- Biển số
- OF-79312
- Ngày cấp bằng
- 1/12/10
- Số km
- 1,164
- Động cơ
- 356,601 Mã lực
Lãi suất ngân hàng nó gắn liền với lạm phát. Lúc nào giảm được lạm phát thì lãi suất ắt sẽ giảm thôi. Mà về 0 e còn lâu khi VN luôn kích thích xuất khẩu.
Đấy là LS tiền gửi, ý cụ chủ là LS cho vay cơ.- Các nước phát triển lãi 0% là bình thường
- Lãi 0% hoặc âm vẫn phải gửi ngân hàng vì để tiền mặt ở nhà vừa không an toàn, vừa không thuận tiện chi tiêu mua sắm, và mất công chứng minh nguồn gốc mỗi lần chi tiêu lớn ở các nước phát triển
- Ngân hàng VN hiện tại lợi nhuận đến từ lãi vay chiếm khoảng 1 nửa và ngày càng giảm dần. Phần còn lại là các dịch vụ khác của ngân hàng, càng phát triển tỷ trọng các dịch vụ này càng nhiều lên. Dịch vụ gì thì các cụ mở web các ngân hàng ra là biết.
Thì sẽ trở thành như EU và Nhật thôi cụCác ngân hàng liên tục hạ lãi suất nhằm đẩy tiền ra khỏi túi dân. Theo các cụ thì có các kịch bản gì nếu hạ lãi suất xuống 0% trong thời gian này?
Lãi cho vay cũng nhiều nước 0% hoặc gần như 0%. Họ nhận gửi lãi suất âm, và tuy cho vay 0-0.5% nhưng họ thu thêm các phí dịch vụ kèm theo.Đấy là LS tiền gửi, ý cụ chủ là LS cho vay cơ.
Đúng rồi cụ. Không những lãi suất 0 mà còn âm nữa- Các nước phát triển lãi 0% là bình thường
- Lãi 0% hoặc âm vẫn phải gửi ngân hàng vì để tiền mặt ở nhà vừa không an toàn, vừa không thuận tiện chi tiêu mua sắm, và mất công chứng minh nguồn gốc mỗi lần chi tiêu lớn ở các nước phát triển
- Ngân hàng VN hiện tại lợi nhuận đến từ lãi vay chiếm khoảng 1 nửa và ngày càng giảm dần. Phần còn lại là các dịch vụ khác của ngân hàng, càng phát triển tỷ trọng các dịch vụ này càng nhiều lên. Dịch vụ gì thì các cụ mở web các ngân hàng ra là biết.
Thế lãi cho vay có giảm không?
Có giảm mạnh 0.0..1%Chẳng thấy động dậy gì cụ ạ
dễ mà, để cho cướp lộng hành thì có khi dân gửi tiền vào NH thì phải trả phí ấy chứRiêng VN thì khẳng định không bao giờ có ls 0%.
Cụ thêm cho e 6 số 0 nữa ợ.
Hehe. Cụ bi quan quá. Dư nợ tín dụng 130% GDP là bình thường. Đặc biệt quy mô kinh tế đang nhỏ. GDP chưa đến 300 tỷ đô. Nhà đất theo e ko bong bóng mà sẽ đóng băng trong giai đoạn này. Các con số giao dịch cũng đang thể hiện điều đó. Chứng khoán ko vỡ vì hiện tại index 850 ko hẳn là quá cao. Đợt tăng vừa r do các bác nhỏ lẻ đem tiền nhàn rỗi nhảy vào là chính chứ ko phải tiền đi vay.Lãi suất và lạm phát liên quan chặt chẽ đến nhau, về cơ bản lạm phát VN vẫn ổn định ở 3-4% thì lãi suất sẽ vẫn giữ mức 4-6%. Còn hiện tại lãi suất giảm vì nhu cầu vốn giảm, ở đây làm rõ không phải là người vay không cần vay mà hiện tại hạn mức đã hết, đa phần đã chực chờ ngưỡng cửa toang vì không bán được hàng, không có đơn hàng , nên ngân hàng không thể cho vay, rất nhiều doanh nghiệp, cá nhân đang giật gấu vá vai để có dòng tiền trả nợ gốc lãi ngân hàng hàng tháng.
Kịch bản tồi tệ sẽ xẩy ra khi 6 tháng cuối năm tình hình dịch bệnh không được kiểm soát trên thế giới, nợ xấu tăng lên, kinh tế giảm sút, người dân thắt chặt mạnh chi tiêu, nguy cơ giảm phát chực chờ. Chính phủ buộc phải bơm tiền cứu hộ qui mô lớn, bằng cách hạ lãi suất tối đa, khi đó mới có kịch bản 0% như cụ bảo. Nhưng em e là khó, VN là nước đang phát triển, tiềm năng, dư địa còn rất nhiều. Chỉ có nợ xấu làm bong bóng tài sản : nhà đất, chứng khoán sẽ vỡ bất kì lúc nào, hiện dư nợ tín dụng VN đang ở ngưỡng 130% cuar GDP, nguy cơ tiềm ẩn là vô cùng lớn.
Lãi suất tối thiểu phải bằng lạm phát thì ngân hàng mới huy động được vốn. Trong khi nhà nước làm ăn không có chút hiệu quả, tham nhũng tràn lan phải in thêm tiền để hút máu dân thì làm sao mà lạm phát thấp được.Ls = 0, hoặc âm thì như các nước phương tây có đầy rồi, ở VN khả năng = 0 thì hơi nhỏ, tuy nhiên khả năng hạ xuống cỡ khoảng 3-4% là co the & hợp lý, vì TQ ls cho vay ưu đãi xuất khẩu cũng vào khoảng 3-4%, nó toàn tống hàng hoá sang Việt Nam, bán cho trả chậm, trong khi VN, có giai đoạn Ls cho vay lên đến trên 20%, thì chả có DN nào đi vay mà KD dc cả, vì Ls quá lớn, như thế nên kinh tế sẽ không phát triển đc, cố gắng hạ Ls cho vay xuống khoảng 3-5% thi mới SX đc, không chi phí cho vay chiếm tỷ trọng quá lớn, thành ra hàng hoá cao không cạnh tranh đc với các nước khác
Có đấy, lãi suất đô la đang là 0%.Riêng VN thì khẳng định không bao giờ có ls 0%.
Những nước kinh tế đi lùi, hoặc phát hành tiền theo cơ chế vay nợ như Mỹ mới có lãi suất âm thôi.Lại nói chuyện lãi suất âm ở Nhật, ở nhiều thời điểm chính phủ Nhật kích cầu, hỗ trợ DN, lãi suất tiền vay cũng âm luôn. Điều này có nghĩa là người vay tiền còn được trả thêm tiền nếu đi vay.
Tuy nhiên thực tế không dễ như thế, cụ nào học kinh tế sẽ biết về bẫy thanh khoản (liquidity trap) để hiểu nguyên lý. Còn trên thực tế, các doanh nghiệp Nhật có lúc vay được theo lãi âm nhưng nếu vay về để trên tài khoản mà không chi tiêu thì lãi âm tiền gửi phải trả cho ngân hàng còn nhiều hơn lãi âm tiền vay ngân hàng trả mình. Họ buộc phải giải ngân đầu tư. Nhật thì hết chỗ đầu tư rồi, buộc lòng phải đầu tư ra nước ngoài. Cái khó ở đây là đồng Yên Nhật luôn tăng giá với tiền các nước khác trong nhiều năm, đầu tư nước ngoài có lãi nhưng khi chuyển lại thành tiền Yên để trả nợ thì hoá ra lỗ.
Lãi suất âm đặt ra nhiều vấn đề kỳ quái trong nền kinh tế. Từ những chuyện nhỏ nhặt như trào lưu cất tiền mặt ở nhà. Nhiều cụ già giấu tiền vào các đồ đạc trong nhà, đến lúc lẫn quên mất bán đi, hoặc các cụ già mất đi con cháu thanh lý tài sản. http://giadinh.net.vn/xa-hoi/noi-long-nguoi-nhat-duoc-5-trieu-yen-trong-thung-loa-cu-o-tphcm-20150327103241382.htm
Và đến những chuyện lớn hơn ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp, thậm chí là điều hành quốc gia. Chính phủ các nước có lãi suất âm hoặc 0% cũng điên đầu về chuyện không có công cụ thúc đẩy đầu tư (lãi suất âm rồi thì chẳng lẽ hạ tiếp về âm, thậm chí về âm DN vẫn không chịu đầu tư).
Lãi 0% cũng có cái hay. Nhiều nước hàng hoá họ in giá lên luôn bao bì vì giá ít thay đổi quá. Có những thứ hàng chục năm không thay đổi giá:
Cả hãng kem Nhật cúi gập người xin lỗi vì tăng giá
Các mạng xã hội ở châu Á đang ‘sốt sình sịch’ đoạn clip ghi lại cảnh giám đốc và nhân viên hãng kem Akagi của Nhật Bản cúi người xin lỗi khách hàng vì quyết định tăng giá sau 25 năm.thanhnien.vn
Năm ngoái GPD Nhật vẫn tăng trưởng mà lãi suất âm. Chuyện âm lãi suất không phải mới, và không nhất thiết liên quan tới tăng trưởng kinh tế GDP.Những nước kinh tế đi lùi, hoặc phát hành tiền theo cơ chế vay nợ như Mỹ mới có lãi suất âm thôi.