Cái gọi là "bản quyền" nó gồm 2 phần:
1 - Một bản cài đặt sạch từ Microsoft, có thể là được đóng gói dạng Cd, DVD hay file dạng ISO...
2 - Hóa đơn chứng từ thể hiện việc người sử dụng có quyền sở hữu hợp pháp bản cài đặt đó.
Trong thực tế, các nơi bán Windows/Office giá rẻ thường chỉ dùng cái thứ nhất để nói về bản quyền mà lờ đi cái thứ hai. Giá có thể chỉ một vài trăm k. Nếu có thêm cái thứ hai, giá của nó sẽ tăng lên nhiều lần!
Nếu chỉ có cái thứ nhất, bản cài đặt sẽ "bản quyền" về mặt kỹ thuật, có thể update hoặc thậm chí upgrade sau này.
Nhưng nếu không có cái thứ hai, thì về mặt pháp lý bản cài đặt sẽ bị coi là hàng lậu. Đó chính là lý do người dùng cá nhân sẵn sàng bỏ ra vài trăm k để sở hữu "bản quyền", còn các doangh nghiệp thì không thể như vậy.
Có rất nhiều cách để có cái thứ nhất, tức là bản quyền về mặt kỹ thuật. Ví dụ như:
- Doanh nghiệp mua số lượng lớn các license dùng chung một key cài đặt. Dùng không hết thì đem bán/cho/tặng
- Chương trình giá rẻ hoặc free cho các dự án giáo dục y tế nhưng bị lộ key ra ngoài
- Các gói đặc thù của Microsoft giá ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ còn thừa key.
Hồi trước em hay dùng gói MAP (Microsoft Action Pack) với giá khả rẻ. Chỉ khoảng vài triệu là được đầy đủ licnese Windows server 2k3 + windows 7 + office2k7 với 20(hay 25) user. Nguyên tắc là gói này có giá trị 1 năm nhưng thực tế cứ dùng suốt, lúc khai để làm đầu vào VAT không rõ kế toán khai sao mà cũng ra bản quyền chung chung vô thời hạn.
Giờ thì nếu dùng cá nhân, các cụ cứ chiến bộ windows 10 giá rẻ rao trên mạng là ổn. Phần win thì mua một lần dùng mãi, còn office thì mua gói home dùng 5 người, mỗi người khoảng 300k một năm là có ngay cả office+ 1TB onedrive. Cái office365 này hình như trên trang của Microsoft bán cũng không đắt, vài trăm k.