Nhiệm vụ của họ là thực hiện các cuộc tấn công bất ngờ, từ xa, nhằm vào những kẻ thù quan trọng. Họ sử dụng một loại vũ khí đặc biệt là súng bắn tỉa nên được gọi là xạ thủ bắn tỉa.
Từ "xạ thủ bắn tỉa" bắt nguồn từ năm 1824 giữa những người sử dụng súng trường. Tên gọi tiếng Anh là “sniper” xuất hiện ở vùng Ấn Độ thuộc Anh có nghĩa là bắn từ vị trí được ẩn náu, có thể xuất phát từ hoạt động săn chim snipe, là một động vật cực kỳ khó phát hiện, tiếp cận hay bắn. Những người săn chim này sau đó được gọi là "sniper" (xạ thủ bắn tỉa) bởi kỹ năng yêu cầu trong bắn súng, ngụy trang và di chuyển.
Mỗi quốc gia với có lý luận quân sự khác nhau trong việc sử dụng xạ thủ bắn tỉa, quy định đội hình và chiến thuật. Về cơ bản, mục đích của xạ thủ trên chiến trường là tiêu hao năng lực chiến đấu của đối phương bằng việc tiêu diệt những mục tiêu có giá trị, nhân vật quan trọng, thường là sĩ quan.
Xạ thủ bắn tỉa trong quân đội thường hình thành nhóm hai người gồm một xạ thủ và một trợ thủ. Tuy nhiên, họ có thể thường xuyên đổi vị trí cho nhau nhằm tránh mỏi mắt. Trợ thủ sử dụng ống nhòm để xạ thủ đánh giá, phân biệt hoặc xác định mục tiêu.
Nhiệm vụ chủ yếu của xạ thủ là trinh sát, giám sát, chống bắn tỉa, tiêu diệt chỉ huy đối phương, lựa chọn mục tiêu có giá trị và phá hoại khí tài của đối phương. Nhiệm vụ phá hoại đòi hỏi sử dụng loại đạn cỡ lớn, ví dụ 20 mm. Quân đội Mỹ và Anh sử dụng xạ thủ bắn tỉa có hiệu quả trong chiến dịch tấn công Iraq, hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, đặc biệt là ở trong thành phố.
Kỷ lục về khoảng cách bắn tỉa hiện nay là 2.430 m bởi xạ thủ Rob Furlong người Canada, thuộc tiểu đoàn số ba lực lượng bộ binh nhẹ Canada trong cuộc tấn công Afghanistan, sử dụng súng trường McMilan 12,7 mm lên đạn bằng tay. Thời gian bay của viên đạn lên đến 4 giây, và tạo đường đạn cầu vồng cao đến 46 m.
Kỷ lục trước đó thuộc về xạ thủ Carlos Hathcock của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.250 m. Xạ thủ tiêu diệt nhiều quân địch nhất là Simo Hayha người Phần Lan, với 705 sinh mạng địch trong Chiến tranh mùa đông năm 1939-1940 giữa Liên Xô và Phần Lan.
Trong Cuộc chiến Iraq năm 2003, việc bắn tỉa đã được quân đội Mỹ và đồng minh thực hiện ở khoảng cách rất gần, đa phần là 200-400 m. Đáng lưu ý, ngày 3 tháng 4 năm 2004, đội xạ thủ Matt và Sam Hughes của Hải quân Hoàng gia Anh, (cả hai chiến binh) sử dụng súng trường bắn tỉa L96 đã tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 860 m bằng cách bắn lệch về trái mục tiêu 17 m để viên đạn bay vòng theo hướng gió.
Từ "xạ thủ bắn tỉa" bắt nguồn từ năm 1824 giữa những người sử dụng súng trường. Tên gọi tiếng Anh là “sniper” xuất hiện ở vùng Ấn Độ thuộc Anh có nghĩa là bắn từ vị trí được ẩn náu, có thể xuất phát từ hoạt động săn chim snipe, là một động vật cực kỳ khó phát hiện, tiếp cận hay bắn. Những người săn chim này sau đó được gọi là "sniper" (xạ thủ bắn tỉa) bởi kỹ năng yêu cầu trong bắn súng, ngụy trang và di chuyển.
Mỗi quốc gia với có lý luận quân sự khác nhau trong việc sử dụng xạ thủ bắn tỉa, quy định đội hình và chiến thuật. Về cơ bản, mục đích của xạ thủ trên chiến trường là tiêu hao năng lực chiến đấu của đối phương bằng việc tiêu diệt những mục tiêu có giá trị, nhân vật quan trọng, thường là sĩ quan.
Xạ thủ bắn tỉa trong quân đội thường hình thành nhóm hai người gồm một xạ thủ và một trợ thủ. Tuy nhiên, họ có thể thường xuyên đổi vị trí cho nhau nhằm tránh mỏi mắt. Trợ thủ sử dụng ống nhòm để xạ thủ đánh giá, phân biệt hoặc xác định mục tiêu.
Nhiệm vụ chủ yếu của xạ thủ là trinh sát, giám sát, chống bắn tỉa, tiêu diệt chỉ huy đối phương, lựa chọn mục tiêu có giá trị và phá hoại khí tài của đối phương. Nhiệm vụ phá hoại đòi hỏi sử dụng loại đạn cỡ lớn, ví dụ 20 mm. Quân đội Mỹ và Anh sử dụng xạ thủ bắn tỉa có hiệu quả trong chiến dịch tấn công Iraq, hỗ trợ hỏa lực cho bộ binh, đặc biệt là ở trong thành phố.
Kỷ lục về khoảng cách bắn tỉa hiện nay là 2.430 m bởi xạ thủ Rob Furlong người Canada, thuộc tiểu đoàn số ba lực lượng bộ binh nhẹ Canada trong cuộc tấn công Afghanistan, sử dụng súng trường McMilan 12,7 mm lên đạn bằng tay. Thời gian bay của viên đạn lên đến 4 giây, và tạo đường đạn cầu vồng cao đến 46 m.
Kỷ lục trước đó thuộc về xạ thủ Carlos Hathcock của Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ thực hiện trong Chiến tranh Việt Nam, tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 2.250 m. Xạ thủ tiêu diệt nhiều quân địch nhất là Simo Hayha người Phần Lan, với 705 sinh mạng địch trong Chiến tranh mùa đông năm 1939-1940 giữa Liên Xô và Phần Lan.
Trong Cuộc chiến Iraq năm 2003, việc bắn tỉa đã được quân đội Mỹ và đồng minh thực hiện ở khoảng cách rất gần, đa phần là 200-400 m. Đáng lưu ý, ngày 3 tháng 4 năm 2004, đội xạ thủ Matt và Sam Hughes của Hải quân Hoàng gia Anh, (cả hai chiến binh) sử dụng súng trường bắn tỉa L96 đã tiêu diệt mục tiêu ở khoảng cách 860 m bằng cách bắn lệch về trái mục tiêu 17 m để viên đạn bay vòng theo hướng gió.