Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau (hay còn gọi là Hiệp ước Molotov–Ribbentrop)
Ôm mộng thống trị thế giới
Về phía tây, Hitler nhắm vào Anh Pháp là nước có nền công nghiệp mạnh của châu Âu
Để có lương thực, dầu mỏ, nhân công, Hitler nhằm về phía nam: Hy Lạp, Nam Tư, Bulgary, Rumania, vùng dầu mỏ Lý Hải
Mộng lớn nữa, Hitler muốn bành trướng về phía đông tới tận Ấn Độ
Nhưng vấp phải Stalin, người cũng ôm mộng chẳng khác Hitler, khi muốn bành trướng xuống phía nam
Hai ý tưởng lớn đụng nhau.
Hitler mật bàn với Stalin việc phân chia lại ảnh hưởng ở khu vực này và cả hai thống nhất sẽ hợp sức cùng nhau tiến về phía nam tới Ấn Độ
Hitler cung cấp những khoản tín dụng lớn cho Liên Xô để tăng cường sức mạnh của mình theo yêu cầu của Stalin
Stalin ngất ngây với mối những quan hệ tốt đẹp này
Stalin bị Hitler "thuốc", khi tỉnh ngộ, thì đã muộn. Đó là chuyện hai năm sau, xảy ra hôm 22-6-1941
Giờ đây là tháng 9-1939
Từ 3-1938 đến tháng 3-1939, Hitler đã thôn tính được Áo và Tiệp Khắc
Ba Lan là nước kình địch với Hitler trong vụ từ chối nhận nửa triệu người Do Thái bị Đức trục xuất cuối năm 1938 trong sự kiện "Đêm Thuỷ tinh" ngày 9-11-1938 mà em đã kể với các cụ
Thôn tính Ba Lan, sẽ đụng đến Liên Xô.
Cái này cũng dễ xử lý: cưa đôi. Hitler đồng ý để Liên Xô chiếm một phần đất của Ba Lan. Nhưng Stalin vẫn chưa hài lòng.
Hitler biết phải nhả cho Liên Xô một cái gì đó thì mới chiếm gọn được Ba Lan
Lúc bấy giờ Phần Lan, Litva, Latvia và Estonia (ba nước ở Baltic) chịu ảnh hưởng của Đức, trong khi Stalin cũng thèm muốn
Hitler đành phải lùi một bước, nhả Phần Lan và ba nước trên cho Liên Xô
Đó là nguyên lý xử thế “sói no cừu vẫn còn nguyên”
Hiệp ước Xô-Đức không xâm phạm lẫn nhau (hay còn gọi là Hiệp ước Molotov–Ribbentrop) ra đời trong hoàn cảnh đó