phân chia thành quá khứ, hiện tại, tương lai và cũng chưa được phân chia theo một trật tự đối xứng, trong đó hiện tại chỉ là tấm gương hai mặt mà thời gian tuyệt đối chưa đi qua đó, nó phù hợp với thứ năng lượng ban đầu vô tận ấy .

Đại dương năng lượng vô tận, đó chính là Đấng Sáng tạo . Nếu như con người không thể đi tới hiểu được cái gì nằm đàng sau bức tường Planck, thì đó chính là vì, tất cả các định luật Vật lý không đứng vững được trước sự huyền bí tuyệt đối của Thượng đế và của Sáng tạo mà thôi .

Trong khi đó, Thuyết Vũ trụ tuần hoàn của Phật giáo (Tuần hoàn nhưng không lặp đi lặp lại), coi Big-Bang chỉ là một phân đoạn trong lòng một continuum không đầu, không cuối . Nó đơn giản chỉ là sự khởi đầu một chu kỳ mới trong “chu trình sinh-diệt” vô tận của Vũ trụ . Theo quan điểm của Phật giáo, sự kết thúc của một chu kỳ, được thể hiện ra ngoài bằng một sự bùng nổ cuối cùng, sau đó là sự tiêu tan của Vũ trụ vào chân không, rồi từ chân không đó, một chu kỳ mới lại xuất hiện .

Triết học Phật giáo không thừa nhận mọi sự bắt đầu mà không cần có nguyên nhân cho sự bắt đầu đó, do đó . cũng không thừa nhận sự tồn tại của một Đấng tạo hóa là nguyên nhân của chính mình .

2 . Bí mật đề án Vũ trụ :

a ) Lược sử thời gian

Từ thời điểm 10 – 43 giây, sau Big-Bang, toàn thể Vũ trụ vật chất, với tất cả những gì nó sẽ chứa đựng sau này : Các Thiên hà, các hành tinh, Trái đất, cây cối, sinh vật, v.v.. Tất cả những thứ đó được chứa trong một kích thước vô cùng nhỏ bé : 10 – 33 cm, tức là một phần tỷ tỷ tỷ lần nhỏ hơn một hạt nhân nguyên tử ( 10 – 13 cm) . Đó chính là kích thước Vũ trụ lúc sơ khai, Mật độ và nhiệt độ của Vũ tru lúc ban đầu ấy, đạt tới những con số không thể tưởng tượng nổi : Nhiệt độ tới 10 32 độ C ! Vượt qua “bức tường nhiệt độ” này, Vật lý của chúng ta sẽ sụp đổ . “Vật chất” lúc này là một thứ “bùn hổ lốn” của các hạt cơ bản nguyên thủy : những tổ tiên xa của quark .Ở giai đoạn này 4 tương tác cơ bản ( lực hấp dẫn, lực điện từ, lực hạt nhân mạnh và lực hạt nhân yếu) chưa phân hóa, chúng hợp thành một Siêu lực duy nhất . Thời đó, có lẽ là thời điên cuồng nhất của toàn bộ lịch sử Vũ trụ, như các nhà vật ly đánh giá . Những sự kiện diễn ra chớp nhoáng với một nhịp độ kỳ lạ, đến mức những điều diễn ra trong phần tỷ giây ấy, lại nhiều hơn những gì diễn ra trong hàng tỷ năm sau đó .

Nếu có một thực thể có ý thức nào đó, có thể sống và chứng kiến Vũ trụ vào thời điểm ấy, thì chắc chắn họ có cảm giác thời gian chớp nhoáng ấy dài vô tận, gần như vĩnh cửu, đã trôi qua giữa các sự kiện . Chẳng hạn, sự kiện mà ngày nay chúng ta cảm nhận, ví dụ, một cái lóe sáng chụp ảnh, thì trong Vũ trụ lúc ấy, ngang với thới gian dài hàng tỷ năm . Tại sao ? bỡi vì, lúc đó mật độ cực đại của các sự kiện, đòi hỏi một sự mất cân đối về thời gian để đủ cho các sự kiện hoàn thành . Hay nói cách khác, thời gian tâm lý phải tương xứng với mật độ sự kiện . Điều này trực tiếp suy ra từ nguyên lý tương đối .

Sau Big-Bang, chỉ cần vài phần tỷ giây là đủ, để cho Vũ trụ bước vào một giai đoạn, mà các nhà vật lý gọi là “Kỷ nguyên lạm phát” . Trong giai đoạn ngắn ngủi ấy, từ 10 – 35 đến 10 – 32 giây, Vũ trụ giãn nở rất nhanh theo hệ số 10 50 . Nghĩa là, nó từ chỗ có tầm vóc một hạt nhân nguyên tử, lớn lên tới tầm vóc một quả cam có đường kính 10 cm . Nói cách khác, tốc độ giãn nở chóng mặt ấy, còn lớn hơn tốc độ giãn nở tiếp theo: từ kỷ nguyên lạm phát cho đến ngày nay .

Thứ “vật chất bát nháo” điện tử, quark, nơtrino, photon và những phản hạt của chúng, xuất hiện sau khoảnh khắc 10 – 32giây ấy, không phải là hoàn toàn đồng nhất . Nếu có thể quan sát thời điểm ấy, người ta sẽ thấy quả cam kia mang theo những đường rạch, biểu hiện sự không đều về mật độ . Thế nhưng, sự tồn tại của chúng ta ngày nay, lại nhờ vào những sự không đều ban đầu ấy . Bởi vì những đường rạch tí xíu kia, sẽ phát triển lên, để sau này tạo ra các Thiên hà, các ngôi sao và các hành tinh. Tóm lại “ tấm thảm”Vũ trụ ban đầu sẽ đẻ ra tất cả những gì chúng ta biết hiện nay, chỉ trong vài phần tỷ giây .

Cũng vào lúc 10 – 32 giây, Lực mạnh (lực bảo đảm cố kết của hạt nhân nguyên tử) tách khỏi Lực điện yếu (do sự hợp nhất giữa lực điện từ và lực phân rã phóng xạ đẻ ra) . Vào thời đó, Vũ trụ đã lớn lên theo những tỷ lệ kỳ lạ : Bây giờ nó đã đạt được 100 mét đường kính . Bên trong nó là vương quốc của bóng tôi tuyệt đối với nhiệt độ cao không thể tưởng tượng nổi . Vào 10 - 11 giây, Lực điện yếu chia thành hai lực khác nhau : Lực điện từLực yếu . Các photon không còn bị lẫn với những hạt khác, như quark, gluon và lépton nữa . Bốn lực cơ bản xuất hiên .

Từ 10 – 11 đến 10 – 5 giây, sự phân hóa vẫn tiếp tục . Nhưng vào thời điểm ấy, một sự kiện căn bản xen vào : các quark liên kết thành proton và nơtron, và phần lớn các phản hạt biến mất để nhường chỗ cho các hạt của Vũ trụ hiện nay . Vào một phần vạn giây, các hạt cơ bản như vậy, đã được đẻ ra trong một không gian không gian mới được sắp xếp trật tự. Vũ trụ tiếp tục nở ra và lạnh đi . Khoảng 200 giây, sau khoảnh khắc ban đầu, các hạt cơ bản tụ tập lại để tạo nên các đồng vị của các hạt nhân Hydro và Heli :Thế giới, như chúng ta đang biết, dần dần hình thành.

Lịch sử mà chúng ta vừa trải qua, kéo dài khoảng ba phút . Sau đò mọi việc diễn ra chậm hơn nhiều . Trong hàng chục triệu năm, Vũ trụ được tắm trong bức xạ và plasma khí quay cuồng . Vào 100 triệu năm, những ngôi sao đầu tiên được tạo ra trong những cơn lốc bụi vô tận . Chính bên trong những cơn lốc ấy, các nguyên tử Hydro và Hêli hợp nhất lại để tạo ra những nguyên tố nặng, những nguyên tố này sẽ tìm thấy đường đi của mình trên Trái đất, rất lâu, tới hàng tỷ năm về sau này.

b) Bí ẩn vĩ đại

Sự tiến hóa của Vũ trụ, cũng như của mọi hệ thống Vật lý khác, đều do, cái mà người ta gọi là, “những điều kiện ban đầu” và “các hằng số Vật lý” qui định . Vậy mà, đối với quá trình tiến hóaVũ trụ, ngoài những điều kiện ban đầu, như mật độ vật chất, Tốc độ giãn nở vật chất ứng với xung lực của Big-Bang, thì chỉ có 15 Hằng số Vật lýquyết định chiều hướng tồn tại và dẫn dắt Vũ trụ tiến hóa trong tương lai .Chẳng hạn, Hằng số hấp dẫn qui định lực hấp dẫn, Tương tự, ba con số khác qui định cường độ của các lực : hạt nhân mạnh, yếu và lực điện từ, sau đó là vận tốc ánh sáng và hằng số Planck qui định kích thước nguyên tử, tiếp theo là các số đặc trưng cho khối lượng các hạt cơ bản : khối lượng proton, électron v..v.. . Các hằng số này không thay đổi trong không gian và thời gian .

Vũ trụ dường như được điều chỉnh bỡi sự lựa chọn hết sức tỉ mỉ những con số đó, để cho phép xuất hiện một vật chất có trật tự, rồi sự sống và cuối cùng là Ý thức .

Hơn nữa, chỉ cần một trong những Hằng số phổ biến, chẳng hạn hằng số Hấp dẫn, Tốc độ ánh sáng, hay hằng só Planck, v. v.., ngay từ ban đầu, chịu một sự thay đổi hết sức nhỏ bé, thì Vũ trụ đã không có cơ may nào, để các thực thể sống và có trí tuệ ở đó cả .Hay một ví dụ khác, về điều kiện ban đầu : Nếu mật độ vật chất ban đầu, chỉ sai lệch khỏi giá trị tới hạn của nó, thì Vũ trụ đã không hình thành . Còn có thể kể ra nhiều ví dụ nữa …

Tới đây, chúng ta đụng phải một câu hỏi, mang tính Triết học nhiều hơn là Khoa học, không thể né tránh, là : Sự tiến hóa của Vũ trụ, cho đến ngày hôm nay, là kết quả chỉ của “ngẫu nhiên”, như nhà Sinh học Jacques Monod suy nghĩ, hay sự tiến hóa ấy, đã được thiết kế trước bỡi một nguồn Tư duy rộng lớn, ngự trị trong bản thân Vũ trụ, đã vạch ra bản đề án tổng thể Vũ trụ với những thiết kế đồ sộ, mà mỗi yếu tố của nó được tinh toán tỉ mỉ đến như vậy ? Câu trả lời sẽ được trình bày ở phần Hệ quả Triết học . Ở đây chúng ta đã có thể mường tượng thấy rằng : Vũ trụ thật thông minh trong lựa chọn một tập hợp số, để thiết lập một sự đồng bộ duy nhất, có được Vũ trụ như ngày nay.

3. Bí ẩn bản đề án tạo ra sự sống :

Sự khác biệt duy nhất về căn bản giữa cái ỳ và cái sống là ở chỗ, cái sống phong phú về thông tin hơn cái ỳ rất nhiều, Nhưng nếu sự sống chỉ là vật chất được thông tin nhiều hơn, thì thông tin ấy từ đâu mà ra ? Cho tới hiện nay nhiều nhà Sinh học và Triết học cho rằng những sinh vật đầu tiên được đẻ ra “ngẫu nhiên” trong các làn sóng tới và các làn sóng dội lại, của đại dương nguyên thủy, cách đây 4 tỷ năm .

Đúng là những qui luật tiến hóa do Darwin nêu lên, là có thật và các qui luật đó dành cho tính bấp bênh một vị trí to lớn, nhưng ai đã quyết định các qui luật này ? Bằng “ngẫu nhiên” nào mà một số nguyên tử xích lại gần nhau để tạo thành những phân tử axit amin đầu tiên ? và bằng ngẫu nhiên nào mà những phân tử ấy tập hợp lại để đi tới tòa nhà phức tạp ghê gớm là ADN ấy ?

Nhà Sinh học Francoirs Jaccop, đã có lần đặt ra câu hỏi : Ai đã vạch ra các đề án của phân tử ADN đầu tiên, mang theo thông điệp đầu tiên, cho phép tế bào sống đầu tiên tự sinh sản ?

Những câu hỏi đó, và một loạt những câu hỏi khác, vẫn chưa có trả lời nếu chỉ bám chặt vào thuyết “ngẫu nhiên”. Đó là lý do tại sao, từ nhiều năm nay, quan điểm của nhiều nhà Sinh học đã bắt đầu thay đổi . Những nhà nghiên cứu đi trước, không còn băng lòng vơi việc đọc thuộc lòng, các qui luật của Darwin mà không suy nghĩ, Họ dựng lên một lý luận mới, thường gây ra nhiều ngạc nhiên . Đó là những giả thuyết rõ ràng, dựa vào sự can thiệp của một nguyên lý tổ chức siêu việt vào vật chất .

Theo những cách tiếp cận mới, càng ngày càng lay chuyển niềm tin giáo điều về cái gọi là “ngẫu nhiên sáng tạo “ ấy, sự sống là một thuộc tính nổi lên từ vật chất, một hiện tượng tuân theo một loại tính tất yếu nằm ngay trong cái không sống . Điều này lại càng đáng chú ý hơn ở qui mô Vũ trụ : Sự sống phải mở một con đường khó khăn, đầy rẫy những chướng ngại, để cuối cùng xuất hiện được . Chẳng hạn, không gian, nơi thì trống rỗng, lạnh đến đông cứng với nhiệt độ gần 273 độ âm, nơi thì vật chất của các ngôi sao nóng bỏng, không một sinh vật nào có thể chịu được, nơi thì các loai bức xạ thi nhau bắn phá không cho cái sống biểu hiện ra gần như khắp nơi, thế mà, bất chấp mọi điều đó, sự sống vẫn xuất hiện, ít ra là trên hành tinh của chúng ta .

Do đó, vấn đề đặt ra với các nhà Khoa học và các nhà Triết học là tìm biết xem giữa vật chất và sự sống, có một sự chuyển tiếp liên tục không . Hiện nay, Khoa học đang nghiên cứu ở chỗ nối nhau ấy của cái ỳ và cái động, nó muốn chứng minh ràng, có một vùng liên tục, nói cách khác, cái sống là kết quả của một sự thăng tiến tất yếu của vật chất . Nó có sứ mệnh không cưỡng được, là phải vượt qua một thang đi lên từ những hình thức gần gũi với vật chất nhất (như các siêu vi khuẩn), cho tới những hình thức cao nhất, có một sự đi lên trong tiến hóa : Cuộc phiêu lưu của sự sống đã được một nguyên lý tổ chức sắp xếp .

Vậy phải xem, nguyên lý đó có thể nằm ở chỗ nào . Để làm việc này, chúng ta phải dựa vào những công trình của một trong những nhà Sinh hóa nổi tiếng nhất, đoạt giải nobel Hóa học: Ilya Prigogine .

Những nghiên cứu của ông, bắt nguồn từ một ý tưởng hết sức đơn giản :Hỗn loạn không phải là một trạng thái tự nhiên của vât chất, mà ngược lại, là một giai đoạn đi trước của sự xuất hiện một trật tự cao hơn . Quan niệm đó, trước hết, gây ra sự chống đối của giới Khoa học, vì nó đi ngược lại với những quan niệm đã được thừa nhận, Tuy nhiên sự chống đối ấy, chẳng làm lay chuyển niềm tin của ông : Các qui luật chưa biết, sẽ phải giải thích Vũ trụ và sự sống sinh ra từ hỗn loạn ban đầu như thế nào . Niềm tin ấy của Prigogine, không phải chỉ có tính chất lý thuyết, mà còn dựa vào kết quả của một thí nghiêm . gọi là thí nghiệm Bénard . Nó hết sức đơn giản : Lấy một dung dịch, chẳng hạn như nước, đun nóng nó lên trong một cái bình . Chúng ta thấy gì ? Thấy các phân tử của dung dịch tự tổ chức lại, tập hợp lại theo một cách trật tự để tạo thành những ô sáu góc gần giống như mặt ngoài của một tổ ong . Hiện tượng bất ngờ ấy, được biết với tên gọi “Tính không ổn định Bénard” đã làm cho Prigogine băn khoăn: Tại sao và như thế nào, những “ô” ấy đã xuất hiện trong nước ? Ai đã làm nảy sinh ra một cấu trúc có trật tự bên trong hỗn loạn?

Có một sự tương tự giữa sự hình thành những cấu trúc khoáng chất ấy và sự xuất hiện những tế bào sống đầu tiên . Đó là kết luận mà Prigogine đi tới . Cái có thể xảy ra trong động lực học của các dung dịch, cũng phải xảy ra trong Hóa học và Sinh học.

Nhưng để hiểu rõ hơn lập luận của Prigogine, cần phải dựng lại những giai đoạn chính của hiện tượng này . Trước hết, cần ghi nhận răng, sự vật xung quanh ta, có cách ứng xử như hệ thống mở, tức là chúng trao đổi thường xuyên vật chất, năng lượng và, quan trọng nhất : Thông tin, với môi trường của chúng . Nói cách khác, các hệ thống thường xuyên vận động ấy, thay đổi một cách đều đặn qua thời gian và phải được coi là Thăng giáng . Thế nhưng, những thăng giáng ấy có thể quan trọng đến mức, tổ chức mà những thăng giáng ấy đưa vào, không thể cho phép có chúng mà không tự biến đổi . Từ cái ngưỡng quyết định ấy, có hai giải pháp được Prigogine mô tả chi tiết : hoặc hệ thống bị phá vỡ bỡi tầm rộng lớn của những thăng giáng, hoặc nó đi tới một trật tự nội tại mới, có một trình độ tổ chức cao hơn . Như vậy, điểm chính trong sự phát hiện của Prigogine là : Sự sống dựa vào những cấu trúc động lực mà ông goi là “ Các cấu trúc tiêu tán “ (Structures dissipatives), với vai trò của chúng đúng là làm tiêu tán luồng năng lượng, vật chất và thông tin gây ra một thăng giáng. (Trong những năm 60 của thế kỷ trước, lần đầu tiên ở Việt nam, Giáo sư Tạ Quang Bửu cũng đã có một bài viết dài, giới thiệu nội dung và ý nghĩa “Về tính không ổn định Bernard” và “Các cấu trúc tiêu tán” này trong công trình của Prigogine, trên Tạp chí Hoạt động Khoa học kỷ thuật của UBKHKTNN . bài viết của GS . Tạ Quang Bửu đã làm nóng lên không khí học thuật của các nhà khoa học Việt nam lúc đó . Tác gỉả bài viết nhỏ này, cũng được may mắn đọc bài viết đó của GS một cách hồ hởi và suy ngẫm về ý nghĩa của nó trong nhiều năm sau) .

Nếu trong một hệ thống kín tuân theo Nguyên lý thứ hai của Nhiệt động học, nói rằng, theo thời gian, các hệ thống kin chuyển từ trật tự sang hỗn loạn, không thể cưỡng được, thì trong hệ thống mở, như sự sống, phải chăng đã diễn ra điều ngược lại ? Các nhà khoa học đã xem xét lịch sử các hóa thạch, nhận thấy rằng các tổ chức tế bào thường bị biến đổi, được cấu trúc thành từng bậc, ngày càng phức tạp . Nói cách khác, sự sống chỉ là lịch sử của một trật tự ngày càng cao và càng phổ quát hơn . Vì, khi Vũ trụ trở về trạng thái cân bằng, thì nó phải xoay xở, bất chấp mọi cái, để tạo ra những cấu trúc ngày càng phức tạp . Đó chính là điều Prigogine chứng minh . Dưới con mắt của ông, vật chất có xu hướng tự cấu trúc để trở thành vật chất sống . Ở mức phân tử, một sự cấu trúc như vậy diễn ra theo các qui luật hiện còn rất bí ẩn . Các nhà khoa học nhận thấy lối “Ứng xử thông minh” lạ thường của những phân tử hay những tập hợp phân tử, mà không thể nào giải thích được những hiện tương đó .

Hết sức bối rối vì sự có mặt khắp nơi của trật tự nằm bên dưới vẻ hỗn loạn bề ngoài của vật chất ấy, Prigogine đã tuyên bố : “Điều gây ngạc nhiên là, mỗi phân tử biết các phân tử khác làm gì đồng thời với nó, và với khoảng cách hết sức lớn . Những thí nghiệm của chúng tôi, cho thấy các phân tử giao tiếp với nhau như thế nào . Tất cả mọi người đều chấp nhận thuộc tính ấy trong hệ thống sống, nhưng không có trong hệ thống ỳ “ .

Như vây là có một sự kết nôi liên tục giữa vật chất gọi là “ỳ” và vật chất sống . Trong thực tế, sự sống rút những thuộc tính của nó một cách trực tiếp từ thiên hướng bí ẩn này của vật chất : Thiên hướng tự tổ chức một cách tự phát để đi tới những trạng thái ngày càng trật tự hơn và phức tạp hơn .

Một lần nữa, Vũ trụ thật là thông minh . Vũ trụ là một tư duy rộng lớn ! Tư duy ấy có ở từng hạt, từng nguyên tử, từng phân tử, tưng tế bào của vật chất, có một tinh toàn hiện ( Omnipresence) sống và hoạt động lặng lẽ, không cho ai hay biết cả .



Xét về mặt Triết học, những điều vừa nêu trên, có nhiều hệ quả : Vũ trụ có một cái hướng . Cái hướng sâu xa ấy nằm bên trong nó, dưới hình thức một nguyên nhân siêu việt :
Nếu trong Vũ trụ có một sự chuyển tiếp từ cái không thuần nhất sang cái thuần nhất, nếu có một sự tiến bộ thường xuyên của vật chất sang những trạng thái có trật tự hơn, và nếu có một sự tiến hóa của các giống loài, tới một “siêu giống loài” (thậm chí có thể là loài người), thì tất cả những điều đó, buộc chúng ta phải tin rằng, ở cơ sở của chính bản thân Vũ trụ, có một nguyên nhân đưa lại sự hài hòa của các nguyên nhân : “Một Trí tuệ”. Sự hiện hữu rõ ràng của trí tuệ đó đến tận giữa lòng vật chất . Đó là cơ sở để bác bỏ quan niệm về một Vũ trụ xuất hiện “ngẫu nhiên” và tạo ra Ý thức (trí tuệ) cũng “ngẫu nhiên” . Để làm rõ hơn cơ sở này, chúng ta xét một trường hợp cụ thể : Một tế bào sống bao gồm khoảng hai chục axit amin tạo thành một chuỗi chật kín . Chức năng của các axit amin ấy, đến lượt nó, phụ thuộc vào khoảng 2000 enzym đặc thù . Theo sơ đồ ấy, các nhà sinh học đã tinh ra rằng, để 1000 enzym khác nhau, xích lại gần nhau một cách có trật tự để tạo thành một tế bầo sống, (trong một tiến trình nhiều tỷ năm), thì phải có xác suất là 10 1000 lấy một .Có thể nói cơ may ấy bằng không . Điều này đã thúc đẩy Francis Crick, giải Nobel sinh học, dựa vào phát hiện về ADN, đi tới kết luận, theo hướng đó, rằng : “Một người trung thực, được trang bị mọi tri thức hiện có, sẽ phải khẳng định rằng, nguồn gốc sự sống hiện nay, có vẻ như ở một phép màu, một khi hội đủ những điều kiện tạo ra nó “ .

Trong Hóa học có một nguyên lý, được biết dưới cái tên “ Ổn định hình thể điện tích” (Stabilisation topologique de charges), nguyên lý này đòi hỏi các phân tử, trong cấu trúc của chúng, mang những chuỗi nguyên tử thay thế nhau ( và, đặc biệt là cacbon, azot và oxy ), tạo ra các hệ thống ổn định trong khi tập hợp lại . Đó chính là những bộ phận căn bản tạo nên cơ học của cái sống : Các axit amin !

Vẫn theo nguyên lý “ái lực nguyên tử” này, các axit amin, đến lượt chúng, lại tập hợp để tạo nên những chuỗi đầu tiên của các vật liệu quí giá cho sự sống, đó là các peptit .
Trong những làn sóng đen khắc nghiệt của các đại dương, vào những ngày đầu tiên Trái đất, đã bắt đầu xuất hiện những phân tử azot đầu tiên (mà người ta gọi là “purin” và “pyrimidin” ) theo cùng một quá trình ấy, từ những phân tử này, về sau, đã nảy sinh ra mã di truyền . Thế là cuộc phiêu lưu lớn bắt đầu, chậm rãi đưa vật chất lên cao hơn trong một vòng xoáy trôn ốc đi lên, không thể cưỡng lại được : Những phân tử azot đầu tiên được củng cố, kết hợp với phốt phát và đường, cho đến khi vạch ra được những nguyên mẫu của Nucleotit, những yếu tố nền tảng này, đến lượt chúng, vừa tạo ra những chuỗi vô hạn, vừa dẫn tới giai đoạn căn bản của cái sống : Sự xuất hiện Axit Ribonucleic ( ARN – nổi tiếng không kém gì ADN ).

Như vậy, trong vài trăm triệu năm gì đó, sự tiến hóa đã đẻ ra hệ thống sinh hóa, bền vững, tự chủ, được bảo vệ ở bên ngoài bằng những màn tế bào, và đã giống với một số vi khuẩn nguyên thủy .

Ngoài việc cung cấp năng lượng (mà hồi đó chứa đầy trong môi trường), vấn đề thực sự, mà các tế bào cổ xưa ấy đụng phải, là vấn đề sinh sản,

Đúng vậy, làm thế nào để duy trì những tập hợp quí giá ấy, những kỳ quan nhỏ bé của Tự nhiên ấy, có thể bảo đảm tính vĩnh hằng của chúng ? Chúng ta vừa thấy rằng, các axit amin tạo ra những tập hợp này đã tuân theo một trật tự chính xác . Như vậy những tế bào đầu tiên ấy, phải học cách “sao chép” ở đâu đó sự xâu chuỗi này trong khi tạo ra những protein cơ sở của chúng, để cho chính bản thân chúng, có thể tạo ra những protein mới, hoàn toàn phù hợp với những protein trước đó .

Vấn đề là, làm thế nào, những tế bào đâu tiên đã bày đặt ra được vô số những mưu lược dẫn tới sự kỳ diệu này : Sự sinh sản !

Có một “qui luật” được khắc vào lòng vật chất, cho phép dẫn tới phép lạ : Các Axit amin có cực tính mạnh nhất ( tức là những Axit amin mang một điện tích tĩnh cao ) bị hút một cách tự phát bỡi những phân tử Azot, trong khi những axit amin ở gần hơn, lại tập hợp với những họ khác, như sytosin .

Thế là đã xuất hiện Bản phát thảo đầu tiên của Mã di truyền : Bằng cách làm cho một số nucleotit xích lại gần nhau ( mà không phải là những thứ khác ), những Axitt amin ấy đã từ từ vạch ra những sơ đồ cấu trúc riêng của chúng, bỡi những công cụ và vật liệu đã chế tạo ra chính chúng.

Rõ ràng, qua lược đồ được mô tả trên, ta thấy không có thao tác nào có thể được thực hiện một cách ngẫu nhiên cả.

Hãy lấy một trong nhiều ví dụ : Để cho việc ghép các Nucleotit một cách “ngẫu nhiên” để cho ra một phân tử ARN dùng được, thì Tự nhiên cần phải mò mẫm, thử đi thử lại nhiều lần, mất ít ra 10 15 năm, tức là gấp một trăm nghìn lần tuổi của Vũ tru chúng ta!

Nói cách khác, chỉ một lần thử ngẫu nhiên trên Trái đất cũng đủ thu hết cả Vũ trụ ! Điều đó có vẻ giống như toàn bộ sơ đồ tiến hóa đã được thiết kế trước, từ nguồn gốc .

Nếu quả sự tiến hóa của vật chất hướng tới sự sống và Ý thức, đòi hỏi một Trật tự, thì đó là trật tự nào ? Đó chỉ có thể là Trật tự của một Tư duy giàu trí tuệ . Bỡi vì, để ý rằng, Nếu Ngẫu nhiên có xu hướng phá hủy trật tự, thì ngược lại, Trí tuệ lại biểu hiện ra ở sự tổ chức mọi vật, ở sự đem lại một trật tự từ hỗn loạn . Do đó, khi quan sát tính phức tạp đáng kinh ngạc của sự sống, chúng ta không thể không kết luận rằng, bản thân Vũ trụ thật “Thông minh” : Một trí tuệ siêu việt, tồn tại trên bình diện hiện thực ( tồn tại ngay ở khoảnh khắc ban đầu khai sinh Vũ trụ ) đẫ “ra lệnh” cho vật chất đẻ ra sự sông .

4. Những hệ quả Triết học.

a) Trật tự từ hỗn loạn : chiều hướng phổ biến của vận động vật chất

Lý thuyết Lượng tử có thể mô tả rất chính xác ứng xử của một nhóm hạt, nhưng khi đụng tới một hạt riêng biệt, thì nó chỉ có thể nêu ra những xác suất . Như vậy, điều mà chúng ta thấy bấp bênh ở một mức nào đó, lại tỏ ra có trật tự ở một mức cao hơn . Điều đó chứng tỏ rằng, cái mà chúng ta gọi là “ngẫu nhiên” chỉ là sư bất lực của chúng ta trong việc hiểu một mức độ trật tự cao hơn mà thôi . Đồng tình với tư tưởng này, nhà Vật lý người Anh David Bohm, cho rằng : Những vận động của các hạt bụi trong một tia nắng, chỉ tán loạn vè bề ngoài : Dưới cái vẻ hỗn loạn của các hiện tượng, có một trật tự sâu xa ở mức độ rất cao . Điều đó cho phép giải thích, cái mà chúng ta thấy như kết quả của ngẫu nhiên.

Một minh chứng khác, hãy nhớ lại một thí nghiệm nổi tiếng trong Vật lý : Thí nghiệm hai khe . Phương tiện thí nghiệm rất đơn giản : Đặt một tấm màn có hai khe hở song song theo chiều dọc, giữa một tấm phim và một nguồn sáng, phóng các photon (các hạt ánh sáng) đi tới tấm màn . Khi phóng các hạt ánh sáng từng hạt một tới các khe, chúng ta không thể nói được hạt đó đi qua khe nào, cũng như nó sẽ tới tấm phim đúng vào điểm nào . Theo đó, vận động và quĩ đạo của hạt ánh sáng là bấp bênh và không dự đoán được.

Thế nhưng, sau khoảng một nghìn lần bắn liên tiếp, các photon không để lại một vết tán loạn nào trên tấm phim cả . Toàn bộ các hạt được bắn tách rời nhau ấy, tạo thành một hình hoàn toàn có trật tự, được biết dưới cái tên : những vân giao thoa . Hình này, về đại thể, là có thể dự đoán được . Nói cách khác, tính chất “bấp bênh” về ứng xử của mỗi hạt riêng biệt, thật ra đã chứa đựng một mức độ trật tự rất cao, mà chúng ta không thể lý giải được.

Thí nghiêm này, ở tầm vi mô, cùng với những ví dụ ở tầm vĩ mô, nêu ở các phần trước, có thể khái quát một chân lý : Vũ trụ không chứa đựng ngẫu nhiên, mà là những mức độ trật tự khác nhau, còn chúng ta thì phải khám phá ra Thứ bậc của những mức độ.

Từ hệ quả đó, có thể hiểu được, tại sao khi quan sát Tự nhiên và các qui luật toát lên từ Tự nhiên, người ta cảm thấy dường như toàn thể Vũ trụ Tràn ngập Ý thức hướng tới tính phức tạp vô tận của nó, bất chấp những vẻ bề ngoài đối địch nhau để biểu hiện ra Trí tuệ . Nhận thức mới này, được Tôn giáo và Tín ngưỡng đón nhận như một nền tảng thiêng liêng trong đời sống Tâm linh của mình : Hiện thực của một Đấng Sáng thế !

Một Trường phái tư tưởng Triết học khác, cũng từ hệ quả trên, cho rằng : “ Vật chất không có Ý thức chỉ là sự sụp đổ của Vũ trụ “ . Không có chúng ta, không có một Ý thức để chứng nhận chính bản thân nó, Vũ trụ sẽ không thể tồn tại : Chúng ta là bản thân Vũ trụ, Là Sự sống, Ý thức, Trí tuệ của nó .

b . Thượng đế có tồn tại ?

Sự chứng tỏ Vũ trụ ứng xử thông minh như một Tư duy rộng lớn, một Trí tuệ siêu việt, đã làm ý niệm về một Thượng đế toàn năng, hiện hữu hơn bao giờ hết trong quan niệm của Tôn giáo .

Trong khi đó, Triết học Phật giáo nói rằng, Vũ trụ không có “bắt đầu” và không có “kết thúc”, do đó không có khái niệm “Sáng thế”, vì vậy, Thượng đế không có lý do tồn tại . Sự xuất hiện của các hiện tượng đều thông qua nguyên lý về Sự phụ thuộc lẫn nhau . Tức là, mỗi sự kiện hay mỗi hiện tượng đều phải có một nguyên nhân . Mối quan hệ Nhân – quả, nối tiếp vô cùng này, chắc chắn sẽ đi ngược lại niềm tin siêu hình của phương Tây, của Tôn giáo, cũng như của các nhà Khoa học, những người muốn, bằng mọi giá, phải gán một sự “Bắt đầu”, một “Nguyên nhân đầu tiên “ cho vạn vật . Mong muốn tìm ra một điểm bắt đầu với niềm tin rằng, vạn vật tồn tại thực và bền vững, như trí óc bình thường của chúng ta cảm nhận.

Chứng minh sự tồn tại một điểm “bắt đầu, tức là chứng minh tính hiện thực của “Sáng thế”, đồng nghĩa với sự hiện hữu của Thượng đế . Do đó không dễ gì lay chuyên niềm tin ấy, đã ngự trị lâu đời trong hệ tư tưởng Tôn giáo, cho dù về mặt Khoa học, Cơ học lượng tử cho phép tránh được quan niệm về nguyên nhân đầu tiên của Vũ trụ . Sự “bắt đầu” của vạn vật không còn cần thiết nữa .

Tuy nhiên, nếu khẳng định một niềm tin “sáng thế”, thì nguyên lý sáng thế ấy phải mang trong lòng nó những nguyên nhân và kết quả, của Vũ trụ . Vậy thì nó phải không ngừng tạo ra Vũ trụ . Về một phương diện nào đó, tựa như một Big-Bang vĩnh cửu : nghĩa là liên tục nổ ra Big-Bang ! Đó là điều phi lý .

Mặc khác, nói “Thượng đế tạo ra Vũ trụ” sẽ vô nghĩa nếu Thời gian không tồn tại . Hành động sáng tạo ra Vũ trụ chỉ có thể tiến hành trong Thời gian . Vậy Thượng đế nằm trong hay ngoài Thời gian ? . Mà như Einstein khẳng định, thời gian không phải là tuyệt đối . Thời gian có thể co giãn, vậy một Thượng đế ở trong thời gian, thậm chí là chính thời gian, sẽ không còn là đấng toàn năng nữa vì phải tuân theo những biến thiên của thời gian do các chuyển động có gia tốc, hay do các trường hấp dẫn mạnh (xung quanh lỗ đen) gây ra . Nếu một Thượng đế ở ngoài thời gian, sẽ có sức mạnh vạn năng, thì lại không thẻ cứu rỗi chúng ta được, vì những hành động của chúng ta đều nằm trong thời gian . Còn, nếu Thượng đế vượt lên trên cả thời gian, thì Ngài hẳn đã biết trước tương lai, vậy thì tại sao Thương đế lại phải bận tâm đến sự tiến bộ trong cuộc đấu tranh của con người chống cái ác ? Vì Ngài chẳng đã biết tất cả tứ trước rồi hay sao . Hoặc, nếu Thượng đế là bất biến, thì như vậy Ngài không thể sáng tạo được, hoặc là, Thượng đế nằm trong thời gian thì Ngài không bất biến . Đây chính là một trong những mâu thuẫn mà khái niệm “Nguyên nhân đầu tiên” dẫn đến .

Tuy nhiên, ở đây chỉ bác bỏ một Thượng đế được “nhân hóa” như một thực thể hiện hữu . Còn trên phương diện thực hành Tâm linh, thì niềm tin vào Thượng đế, đối với một số người, có thể tạo ra một số tình cảm thân thiện với người sáng tạo ra chúng ta và kích thích chúng ta nuôi dưỡng tình yêu và lòng vị tha, để thể hiện lòng biết ơn của mình và để tham gia vào tình yêu của Thượng đế đối với mọi chúng sinh,

Tóm lại, khi người ta dấn thân vào một con đường Tâm linh nào đó, điều quan trọng là việc hành đạo phải phù hợp cao nhất với sự phát triển trí óc của mình, và với những thiên chất và khuynh hướng Tâm linh của mình .

c . Phải chăng hiện tượng Ý thức tồn tại trong lòng Vũ trụ ?

Ý thức là nền tảng của Tư duy . Tư duy là hành vi của Ý thức . Trí tuệ là thước đo năng lực Tư duy . Tư duy phát huy nên Trí tuệ . Chúng là nguyên nhân và kết quả của nhau : “Có cái này, mới có cái kia “ .

* Chân lý hiện lên từ những vương vấn hoài nghi?

Sau khi loại bỏ khả năng hiện thực của một “Đấng Sáng tạo”, thì tiến hóa của Vũ trụ, dường như, được dẫn dắt bỡi một Tư duy rộng lớn, với tầm Trí tuệ siêu việt, hiển hiện trong từng chi tiết, từ Thế giới vi mô : Các hạt cơ bản, các nguyên tử, các phân tử, cho đến Thế giới vĩ mô : Các hành tinh, các ngôi sao, các Thiên hà …

Những biểu hiện chính xác, đầy tính lôgic ấy, ngoài sự sáng suốt của Ý thức, không thể là cái gì khác : Chắc chắn tồn tại một Trườngmang thông tin chức năng Ý thức, vận động vĩnh hằng trong thời gian và rộng lớn trong không gian là một thực tại của Vũ trụ .

Đặc trưng cơ bản của Trường là dao động, cho nên Trường cũng có nghĩa là Sóng, dù không phải là sóng Vật lý, thì Sóng luôn gắn với chuyển động . Vì là phi vật thể, nên Trường sóng mang thông tin “chức năng Ý thức” này, tồn tại trong Thế giới siêu hình của Vũ trụ .

Ý thức, theo Triết Phật, là một chức năng hữu hiệu, không có hiện thực nội tại và cũng không có điểm “bắt đầu”. Ý thức bao hàm một lượng lớn quan hệ, mà ta có thể xem như chúng sinh ra một Trường, cũng có nghĩa là một Sóng, ngay cả khi nó không phải là một sóng Vật lý . Người ta có thể mô tả Ý thức như một dòng chảy, một chức năng duy trì vĩnh viễn, nhưng không nhất thiết phải mang theo một thực thể tách biệt nào, nghĩa là, có một sự lan truyền một chức năng và các thông tin, chứ không có sự chuyển dịch vật chất, hay các thực thể cụ thể nào . Ý thức và thân xác không có ranh giới Chủ thể - Khách thể . Chúng bổ sung cho nhau và Phụ thuộc lẫn nhau, thống nhất trong một Tổng thể con người và Thế giới . Phật giáo cho rằng, Ý thức có nhiều cấp độ : Cấp độ Thô, cấp độ Tinh và cấp độ cực kỳ tinh .

Cấp độ Thô gắn liền với não bộ, và chỉ được thể hiện khi còn thân xác . Điều đó có nghĩa là, cấp độ Thô lấy thân xác làm giá đỡ : gọi là giá đỡ vật chất, hay giá đỡ vật lý, Ý thức cấp độ Tinh và Cực kỳ tinh, không nhất thiết cần đến giá đỡ vật lý . Nghĩa là, dù cái chết làm cho thân xác tiêu tan, nhưng Ý thức ở cấp độ cao ấy vẫn duy trì vĩnh viễn, mang theo Thông tin ký ức, và tiếp tục tồn tại trong Tổng thể Vũ trụ .

Đến đây, chúng ta thấy gì ? Chúng ta thấy, bằng chiêm nghiệm với công cụ Tư duy sắc bén, Triết học Phật giáo đã đoán nhận “Bản chất của Ý thức”, trùng hợp với hiện tượng “trí tuệ”, phát lộ ngay trong lòng Vũ trụ, đang vận động như một dòng chảy vĩnh hằng, được biết như một Trường Thông tin mang chức năng Ý thức, tràn đầy Vũ trụ.

Ý thức, Tư duy, là khái niệm thuộcThế giới siêu hình học . Thiên văn học hiện đại nói cho chúng ta biết, trong Vũ trụ, thế giới vật chất chỉ chiếm một phần ít ỏi, khoảng xấp xỉ 5%, Còn lại, choáng gần hết Vũ trụ là Thế giới siêu hình, mà các nhà Khoa học gọi Thế giới ấy là “Vật chất tối” (cũng có lúc gọi là “Năng lượng tối” ) . Không có bất kỳ bức xạ nào phát ra từ nó, Nó vô hinh, nhưng rõ ràng nó tồn tại, thông qua tương tác của mình, nó gắn kết với phần Vật chất còn lại của Vũ trụ, như một tổng thể thống nhất, làm cho Vũ trụ vận hành . Đó là bí ẩn lớn đôi với Khoa học . Còn đối với Triết học Nhân sinh Phương đông, thì đó không hề là bí ẩn khi tìm cách trả lời câu hỏi sau đây :

Nếu năng lượng tối, phần siêu hình học ấy, quyết định sự vận hành, thậm chí là số phận của Vũ trụ, thì một động vật cao cấp, có Ý thức, có Tư duy, như con người chúng ta, thì số phận được quyết định bởi cái gì ?

Ai cũng hiểu rằng, Thế giới Tư duy ở con người có tầm rộng lớn, gần như vô hạn, còn “Thế giới “ thân xác thì hạn hẹp : Nó nhỏ bé trong không gian và ngắn ngủi trong thời gian . Nghĩa là, có sự tương đồng với Vũ trụ, ở con người Thế giới siêu hình cũng vẫn là bất tận, Cho nên, cái phần siêu hình học mà đời sống Tinh thần, đời sống Tâm linh ngự trị, mới thật sự là quyết định giá trị và phẩm chất đời người . Đó là chân lý mà Khoa học về tiến hóa của Vũ trụ cung cấp bằng chứng cho chúng ta : Rằng, chúng ta là hình ảnh phóng chiếu của Vũ trụ .

* Và chân lý có thể đã được chứng minh?

Vào những thập kỷ cuối thế kỷ XX, một quan điểm Triết học, đã được Khoa học Chứng minh và, nhanh chóng, chuyển thành Khoa học công nghệ . Những ứng dụng sau đó, đã gây nên một cuộc cách mạng Khoa học, có sức chấn động không nhỏ, Quan điểm ấy nói rằng : “ Cái bộ phận được chứa trong Toàn thể và cái Toàn thể được phản ảnh trong Bộ phận.” Hoặc có thể phát biểu theo Lý thuyết Thông tin “Thông tin của Bộ phận có trong Toàn thể và thông tin của Toàn thể chứa trong Bộ phận”.

Có thể dẫn ra khá nhiều ví dụ về ứng dụng nguyên lý này trong thực tiễn:

1) Trong Thế giới động vật : Chỉ cần một tế bào phôi, bằng một qui trình nuôi cấy chặt chẽ, đánh thức thông tin Toàn bộ con vật, được lưu giữ trong đó, ngườ ta có thể cho ra đời hoàn chỉnh một con vật cùng giống loài . Đó là kỹ thuật nhân bản vô tính.

2) Trong thế giới thực vật còn đơn giản hơn: Chỉ cần một tế bào lá, có thể nhân bản thành cây . Đó là kỷ thuật ươm cây giống để trồng hàng triệu hecta rừng .

3) Trong Thế giới vô sinh: Người ta đã chế tạo được một loại hợp kim có trí nhớ, lưu giữ thông tin toàn bộ về sản phẩm làm từ hợp kim này . Nếu đem sản phẩm ấy hủy hoại bằng cách đập bẹp, cán dẹt chỉ còn là dạng phế liệu, nhưng khi đem mẫu phế liệu ấy gia nhiệt, thì lập tức, nó bung ra và lấy lại chính xác hình dáng sản phầm ban đầu . Tức là, sản phẩm đã lưu giữ toàn bộ thông tin ký ức vè sự toàn vẹn của chính nó .

4) Cũng trong Thế giới vô sinh: Giả sử, ta có một tấm phim “toàn ảnh”chụp cột cờ Hà nội bằng kỷ thuật hologramme – Đây là kỷ thuật chụp, mà ảnh thu được bằng phương pháp, trong đó, toàn bộ thông tin về vật, đều được ghi lại từ cả cường độ lẫn pha của sóng ánh sáng . Nhờ đó, ảnh thể hiện được cả ba chiều trong không gian . Bây giờ, nếu ta xé vụn tấm phim ra hàng chục, hàng trăm mảnh . Nhưng khi đem một mẩu vụn vừa xé ấy, đặt vào một máy chiếu Laser, Ta sẽ thấy hiện lên nguyên vẹn hình ảnh Cột cờ Hà nôi . Điều đó cho thấy, thông tin về toàn bộ hình ảnh (Cột cờ), đã được ghi ở khắp nơi trên tấm phim toàn ảnh, khiến cho mỗi Bộ phận của tấm phim phản ảnh cái Toàn bộ.

Ngày nay, những ví dụ như vậy rất nhiều, trở thành phổ biến trong đời sống xã hội.

Tóm lại, con người là một bộ phận của Vũ trụ . Vì vậy, Ý thức, Tư duy, Trí tuệ, nghĩa là những gì thuộc Thế giới siêu hình, mà con người sở hữu, chỉ là phản ảnh đầy đủ từ cái Toàn bộ, mà thực tại Vũ trụ đang hiện hữu mà thôi . Nói cách khác, Ý thức, Tư duy, Trí tuệ, hiện hữu nơi con người, vốn cũng hiên hữu và lan tràn trong Vũ trụ .

d . Đầu mối và những nút thắt :

Từ những luận cứ đã dẫn trên đây, có cơ sở để xác nhận học thuyết Phật giáo cho rằng : Ý thức không đột sinh ( emergence ) từ vật chất . Bỡi vì, phải có sự cộng thông bản chất giữa kết quả và nguyên nhân, thì sự “nảy sinh” mới thực hiện được . Nếu không, thì “bất cứ cài gì cũng có thể nảy sinh từ bất cứ cái gi” là điều phi lý . Do đó, vật chất và Ý thức không cùng bản chất, thì không thể nảy sinh từ nhau . Ý thức, như đã chứng tỏ, chỉ là một trường sóng phi vật lý, vận động như một dòng chảy liên tục, không có bắt đầu và không có kết thúc . Giờ đây, chúng ta biết thêm được rằng, trường sóng ấy hiện diện khắp nơi trong Vũ trụ, tràn ngập Thế giới xung quanh như một Trường thông tin . Bằng thông điệp của mình, nó dấn dắt Vạn vật xây dựng Trật tự từ Hỗn loạn mà tiến hóa lên . Não bộ không sinh ra Ý thức mà được trang bị Ý thức, tiếp nhận từ Vũ trụ . Cũng tựa như cây cối tạo nên màu xanh rực rỡ, là do tiếp nhận ánh sáng, mà Vũ trụ ban cho, để diệp của lá rực lên màu lục vậy . Hoặc : máy phát sinh ra điện là do tiếp nhận năng lượng từ dòng nước sông đang vô tư lưu chảy ngày đêm kia vậy . Đó chính là Đầu mối của mọi huyền bí Tâm linh, giờ đây đã dần hé lộ, được nhận diện từ trong chồng chất của muôn vàn sắc thái, trong Thế giới các hiện tượng quanh ta .

Từ đó nảy ra vấn đề : Thế thì, vai trò của Não bộ chỉ thụ động của “một chiếc máy thu” Thế giới siêu hình ?

Rõ ràng là phải như vậy, nhưng đó là “Máy thu Đổi tần” chứ không phải là “Máy thu trực tiếp”, bởi vì, Ý thức, và hoạt động chức năng của Ý thức-là sản phẩm phi vật thể của Thế giới siêu hình, chúng không có sự cộng thông bản chất với vật chất của não, nên não bộ không thể tiếp nhận trực tiếp một trường sóng siêu hình mà không bị “nhiễu” làm rối loạn,
Nguyên lý thu đổi tần trong kỷ thuật thu thanh hiện đại, là máy thu tự tạo ra một trường sóng nội tại, (thuật ngữ chuyên môn gọi là Dao động nội ), trường sóng này giao thoa với trường sóng phát, mà máy thu cảm nhận, hình thành một sóng trung gian phù hợp với các thông số phẩm chất của máy, tạo sự ổn định bền vững cho hoạt động của máy thu.

Đối với não bộ, Ý thức Thô sắm vai của bộ Dao động nội . Nó tạo ra một trường phi vật thể để giao thoa với Trường ngoài, có cùng bản chất.

Xét thuần túy về mặt hoạt động vật chất, não là trung tâm chỉ huy của một hệ thống “Điều khiển học sinh học” tự thích nghi, định hướng hành vi bản năng của động vật. Con người, ngoài bản năng, với tư cách là một đông vật cao cấp, não bộ có cấu trúc rất phức tạp, cũng chi là kiến tạo “một hạ tầng cơ sở”, để tiếp nhận một cách hiệu quả Y thức, với các cấp độ khác nhau mà thôi .

Với cấu trúc và tổ chức vật chất của não bộ ở mức độ đó, đã có thể đưa nó bước vào cữa ngõ của Thế giới siêu hình, cùng với Ý thức về Cái Tôi ở cấp độ Thô đã được hình thành trước đó.

Nói một cách có hình ảnh, với cấp độ này, não bộ thiết lập một cái “Vịnh” nối thông với đại dương, mà Trường Thông tin mang chức năng Ý thức, tràn ngập trong đại dương đó .. Vịnh vừa là bộ phận, thuộc hình thế địa lý của địa phương, thống nhất “máu thịt” trong tổng thể địa lý của địa phương, vừa là bộ phận của biển cả . chịu sự điều khiển của biển cả, nghĩa là được nuôi dưỡng bằng nguồn thông tin của biển cả .Tình hình cũng tương tự : Chuỗi ký ức hằn sâu trong não bộ, vừa là một bộ phận thống nhất trong tổng hòa đời sống con người, vừa là bộ phận của dòng Ý thức mang thông tin, truyền lan trong Vũ trụ .và được nuôi dưỡng bằng chính trường thông tin đó.

Lượng thông tin biển cả, mà vịnh phản ảnh được, có thể khác nhau, phụ thuộc vào hình thế và khẩu độ của cữa Vịnh, nối thông với đại dương . Điều này tương đương với chất lượng Thông tin mà não bộ thu nhận được, cũng sẽ phụ thuộc vào cấu hình tổ chức và tốc độ kết nối mạng nơ-ron thần kinh, cũng như các trung khu của não bộ . Điều này dẫn đến sự khác nhau về phẩm chất Ý thức, thể hiện trên từng cá thể .

Một trận động đất hủy hoại hình thế của Vịnh, có thể làm thay đổi sinh thái và hình thái của Vịnh : Khi đó Vịnh, hoặc là, chỉ còn là một cái đầm phăng lặng, sinh thái nghèo nàn, hoặc là Vịnh trở nên rộng mở với biển cả hơn, làm cho sinh thái trở nên phong phú, mang tính bùng nổ, mà trước cơn đia chấn không hề có .

Hiện tượng ấy, cũng giống như một tai biến sức khỏe, dẫn đến làm biến dạng cấu hình tổ chức của não bộ, làm cho tốc độ và năng lực kết nối trong mạng nơ-ron thần kinh, bị biến dịch sang một cấu hình mới, khác thường, gây đột biến khả năng tiếp nhậnThông tin, làm xuất hiện những năng lực mới, dị thường .

Khoa học Giải phẫu thần kinh và Não học, trong nhiều nghiên cứu cho thấy, bộ ócThiên tài không có sự liên quan rõ rệt với số lượng nơ-ron trong từng Trung khu của não bộ . Thậm chí là không khác với não bộ của người bình thường . Đặc biệt, có trường hợp, một người sống, làm việc và Tư duy bình thường, trí tuệ minh mẫn, nhưng trong hộp sọ của anh ta, gần như trống rỗng, nói chính xác chỉ tìm thấy “Vết” não ! Đó là trường hợp rất điển hinh, xảy ra vào năm 1935, Trong quá trình điều trị cho một sinh viên Khoa toán, Trường Đại học Sheffield, hay bị ốm vặt, Giáo sư Lorber phát hiện thấy, cậu ta hoàn toàn không có não khi chụp CAT – scan . Lẽ ra, hai bán cầu não phải lấp đầy hộp sọ với độ sâu 4,5 cm, nhưng sinh viên này chỉ có chưa đầy 1 mm mô não phủ trên đỉnh cột sống . Không hiểu, bằng cách nào mà cậu vẫn sống bình thường . Chỉ số IQ của cậu ta rất cao :126 ! Học lực còn rất xuất sắc, từng đạt học vị danh dự ngành Toán học . Năm 1970, người thanh niên này chết ở tuổi 35 . Khi mổ tử thi, một lần nữa, các bác sĩ đã chứng thực việc cậu không hề có não .

Còn có thể kể nhiều ví dụ khác . Y học đã có thể thống kê hàng trăm trường hợp như thế cho đến những năm gần đây .

Điều đó dẫn đến một nhận định mới : Não tiếp nhận và xử lý Thông tin bằng kết nốitốc độ kết nối . Phương thức này, cho phép không phụ thuộc vào số lượng nơ-ron . Mười người hớn hở gặp nhau, không phài diễn ra bằng mười cái bắt tay, mà bằng 45 cái ! Đây là một Ma trận, mà khả năng kết nối rất lớn . Một mạng chứa hàng trăm tỷ phần tử lôgic, như mạng nơ-ron, thì Ma trận kết nối được, lên đến con số khổng lồ . Đủ để xử lý chọn lời giải tối ưu, tương thích với khối lượng dữ liệu mà trường thông tin ngoại biên dồn dập gửi đến . Vấn đề chỉ còn là tốc độ kết nôi . Và đây chính là thước đo năng lực Tư duy : Nhận thức cùng một vấn đề, nhưng nhanh chậm khác nhau ở từng cá thể .

Tóm lại, “Tiên đề” về Ý thức con người được “trang bị” từ nguồn Vũ trụ, như đã chứng tỏ, cung cấp cho hiểu biết của chúng ta một cơ hội, có thể tiếp cận đúng hướng vào Thế giới Tâm linh bí ẩn . Dựa trên 3 cơ sở có tính nguyên lý, là :

1) Tồn tại một Trường phi vật chất, mang thông tin Chức năng Ý thức, chiếm đầy không gian và vận động vĩnh viễn trong thời gian .

2) Thông tin Bộ phận chứa trong Toàn thể . Thông tin Toàn thể phản ảnh trong Bộ phận .

3) Vật chất và Ý thức ( hay Vật lý - siêu hình ) tồn tại trong một Thế giới thống nhất, phụ thuộc lẫn nhau và bổ sung nhau .

Nguyên lý thứ 2 và thứ 3, Khoa học, cũng như Triết học đã chứng minh giá trị chân lý đúng đắn, Nguyên lý thứ nhất, tuy đã chứng minh nhưng cần kiểm tra thêm bằng thực nghiêm, vi vai trò Đầu mốicủa nó là rất quan trọng : Một đột phá khẩu !

Các dạng Tâm linh huyền bí, gọi theo ngôn ngữ dân gian truyền thống, như : Tái sinh luân hồi, Thần đồng, giao diện linh hồn v..v.. đều dựa trên cơ chế khai mở Tiềm thức, giải phóng ký ức cá nhân chứa trong “ cái toàn thể “,vẫn còn tiếp tục vận động trong không gian, sau khi thể xác không còn .

Cho đến hiện tượng Tâm thể, phát công năng dị thường, như : Viễn di, Thấu thị, Vận công trị thương v..v.. không thuộc Thế giơi Tâm linh, mà thuộc nguyên nhân giải phóng năng lượng tiềm ẩn của Tâm thể, nguyên nhân đó, là do tạo được cộng hưởng năng lượng Vũ trụ ( cũng chiếm đầy không gian ) thông qua một Môtip kết nôi đặc biệt của mạng nơ-ron, làm kích thích mãnh liệt hoạt động Ý thức Thô, phá vỡ cân bằng, đạt trạng thái cộng hưởng với Trường năng lương bên ngoài . làm tăng hiệu quả tương tác, dưới một số dạng thức, giữa cơ thể với môi trường .

Thay lời kết : Trong những năm 60 của thế kỷ trước, để huấn luyện các phi công du hành dài ngày trong Vũ trụ, các nhà Khoa học Liên xô đã chế tạo thành công một buồng cách ly thông tin, Được gọi là buồng “Không gian im lặng tuyệt đối” để nghiên cứu năng lực làm chủ bản thân của người được thử nghiêm .

Kết quả cho thấy, chưa có người nào đủ “bản lĩnh thép” giữ vững Ý thức, làm chủ hành vi của mình, trong “không gian im lặng tuyệt đôi “ đó, trong thời gian 60 phút .

Bằng thiết bị thu hình hết sức tinh vi và bí mật, truyền ra ngoài, cho thấy, người được thử, xuất hiện trạng thái hỏang loạn sau chưa đầy 20 phút .

Vì sao ? Theo lời kể của những người được thử nghiệm, trong cảm giác cô đơn rơi vào bóng tối dày đặc, cùng với sự thinh lặng ghê rợn, một thế giới âm thanh ma quái phát ra từ cơ thể của chính mình : Nhịp tim hoảng hốt như muốn thoát ra khỏi lồng ngực, tiếng đập thùng thình như rung rinh mặt đất dưới chân . Tiếng rào rào máu chảy như chen nhau trong huyết quản . Tiếng thở dồn, mà nghe ầm ào như sóng biển nối nhau dội vào bờ …

Họ kể rằng, hình như họ chỉ kịp hét lên một cách hốt hoảng với bên ngoài : Cái gì thế ? Rồi vội vàng chống trả và bỏ chạy, nhưng thế giới ma quái ấy túm chặt lấy họ.

Các chuyên gia y tế Vũ trụ cho biết, họ đã mất hết Ý thức, chỉ còn một thứ bản năng vô thức .

Điều đó cho thấy Trường thông tin mang chức năng Ý thức mà não tiếp nhận không thể gián đoạn . Một hành trình liên tục như máu lưu thông trong huyết quản suốt đời người vậy . Và cũng chứng minh rằng : Não không sản sinh ra Ý thức ! Não mất nguồn Ý thức khi cách ly với Trường ngoài . bị mất định hướnh, não rơi vào tình thế hoảng loạn .

Đó là thực nghiệm vô cùng qui báu, khẳng định nguyên lý thứ nhất đã nói trên đây .

Có điều là về sau, người ta không sử dụng bài tập kiểm tra này nữa, vì ký ức mà não ghi lại tình huống ấy, hằn rất sâu . Phải mất thời gian dài mới hồi phục .
Tuyệt vời!

Lâu quá em mới đọc được 1 bài tóm tắt khiến em ngộ ra tất cả.

Những câu hỏi chúng ta thường băn khoăn như:

Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? Tôi sẽ đi về đâu? Tôi tại sao lại là "tôi"?...

Được giải đáp rất logic

Hiểu đc thế nào là ĐẠI TRÍ TUỆ và TIỂU TRÍ TUỆ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top