Em xin mạo muội trả lời, nếu sai xin các cụ thông cảm.
- Đức Phật Thích Ca đưa 8 sợi tóc của mình cho thương nhân người Miến là lúc Ngài đã thành đạo hay chưa thành đạo ?
Lúc ngài vừa mới thành đạo.
- Xá lị và tóc thật ra ko hề giống nhau về tính chất, vậy rút cục xá lị tóc là cái gì ?
Em không biết.
- Trong Kinh Phật có đoạn nào nói Phật là vị thần ban phát tài bảo may mắn ko ?
Chắc chắn không có.
- Nếu ko, thì tại sao việc quỳ lạy trước sợi tóc tPhật lại đem lại may mắn tài lộc ?
Việc này cũng không có luôn.
- Bằng cách nào để có thể biết được đó là tóc/xá lị Phật, nếu là xá lị thì đem đốt sẽ ko cháy phải ko ?
Không có cách nào biết được trừ khi đem thử.
- Nhưng giờ thấy bảo xá lị đã đen về Miến rồi, thì cũng ko có cách nào để xác minh nữa phải ko ?
Đúng vậy, mà thực ra cũng không cần vì chắc chắn đó là trò lừa đảo rồi.
- Shark Minh Beta là ai ? Tôi xưa nay chỉ biết Shark Minh Ts. kinh tế có office ở QN thôi.
Một nhà kinh doanh giỏi và là một nhà phá hoại pháp của đức Phật.
Thật ra nguyên nhân của Sự Thần bí thứ gọi là Xá Lợi !
Đại đa số Phật tử hiểu rằng: Xá lợi (Phiên âm từ Phạn/pali ngữ śarīra) được gọi cho các viên tinh thể lấp lánh của các Nhà sư sau khi Trà tỳ (Thiêu) và cho rằng chỉ Bậc chân tu (Thánh) đốt thiêu mới có xá lợi , tức là mấy viên lấp lánh còn Sư thường hay phàm phu đốt xong là thành tro bã !
Quan điểm 2: Một số từ điển cho định nghĩa : Xá lợi là Thánh di (Di vật thân thể sót lại, bất kể đốt hay không của bậc Thánh (La hán)) như Tóc, lông, răng, hay toàn thân. Nên mới có chuyện Xá lợi tóc, xá lợi toàn thân, xá lợi móng tay, xá lợi răng...
Sự thật : Phật, Thánh, phàm phu khi thiêu hoặc chôn.... Thì di thân còn sót lại là Di-sót-cơ-thể hay Hài cốt, xương, tóc, xác... Tóm lại gọi chung là Hài cốt.
Thời Đức Phật, không dùng chữ viết trong các ngôn ngữ giao tiếp Phạn ngữ hay Pali mà dùng tiếng Ma Kiệt Đà và sau này Pali chép lại dùng khái niệm "dhātu" và đời sau ngay tiếng Pali cũng du nhập cả Phạn âm śarīra để nói về Di cốt Đức Phật (Nghi là do đời sau đưa vào từ Phạn ngữ) , Còn khái niệm Dhatu nghĩa là các cơ quan bộ phận cấu thành cơ thể, và như vậy thời đó không có khái niệm xá lợi của Thánh tăng hay Người thường và nó khác nhau gì cả.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn , di thân tro cốt của Phật gọi là "dhātu" nghĩa là Cơ-quan-chức-năng hay Hài-cốt
Ấy thế mà mãi sau này các viên lấp lánh đó không hiểu tại sao được gọi với tên là śarīra và phiên âm sang các tiếng khác để nguyên âm là Xá lợi và Thần bí về các di thân của bậc Thánh xuất hiện làm cho đại đa số Phật tử cho rằng Xá lợi là thứ lấp lánh của Sư sau khi thiêu, chỉ có Chân tu mới đốt thiêu thành xá lợi.
Lại nữa, có vài vị trí thức từ Anh , Mỹ , Tàu, Nhật, Ta.... Cho rằng răng, lông, tóc của Phật và các vị Thánh tăng mới được gọi là śarīra (Xá lợi) và không phải là hài cốt của phàm phu, thú vật....và thế là toàn thể nhân loại nhầm lẫn cả 2 quan điểm đến ngày nay.
Như vậy nguyên nghĩa khi thiêu xác, thời Đức Phật, mọi thứ sót lại chỉ là di thân hay cơ thể hay hài cốt... không nói riêng cho các viên lấp lánh.
Cái điểm mấu chốt ở đây là Phiên âm , để nguyên phiên âm mà không dịch nghĩa, khiến dân tộc khác bị u mê tưởng là những thứ gì đó thần bí
Ví dụ Buddha - Nghĩa gốc là"Người giác ngộ" nhưng phiên âm sang tiếng Việt thành Bụt hoặc Phật ! Làm hiểu nhầm Buddha là Thần tiên nào đó
+ Bodhi Sattva : "Người học đạo" thì dịch nguyên âm thành Bồ đề Tát Đoả hay Bồ Tát làm dân tình hiểu nhầm Bồ Tát là bậc Đại từ bi trí gì đó
+ Amita Buddha : "Các vị Giác Ngộ" thì dịch thành Phật A Di Đà làm cả tỷ người sau này tưởng có 1 ông Phật A Di Đà!
+ Sarira : "Xương cốt" , dịch nguyên âm thành Xá Lợi ! Làm hiểu nhầm xá lợi là thứ gì đó huyền bí khủng khiếp
Thế nên tất cả các Kinh sách dịch sang Tiếng Việt nên dịch Nghĩa thay vì Tùy tiện để phiên âm như ngàn đời nay vẫn làm, Kết quả là sự U mê của cả các Thế hệ sau cả Tăng lẫn phàm
Nếu ngày nay ngôn ngữ phát triển gọi xá lợi là các viên lấp lánh cho thần bí thì nên tôn trọng nghĩa thần bí của chữ Xá lợi này, và chỉ nên gọi riêng cho các viên lấp lánh đó, đừng gọi chung cho hài cốt lông, tóc... Nên gọi Xá lợi tóc là sự nhầm lẫn và tùy tiện trong cách dùng từ.
Hãy học Phật học nghiêm túc, logic và Trí tuệ thay vì Mù quáng
Hà Bồ Đề
Tạp Chí NC Phật học