- Biển số
- OF-417133
- Ngày cấp bằng
- 17/4/16
- Số km
- 1,478
- Động cơ
- 231,960 Mã lực
Trong cuốn Tư liệu văn hiến Thăng Long Hà Nội – Tuyển tập tư liệu phương Tây NXB Hà Nội 2010, nhà sử học Nguyễn Thừa Hỷ cho biết trong việc cung cấp cho người đọc hiện đại những nét phác họa về Thăng Long Kẻ Chợ thời Nam Băc phân tranh, thì Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài của giáo sĩ Jerome Richard thuộc loại tài liệu đáng chú ý nhất.
Theo sự chỉ dẫn đó, chúng tôi tìm đọc và thấy rõ cách đây hơn hai thế kỷ, cuốn sách đã được biên soạn theo hướng viết lịch sử xã hội là một việc mà ở ta chưa ai làm, nên càng cần thiết phải đọc.
Dưới đây là một số ý tưởng, một số nhận xét của tác giả mà khi đọc sách tôi đã ghi chép lại và thử diễn giải lại theo cách hiểu của mình. Giới thiệu chúng ở đây, chúng tôi chỉ muốn chia sẻ một hướng suy nghĩ trong khi làm việc, đó là muốn lý giải hiện tại phải trở lại với lịch sử. Và với cả cộng đồng, những nhận xét từ bên ngoài nhiều khi đau xót, nhưng là cần thiết trên con đường tự nhận thức.
Phần đầu của cuốn sách dành để miêu tả chung về nhiệt độ, khí hậu, cư dân… của Đàng Ngoài, trong đó đoạn nói về Vịnh Đàng Ngoài kể là có một hòn đảo, được người Hà Lan đặt tên là Đảo cướp. Chủ đảo là một võ tướng lo thu thuế.
Các “đô thị” – chỉ là để tập trung dân, mật độ ngang thành phố châu Âu. Các đô thị này chẳng có gì khác nhau. Chỉ có Kẻ Chợ đáng gọi đô thị. Thành phố trật tự, nhưng có những trò kỳ cục như bắn tên có mồi lửa trong đêm vào các nhà rơm rạ gây ra đám cháy.
Người Trung Hoa có mặt ở khắp nơi trong cả vùng đồng bằng. Ở đô thị càng đông, mạnh.
Các loại phương tiện giao thông
– Ngựa: quan;
– chân trần: dân;
– cáng: nhà giàu, người có địa vị
Từng có cầu đá do người Trung Hoa xây rồi vì chinh chiến, bị phá.
Vùng núi sống trong dốt nát và dã man. So sánh: lúc này ở Trung Hoa đã có lúa vụ ba. Nhưng ở Đàng Ngoài thì chưa.
Do thiên nhiên chiều đãi, con người nơi đây tế nhị, khéo léo nhưng yếu ớt và ít dũng cảm.
Cách cư trú, phong tục
Có khoảng 9.000 thôn xóm và 3.000 đơn vị phụ gọi là trại.
Dân miền núi bị coi là man di, nhưng theo các nhà truyền giáo, trong các dân cư ở đây, người H’mông – nhiều nhân tính nhất. Họ ghê sợ với tục lệ dân miền xuôi. Xứ miền núi này cung cấp những chiến binh dũng cảm khi cần. Có người Tartar. Sống du cư, giỏi chữ Hán, giỏi buôn bán. (Có lẽ là H’mông – VTNh)
Tính cách con người
Người dân đồng bằng bị các nhà truyền giáo coi là thô lậu, cả tin, mê tín. Như một bọn du đãng, sông trên thuyền, trên sông. Thật ra không phải vậy. Ở đây, dịu dàng và yêu thích bình yên là tính cách ngự trị. Cạnh đó lại hiếu động hay bị chia rẽ – thường xuyên nổi dậy và mưu phản.
Dân chúng bị lối cuốn vào các cuộc nổi dậy đó như một trò chơi, hơn là bởi tham vọng hay tư tưởng về một cuộc sống hạnh phúc hơn. Những vị quan đầu triều ( = những người ưu tú nhất) không bao giờ tham gia các cuộc nổi dậy này.
Đặc tính người bên lương (thờ Phật )
– luôn luôn không hài lòng với hiện trạng
– ham tài sản, độc ác, phản trắc
– coi cuộc đời như một cực hình
– sẵn sàng phụ bạc vì món lợi nhỏ.
Nhà nước cấm đạo. Chính ra dân cư các làng xóm lại hay đi tố giác để kiếm lợi. Sự mê tín + tâm lý vụ lợi = cuồng tín.
Giao thiệp với người châu Âu. Triều đình biết quá ít về những lợi ích của mình nên không buôn bán với người nước ngoài.
Một số trao đổi lặt vặt chỉ nhằm thỏa mãn những ao ước rất tầm thường: vài cái váy dạ, ít đồ gỗ. Vì người dân không đi đâu nên những cái vớ vẩn đó cũng thành hương xa hoa lạ. Xem chuyện nơi xa là hoang đường.
Ăn mặc: không tất, không giày, không quần lót.
Giày dép là để phân biệt ngôi thứ:
– dân thường bị cấm.
– chỉ hạng tiến sĩ mới được dùng dép
– chỉ người hoàng tộc mới được đi giày.
Đời sống tinh thần. Bộ máy quản lý
Nhìn chung dân có tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Sẵn một bản năng khéo léo, chỉ thiếu khoa học – sinh ra tính ỳ.
Nhưng nghèo khổ quá khiến người ta chỉ nghĩ đến sinh tồn tức là phó mặc mình cho sự biếng nhác bẩm sinh. Bộ máy hành chính sẵn sàng “vét cạn” các mầm mống tài năng. Bộ máy này ngu dốt và kiêu căng, nhưng có quyền lực. Họ đối xử với những người khéo tay hơn họ và giàu hơn như nô lệ.
Quan lại đóng vai cái gì cũng biết hết. Thật ra họ không biết, họ dốt song làm bộ làm tịch coi người khác như công cụ. Thuế rất nặng. Dân ở các vùng cằn cỗi không nộp thuế bằng thóc gạo thì phải nộp bằng cỏ.
Việc quan: sáu tháng trong một năm. Hoặc việc công, hoặc đi phục dịch các đức ông.
Sở dĩ chính sách khắc nghiệt vì người ta cho là phải làm thế mới trị được một đám dân hiếu động và dễ phản loạn.
Các ông chủ chỉ yên tâm nghỉ ngơi khi mọi người lao động làm việc liên tục và chỉ có một đời sống tầm thường. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ một số người thử vận may trong buôn bán.
Theo những mẫu mực Trung Hoa .
Phong tục Đàng Ngoài bắt nguồn một phần lớn từ những tục lệ của nước Trung Hoa.
Người Hoa đã có một thời gian dài là chủ nhân xứ Đàng Ngoài. Họ đã đưa vào đây luật lệ, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo…Phong tục Đàng Ngoài cũng có nhiều mối liên hệ với phong tục Trung Quốc.
Ngôn ngữ Trung Hoa là ngôn ngữ bác học. Nho sinh Việt Nam gần giống Nho sinh Trung Quốc.
Vẫn có một thứ biệt ngữ. Một ngôn ngữ và một chữ viết riêng xuất phát từ Trung Hoa.
Luật pháp
Có luật, chẳng hạn luật cấm rượu nhưng ít được tuân thủ. Luật chỉ có tác dụng với kẻ non gan. Ngoài ra, nói chung, không tuân thủ không sao.
Sự phóng đãng được dung thứ, tức gần như được phép.
(VTNh: Luật chỉ có tính chất nửa vời)
– ít đi học vì nghèo
– Có hiện tượng bán con vì nghèo
– Nhận làm con nuôi quan chức để xin được bảo kê
Nạn vay nặng lãi phổ biến.
Người đi vay dễ vỡ nợ. Luật pháp đứng về phía chủ nợ.
Văn hoá giao tiếp
Có sự phân biệt rõ ràng
– dân gian: buông thả
– quý tộc: nghi thức chặt chẽ hơn
Nhiều phụ nữ được coi là vô cùng dễ dãi. Họ buông thả mình cho những người ngoại quốc với cái giá rất xoàng…
Quan to đi chơi bằng ngựa. To nhỏ dựa vào số người đi hầu kèm theo hộ vệ.
Con người Đàng Ngoài không có xu hướng khám phá, không có tính thần học hỏi, kể cả trên phương diện nghệ thuật. Nhưng lại thích — với những gì sử dụng hàng ngày và những cái đã biết — chứng tỏ là mình xa hoa sang trọng. Họ rất ham thích khoái lạc. Lý do: khí hậu nóng bức, đất đai màu mỡ, dễ sống.
Người ta quen với chế độ chính trị chuyên chế; chịu đựng mà không thấy khổ. Biết nhà nước tự do là hay hơn. Nhưng không đủ sức đấu tranh.
Một số dũng cảm khởi nghĩa, dân chúng có theo và người ta hứa với họ đủ điều. Nhưng kết thúc bằng tái lập chế độ độc đoán.
Sau biến động, con người tự nhủ quá hạnh phúc khi có thể trở về bình yên dưới cái ách vốn có từ trước.
Trong giao thiệp thăm viếng con người, tránh nói chuyện buồn rầu. Không có đồng hồ. Thời gian chỉ được ước tính. Ai cũng vậy.
Lễ hội
Phóng túng quá đáng, đến mức suồng sã. Người nghèo cũng bất cần đời. Sợ ra ngoài mùng một tết – sợ điều xấu. Bọn trộm rình rập khắp nơi, ám hại người trên đường.
Các làng quê có nhà hát trò, chèo tuồng. Các loại quần áo rất kỳ cục, vay mượn từ Trung Hoa nhưng lại làm xấu đi, quê kệch hơn. Nội dung tích trò là ca ngợi vua chúa và người có công với nước, xen vào chuyện tình yêu và chuyện phiêu lưu.
Trò chơi – chọi gà, câu cá.
Nhìn chung, khi không bắt buộc phải làm việc, những người dân sống ở Đàng Ngoài yếu đuối và biếng nhác. Hạnh phúc lớn nhất của họ chỉ là thoả mãn thói phàm ăn. Chỉ có những niềm say mê hầu như luôn có hại cho xã hội (VTNh: những niềm say mê bệnh hoạn) mới kéo người ta ra khỏi tình trạng uể oải.
Tôn giáo
Với quần chúng vô học, tôn giáo ở đây là thực hành mê tín. Chẳng có gì là không có thể thành vật thờ cúng. Nhưng đối tượng của mê tín lại luôn luôn thay đổi. Hôm nay được tôn sùng mai bị lãng quên, thậm chí bị phỉ báng.
Không có gì lâu bền. Nên có thể nói chẳng có tôn giáo gì cả. Chùa có ở mọi trấn, xã, song đều xây dựng cẩu thả, và trông thì xấu xí.
Rất nhiều thuật sĩ bịp bợm. Quyền lực của họ vươn từ những người dân dưới đáy tới vua chúa.
Về Khổng Tử và Nho giáo
Các giáo điều chính:
– lưu ý sức mạnh trí tuệ. Đặt vấn đề có được hiểu biết bên trong về sự vật
– nhấn mạnh chữ tâm
– đề cao lòng thành.
Khoa học, kỹ thuật.
Khoa học – lo nghiên cứu bình chú Khổng Tử. Địa lý thiên văn cổ lỗ. Lịch sử chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
– Không hiểu gì về thế giới.
– Giải thích về khí hậu rất nực cười.
Dân tộc này chỉ quen nhận thức những vật thể có hình hài và cảm giác. Mọi biện luận siêu hình bị coi là vô bổ.
Dửng dưng với việc đi tìm chân lý, họ chỉ quan tâm tới những quan nịêm mang tính đạo đức.
Giáo dục và thi cử
Tham nhũng, thiên vị, thiên kiến… là tình trạng bao trùm trong cả vương quốc.
Do đó các cuộc thi tiến sĩ dù cố tỏ ra nghiêm khắc cũng chỉ vô ích. Học hành chẳng theo chương trình nào. Khả năng đỗ phụ thuộc trí nhớ (chứ không phải kiến thức).
Người thi đỗ được miễn mọi khoản thuế. Địa vị quý tộc không được truyền lại cho con cháu. Mà mỗi cá nhân, đến lượt mình, tự xác định cho mình.
Học người xưa không hề có phê phán. Không học ngoại ngữ. Vua có thông ngôn – tiếng Hoa, tiếng vài nước láng giềng, tiếng Bồ Đào Nha.
Người làm mỹ thuật tay nghề đơn sơ, ít khao khát hoàn thiện; bó chặt trong quy phạm lâu đời. Khuôn mặt trên các tác phẩm điêu khắc trông khủng khiếp và kỳ quái.
Mọi nghề nghiệp đều chỉ tiến hành với những dụng cụ đơn giản như làm việc không cần thước.
Nội ngoại thương trong cái bóng của người Hoa
Nhiều tiềm năng. Nhưng chính quyền không muốn dân giàu sợ thần dân một khi tích tụ tài sản, sẽ sinh tham vọng, kiêu căng không còn thói quen phụ thuộc tuyệt đối, như là cái đảm bảo cho sự cai quản của nhà vua. Cũng có những người giàu lên nhưng phải cống nộp quan trên khá nhiều.
Ngay người Hoa cũng phải hối lộ quân vương. Thương nhân bản xứ bị xem là đáng sợ nếu quan hệ với người ngoại quốc.
Các ngành thương nghiệp và thủ công nghiệp của người Hoa tối cần đối với sự sống còn của vương quốc.
Trong thương mại của người Hoa có một ngành khá nổi bật: thuốc bắc. Ngoài ra, họ còn buôn bán chè, đồ sứ, tơ lụa, vải, dùng bột mì, nồi niêu, đồ sắt.
Người Hoa không truyền nghề cho cư dân bản địa để giữ bí mật. Từ đó, người Việt có niềm tin mình không thể làm gì bằng người Hoa.
Nghề người Hoa làm:
– khai thác hầm mỏ
– đúc vàng bạc
– khắc ván in, làm ra những cuốn sách.
Dùng sức mạnh tài trí, khiến người ta cần đến họ. Rất nhiều mánh khoé. Sống ở Đàng Ngoài, người Hoa bảo tồn trang phục. Họ là người cung cấp hàng cao cấp cho chính quyền và đây là việc họ không thích nhưng buộc phải làm thì mới có quyền tha hồ bán các loại hàng khác cho dân thường.
Người Hà Lan từng làm một con đê ở đây.
Người Anh cũng mang đến các mặt hàng như người Hoa. Ví dụ các loại đá quý, ngọc trai, nhưng đáng chú ý: đá giả mới bán chạy.
Dân nghèo quá, nhiều khi lại mua chịu và hay quỵt. Khi tàu buôn đến, có lính đến khám. Tàu buôn phải giấu ngay các mặt hàng quý. Bộ máy hành chính từ vua xuống tự cho mình quyền tha hồ quấy đảo đám lái buôn này.
Kỹ thuật đúc tiền kém cỏi. Tiền rất dễ thành vô giá trị. Rồi tiền từ Trung Hoa tới — “hiếm có quốc gia nào trên thế giới có quá nhiều kẻ đúc tiền giả như vậy”
Mỏ vàng bạc chỉ người Hoa biết khai thác, và nộp cho chính quyền bao nhiêu, là do họ tính.
Dân Đàng Ngoài hiếm khi sử dụng tới phép đo lường trong buôn bán. Dùng tay để đo vải. Gạo đỗ, đong bằng khối hoặc ước lượng. Buôn thóc gạo bị cấm, nhưng vẫn diễn ra khá sầm uất.
Mức lãi của người buôn lên tới 1/3, mặc dù vậy, người Đàng Ngoài chỉ là “những tay buôn vô cùng kém cỏi”.Buôn vải, tơ. Buôn quế – vua độc quyền khiến dân miền núi thành kẻ buôn lậu. Đường cũng mua của người Hoa. Khai thác rừng tre cũng tuỳ tiện. Ai muốn, chỉ cần nộp ít tiền cho người quản lý hành chính là chặt thoả thích, hoặc đốt, phá nhiều tre đưa trở về qua đường sông.
Đàng Ngoài có thể là điểm trung chuyển lý tưởng cho thương mại Âu Á. Nhưng chính quyền sợ người nước ngoài nhân cớ đó để xâm lược. Đáng lẽ phải ngờ người Hoa vì họ đã từng nắm giữ chủ quyền ở đây. Song vì lý do cùng chung phong tục, tín ngưỡng… người Hoa không bị ngờ như người châu Âu.
Biến động của quyền lực trong lịch sử
Dù từng là một bộ phận của Trung Hoa, song đây vẫn là một sắc dân hoàn toàn khác biệt. Trung Hoa gọi họ là man di.
Thời đó người ở đây chưa có chữ. Dùng chữ Hán. Các thủ lĩnh bản địa, tuyên bố mình là chủ nhân của mảnh đất này. Dân theo sự dắt dẫn của họ, các thủ lĩnh thường có sự giúp đỡ của bọn du đãng. Nội chiến (12 sứ quân). Lê Đại Hành xưng vương…
Nhà Minh sang, sau Lý Trần, thi hành luật lệ, phong tục, cách làm ăn kiểu Trung Hoa “bắt dân chúng phải tuân theo một lối sống giống nhau”. Nhờ vậy, một trật tự vững chắc được thiết lập và bảo lưu đến tận cuối thế kỷ XVIII.
Dân chúng dù lấy làm tự hào tuân thủ các phong tục và luật lệ của ông chủ phương Bắc nhưng nó không làm cho họ quên đi ký ức về sự tự do xa xưa và mong ước trở lại.
Quan hệ với Trung Hoa: có triều cống, nhận ấn phong vương “coi như một dấu hiệu độc lập và một sự xác nhận với việc lên ngôi”; nhưng không vì triều cống mà những vị vua này hoàn toàn không phải là những chủ nhân ở đất nước họ.
Nhà Lê suy yếu. Mạc Đăng Dung (một “kẻ phiêu lưu”) cướp ngôi. Nguyễn Kim giúp khôi phục mang theo sự hình thành thể chế nhà chúa. Trịnh Kiểm- người có tài năng và phẩm chất dị thường, từng là thủ lĩnh bọn cướp.
Hình thành Đàng Trong. Nguyễn Hoàng vẫn thần phục nhà Lê nhưng tự tuyên bố độc lập. Đàng Trong ngày một rộng lớn nhiều chúa tể nhỏ hơn, trở thành thuộc quốc của vị tướng này.
Ở phương Đông được làm vua thua làm giặc. Còn ai cũng gian ác. Vua là một danh nghĩa, giống như một đồ trang sức.
Vua chỉ có quyền hão (Chúa quản lý hết và có quyền thế tập). Vua ngủ say trong niềm vui thú và bạc nhược. Làm quen với sự thụ động và nhàn rỗi. Dòng chúa tự sàng lọc, chỉ có người con kế vị có quyền, ngoài ra đa số bị đẩy vào cảnh nghèo đói. Một số bị điên.
Cả nước bị tàn phá bởi cuộc chiến, đất đai bỏ hoang, nạn đói khủng khiếp. Trong khoảng 8 năm trời, 1/3 dân chúng của vương quốc đã chết.
Lực lượng quân đội
Do hoạn quan chỉ huy (chức vụ có được là do mua). Nghề binh ở đây cha truyền con nối.
Luật pháp.
Luật Đàng Ngoài vốn được rút ra từ luật của Trung Hoa. Luật cổ luôn quan tâm tới lợi ích của dân chúng. Người nghèo cũng được bảo vệ.
Nhà vua được xem là người duy nhất quan tâm đến lợi ích chung. Còn tất cả những người khác chỉ hoàn toàn chăm chú đến lợi ích của riêng họ. Nhưng ở thời này, vua bị loại ra rìa, bị vô hiệu hóa, cộng đồng này chỉ còn quỷ, mà chúa là tên quỷ lớn nhất.
Thói quen ăn hối lộ vững chắc trong quan chức. Có thể đạt với bất kỳ điều gì bằng sức mạnh của đồng tiền. Người ta phải xuất vốn 20-30 ê-quy cho một chức vụ.
Người hiểu biết phải kinh ngạc vì bọn quan lại bạo ngược. Nhưng vua không biết gì hết.
Nhìn đại lược về hạnh kiểm của dân chúng thì sẽ thấy rất nhiều điều đáng phàn nàn, và ngay cả ở những điều quan trọng nhất. Không có một dân tộc nào trên trái đất này — nấp sau vẻ ngoài trầm tĩnh và đức độ như người Trung Hoa — lại gian xảo hơn, vụ lợi hơn, phó mặc mình cho những niềm đam mê hơn và hăng hái hơn trong việc thoả mãn bản thân.
Họ luôn tìm cách lừa dối nhau. Đối với người nước ngoài lại càng không có sự an toàn nào, nghĩa là luôn luôn trong trạng thái ngờ vực.
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Có thời khoảng thế kỷ XVI (?) tuy, đất nước thịnh trị, luật lệ nghiêm khắc. Nhưng một vị chúa đầu thế kỷ XVIII (70-80 năm trước khi xuất bản sách này) đã thay đổi tất cả. Tăng thuế. Ngông cuồng hưởng lạc. Tăng cường quyền lực cho đám hoạn quan đến mức vô bờ bến. Và tăng cả số lượng, tới mức chúng làm cho đất nước trở nên nghèo đói.
Vết nhơ về sự chuyên quyền ghi sâu trong đời sống toàn bộ dân chúng vì chẳng có cách gì để chống lại sự hám tiền, hám quyền của bọn quan lại.
Ngoài ra những lo lắng, sự ngờ vực, sự thiếu cạnh tranh đã bóp nghẹt mọi tài năng, căng thẳng tinh thần, làm xẹp đi mọi tham vọng chính đáng. Người dân không còn nhìn đâu xa hơn cuộc sống tầm thường quanh mình.
Nhà tù
Đó thực sự là một nơi khổ hình bất tận. Giường của tù nhân chính là nền đất ẩm ướt. Đàn ông và đàn bà ở lẫn lộn và ngủ trong bóng tối, bùn, và rác. Thường xuyên là người sống chung với những xác chết bị thối một nửa. Cai ngục là bọn đáng ghê tởm.
Nhưng đó là một nghề được ưa chuộng. Người ta phải nhờ cậy chạy chọt mới có được chân cai ngục và họ sẽ giàu lên bằng sự tàn bạo.
Khả năng tự biến đổi , tự hoàn thiện
Chế độ chuyên chế tuyệt đối đã đối kháng với sự phồn vinh của quốc gia. Nó làm cho trình độ sống của cộng đồng – chẳng hạn hoạt động kinh doanh– không bao giờ được nâng lên.
Ở đây, mọi sự vượt trội và một khao khát mưu cầu danh tiếng đều dễ bị coi là một thứ tội phạm.
Đốn mạt nhất là những hoạn quan khóac đầy mình những chức tước. Chúng tàn bạo và cho phép mình tha hồ cướp bóc công khai của cả quan chức lẫn dân thường.
Vì rằng mọi tài sản đều là tạm bợ và những vinh hiển cũng chỉ có lúc, con người sinh ra hư vô, họ cảm thấy trước xu thế nghèo khó chung, rồi chẳng có gì cứu được họ.
Tuy nhiên nếu được cai trị tốt hơn thì dân chúng vẫn có thể tự hoàn thiện và sẽ chẳng khó khăn gì trong việc yêu cầu họ thực hiện những đức hạnh phổ quát hữu ích cho xã hội.
Ghi chép từ cuốn Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài
– Jerome Richard – Paris 1778
Theo sự chỉ dẫn đó, chúng tôi tìm đọc và thấy rõ cách đây hơn hai thế kỷ, cuốn sách đã được biên soạn theo hướng viết lịch sử xã hội là một việc mà ở ta chưa ai làm, nên càng cần thiết phải đọc.
Dưới đây là một số ý tưởng, một số nhận xét của tác giả mà khi đọc sách tôi đã ghi chép lại và thử diễn giải lại theo cách hiểu của mình. Giới thiệu chúng ở đây, chúng tôi chỉ muốn chia sẻ một hướng suy nghĩ trong khi làm việc, đó là muốn lý giải hiện tại phải trở lại với lịch sử. Và với cả cộng đồng, những nhận xét từ bên ngoài nhiều khi đau xót, nhưng là cần thiết trên con đường tự nhận thức.
Phần đầu của cuốn sách dành để miêu tả chung về nhiệt độ, khí hậu, cư dân… của Đàng Ngoài, trong đó đoạn nói về Vịnh Đàng Ngoài kể là có một hòn đảo, được người Hà Lan đặt tên là Đảo cướp. Chủ đảo là một võ tướng lo thu thuế.
Các “đô thị” – chỉ là để tập trung dân, mật độ ngang thành phố châu Âu. Các đô thị này chẳng có gì khác nhau. Chỉ có Kẻ Chợ đáng gọi đô thị. Thành phố trật tự, nhưng có những trò kỳ cục như bắn tên có mồi lửa trong đêm vào các nhà rơm rạ gây ra đám cháy.
Người Trung Hoa có mặt ở khắp nơi trong cả vùng đồng bằng. Ở đô thị càng đông, mạnh.
Các loại phương tiện giao thông
– Ngựa: quan;
– chân trần: dân;
– cáng: nhà giàu, người có địa vị
Từng có cầu đá do người Trung Hoa xây rồi vì chinh chiến, bị phá.
Vùng núi sống trong dốt nát và dã man. So sánh: lúc này ở Trung Hoa đã có lúa vụ ba. Nhưng ở Đàng Ngoài thì chưa.
Do thiên nhiên chiều đãi, con người nơi đây tế nhị, khéo léo nhưng yếu ớt và ít dũng cảm.
Cách cư trú, phong tục
Có khoảng 9.000 thôn xóm và 3.000 đơn vị phụ gọi là trại.
Dân miền núi bị coi là man di, nhưng theo các nhà truyền giáo, trong các dân cư ở đây, người H’mông – nhiều nhân tính nhất. Họ ghê sợ với tục lệ dân miền xuôi. Xứ miền núi này cung cấp những chiến binh dũng cảm khi cần. Có người Tartar. Sống du cư, giỏi chữ Hán, giỏi buôn bán. (Có lẽ là H’mông – VTNh)
Tính cách con người
Người dân đồng bằng bị các nhà truyền giáo coi là thô lậu, cả tin, mê tín. Như một bọn du đãng, sông trên thuyền, trên sông. Thật ra không phải vậy. Ở đây, dịu dàng và yêu thích bình yên là tính cách ngự trị. Cạnh đó lại hiếu động hay bị chia rẽ – thường xuyên nổi dậy và mưu phản.
Dân chúng bị lối cuốn vào các cuộc nổi dậy đó như một trò chơi, hơn là bởi tham vọng hay tư tưởng về một cuộc sống hạnh phúc hơn. Những vị quan đầu triều ( = những người ưu tú nhất) không bao giờ tham gia các cuộc nổi dậy này.
Đặc tính người bên lương (thờ Phật )
– luôn luôn không hài lòng với hiện trạng
– ham tài sản, độc ác, phản trắc
– coi cuộc đời như một cực hình
– sẵn sàng phụ bạc vì món lợi nhỏ.
Nhà nước cấm đạo. Chính ra dân cư các làng xóm lại hay đi tố giác để kiếm lợi. Sự mê tín + tâm lý vụ lợi = cuồng tín.
Giao thiệp với người châu Âu. Triều đình biết quá ít về những lợi ích của mình nên không buôn bán với người nước ngoài.
Một số trao đổi lặt vặt chỉ nhằm thỏa mãn những ao ước rất tầm thường: vài cái váy dạ, ít đồ gỗ. Vì người dân không đi đâu nên những cái vớ vẩn đó cũng thành hương xa hoa lạ. Xem chuyện nơi xa là hoang đường.
Ăn mặc: không tất, không giày, không quần lót.
Giày dép là để phân biệt ngôi thứ:
– dân thường bị cấm.
– chỉ hạng tiến sĩ mới được dùng dép
– chỉ người hoàng tộc mới được đi giày.
Đời sống tinh thần. Bộ máy quản lý
Nhìn chung dân có tinh thần sáng suốt, minh mẫn. Sẵn một bản năng khéo léo, chỉ thiếu khoa học – sinh ra tính ỳ.
Nhưng nghèo khổ quá khiến người ta chỉ nghĩ đến sinh tồn tức là phó mặc mình cho sự biếng nhác bẩm sinh. Bộ máy hành chính sẵn sàng “vét cạn” các mầm mống tài năng. Bộ máy này ngu dốt và kiêu căng, nhưng có quyền lực. Họ đối xử với những người khéo tay hơn họ và giàu hơn như nô lệ.
Quan lại đóng vai cái gì cũng biết hết. Thật ra họ không biết, họ dốt song làm bộ làm tịch coi người khác như công cụ. Thuế rất nặng. Dân ở các vùng cằn cỗi không nộp thuế bằng thóc gạo thì phải nộp bằng cỏ.
Việc quan: sáu tháng trong một năm. Hoặc việc công, hoặc đi phục dịch các đức ông.
Sở dĩ chính sách khắc nghiệt vì người ta cho là phải làm thế mới trị được một đám dân hiếu động và dễ phản loạn.
Các ông chủ chỉ yên tâm nghỉ ngơi khi mọi người lao động làm việc liên tục và chỉ có một đời sống tầm thường. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ một số người thử vận may trong buôn bán.
Theo những mẫu mực Trung Hoa .
Phong tục Đàng Ngoài bắt nguồn một phần lớn từ những tục lệ của nước Trung Hoa.
Người Hoa đã có một thời gian dài là chủ nhân xứ Đàng Ngoài. Họ đã đưa vào đây luật lệ, ngôn ngữ, chữ viết, tôn giáo…Phong tục Đàng Ngoài cũng có nhiều mối liên hệ với phong tục Trung Quốc.
Ngôn ngữ Trung Hoa là ngôn ngữ bác học. Nho sinh Việt Nam gần giống Nho sinh Trung Quốc.
Vẫn có một thứ biệt ngữ. Một ngôn ngữ và một chữ viết riêng xuất phát từ Trung Hoa.
Luật pháp
Có luật, chẳng hạn luật cấm rượu nhưng ít được tuân thủ. Luật chỉ có tác dụng với kẻ non gan. Ngoài ra, nói chung, không tuân thủ không sao.
Sự phóng đãng được dung thứ, tức gần như được phép.
(VTNh: Luật chỉ có tính chất nửa vời)
– ít đi học vì nghèo
– Có hiện tượng bán con vì nghèo
– Nhận làm con nuôi quan chức để xin được bảo kê
Nạn vay nặng lãi phổ biến.
Người đi vay dễ vỡ nợ. Luật pháp đứng về phía chủ nợ.
Văn hoá giao tiếp
Có sự phân biệt rõ ràng
– dân gian: buông thả
– quý tộc: nghi thức chặt chẽ hơn
Nhiều phụ nữ được coi là vô cùng dễ dãi. Họ buông thả mình cho những người ngoại quốc với cái giá rất xoàng…
Quan to đi chơi bằng ngựa. To nhỏ dựa vào số người đi hầu kèm theo hộ vệ.
Con người Đàng Ngoài không có xu hướng khám phá, không có tính thần học hỏi, kể cả trên phương diện nghệ thuật. Nhưng lại thích — với những gì sử dụng hàng ngày và những cái đã biết — chứng tỏ là mình xa hoa sang trọng. Họ rất ham thích khoái lạc. Lý do: khí hậu nóng bức, đất đai màu mỡ, dễ sống.
Người ta quen với chế độ chính trị chuyên chế; chịu đựng mà không thấy khổ. Biết nhà nước tự do là hay hơn. Nhưng không đủ sức đấu tranh.
Một số dũng cảm khởi nghĩa, dân chúng có theo và người ta hứa với họ đủ điều. Nhưng kết thúc bằng tái lập chế độ độc đoán.
Sau biến động, con người tự nhủ quá hạnh phúc khi có thể trở về bình yên dưới cái ách vốn có từ trước.
Trong giao thiệp thăm viếng con người, tránh nói chuyện buồn rầu. Không có đồng hồ. Thời gian chỉ được ước tính. Ai cũng vậy.
Lễ hội
Phóng túng quá đáng, đến mức suồng sã. Người nghèo cũng bất cần đời. Sợ ra ngoài mùng một tết – sợ điều xấu. Bọn trộm rình rập khắp nơi, ám hại người trên đường.
Các làng quê có nhà hát trò, chèo tuồng. Các loại quần áo rất kỳ cục, vay mượn từ Trung Hoa nhưng lại làm xấu đi, quê kệch hơn. Nội dung tích trò là ca ngợi vua chúa và người có công với nước, xen vào chuyện tình yêu và chuyện phiêu lưu.
Trò chơi – chọi gà, câu cá.
Nhìn chung, khi không bắt buộc phải làm việc, những người dân sống ở Đàng Ngoài yếu đuối và biếng nhác. Hạnh phúc lớn nhất của họ chỉ là thoả mãn thói phàm ăn. Chỉ có những niềm say mê hầu như luôn có hại cho xã hội (VTNh: những niềm say mê bệnh hoạn) mới kéo người ta ra khỏi tình trạng uể oải.
Tôn giáo
Với quần chúng vô học, tôn giáo ở đây là thực hành mê tín. Chẳng có gì là không có thể thành vật thờ cúng. Nhưng đối tượng của mê tín lại luôn luôn thay đổi. Hôm nay được tôn sùng mai bị lãng quên, thậm chí bị phỉ báng.
Không có gì lâu bền. Nên có thể nói chẳng có tôn giáo gì cả. Chùa có ở mọi trấn, xã, song đều xây dựng cẩu thả, và trông thì xấu xí.
Rất nhiều thuật sĩ bịp bợm. Quyền lực của họ vươn từ những người dân dưới đáy tới vua chúa.
Về Khổng Tử và Nho giáo
Các giáo điều chính:
– lưu ý sức mạnh trí tuệ. Đặt vấn đề có được hiểu biết bên trong về sự vật
– nhấn mạnh chữ tâm
– đề cao lòng thành.
Khoa học, kỹ thuật.
Khoa học – lo nghiên cứu bình chú Khổng Tử. Địa lý thiên văn cổ lỗ. Lịch sử chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia.
– Không hiểu gì về thế giới.
– Giải thích về khí hậu rất nực cười.
Dân tộc này chỉ quen nhận thức những vật thể có hình hài và cảm giác. Mọi biện luận siêu hình bị coi là vô bổ.
Dửng dưng với việc đi tìm chân lý, họ chỉ quan tâm tới những quan nịêm mang tính đạo đức.
Giáo dục và thi cử
Tham nhũng, thiên vị, thiên kiến… là tình trạng bao trùm trong cả vương quốc.
Do đó các cuộc thi tiến sĩ dù cố tỏ ra nghiêm khắc cũng chỉ vô ích. Học hành chẳng theo chương trình nào. Khả năng đỗ phụ thuộc trí nhớ (chứ không phải kiến thức).
Người thi đỗ được miễn mọi khoản thuế. Địa vị quý tộc không được truyền lại cho con cháu. Mà mỗi cá nhân, đến lượt mình, tự xác định cho mình.
Học người xưa không hề có phê phán. Không học ngoại ngữ. Vua có thông ngôn – tiếng Hoa, tiếng vài nước láng giềng, tiếng Bồ Đào Nha.
Người làm mỹ thuật tay nghề đơn sơ, ít khao khát hoàn thiện; bó chặt trong quy phạm lâu đời. Khuôn mặt trên các tác phẩm điêu khắc trông khủng khiếp và kỳ quái.
Mọi nghề nghiệp đều chỉ tiến hành với những dụng cụ đơn giản như làm việc không cần thước.
Nội ngoại thương trong cái bóng của người Hoa
Nhiều tiềm năng. Nhưng chính quyền không muốn dân giàu sợ thần dân một khi tích tụ tài sản, sẽ sinh tham vọng, kiêu căng không còn thói quen phụ thuộc tuyệt đối, như là cái đảm bảo cho sự cai quản của nhà vua. Cũng có những người giàu lên nhưng phải cống nộp quan trên khá nhiều.
Ngay người Hoa cũng phải hối lộ quân vương. Thương nhân bản xứ bị xem là đáng sợ nếu quan hệ với người ngoại quốc.
Các ngành thương nghiệp và thủ công nghiệp của người Hoa tối cần đối với sự sống còn của vương quốc.
Trong thương mại của người Hoa có một ngành khá nổi bật: thuốc bắc. Ngoài ra, họ còn buôn bán chè, đồ sứ, tơ lụa, vải, dùng bột mì, nồi niêu, đồ sắt.
Người Hoa không truyền nghề cho cư dân bản địa để giữ bí mật. Từ đó, người Việt có niềm tin mình không thể làm gì bằng người Hoa.
Nghề người Hoa làm:
– khai thác hầm mỏ
– đúc vàng bạc
– khắc ván in, làm ra những cuốn sách.
Dùng sức mạnh tài trí, khiến người ta cần đến họ. Rất nhiều mánh khoé. Sống ở Đàng Ngoài, người Hoa bảo tồn trang phục. Họ là người cung cấp hàng cao cấp cho chính quyền và đây là việc họ không thích nhưng buộc phải làm thì mới có quyền tha hồ bán các loại hàng khác cho dân thường.
Người Hà Lan từng làm một con đê ở đây.
Người Anh cũng mang đến các mặt hàng như người Hoa. Ví dụ các loại đá quý, ngọc trai, nhưng đáng chú ý: đá giả mới bán chạy.
Dân nghèo quá, nhiều khi lại mua chịu và hay quỵt. Khi tàu buôn đến, có lính đến khám. Tàu buôn phải giấu ngay các mặt hàng quý. Bộ máy hành chính từ vua xuống tự cho mình quyền tha hồ quấy đảo đám lái buôn này.
Kỹ thuật đúc tiền kém cỏi. Tiền rất dễ thành vô giá trị. Rồi tiền từ Trung Hoa tới — “hiếm có quốc gia nào trên thế giới có quá nhiều kẻ đúc tiền giả như vậy”
Mỏ vàng bạc chỉ người Hoa biết khai thác, và nộp cho chính quyền bao nhiêu, là do họ tính.
Dân Đàng Ngoài hiếm khi sử dụng tới phép đo lường trong buôn bán. Dùng tay để đo vải. Gạo đỗ, đong bằng khối hoặc ước lượng. Buôn thóc gạo bị cấm, nhưng vẫn diễn ra khá sầm uất.
Mức lãi của người buôn lên tới 1/3, mặc dù vậy, người Đàng Ngoài chỉ là “những tay buôn vô cùng kém cỏi”.Buôn vải, tơ. Buôn quế – vua độc quyền khiến dân miền núi thành kẻ buôn lậu. Đường cũng mua của người Hoa. Khai thác rừng tre cũng tuỳ tiện. Ai muốn, chỉ cần nộp ít tiền cho người quản lý hành chính là chặt thoả thích, hoặc đốt, phá nhiều tre đưa trở về qua đường sông.
Đàng Ngoài có thể là điểm trung chuyển lý tưởng cho thương mại Âu Á. Nhưng chính quyền sợ người nước ngoài nhân cớ đó để xâm lược. Đáng lẽ phải ngờ người Hoa vì họ đã từng nắm giữ chủ quyền ở đây. Song vì lý do cùng chung phong tục, tín ngưỡng… người Hoa không bị ngờ như người châu Âu.
Biến động của quyền lực trong lịch sử
Dù từng là một bộ phận của Trung Hoa, song đây vẫn là một sắc dân hoàn toàn khác biệt. Trung Hoa gọi họ là man di.
Thời đó người ở đây chưa có chữ. Dùng chữ Hán. Các thủ lĩnh bản địa, tuyên bố mình là chủ nhân của mảnh đất này. Dân theo sự dắt dẫn của họ, các thủ lĩnh thường có sự giúp đỡ của bọn du đãng. Nội chiến (12 sứ quân). Lê Đại Hành xưng vương…
Nhà Minh sang, sau Lý Trần, thi hành luật lệ, phong tục, cách làm ăn kiểu Trung Hoa “bắt dân chúng phải tuân theo một lối sống giống nhau”. Nhờ vậy, một trật tự vững chắc được thiết lập và bảo lưu đến tận cuối thế kỷ XVIII.
Dân chúng dù lấy làm tự hào tuân thủ các phong tục và luật lệ của ông chủ phương Bắc nhưng nó không làm cho họ quên đi ký ức về sự tự do xa xưa và mong ước trở lại.
Quan hệ với Trung Hoa: có triều cống, nhận ấn phong vương “coi như một dấu hiệu độc lập và một sự xác nhận với việc lên ngôi”; nhưng không vì triều cống mà những vị vua này hoàn toàn không phải là những chủ nhân ở đất nước họ.
Nhà Lê suy yếu. Mạc Đăng Dung (một “kẻ phiêu lưu”) cướp ngôi. Nguyễn Kim giúp khôi phục mang theo sự hình thành thể chế nhà chúa. Trịnh Kiểm- người có tài năng và phẩm chất dị thường, từng là thủ lĩnh bọn cướp.
Hình thành Đàng Trong. Nguyễn Hoàng vẫn thần phục nhà Lê nhưng tự tuyên bố độc lập. Đàng Trong ngày một rộng lớn nhiều chúa tể nhỏ hơn, trở thành thuộc quốc của vị tướng này.
Ở phương Đông được làm vua thua làm giặc. Còn ai cũng gian ác. Vua là một danh nghĩa, giống như một đồ trang sức.
Vua chỉ có quyền hão (Chúa quản lý hết và có quyền thế tập). Vua ngủ say trong niềm vui thú và bạc nhược. Làm quen với sự thụ động và nhàn rỗi. Dòng chúa tự sàng lọc, chỉ có người con kế vị có quyền, ngoài ra đa số bị đẩy vào cảnh nghèo đói. Một số bị điên.
Cả nước bị tàn phá bởi cuộc chiến, đất đai bỏ hoang, nạn đói khủng khiếp. Trong khoảng 8 năm trời, 1/3 dân chúng của vương quốc đã chết.
Lực lượng quân đội
Do hoạn quan chỉ huy (chức vụ có được là do mua). Nghề binh ở đây cha truyền con nối.
Luật pháp.
Luật Đàng Ngoài vốn được rút ra từ luật của Trung Hoa. Luật cổ luôn quan tâm tới lợi ích của dân chúng. Người nghèo cũng được bảo vệ.
Nhà vua được xem là người duy nhất quan tâm đến lợi ích chung. Còn tất cả những người khác chỉ hoàn toàn chăm chú đến lợi ích của riêng họ. Nhưng ở thời này, vua bị loại ra rìa, bị vô hiệu hóa, cộng đồng này chỉ còn quỷ, mà chúa là tên quỷ lớn nhất.
Thói quen ăn hối lộ vững chắc trong quan chức. Có thể đạt với bất kỳ điều gì bằng sức mạnh của đồng tiền. Người ta phải xuất vốn 20-30 ê-quy cho một chức vụ.
Người hiểu biết phải kinh ngạc vì bọn quan lại bạo ngược. Nhưng vua không biết gì hết.
Nhìn đại lược về hạnh kiểm của dân chúng thì sẽ thấy rất nhiều điều đáng phàn nàn, và ngay cả ở những điều quan trọng nhất. Không có một dân tộc nào trên trái đất này — nấp sau vẻ ngoài trầm tĩnh và đức độ như người Trung Hoa — lại gian xảo hơn, vụ lợi hơn, phó mặc mình cho những niềm đam mê hơn và hăng hái hơn trong việc thoả mãn bản thân.
Họ luôn tìm cách lừa dối nhau. Đối với người nước ngoài lại càng không có sự an toàn nào, nghĩa là luôn luôn trong trạng thái ngờ vực.
Rất nhiều luật lệ, có những điều luật thể hiện công lý nhân văn và từ thiện hơn luật pháp Trung Hoa.
Nhưng không phải chúng được thực hiện. Các thẩm phán luôn luôn đứng về phía người có của. Tất cả đều có thể mua bán một cách tuỳ tiện.
Có thời khoảng thế kỷ XVI (?) tuy, đất nước thịnh trị, luật lệ nghiêm khắc. Nhưng một vị chúa đầu thế kỷ XVIII (70-80 năm trước khi xuất bản sách này) đã thay đổi tất cả. Tăng thuế. Ngông cuồng hưởng lạc. Tăng cường quyền lực cho đám hoạn quan đến mức vô bờ bến. Và tăng cả số lượng, tới mức chúng làm cho đất nước trở nên nghèo đói.
Vết nhơ về sự chuyên quyền ghi sâu trong đời sống toàn bộ dân chúng vì chẳng có cách gì để chống lại sự hám tiền, hám quyền của bọn quan lại.
Ngoài ra những lo lắng, sự ngờ vực, sự thiếu cạnh tranh đã bóp nghẹt mọi tài năng, căng thẳng tinh thần, làm xẹp đi mọi tham vọng chính đáng. Người dân không còn nhìn đâu xa hơn cuộc sống tầm thường quanh mình.
Nhà tù
Đó thực sự là một nơi khổ hình bất tận. Giường của tù nhân chính là nền đất ẩm ướt. Đàn ông và đàn bà ở lẫn lộn và ngủ trong bóng tối, bùn, và rác. Thường xuyên là người sống chung với những xác chết bị thối một nửa. Cai ngục là bọn đáng ghê tởm.
Nhưng đó là một nghề được ưa chuộng. Người ta phải nhờ cậy chạy chọt mới có được chân cai ngục và họ sẽ giàu lên bằng sự tàn bạo.
Khả năng tự biến đổi , tự hoàn thiện
Chế độ chuyên chế tuyệt đối đã đối kháng với sự phồn vinh của quốc gia. Nó làm cho trình độ sống của cộng đồng – chẳng hạn hoạt động kinh doanh– không bao giờ được nâng lên.
Ở đây, mọi sự vượt trội và một khao khát mưu cầu danh tiếng đều dễ bị coi là một thứ tội phạm.
Đốn mạt nhất là những hoạn quan khóac đầy mình những chức tước. Chúng tàn bạo và cho phép mình tha hồ cướp bóc công khai của cả quan chức lẫn dân thường.
Vì rằng mọi tài sản đều là tạm bợ và những vinh hiển cũng chỉ có lúc, con người sinh ra hư vô, họ cảm thấy trước xu thế nghèo khó chung, rồi chẳng có gì cứu được họ.
Tuy nhiên nếu được cai trị tốt hơn thì dân chúng vẫn có thể tự hoàn thiện và sẽ chẳng khó khăn gì trong việc yêu cầu họ thực hiện những đức hạnh phổ quát hữu ích cho xã hội.
Ghi chép từ cuốn Lịch sử tự nhiên dân sự và chính trị xứ Đàng Ngoài
– Jerome Richard – Paris 1778