Trong suốt ngày làm việc cuối cùng của tôi với ông, Phạm Xuân Ẩn luôn lo ngại rằng những điều ông nói ra có thể gây hậu quả ngược lại không phải đối với ông mà là đối với những người khác. Lúc đó, tôi rất trân trọng và thực hiện tất cả những đề nghị này của ông Phạm Xuân Ẩn.
Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng ông không muốn đọc bản thảo trước khi cuốn sách của tôi được xuất bản. Ông dẫn ra một câu thành ngữ Việt Nam "Văn mình, vợ người". Ông khẳng định nếu đọc sách của tôi ông sẽ tìm thấy những đoạn mà ông không thích, nhưng ông không muốn là người chỉ ngồi rồi đưa ra đánh giá này nọ về những kết luận mà người viết tiểu sử cho mình đưa ra. Vì ông đã nhận không tự viết về câu chuyện cuộc đời mình. Ông Phạm Xuân Ẩn và tôi đã thoả thuận với nhau như vậy. Đổi lại, tôi có điều kiện thuận lợi không ai sánh bằng để tìm hiểu về người điệp viên này.
Tôi tự thấy mình phải làm việc rất khẩn trương. Phạm Xuân Ẩn đã yếu lắm rồi và thường hay nói đến cái chết, đại loại như "Tôi đã sống quá lâu rồi ông ạ". Mỗi khi nói câu này, gương mặt ông lại rạng lên một nụ cười.
Sau khi đã được phép của Phạm Xuân Ẩn rồi, tôi quyết định đến gặp ông càng nhiều càng tốt. Chẳng ai có thể biết khi nào thì ông vĩnh viễn ra đi. Vào thời điểm cảm thấy ngày ra đi của mình đang đến rất gần, Phạm Xuân Ẩn bỗng tỏ ra cởi mở hơn, cung cấp cho tôi những tài liệu quí giá mà ông thu được trong thời kỳ chiến tranh. Đó là hàng chục bức ảnh cá nhân và những trao đổi thư từ, tiếp cận với những thành viên trong mạng lưới của ông, những người bạn của ông ở Mỹ và quan trọng nhất là ông cho tôi lật giở đến tận đáy chiếc tủ gia đình đựng tài liệu của ông. Chiếc tủ bằng sắt cũ kỹ và han gỉ trong đó lưu giữ hàng chục tài liệu ẩm mốc.
Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng ông không muốn đọc bản thảo trước khi cuốn sách của tôi được xuất bản. Ông dẫn ra một câu thành ngữ Việt Nam "Văn mình, vợ người". Ông khẳng định nếu đọc sách của tôi ông sẽ tìm thấy những đoạn mà ông không thích, nhưng ông không muốn là người chỉ ngồi rồi đưa ra đánh giá này nọ về những kết luận mà người viết tiểu sử cho mình đưa ra. Vì ông đã nhận không tự viết về câu chuyện cuộc đời mình. Ông Phạm Xuân Ẩn và tôi đã thoả thuận với nhau như vậy. Đổi lại, tôi có điều kiện thuận lợi không ai sánh bằng để tìm hiểu về người điệp viên này.
Tôi tự thấy mình phải làm việc rất khẩn trương. Phạm Xuân Ẩn đã yếu lắm rồi và thường hay nói đến cái chết, đại loại như "Tôi đã sống quá lâu rồi ông ạ". Mỗi khi nói câu này, gương mặt ông lại rạng lên một nụ cười.
Sau khi đã được phép của Phạm Xuân Ẩn rồi, tôi quyết định đến gặp ông càng nhiều càng tốt. Chẳng ai có thể biết khi nào thì ông vĩnh viễn ra đi. Vào thời điểm cảm thấy ngày ra đi của mình đang đến rất gần, Phạm Xuân Ẩn bỗng tỏ ra cởi mở hơn, cung cấp cho tôi những tài liệu quí giá mà ông thu được trong thời kỳ chiến tranh. Đó là hàng chục bức ảnh cá nhân và những trao đổi thư từ, tiếp cận với những thành viên trong mạng lưới của ông, những người bạn của ông ở Mỹ và quan trọng nhất là ông cho tôi lật giở đến tận đáy chiếc tủ gia đình đựng tài liệu của ông. Chiếc tủ bằng sắt cũ kỹ và han gỉ trong đó lưu giữ hàng chục tài liệu ẩm mốc.