Why RAW?

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,223
Động cơ
571,675 Mã lực
Why Raw -- Part I

Article and Photography by Ron Bigelow
www.ronbigelow.com

Ưu điểm và nhược điểm của định dạng ảnh raw đã tạo rất nhiều sự quan tâm. Mọi người có thể đã nghe thấy rằng chụp raw cho chất lượng ảnh cao hơn ảnh JPEG. Một số người khác lại nghe tin đồn rằng chụp ảnh raw phải sử dụng đến những chu trình xử lý ảnh rất phức tạp. Vâng, bên cạnh đó, định dạng raw có thể là một thứ gì đó thật mù mờ đối với nhiều người khác. Dù sao chăng nữa, với những người hiểu biết, định dạng raw chẳng có gì là bí mật cả.

Raw có những ưu thế rõ ràng, cũng như một số nhược điểm, khi so sánh với các định dạng ảnh khác, vì những lý do cụ thể có liên quan đến các trang thiết bị chụo ảnh và quá trình xử lý. Hiểu những ưu và nhước điểm này, nguyên nhân của chúng, người chụp có thể có những quyết định sáng suốt về việc có sử dụng định dạng raw hay không. Bài này sẽ đề cập đến 2 vấn đề lớn:
* Raw là gì?
* Ưu điểm và nhược điểm của định dạng raw?

Vì ảnh raw thường được chuyển đổi (converted) về dạng TIFF để tiếp tục xử lý, định dạng TIFF là một phần của quá trình xử lý ảnh raw. Do vậy, người đọc cần lưu ý rằng khi định dạng TIFF được đề cập đến trong bài này, thực chất ta đang nói đến quy trình xử lý ảnh raw.
Cụ thể, bài này sẽ đề cập đến ưu & nhược điểm của ảnh (chụp) raw so với ảnh (chụp) JPEG. Bởi lẽ JPEG là khả năng lựa chọn lớn nhất ngoài raw

Raw là gì
Để hiểu Raw là gì, chúng ta cần hiểu một chút về quá trình diễn ra bên trong máy ảnh số và những bước mà máy ảnh số phải đi qua để tạo được một bức ảnh.

Hình 1: Sơ đồ pixel (Pixel Diagram)




Bên trong mỗi máy ảnh số là một con chíp nhỏ được gọi là cảm biến ảnh (sensor). Cho dù có kích thước rất nhỏ, sensor là bộ phận phức tạp nhất và đắt tiền nhất trong một máy ảnh số. Sensor là thiết bị thu nhận và xử lý ánh sáng để tạo nên một bức ảnh. Nó thay thế cho phim được sử dụng trong các máy ảnh dùng phim cổ điển. Mỗi sensor bao gồm một bảng hình chữ nhật các pixel nhỏ - các diot quang điện. Mỗi pixel được tạo bởi các vật liệu bán dẫn nhạy cảm với ánh sáng. Hình 1 cho ta thấy một sơ đồ đã được đơn giản hóa khá nhiều của một pixel. Ánh sáng, dưới dạng các hạt ánh sáng (photon - các gói rất nhỏ của ánh sáng hay lượng tử ánh sáng) tác động lên một pixel. Ánh sáng trên một diện tích rộng hơn diện tích của 1 pixel một chút được hội tụ (vào phần nhạy sáng của diot quang điện) bởi các vi thấu kính (microlens). Ánh sáng sau đó đi qua hệ thống lọc màu (color filter array) hay còn gọi là hệ thống lọc Bayer (Bayer filter) - chúng ta sẽ bàn về Bayer filter sau một chút. Cuối cùng, ánh sáng tác động lên pixel. Ở đây, ánh sáng tác dụng với chất bán dẫn của mỗi pixel, tạo nên một điện tích (trên pixel đó) Như vậy, pixel của chúng ta đã có một điện tích. Đương nhiên, điều tương tự cũng diễn ra với tất cả các pixel có trên sensor. Ví dụ, trong trường hợp chúng ta có một máy ảnh 6 Mega Pixel, ta có khoảng 6 triệu pixel, và mỗi pixel sẽ có một điện tích của mình, đợi chờ để được xử lý thành một bức ảnh đẹp đẽ đầy màu sắc. Sau khi các pixel đã nhận được điện tích của mình, quá trình xử lý các điện tích này để biến thành các thông tin có ý nghĩa nhằm tạo nên bức ảnh bắt đầu. Hình 2 cho thấy một sơ đồ được đơn giản hóa về quá trình xử lý ảnh raw và các bước xử lý tiếp theo. Hình 3 cho thấy một lược đồ xử lý ảnh JPEG.

Hình 2: Xử lý ảnh raw và các quá trình xử lý tiếp theo.



Dành cho những người cần thêm thông tin kỹ thuật (có thể dịch không chính xác do em bỏ vật lý quá lâu rồi) Trong bước 2, điều thực sự diễn ra là photons chuyển năng lượng của mình cho các điện tử ở quỹ đạo bên ngoài của phân tử bán dẫn. Việc này cung cấp năng lượng cho các điện tử chuyển sang trạng thái bị kích thích (khiến cho chất bán dẫn ở trạng thái dẫn điện) và tạo nên một cặp khuyết điện tử (electron hole pair). Một điện thế tác dụng lên diot quang điện (pixel) sẽ taoọ ra một dòng điện đưa các điện tử về vị trí có thể đo được điện tích của chúng

Tiếp tục với các bước ở hình 2 để tạo nên một file ảnh raw
1. Các hạt ánh sáng tới được sensor.
2. Các hạt ánh sáng tác động lên diot quang điện, tạo nên các điện tích trên pixel
3. Các điện tích được tích tụ lại và lưu trữ. Các điện tích này tạo nên điện thế
4. Các điện thế được khuếch đại (nhân biên độ).
5. Đây là điều bất ngờ đầu tiên. Cho đến tận bước này, máy ảnh số không xử lý tín hiệu số nào cả - nó đang thu thập & đo đạc các thông tin tương tự (analog). Ở bước 5 & bước 5, bộ chuyển đổi tương tự - số ADC (analog to digital converter) sẽ biến đổi thông tin tương tự - thông tin về điện thế - thành các thông tin số. Ở bước 5, ADC tiến hành bước đầu tiên của việc chuyển đổi bằng cách chuyển thông tin điện thế thành các số rời rạc (để hiểu rõ hơn về các tín hiệu tương tự, rời rạc, số nhị phân bạn xem ở đây - lưu ý thông tin bằng tiếng Anh)
6. Bộ chuyển đổi ADC tiếp tục tiến hành bước thứ hai của việc chuyển đổi bằng cách chuyển các dữ liệu rời rạc thành các dữ liệu số. Khi kết thúc bước 6, file raw được tạo ra. Các bước xử lý tiếp theo được tiến hành trên file raw trong bổ chuyển đổi ảnh raw..
7. Đây là điều ngạc nhiên thứ hai. Chiếc máy ảnh kỹ thuật số đắt tiền mà bạn mua nhằm tạo ra những bức ảnh màu sắc đẹp đẽ và rực rỡ - thật ra lại bị mù màu. Nó không thể nhìn thấy hoặc đo đếm được màu sắc. Tất cả những gì mà các pixel có thể làm được là đo cường độ ánh sáng. Nói cách khác, các pixel chỉ cảm nhận được các mức độ xám mà thôi. Vậy làm sao để tạo ra màu? Bằng cách sử dụng các bộ lọc và phần mềm. Nếu bạn nhìn lại hình 1, bạn sẽ nhận thấy hệ thống lọc màu nằm bên trên mỗi pixel. Những bộ lọc này lọc ánh sáng, sao cho mỗi pixel chỉ nhìn thấy một trong ba màu - một số pixel nhìn thấy màu đỏ, một số nhìn thấy màu xanh lá cây, và số còn lại nhìn thấy màu xanh da trời. Tại bước 7, phần mềm sẽ xem xét mỗi pixel, và xác định cường độ ánh sáng của màu tại pixel đó. Phần mềm cũng xem xét cường độ ánh sáng của các pixel lân cận với pixel đang được tính toán (chúng có giá trị cường độ màu của riêng mình), và sử dụng thông tin này để tính toán màu cho mỗi pixel và gán giá trị màu cho pixel đó. Quá trình này được gọi là nội suy Bayer (Bayer interpolation) .
8. Những điều chỉnh về cân bằng trắng được tiến hành. Bước này điều chỉnh lại màu của ánh sáng chiếu sáng các vật thể được chụp.
9. Tại bước này, (thông tin của) tấm ảnh rất tối. Một đường cong tone (tonal curve) được sử dụng để tăng độ sáng của ảnh và giúp tấm ảnh trông tự nhiên hơn.

Quay trở lại với câu hỏi "Raw là gì" đã có lời giải đáp. Việc phân tích hình 2 cho chúng ta câu trả lời. Quá trình tạo ảnh raw kết thúc tại bước 6. Tại điểm này, các dữ liệu từ sensor được chuyển đổi thành thông tin số - thế thôi. Một điểm quan trọng là dữ liệu vẫn còn ở dạng rất trong sạch - chưa qua xử lý. Chính xác hơn, chỉ có một xử lý nhỏ nhặt để chuyển thông tin của pixel (từ dạng tương tự) sang dạng số. Không có sự xử lý nào - không gán thông tin màu qua nội suy Bayer, không có xử lý cân bằng trắng, không xử lý bằng tonal curve. Hình 2 cũng xóa đi một chuyện huyễn hoặc về raw. Một số người cho rằng dữ liệu raw là dữ liệu trực tiếp từ các pixel, không qua xử lý. Điều đó thực sự không chính xác. Dữ liệu từ pixel là dữ liệu tương tự - điện thế - chưa được khuếch đại. Bộ chuyển đổi raw (raw converter) không thể đọc được dữ liệu này. Thông tin từ các pixel cần được khuếch đại và chuyển đội sang dạng số trước khi sẵn sàng để biến thành file raw ở đầu ra.

Figure 3: JPEG Process


Chúng ta có thể tiếp tục xem xét các bước ở hình 3, nhằm tạo ra một file JPEG (các bước màu đỏ là các bước giống như ở phần xử lý raw).
1. Các hạt ánh sáng tới được sensor.
2. Các hạt ánh sáng tác động lên diot quang điện, tạo nên các điện tích trên pixel
3. Các điện tích được tích tụ lại và lưu trữ. Các điện tích này tạo nên điện thế
4. Các điện thế được khuếch đại (nhân biên độ).
5. Bộ chuyển đổi ADC chuyển các thông tin điện thế thành các số rời rạc (xem thông tin chi tiết hơn ở phần 5, xử lý raw bên trên).
6. Bộ chuyển đổi ADC chuyển các số rời rạc thành dữ liệu số (xem thông tin chi tiết hơn ở phần 6, xử lý raw bên trên).
7. Nội suy Bayer được sử dụng để tính các màu cho mỗi pixel và gán giá trị màu cho pixel đó (xem thông tin chi tiết hơn ở phần 7, xử lý raw bên trên)
8. Những điều chỉnh về cân bằng trắng được tiến hành. Bước này điều chỉnh lại màu của ánh sáng chiếu sáng các vật thể được chụp
9. Tonal curve được sử dụng để làm ảnh sáng lên và trông tự nhiên hơn
10. Ảnh được tăng độ nét (sharpened)..
11. Ảnh được nén lại (một số dữ liệu bị loại bỏ nhằm làm cho kích thước file nhỏ hơn).

Có thể thấy rằng các bước từ 1 đến 6 là giống hệt với xử lý ảnh raw. Dù bước 7 đến 9 cũng tương tự nhau, thực chất chúng được tiến hành ngay trong máy ảnh đối với việc chụp ảnh JPEG, và tiến hành ở phần mềm chuyển đổi RAW đối với file raw. Bước 10 cũng được tiến hành ngay trong máy ảnh với JPEG (file raw có thể được tăng độ nét - sharpen - trong phần mềm chuyển đổi raw hoặc trong một phần mềm xử lý ảnh). Bước 11 hoàn toàn chỉ có đối với ảnh JPEG. Một sự phân tích cả hai quá trình xử lý dẫn ta đến kết luận quy trình xử lý ảnh raw tạo ra một file ảnh đơn giản, gần như chưa được xử lý & đòi hỏi được xử lý thêm để tạo ra một ảnh, trong khi quá trình chụp JPEG tạo ra một file được xử lý nhiều hơn rất nhiều

Ưu điểm số 1: Mềm dẻo
Một trong những ưu điểm lớn nhất của raw là sự mềm dẻo. Khi bạn chụp ảnh JPEG, các thông số như cân bằng trắng, đường cong tone (tonal curve), độ sắc nét, mức độ nén, cũng như những lựa chọn khác, được xử lý và đưa thẳng vào file. Những bước như tăng độ nét (sharpenning) hay nén (compression) là một chiều, không thể quay ngược lại (bạn có thể làm nhòa - blur - một ảnh JPEG để giảm độ nét, nhưng không phải là làm ngược lại quá trình tăng độ sắc nét ban đầu, và thực chất là làm giảm chất lượng ảnh). Màu và các vấn đề về tông màu tạo bởi cân bằng trắng không chính xác có thể điều chỉnh được một chút đối với JPEG, nhưng đi kèm là chất lượng ảnh giảm. Các vấn đề này xuất hiện do máy ảnh đã đặt cứng các thông số này ngay tai thời điểm chụp tấm ảnh. Thay đổi các thông số này sau khi chụp có thể rất khó (ví dụ mất chi tiết trong vùng tối do sử dụng một đường cong tone quá tương phản) hoặc bất khả thi (ví dụ đảo ngược quá trình nén file) Ngược lại, khi chụp ảnh raw, cân bằng trắng và đường cong tone (tonal curve) được xử lý trong bộ chuyển đổi raw (raw converter) trong khi tăng độ nét - sharpen - có thể được thực hiện trong phần mềm chuyển đổi raw hoặc trong một phần mềm xử lý ảnh. Người chụp thiết lập các thông số này tại thời điểm chuyển đổi. Nếu người chụp quyết định sử dụng một số lựa chọn khác, anh ta có thể đổi các thiết lập này và chuyển đổi lại một lần nữa (ví dụ nếu bức ảnh bị mất chi tiết trong vùng tối do sử dụng một đường cong tone quá tương phản, anh ta có thể chuyển đổi lại với một đường cong ít tương phản hơn). TRên thực tế, người chụp có thể chuyển đổi bao nhiêu lần cũng được, với nhiều thiết đặt khác nhau. Và không có bất cứ sự suy giảm chất lượng nào của ảnh bởi ảnh raw ban đầu không hề thay đổi. Mỗi lần tiến hành chuyển đổi, một file mới được tạo thành với các thiết đặt được lưu trữ trong file mới. Do vậy, cân bằng trắng, tone màu, và các vấn đề về độ nét có thể dễ dàng được xử lý với file raw

Ưu điểm số 2: Số bits (Lượng thông tin)
Người ta thường nói rằng raw cho chất lượng ảnh cao hơn JPEG. Điều đó đúng. Có một số lý do cho việc này. Trong đó, lý do chính yếu nhất làm cho ảnh raw có chất lượng cao hơn JPEG là do số lượng bit. Nếu bạn chưa quen với các số nhị phân, bạn nên đọc về "Số nhị phân" trước khi tiếp tục JPEG file sử dụng 8 bit. Có nghĩa là mỗi điểm ảnh (pixel) có thể có 2^8=256 mức độ của cường độ ánh sáng. Nói cách khác, mỗi pixel có thể thể hiện 256 mức màu khác nhau. Thông thường, 0 có nghĩa là đen tuyền và 255 có nghĩa là trắng hoàn toàn. Khi bạn đi từ 0 đến 255, mức màu sẽ thay đổi từ đen tuyền đến trắng hoàn toàn. Bên trên, chúng ta đã nói mỗi pixel sẽ đo cường độ của một trong 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển. Do vậy, có 256 mức màu đỏ, 256 mức màu xanh lá & 256 mức màu xanh nước biển. Khi phép nội suy Bayer được áp dụng để gán màu cho mỗi điểm ảnh, nó sẽ sử dụng thông tin về màu ở pixel đó và các pixel lân cận. Vì phép nội suy sử dụng thông tin từ cả 3 màu, ta sẽ có 256^3=16,777,216 màu với file JPEG 8 bit. Con số thật là ấn tượng - nhưng chỉ trước khi bạn so sánh nó với ảnh raw. Phần lớn các file raw là 12 bit (để đơn giản hóa vấn đề, trong suốt toàn bộ bài này chúng ta sẽ coi là file raw là 12 bit). Điều đó có nghĩa là mỗi pixel có thể có 2^12=4096 mức cường độ ánh sáng. Do đó, khi áp dụng phép nội suy Bayer, ta có thể có 4096^3 = 68,719,476,740 màu. Nhiều hơn trường hợp JPEG 4096 lần Mắt người chỉ cảm nhận được khoảng 16,000,000 màu - tương đương với những gì mà JPEG có thể thể hiện. Nói cách khác, mắt người không phân biệt được sự khác biệt giữa rất nhiều màu bổ sung mà raw có được. Do đó, nếu chúng ta không thấy được những màu bổ sung ấy, thì điều đó có làm tăng chất lượng ảnh lên không?Hóa ra là chiếc cảm biến ảnh (sensor) trong chiếc camera mà bạn đã bỏ rất nhiều tiền ra mua, đã chơi xỏ bạn một chút. Trò tiểu xảo nho nhỏ đó là do phần lớn các máy ảnh số là thiết bị tuyến tính. Nghĩa là khi lượng ánh sáng rơi xuống sensor tăng lên gấp đôi, thì giá trị ở đầu ra của sensor cũng tăng lên gấp đôi. ĐIều này nghe thật bình thường. Thực chất, nó tạo ra một số vấn đề tương đối nghiêm trọng, đặc biệt trong trường hợp JPEG. Vấn đề bắt đầu xuất hiện khi ta xem xét số lượng bit trong sự tương quan với khoảng đáp ứng (dynamic range) của sensor.Khoảng đáp ứng là độ rộng của toàn bộ các giá trị độ sáng (tonal values) mà một thiết bị (trong trường hợp này là sensor) có khả năng ghi nhận chi tiết. Nói cách khác, đó là khoảng cách về độ sáng giữa điểm tối nhất (đen tuyền) đến điểm sáng nhất (trắng hoàn toàn) mà thiết bị có thể ghi nhận được chi tiết. Khoảng đáp ứng được đo bằng "khẩu" (stop). Khi ta nói ánh sáng tăng một khẩu, có nghĩa là lượng ánh sáng tăng gấp đôi và ngược lại. Thêm nữa, một nhiếp ảnh gia có thể nói anh ta tăng mức độ phơi sáng lên gấp đôi bằng cách mở ống kính thêm một khẩu.. Hiện tại, sensor ở các máy ảnh loại tốt có khoảng đáp ứng từ 5 đến 6 khẩu (???? Theo em nhớ thì nhiều hơn, khoảng 9 hay 10 gì đó).Để đơn giản, ta sẽ giả sử máy ảnh của bạn có khoảng đáp ứng là 5 khẩu. Tất cả các sắc độ mà một sensor có thể tái tạo trong một file phải nằm trong khoảng đáp ứng 5 khẩu này. Vấn đề là các sắc độ ấy không phân bố đều trên toàn bộ khoảng đáp ứng của máy ảnh.
Ta sẽ thử làm một phân tích nho nhỏ đối với một pixel sẽ đóng góp thông tin của nó vào 1 file JPEG. Đối với phân tích này, cần lưu ý rằng tất cả các số liệu được tính toán là liên quan đến các quá trình trước bước 9 của hình 3. Nói cách khác, các số liệu này thể hiện trạng thái của thông tin ảnh trước khi bất kỳ một đường cong tone (tonal curve) nào - ví dụ hiệu chỉnh gama, hoặc hàm chuyển đổi - được áp dụng. Chúng không thể hiện file kết quả cuối cùng. Phần đầu của phần II của bài viết này sẽ mô tả chi tiết cách tonal curve ảnh hưởng đến những số liệu này và những số liệu cuối cùng sẽ như thế nào. Giả sử một pixel được phơi sáng đến lúc nó không thể tiếp nhận thêm ánh sáng (ví dụ nằm trong một vùng rất sáng của bức ảnh được chụp). Trong trường hợp chiếc máy ảnh có khoảng đáp ứng 5 khẩu của chúng ta, pixel này sẽ nhận được 5 khẩu ánh sáng. Sau đó, pixel này đã "no" và không thể tiếp nhận thêm ánh sáng - nó đã chứa đầy toàn bộ dung lượng của nó. Pixel A trong hình 4 cho thấy một pixel chứa đầy dung lượng. Phần lớn các máy ảnh số loại tốt có bộ chuyển đổi tương tự - số ADC 12 bits, do vậy pixel có thể thể hiện 4096 sắc độ như đã trình bày bên trên. Tuy nhiên, khi chuyển dữ liệu ảnh sang dạng JPEG, ảnh sẽ bị chuyển đổi từ 12 bits sang 8 bits. Do đó, dữ liệu của pixel này sẽ chỉ có khả năng thể hiện 256 sắc độ trong file JPEG thôi..

Figure 4: Shades vs. Stops of Light for JPEG



Khi chúng ta tiếp tục phân tích những pixel tiếp theo trong hình 4, chìa khóa để thực sự hiểu điều gì đang diễn ra là luôn nhớ mỗi khi độ phơi sáng giảm 1 khẩu, lượng ánh sáng giảm đi một nửa. Do sensor là một thiết bị tuyến tính, khi ánh sáng giảm đi một nửa, sensỏ chỉ có thể ghi nhận một nửa số lượng các sắc độ; Hãy giả sử pixel B trong hình 4 nhận được ánh sáng từ một phần của chủ thể hơi tối hơn. Trong ví dụ của chúng ta, pixel này có thể nhận được 4 khẩu ánh sáng (một nửa lượng ánh sáng mà pixel A nhận được). Do sensor tuyến tính, và pixel B chỉ có một nửa lượng ánh sáng, nó chỉ có thể ghi nhận một nửa số lượng các sắc độ. Do vậy, dữ liệu từ pixel B chỉ cho phép thể hiện 128 sắc độ. Do pixel A có độ phơi sáng 5 khẩu thể hiện được 256 sắc độ, và pixel B có độ sáng 4 khẩu chỉ thể hiện được 128 sắc độ, khẩu thứ 5 (chênh lệch giữa lượng ánh sáng của A & B) phải chịu trách nhiệm thể hiện 128 sắc độ. Nói cách khác, khẩu sáng nhất của khoảng đáp ứng (khẩu thứ 5) sử dụng một nữa của số sắc độ có thể có được
Quá trình này tiếp tục với pixel C. Lượng ánh sáng giảm đi một khẩu, do vậy pixel này chỉ nhận được 3 khẩu ánh sáng. Do pixel C nhận được một nửa lượng ánh sáng so với pixel B, nó chỉ có thể thể hiện một nửa số sắc độ có thể. Tương ứng, pixel C chỉ có thể thể hiện 64 sắc độ. Do pixel B với 4 khẩu thể hiện 128 sắc độ, và pixel C với 3 khẩu thể hiện 64 sắc độ, khẩu thứ tư của khoảng đáp ứng chịu trách nhiệm thể hiện 64 sắc độ, như được thể hiện trong hình 4. Nói cách khác, khẩu sáng thứ nhì trong khoảng đáp ứng (khẩu thứ 4) sử dụng 1/4 số lượng các sắc độ có thể; Tại điểm này, chúng ta có thể thấy 2 khẩu sáng nhất trong khoảng đáp ứng 5 khẩu của máy ảnh số này chiếm 75% lượng sắc độ mà máy ảnh có thể thể hiện. Pixel D và E trong hình 4 thể hiện rằng, khi chúng ta tiếp tục đi xuống bên dưới của khoảng đáp ứng, máy ảnh số sẽ chỉ thể hiện được một số lượng sắc độ ngày càng nhỏ. Khẩu cuối cùng chỉ thể hiện được 16 sắc độ.; Quá trình tương tự cũng diễn ra với mỗi pixel đóng góp thông tin cho file ảnh raw. Điểm khác biệt là ảnh raw giữ nguyên dữ liệu ỏ dạng 12 bit (khác với việc đổi thành 8 bit trong JPEG). Do đó, một pixel đã nhận được lượng ánh sáng nhiều nhất (pixel no) và được xử lý để chuyển thành file raw có thể thể hiện 4096 mức sắc độ. Bảng 1 tổng kết phân bổ các sắc độ trên toàn bộ khoảng đáp ứng đối với JPEG và raw .

Table 1


Như chúng ta có thể thấy trên bảng, các sắc độ không phân bố đều trong phạm vi 5 khẩu của khoảng đáp ứng. Phần lớn sắc độ nằm trong vùng sáng, và một số ít hơn nằm trong vùng tối. Điều này không hay ho chút nào với những người chụp JPEG. Những pixel chỉ nhận lượng ánh sáng 1 khẩu chỉ có thể biểu diễn được 16 sắc độ trong vùng tối của ảnh JPEG. Trong khi đó, ảnh raw có tới 256 sắc độ cho vùng tối. Điều đó có nghĩa là file JPEG có ít sắc độ hơn file raw để thể hiện các chi tiết trong vùng tối. Vấn đề này trở nên nghiêm trọng hơn do hệ thống thị giác của chúng ta. Trong khi sensor của máy ảnh là một thiết bị tuyến tính, thì mắt người lại không như vậy. Mắt người tỏ ra nhạy cảm hơn với một số lượng ánh sáng nhất định. Cụ thể, mắt người nhạy cảm hơn với phần tối so với phần sáng. Điều đó có nghĩa là khi tăng lượng ánh sáng ở phần tối ta ghi nhận được các chi tiết tạo nên ấn tượng mạnh hơn với hệ thống thị giác, so với khi tăng lượng ánh sáng ở vùng sáng với cùng một tỷ lệ. Chúng ta đối mặt với tình huống khi chỉ có ít thông tin nhất trong khu vực nhạy cảm nhất của hệ thống thị giác, và vấn đề này trầm trọng nhất đối với ảnh JPEG
 
Chỉnh sửa cuối:

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,223
Động cơ
571,675 Mã lực
Why Raw -- Part II

Article and Photography by Ron Bigelow
www.ronbigelow.com

Ưu điểm số 3: Đường cong tone

Hình 1: Hình ảnh trước khi xử lý đường cong tone


Ngay cả sau khi dữ liệu đã được số hóa và điều chỉnh cân bằng trắng, lượng dữ liệu từ sensor vẫn chưa sẵn sàng để tạo thành bức ảnh. Tại điểm ảnh, ảnh rất tối và có độ tương phản thấp. Hình 1 chỉ ra một ảnh tại giai đoạn xử lý này. Như ta có thể thấy, ảnh rất khó xem. Để bức ảnh trở nên hữu dụng cho các bước xử lý tiếp theo, một đường cong tone (tonal curve) được sử dụng để hiệu chỉnh thông tin (đường cong tone này hoàn toàn tương đương về mặt khái niệm với đường cong tone sử dụng trong các ứng dụng chỉnh sửa ảnh). Thao tác xử lý này nhằm 2 mục đích: một là tăng sáng cho bức ảnh, làm cho các chi tiết trong ảnh hiện rõ. Hai là hiệu chỉnh lại phân bổ tone của bức ảnh..

Hình 2: Hình ảnh sau khi xử lý bằng đường cong tone chuẩn



Hình 2 là kết quả sau khi bức ảnh ở hình 1 được xử lý bằng đường cong tone. Các chi tiết sóng nước và đá đã có thể thấy được. Cần ghi nhớ rằng ảnh trong phần này hoàn toàn chưa phải là những gì cuối cùng chúng ta xem. Đây mới chỉ là các kết quả trung gian sau khi được chuyển đổi. Những bức ảnh này sẽ còn được xử lý nhiều trong PhotoShop hay một chương trình xử lý ảnh nào đó trước khi được in ra.. Bước xử lý bằng đường cong tone cũng tạo cho nhiếp ảnh gia sử dụng ảnh raw một vài lợi thế. Một lợi thế chính là dáng điệu của đường cong tone. Khi chuyển đổi ảnh từ bộ chuyển đổi raw, nhiếp ảnh gia có 2 lựa chọn cách chuyển đổi: tuyến tính và không tuyến tính. Kiểu chuyển đổi hay được dùng nhất là không tuyến tính. Với kiểu chuyển đổi này,bộ chuyển đổi raw sẽ sử dụng đường cong tone trong khi chuyển đổi, tuy nhiên, phần lớn các bộ chuyển đổi raw đều cho phép người dùng lựa chọn từ nhiều loại đường cong khác nhau. Ví dụ, một trong những bộ chuyển đổi mà tôi sử dụng cho phép tôi lựa chọn giữa 4 loại đường cong khác nhau. Hơn thế, nhiều nhiếp ảnh gia sử dụng nhiều bộ chuyển đổi. Nếu đường cong tone trong 1 bộ chuyển đổi nào đó không phù hợp với nhu cầu của anh ta, nhiếp ảnh gia có thể chọn một bộ chuyển đổi khác..

Hình 3: Hình ảnh sau khi xử lý bằng đường cong tone khác



Lợi thế ở đay là nhiếp ảnh gia có thể lựa chọn một đường cong phù hợp nhất với một bức ảnh cụ thể. Một đường cong có thể phù hợp để nhấn mạnh các mảng tối, một đường cong khác phục vụ nhu cầu cần rõ các chi tiết trong vùng sáng, một đường khác khi cần tăng độ tương phản, vân vân ... Những lợi thế này có thể thấy được nếu chú ý quan sát các ví dụ trong hình 2 và hình 3. Hình 2 được chuyển đổi sử dụng một đường cong chuẩn trong bộ chuyển đổi raw. Hình 3 sử dụng đúng file raw đó, nhưng ảnh được chuyển đổi sử dụng một đường cong khác mà bộ chuyển đổi cho phép.

Hình 4: Histogram của ảnh 2 (Standard Tonal Curve)



Do kích thước ảnh tương đối nhỏ, cũng như phụ thuộc vào chất lượng của màn hình của bạn, những bức ảnh này có thể trông rất giống nhau. Tuy nhiên, thực tế khác xa như vậy. Khi ta quan sát biểu đồ phân bố ánh sáng (histogram) của các bức ảnh, sẽ thấy sự khác biệt .

Hình 5: Histogram của ảnh 3 (Alternate Tonal Curve)



Hình 4 cho thấy histogram của bức ảnh trong hình 2 (được chuyển đổi sử dụng một đường cong chuẩn) Hình 5 cho thấy histogram của bức ảnh ở hình 3 (được chuyển đổi bằng một đường cong khác). Cảm nhận ban đầu là histogram ở hình 4 có vẻ tương đối ổn, với một ngoại lệ là bức ảnh cần chỉnh sửa một chút ở phía tói để tăng tương phản cho ảnh (những bức ảnh này được chụp bằng phương pháp tăng độ phơi sáng tối đa để tăng tỷ số SNR - signal to noise ratio - tỷ lệ nhiễu) Tuy nhiên, khi xem histogram ở hình 5 ta phát hiện một vấn đề đáng lo - Hình 4 cho thấy thông tin ở bên phải của histogram, và thông tin này không có ở hình 4 - Có nghĩa là có những chi tiết trong vùng sáng ở hình 5 mà hình 4 không có. Một cách ngắn gọn, đường cong chuẩn đã loại bỏ (phá hủy) một số chi tiết trong vùng sáng đã được file raw lưu giữ lại. Những chi tiết này được ghi nhận trong hình 3 bằng cách sử dụng một đường cong khác trong quá trình chuyển đổi. Cũng có thể thấy đường cong mới đã thay đổi một chút hình dáng của toàn bộ histogram. Việc mất chi tiết này có thể thấy ở hình 6 và 7. Hình 6 là một phần (crop) từ hình 2 phóng to một ngọn sóng đang đánh lên một trong những tảng đá. Hình 7 cho thấy đúng phần ảnh này từ hình 3. Quan sát kỹ vùng được khoanh bằng màu đỏ ta sẽ thấy những chi tiết trong hình 7 nhưng đã bị mất ở hình 6 (với giả sử màn hình của bạn đủ tốt để nhận thấy sự khác biệt).

Figure 6: Close up of Figure 2 (Standard Tonal Curve)



Figure 7: Close up of Figure 3 (Alternate Tonal Curve)



Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là hình 2/hình 6 bị mất chi tiết không phải do thừa sáng. Hình 2/hình 6 được tạo từ cùng một file raw như hình 3/hình 7, và do vậy chúng cùng có một độ phơi sáng như nhau. Khác biệt chính là do đường cong tone đã được sử dụng tại thời điểm chuyển đổi. Bằng cách lựa chọn đường cong nào được dùng để xử lý bức ảnh, người chụp ảnh raw có thể tối ưu hóa bức ảnh của mình. Như đã nói ở trên, khi chuyển đổi ảnh trong bộ chuyển đổi raw, nhiếp ảnh gia có thể thực hiện việc chuyển đổi tuyến tính. Đây cũng là một lợi điểm của raw so với JPEG. Chuyển đổi tuyến tính được sử dụng nhằm cung cấp khả năng tối đa để áp dụng đường cong tone. Khi sử dụng chuyển đổi tuyến tính, bộ chuyển đổi sẽ không áp dụng bất kỳ đường cong tone nào, ảnh thu được sẽ tối như ở hình 1. Khi đó nhiếp ảnh gia có thể sử dụng đường cong tone bất kỳ trong Photoshop phù hợp với nhu cầu của mình Cho dù sử dụng chuyển đổi phi tuyến hay tuyến tính, điều quan trọng là nhiếp ảnh gia sẽ có khả năng áp dụng đường cong tone một cách mềm dẻo tối đa. Ngược lại, khi chụp JPEG, nhiếp ảnh gia sẽ từ bỏ phần lớn khả năng mềm dẻo này, và chuyển lại việc kiểm soát đường cong tone này cho máy ảnh. Trong trường hợp JPEG, máy ảnh sẽ áp đường cong tone đã được xác định trước. Phần lớn các máy ảnh số cho phép người dùng chọn trong một số đường cong tone định trước, ví dụ với độ tương phản trung bình, cao hoặc thấp. Mặc dù cho phép một sự mềm dẻo nào đó, điều này thường kém hơn so với những khả năng mà người dùng có được trong bộ chuyển đổi raw với phương thức chuyển đổi phi tuyến (đặc biệt nếu người dùng có nhiều bộ chuyển đổi raw) và đặc biệt kém hơn những khả năng mà bộ chuyển đổi tuyến tính cung cấp. Thêm vào đó, khi một nhiếp ảnh gia chụp raw, anh ta luôn có khả năng thay đổi đường cong tone và chuyển đổi ảnh lại một lần nữa, nếu đường cong tone sử dụng trước đó không cho kết quả ưng ý(ví dụ như trường hợp xảy ra khi phần sáng ở hình 2 bị cháy). Khả năng này hoàn toàn bị loại bỏ khi chụp JPEG. Khi chụp JPEG, máy ảnh sẽ gắn chết đường cong tone vào file. ND: Đoạn nói về chuyển đổi tuyến tính và phi tuyến không áp dụng với Camera raw của Adobe. Với Camera raw, có thể thay đổi hoàn toàn dáng điệu của đường cong tone này ngay khi chuyển đổi Một vấn đề khác mà người chụp JPEG phải đối đầu là một số máy ảnh sử dụng đường cong tone tương phản quá mức. Kết quả là ảnh có thể bị mất chi tiết (clipping) ở phần sáng, phần tối hoặc ở cả 2 phần. Người chụp ảnh raw không gặp phải vấn đề này. Khi các pixel còn lưu trữ được chi tiết, các thiết đặt của bộ chuyển đổi raw có thể được thay đổi để tránh clipping ở cả phần tối và phần sáng. Trong khi tăng sáng cho ảnh, phần lớn các đường cong tone sẽ làm tăng sáng phần tối nhiều hơn phần sáng. Như đã trình bày ở phần I của bài này, mắt người nhạy cảm với phần tối hơn là với phần sáng. Bằng cách tăng sáng cho phần tối nhiều hơn cho phần sáng, đường cong tone cho phép đưa bức ảnh lại gần hơn với cách làm việc của hệ thống thị giác của con người. Điều đó làm cho bức ảnh trông có vẻ tự nhiên hơn. Đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến việc phân bổ các sắc độ của tấm ảnh. Bảng 1 của phần I của bài viết này cho thấy phân bổ của các sắc độ ảnh đối với cả ảnh raw và ảnh JPEG, trước khi bất cứ đường cong tone nào được áp dụng

Table 1


Bảng 2 cho thấy một sự phân bố khác của các sắc độ cho một ảnh JPEG, sau khi đã xử lý bằng một đường cong tone. Cần lưu ý tằng đây không phải là phân bổ duy nhất có thể. Phân bổ các sắc độ thực tế phụ thuộc vào chính đường cong tone được sử dụng bên trong máy ảnh.

Table 2



Ở bảng 2 ta có thể nhận thấy đường cong tone đã phân bố lại các sắc độ bằng cách tăng số lượng sắc độ của phần tối và giảm số lượng sắc độc của phần sáng. Điều đó thực sự có lợi cho JPEG, vì ảnh JPEG có một số lượng hạn chế các sắc độ trong vùng tối. Cũng có thể nhận thấy rằng tổng số sắc độ bị giảm xuống (từ 256 xuống 203). Đây là lỗi do làm tròn (sẽ được đề cập đến ở phần tiếp theo) May mắn là việc giảm thiểu các sắc độ này phần lớn diễn ra ở vùng sáng của ảnh, nơi có nhiều sắc độ hơn và là vùng mắt người kém nhạy cảm hơn Một sự phân bổ tương tự cũng diễn ra khi áp dụng đường cong tone với file ảnh raw. Dù số lượng sắc độ trong vùng tối tăng lên, điều này cũng không có nhiều ý nghĩa đối với tiến trình xử lý ảnh raw, vì chúng ta có nhiều sắc độ (trong vùng tối) hơn hẳn để xử lý

Ưu điểm số 4: Số lượng bits và sự vỡ ảnh (Posterization);
Một điểm đáng ngại với các ảnh JPEG là do số lượng sắc độ ít, các sắc độ thể hiện được sẽ nằm cách xa nhau hơn (trong không gian màu) so với ảnh raw. Việc tiếp tục xử lý các ảnh JPEG (sau khi máy ảnh đã ghi lại) càng làm cho các sắc độ này xa hơn, thậm chí tạo nên những khoảng trống lớn giữa các sắc độ cạnh nhau. Trong một số trường hợp, điều này có thể nhận thấy bằng mắt thường, dưới dạng ảnh bị vỡ thành các ô vuông hoặc dải màu (posterization). Khi hiện tượng này xảy ra, mắt người có thể nhận thấy sự chuyển từ màu này sang màu khác. Hệ quả là việc mất chi tiết. Điều này đặc biệt dễ nhận ra trong những vùng ảnh ít chi tiết. Ví dụ, với bầu trời trong, không mây giúp dễ dàng phát hiện ra hiện tượng này. Hiện tượng này ít xảy ra với ảnh raw, do chúng ta có nhiều sắc độ hơn, và các sắc độ sẽ nằm sát nhau hơn trong không gian màu. .

Figure 8: 8 bit JPEG with Posterization



Hình 8 cho thấy một phần phóng to (crop) của một tấm ảnh đã được chuyển đổi từ raw sang JPEG 8 bit. Hình 9 là phần crop của tấm ảnh xuất phát từ chính file raw đó, chuyển đổi sang TIFF 12 bits (thực ra file của Photoshop là 16 bits, nhưng 4 bit cuối trống, không có dữ liệu). Cả 2 file sau đó được xử lý trong Photoshop hoàn toàn giống nhau.

Figure 9: 12 bit TIFF without Posterization



Hình 8 cho thấy sự vỡ ảnh (posterization) mà nguyên nhân là ảnh JPEG chỉ có 8 bit (bạn có nhận thấy rõ sự vỡ ảnh này không còn phụ thuộc vào chất lượng màn hình máy tính của bạn có tốt hay không). Ngược lại, hình 9 không thể hiện một sự vỡ ảnh nào đáng kể, mà nguyên nhân chủ yếu là do file TIFF là 12 bits. Rõ ràng là việc xử lý ảnh raw với 12 bit có ưu thế hơn việc xử lý ảnh JPEG do lượng bit thông tin lớn hơn ở file raw. Ưu thế này do vấn đề về lỗi khi làm tròn (quantization error) gây ra. Khi một nhiếp ảnh gia làm việc với một tấm ảnh trong Photoshop, anh ta chỉ suy nghĩ về màu sắc và chi tiết, trong khi Photoshop lại suy nghĩ bằng các số và các công thức toán học, do toàn bộ màu sắc và chi tiết đã được chuyển đổi thành các số. Khi sửa đổi ảnh, Photoshop sẽ sử dụng các công thức toán học để xử lý các số này, và xác định các số mới. Tuy nhiên, các số mới sẽ được làm tròn đến số nguyên gần nhất (ví dụ, một sắc độ tính được với giá trị 157.43 sẽ được làm tròn thành 157). Những thông tin được làm tròn (trong trường hợp này là 0.43) bị vứt bỏ hoàn toàn. Do đó, thông tin bị đánh mất trong quá trình làm tròn, dẫn đến việc bức ảnh bị xuống cấp. Ví dụ, lỗi làm tròn có thể dẫn đến việc giảm số lượng sắc độ trong một tấm nảh (hai sắc độ khác nhau bị làm tròn về cùng một giá trị sắc độ, làm mất chi tiết). Do ảnh raw có nhiều sắc độ hơn hẳn, khoảng cách giữa các sắc độ trong ảnh raw cũng ít hơn hẳn. Do đó, lỗi làm tròn có ảnh hưởng thấp hơn đến quá trình xử lý ảnh raw.

Ưu điểm số 5: Thế mạnh của bộ chuyển đổi ảnh raw (raw converter)
Để hiểu được ưu điểm này, cần nhớ rằng ảnh JPEG cũng xuất phát từ dữ liệu raw (dữ liệu thô). Ảnh JPEG được xử lý ngay bên trong máy ảnh (và có thể được xử lý tiếp trong Photoshop). Quá trình chuyển đổi từ dữ liệu thô (raw) sang JPEG diễn ra bên trong máy ảnh. Nói cách khác, JPEG sử dụng bộ chuyển đổi của máy ảnh. Các bộ chuyển đổi raw không hề tương đương nhau. Một số tốt hơn hẳn những bộ chuyển đổi còn lại. Thông thường, những bộ chuyển đổi chạy trên máy tính (ví dụ Adobe Camera Raw - ACR đi kèm với Photoshop, hoặc Phase One C1) hơn hẳn những bộ chuyển đổi trong máy ảnh. Bảng số 3 nêu lên nguyên nhân của sự vượt trội này. Bộ vi xử lý (CPU) bên trong máy ảnh rất yếu khi so sánh với CPU của máy tính, đặc biệt là các máy tính đời mới, do CPU của máy ảnh phải nhỏ,nhẹ, tiêu thụ ít năng lượng, và không được quá đắt. CPU của máy tính có ít hạn chế hơn (ví dụ, nó có thể tiêu tốn nhiều năng lượng, và nóng hơn, nhưng đã có quạt giải nhiệt. Thậm chí một số máy tính còn có bộ làm mát bằng chất lỏng). Vì vậy, CPU của máy tính mạnh hơn rất nhiều. CPU của máy ảnh có rất ít tài nguyên - bộ nhớ chẳng hạn, trong khi CPU của máy tính có lượng tài nguyên nhiều hơn hẳn - chỉ bị giới hạn bởi kinh phí của người dùng. CPU của máy ảnh phải chạy với một nguồn cung cấp năng lượng nhỏ, điện thế thấp, trong khi máy tính hoạt động với nguồn điện lưới. CPU của máy ảnh phải xử lý trong một khoảng thời gian rất ngắn - người chụp không muốn phải chờ đợi trong lúc máy ảnh xử lý tấm ảnh vừa chụp (để có thể chụp tiếp tấm ảnh khác), trong khi máy tính có nhiều thời gian hơn nhiều để chuyển đổi từ file raw sang dạng khác. Vì vậy, các bộ chuyển đổi bên trong máy ảnh phải sử dụng những thuật toán đơn giản để chuyển đổi dữ liệu thô thành ảnh JPEG, trong khi các bộ chuyển đổi trên máy tính có thể sử dụng các thuật toán tốt hơn và phức tạp hơn nhiều lần. Vì vậy mà các bộ chuyển đổi trên máy tính thường cho phép tạo ra ảnh với nhiều chi tiết hơn bộ chuyển đổi trong máy ảnh.

Table_3


Một lần nữa, lợi thế lại nằm ở phía ảnh raw. Trong khi JPEG được chuyển đổi bên trong máy ảnh, thì file raw được chuyển đổi trong máy tính với những bộ chuyển đổi tốt hơn nhiều..

Ưu điểm số 6: Nén (Compression)
Khái niệm nén - liên quan đến các file ảnh - là quá trình loại bỏ dữ liệu dư thừa để làm cho kích thước file nhỏ hơn. Các file raw không bị nén, hoặc sử dụng các thuật toán nén không mất thông tin (lossless compression), Do đó, không có sự mất mát dữ liệu. Tuy vậy, kích thước các file raw vẫn tương đối nhỏ. Vì các file raw này chưa được xử lý nội suy Bayer (Bayer interpolation - xem phần I) để tạo các thông tin về màu. Do vậy, các file raw chỉ có một kênh duy nhất, chứa thông tin về cường độ sáng ở mỗi pixel (tương tự một bức tranh đen trắng). Do định dạng raw là 12 bits, mỗi pixel trong file raw chứa 12 bit dữ liệu (các máy ảnh đời mới đã chuyển thành 14 bits - ND) JPEG file đã được xử lý nội suy Bayer bên trong máy ảnh. Do vậy, mỗi file JPEG có 3 kênh để ghi nhận thông tin về màu sắc (mỗi màu đỏ, xanh lá, xanh da trời một kênh). Do định dạng JPEG là 8 bits một kênh màu, và có 3 kênh màu, nên mỗi pixel trong file JPEG chứa 24 bits thông tin. Kết quả là ảnh JPEG có lượng thông tin nhiều gấp đôi ảnh raw tại mỗi pixel. Và do vậy, ảnh JPEG có kích thước nhỏ hơn ảnh raw chỉ duy nhất nhờ vào việc nén dữ liệu Có 2 phương thức nén dữ liệu: không mất dữ liệu (lossless) và mất dữ liệu (lossy). Nén không mất dữ liệu có ưu điểm hiển nhiên là không có sự mất mát thông tin - do vậy không làm giảm chất lượng ảnh. Nhược điểm là nó không thể nén được nhiều như phương pháp nén mất dữ liệu. Phương pháp nén mất dữ liệu có thể tạo ra file ảnh có kích thước file nhỏ hơn, nhưng phải trả giá bằng sự suy giảm chất lượng của ảnh. Ảnh JPEG sử dụng phương pháp nén mất dữ liệu. Vì vậy, file ảnh JPEG thường có kích thước nhỏ (so với file raw có cùng kích thước pixel), nhưng đồng thời cũng phải trả giá bằng việc suy giảm chất lượng ảnh (mức độ nén càng cao, việc giảm chất lượng càng lớn). Ảnh JPEG được xử lý qua một số bước để làm giảm kích thước file. Trước hết, ảnh được chuyển từ chế độ RGB sang chế độ độ sáng/độ màu (luminance/chrominance model) với 1 kênh thông tin về độ sáng và 2 kênh thông tin về màu. Sau đó, thuật toán nén sẽ chia ảnh thành các hình vuông kích thước 8 x 8 pixel (hình vuông JPEG), sau đó, thuật toán sẽ loại bỏ thông tin về màu và chi tiết để làm giảm kích thước file. Trong quá trình nén, thuật toán sẽ nén từng hình vuông JPEG riêng biệt. Đáng buồn là phương pháp này tạo ra một số vẫn đề. Vì mỗi hình vuông JPEG được nén riêng biệt, những hình cạnh nhau sẽ được nén khác nhau. Do vậy, 2 pixel nằm sát nhau và rất giống nhau có thể trông hoàn toàn khác biệt, vì chúng nằm ở 2 hình vuông JPEG khác nhau.Kết quả là đường biên của các hình vuông 8 x 8 này trở nên rõ rệt và làm giảm chất lượng ảnh. Đường biên của các hình vuông 8 x 8 này rõ nét đến đâu phụ thuộc vào việc ảnh được nén nhiều hay ít. Hình 10 đến 14 cho thấy các hình vuông JPEG này ngày càng rõ nét khi tỷ lệ nén tăng lên. Do các hình vuông JPEG tương đối nhỏ, những ảnh này được phóng to 4 lần, để thấy rõ hơn các hình vuông này. Những ảnh này được tạo ra bằng cách thay đổi tùy chọn về chất lượng khi tạo ra ảnh JPEG. Chất lượng 100% có nghĩa là tỷ lệ nén thấp, trong khi chất lượng 10% có nghĩa là tỷ lệ nén rất cao.

Figure 10: JPEG Compression -- 100% Quality



Hình 10 cho thấy khi sử dụng tỷ lệ nén JPEG thấp nhất, các hình vuông JPEG rất khó nhận ra. Trong phần lớn ảnh, khó có thể thấy các hình vuông này. Tuy vậy, vẫn có thể nhận ra chúng dọc theo các đường biên của các vùng chênh sáng/tối

Figure 11: JPEG Compression -- 80% Quality



At 80% quality in Figure 11, the JPEG squares are just starting to become noticeable in most of the image.

Figure 12: JPEG Compression -- 60% Quality



The JPEG squares continue to become more noticeable at 60% quality in Figure 12.

Figure 13: JPEG Compression -- 30% Quality



At 30% quality, Figure 13, the JPEG squares are very noticeable in all areas of the image.

Figure 14: JPEG Compression -- 10% Quality



In Figure 14, the JPEG squares dominate the image. Do quá trình xử lý raw hoàn toàn không nén dữ liệu, ảnh tạo được từ file raw không bị ảnh hưởng bởi các hình vuông JPEG. Điều đó rõ ràng tạo nên ưu thế cho file raw.

Ưu điểm số 7: Chuyển đổi nhiều lần
Với các file raw, độ phơi sáng (exposure) có thể hiệu chỉnh được trong bộ chuyển đổi (thông thường khoảng cộng trừ 2 stop) ĐIều này cho phép người chụp có thêm được các chi tiết ở vùng tối và vùng sáng trong ảnh sau khi xử lý, điều không thể có được đối với JPEG file. Người chụp có thể chuyển đổi 2 lần, hoặc nhiều hơn, với những độ phơi sáng khác nhau, và sau đó trộn các kết quả trong Photoshop để có được chi tiết cả ở vùng sáng và vùng tối. Kỹ thuật này được thể hiện ở hình 15 và 16. Hai ảnh này là phần phóng to (crop) của một ảnh lớn hơn. Hình 15 cho thấy một bức tường gỗ nằm trong bóng tối. Người chụp muốn một lượng nhỏ chi tiết của các tấm gỗ này. Lần chuyển đổi thứ nhất cho kết quả là toàn bộ ảnh đều được phơi sáng tốt, nhưng làm cho phần tối hơi quá tối và ít chi tiết. Hình 16 cho thấy đúng phần phóng to đó, với sự kahcs biệt alf độ phơi sáng đã được tăng lên trong bộ chuyển đổi raw. Điều này đã đưa các chi tiết trong vùng tối lên đến mức mà người chụp mong muốn.

Figure 15: Crop with Normal Exposure Setting in Raw Converter



Figure 16: Crop with Additional Exposure Added in Raw Converter



Dù có khả năng để làm nổi các chi tiết trong ảnh JPEG, chúng ta vẫn có 2 vấn đề. Đầu tiên, nếu đường cong tone được dùng với file JPEG làm mất một vài chi tiết, thì những chi tiết đó không thể nào lấy lại bằng bất kỳ kỹ thuật nào. Thứ hai là file JPEG có ít sắc độ hơn trong vùng tối so với file raw. Điều này có thể dẫn đến sự vỡ ảnh khi người chụp muốn thể hiện rõ các chi tiết trong vùng tối của một ảnh JPEG
 
Chỉnh sửa cuối:

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,223
Động cơ
571,675 Mã lực
Why Raw -- Part III
Article and Photography by Ron Bigelow
www.ronbigelow.com

Ưu điểm thứ 7: Tăng nét (sharpening)Việc tăng nét là cần thiết đổi với máy ảnh số, để bù lại một lượng nhỏ sự mờ nhòe (blurring) do các bộ lọc màu tạo ra. Thực tế, việc tăng nét (sharpening) không làm tăng nét gì cả. Bản chất của thao tác này là tăng độ tương phản cục bộ (đặc biệt là ở các vùng biên của các khối màu). Mắt người sẽ cảm nhận sự tăng độ tương phản này như là độ nét.

Kinh nghiệm cho thấy việc tăng nét nên thực hiện ở những bước cuối cùng của công đoạn xử lý ảnh. Lý do là các bước xử lý khác có thể làm giảm độ nét của ảnh. Nếu một bức ảnh được tăng nét, sau đó tiếp tục xử lý, độ nét có thể giảm do việc chỉnh sửa. Thêm nữa, do việc tăng nét sẽ làm giảm chất lượng của ảnh, nên cũng không nên tưhcj hiện việc tăng nét nhiều lần (có một số ngoại lệ cho điều này, nhưng bạn phải biết rõ bạn đang làm gì khi làm như vậy, và những ngoại lệ này cũng sẽ không được đề cập đến trong bài này). Đây không phải là vấn đề với file raw. File raw không bị làm tăng nét trong máy ảnh. Kết quả là, người chụp có toàn quyền xác định khi nào thì áp dụng việc tăng nét (sharpening) trong quá trình xử lý ảnh Tuy nhiên, đây là một vấn đề với file JPEG, do việc nén ảnh diễn ra bên trong máy ảnh. Như đã đề cập đến ở phần II của bài này, ảnh JPEG được nén. Quá trình nén tạo ra các hình vuông JPEG. Bất cứ thao tác tăng nét nào sau đó sẽ tác động lên các hình vuông JPEG này và làm chúng càng trở nên dễ thấy hơn. Do vậy, ảnh JPEG được tăng nét trong máy ảnh, trước khi nén. Thứ tự thực hiện này nhằm tránh tăng nét các hình vuông JPEG, nhưng lại tạo ra 2 vấn đề. Đầu tiên là mỗi thao tác chỉnh sửa ảnh JPEG sẽ làm giảm độ nét của ảnh (đặc biệt nếu sử dụng nội suy để tăng kích thước pixel của ảnh nhằm in ảnh lớn), làm cho file JPEG cần được tăng nét một lần nữa. Thao tác tăng nét lần sau này sẽ làm các hình vuông JPEG nét hơn và làm giảm chất lượng ảnh. Thứ hai, do việc tăng nét đã được thực hiện trong máy ảnh trong file JPEG, độ nét này đã được "gắn chết" vào ảnh. Có thể áp dụng việc tăng nét thêm sau đó, nhưng nếu thao tác tăng nét lần đầu là quá nét, thì không thể loại bỏ được nó (có thể sử dụng một vài kỹ thuật làm mờ nhòe, nhưng cái ta thu được không phải là ảnh gốc trước khi tăng nét). Điều này sẽ hạn chế khả năng chỉnh sửa ảnh rất nhiều.

Do vấn đề với các hình vuông JPEG, file raw được xử lý qua bộ chuyển đổi có ưu điểm về độ nét cả về chất lượng ảnh và độ mềm dẻo khi xử lý

Ưu điểm thứ 8: Sự mềm dẻo về không gian màu
Có nhiều không gian màu khác nhau để lựa chọn. Hai không gian màu thường gặp nhất là sRGB và Adobe RGB. Mỗi không gian màu chứa tất cả các màu mà không gian đó có khả năng tái tạo. Một số không gian màu rộng hơn những không gian màu khác. Ví dụ, Adobe RGB có nhiều màu mà SRGB không thể tái tạo được. Cảm biến (sensor) của mày ảnh cũng có không gian màu riêng của mình,. Tùy theo máy, không gian này có thể lớn hơn cả Adobe RGB và sRGB. Tuy nhiên, sớm hay muộn không gian màu nguyên thủy này cũng sẽ phải chuyển về một trong số các không gian màu thông dụng.

Tối ưu nhất là không gian màu của file ảnh được chọn càng gần với không gian màu của thiết bị đầu ra (máy in, hoặc web chẳng hạn) càng tốt. Ngược lại, ta sẽ có sự khác biệt giữa không gian màu - một vấn đề lớn, do sự khác biệt không gian màu sẽ làm giảm chất lượng ảnh. Lệch không gian màu xảy ra khi người chụp - hăọc máy ảnh - chọn một không gian màu không phù hợp với thiết bị đầu ra sẽ được sử dụng. Ví dụ một máy ảnh sử dụng sRGB, trong khi ảnh sẽ được in ra trên một máy in có không gian màu lớn hơn. Nếu không gian màu được chọn quá nhỏ, sẽ có những màu mà máy ảnh tái tạo được (trong không gian màu nguyên thủy của máy ảnh), và máy in cũng in được, nhưng bị mất thông tin do giới hạn của không gian màu được sử dụng (sRGB). Những màu không nằm trong không gian màu này (out of gamut colors) sẽ bị cắt bỏ, hoặc thay đổi để thể hiện được trong không gian màu hạn chế (và có thể tạo ra lỗi làm tròn đã năhcs đến ở phần II). Nếu không gian màu quá lớn, số lượng hạn chế các sắc độ của file sẽ bị rải đều trên toàn bộ không gian màu mà thiết bị có thể thể hiện được. Vì vậy, các sắc độ này sẽ phân bố trên một diện rộng các màu, làm tăng khoảng cách giữa các sắc độ và tạo nên khả năng xuất hiện sự vỡ ảnh (posterization). Một cách ngắn gọn, chuyển đổi từ một không gian màu sang một không gian khác làm giảm chất lượng ảnh, và sự khác biệt giữa các không gian màu càng lớn, thì sự giảm chất lượng càng lớn. Do vậy, cần chọn không gian màu cần thận, và giảm thiểu tối đa các bước chuyển không gian màu.

Và ở khía cạnh này raw một lần nữa lại có ưu thế. File raw chưa có bất kỳ không gian màu nào được gán. Thông thường, điều này xảy ra (gán không gian màu) tại thời điểm chuyển đổi. Do vậy, chụp ảnh raw sẽ cho chúng ta sự mềm dẻo khi lựa chọn không gian màu. Người chụp có thể lựa chọn không gian màu tốt nhất tương ứng với thiết bị đầu ra của ảnh. Điều này càng có lợi hơn khi một tấm ảnh có thể được dùng với nhiều thiết bị đầu ra. Trong trường hợp đó, người chụp có thể tiến hành việc chuyển đổi và xử lý riêng biệt với mỗi thiết bị, và lựa chọn các không gian màu khác nhau cho quá trình này.

Trong trường hợp JPEG, không gian màu được gán trong máu ảnh và được "gắn chết" vào file. Sự chuyển đổi không gian màu sau đó sẽ làm giảm chất lượng ảnh. Thậm chí nếu việc chuyển đổi không gian màu diễn ra sau khi đã chuyển đổi từ raw file vào chương trình xử lý, thì raw file vẫn có ưu thế hơn. JPEG sẽ được chuyển đổi không gian màu với 8 bit dữ liệu mỗi kênh màu, trong khi raw/TIFF được chuyển đổi với 12 bits màu, do vậy sẽ làm giảm ảnh hưởng của việc chuyển không gian màu đến chất lượng ảnh. (một số chương trình có thể chuyển 8 bit/kênh của JPEG sang 12 bit/kênh trước khi chuyển, sau đó chuyển ngược lại 8 bit/kênh khi thao tác chuyển không gian màu kết thúc, nhưng điều này cũng không thể so sánh được với raw/TIFF do lỗi làm tròn số đã nêu trên).

Một điểm đáng suy nghĩ nữa là có thể một số không gian màu nào khác sẽ được nghiên cứu phát triển trong tương lai, nhằm đáp ứng các yêu cầu sử dụng khác nhau. Khi đó, do raw file không có không gian màu được gán, chúng vẫn có thể dễ dàng chuyển vào các không gian màu mới này.

Tổng cộng của các ảnh hưởng
Mỗi vấn đề được nêu trên đây, một cách riêng rẽ, có thể có những ảnh hưởng nhỏ đến chất lượng ảnh. Đó cũng là lý do vì sao khó tách riêng một vấn đề nào và trình diễn ảnh hưởng của nó đối với tấm ảnh cuối cùng. Tuy nhiên, vấn đề của JPEG là ảnh JPEG qua một loạt các công đoạn xử lý, mỗi công đoạn đóng góp một lượng nhỏ sự suy giảm chất lượng. Chuối các sự suy giảm này sẽ cộng dồn (hay chính xác hơn là nhân?) với nhau. Điều này có thể thấy rõ khi nghiên cứu dòng xử lý của ảnh JPEG. Ảnh JPEG được chuyển đổi trong máy ảnh, sử dụng một thuật toán kém hoàn thiện hơn so với các thuât toán của bộ chuyển đổi raw, và tạo ra ít chi tiết hơn. Sau đó, ảnh bị giảm số lượng bit/kênh màu từ 12 xuống 8, làm mất một số thông tin. Sau đó, ảnh bị nén lại, loại bỏ nhiều thông tin hơn, và tạo ra các hình vuông JPEG 8 x 8. Nếu ảnh được chỉnh sửa trong các chương trình sửa ảnh sau đó, chất lượng sẽ càng giảm xuống do JPEG chỉ có 8 bit/kênh màu (so với 12 bit/kênh màu cảu TIFF file thu được sau khi chuyển đổi file raw). Ảnh JPEG, đến lúc này, có lẽ cần phải được tăng nét, nhưng quá trình tăng nét lại làm giảm chất lượng ảnh hơn nữa, và tăng nét cho các hình vuông JPEG. ẢNh JPEG sẽ phải được ghi lại. Và mỗi lần ghi lại, nó lại bị nén, làm giảm chất lượng ảnh, tăng ảnh hưởng của hình vuông JPEG trong khi xử lý ảnh để lưu.

Hoàn toàn ngược lại với những vấn đề trên, xử lý ảnh raw tạo ra rất ít vấn đè làm giảm chất lượng ảnh. Việc chỉnh sửa trong các chương trình xử lý ảnh như Photoshop sẽ tạo ra một số sự suy giảm chất lượng, nhưng những vấn đề này cũng không nghiêm trọng như trong trường hợp với JPEG, do sự khác biệt 12 bit/ 8 bit. Tăng nét cũng tạo ra một số sự suy giảm, tuy nhiên, một cách tổng thể, TIFF file tạo từ raw sẽ ít bị giảm chất lượng hơn JPEG rất nhiều.

Hình 1 và 2 cho thấy 2 ảnh được lấy từ cùng 1 file. Cả hai đều xuất phát từ một file raw chung. Hình 1 thu được sau khi qua xử lý ảnh raw, thông qua TIFF, còn hình 2 thu được sau khi chuyển đổi sang JPEG (sử dụng tùy chọn chất lượng cao nhất) và theo luồng xử lý JPEG chuẩn. Cả 2 hình được xử lý để càng giống nhau càng tốt.

Figure 1: Image from Raw Workflow



Figure 2: Image from JPEG Workflow



Ỏ kích thước nhỏ như vậy, cả 2 hình trông rất tương đồng, xét về mặt chất lượng ảnh.

Phóng to hơn, hai hình cho thấy sự khác biệt. Hình 3 là một phần phóng to (phóng đại gấp 2 lần) của một phần của hình 1 (theo quy trình xử lý raw), còn hình 3 là một phần phóng to (cũng phóng đại gấp 2 lần) của một phần của hình 2 (theo quy trình xử lý JPEG). Cả hai hình đều là của ảnh chưa áp dụng tăng nét (sharpening)

Figure 3: Unsharpened Image Crop from Raw Workflow



Figure 4: Unsharpened Image Crop from JPEG Workflow



Khi chưa tăng nét, ảnh raw không cho thấy nhiều sự khác biệt so với JPEG. Tuy nhiên, khi áp dụng tăng nét, tình huống hoàn toàn thay đổi


Hình 5 là một phần phóng to (phóng đại gấp 2 lần) của một phần của hình 1 (theo quy trình xử lý raw), còn hình 6 là một phần phóng to (cũng phóng đại gấp 2 lần) của một phần của hình 2 (theo quy trình xử lý JPEG), cả hai hình đã được tăng nét.

Figure 5: Sharpened Image Crop from Raw Workflow



Figure 6: Sharpened Image Crop from JPEG Workflow



Ở mức phóng to như thế này, cả hai hình cho thấy sự suy giảm chất lượng ảnh do tăng nét. Tuy nhiên, ảnh JPEG cho thấy sự suy giảm chất lượng đáng kể hơn nhiều. Đây sẽ là vấn đề lớn, nếu ảnh được phóng to. Một trong những tiêu chí để xác định ảnh có thể được in lớn đến bao nhiêu là ảnh đó có thể chịu đựng sự tăng nét nhiều đến đâu. Kết quả cho thấy, ảnh raw sẽ trở nên quan trọng khi ảnh được phóng to hơn. Một điểm quan trọng khác cần nhớ là cả hai ảnh này đều xuất phát từ một file raw. Ảnh JPEG thật ra đã được chuyển từ raw trong một bộ chuyển đổi. Kết quả là, ảnh JPEG được thể hiện trong phần này là trường hợp tốt nhất của JPEG. Nếu ảnh JPEG được sử dụng là do máy ảnh tạo ra, nó sẽ chịu nhiều sự suy giảm chất lượng hơn, do đã được chuyển đổi trong máy ảnh sử dụng một thuật toán kém hơn (xem phần II, ưu điểm thứ 5 của ảnh raw)

Các nhược điểm của raw
Đến lúc chúng ta nói về các nhược điểm của ảnh raw

Nhược điểm số 1: Thời gian xử lý
Một trong số những điều mà mọi người hay chê bai định dạng raw là cần nhiều thời gian hơn để xử lý so với JPEG. Đây là một trong số những điểm, dù đúng về mặt kỹ thuật, nhưng có thể dẫn đến hiểu nhầm. Có những nhiếp ảnh gia tiêu tốn rất nhiều thời gian để hiệu chỉnh bức ảnh trong quá trình xử lý ảnh raw (thông thường là ảnh nghệ thuật hoặc cho những mục đích tương tự). Trong trường hợp này, thời gian để xử lý ảnh là rất lớn. Tuy nhiên, đây là do nhiếp ảnh gia đã quyết định sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, để tạo ra những bức ảnh tuyệt đẹp, chứ không pahỉ do quá trình xử lý ảnh raw. Đối với những người chụp mong muốn xử lý ảnh một cách nhanh chóng, có thể áp dụng việc xử lý theo lô (batch processing). Chương trình xử lý ảnh có thể được thiết đặt trước các tham số xử lý (ví dụ độ bão hòa màu, tương phản, không gian màu ....) và ảnh có thể được xử lý hàng loạt. Điều này cũng hoàn toàn giống như máy ảnh xử lý trong trường hợp ta chọn chụp JPEG. Dù trên thực tế, máy tính cần một thời gian nào đó để xử lý các bức ảnh, nếu thiết lập quy trình một cách hợp lý, toàn bộ quá trình xử lý nhiều bức ảnh cũng chỉ mất vài phút của người chụp. Ví dụ, khi tôi (TG) quay về nhà sau một đợt chụp dài ngày, tôi có hàng Gigabytes ảnh raw. Sau khi chuyển ảnh vào trong máy tính, tôi khởi động quy trình chuyển đổi. Sau đó, tôi cất trang thiết bị, tắm, hoặc ăn một chút gì đó. Máy tính sẽ xử lý xong tất cả các bức ảnh của tôi rất lâu trước khi tôi có thì giờ quay lại để xem chúng. Vậy nên thực tế quá trình này chỉ mất vài phút thời gian của tôi (nạp ảnh vào máy tính và bắt đầu xử lý), nhưng tôi có được toàn bộ những ưu thế của việc xử lý ảnh raw. Thực tế, nếu được sắp xếp khoa học và hợp lý, quá trình xử lý ảnh raw chỉ mất rất ít thời gian.

Nhược điểm số 2: Sự phức tap
Mọi người thường sợ quá trình xử lý raw, do họ được nghe nói là nó quá phức tạp. Trên thực tế, quá trình xử lý raw có thể rất đơn giản, cũng có thể cực kỳ phức tạp - phụ thuộc vào mục đích của người chụp. Nếu mục tiêu chỉ là tạo ra những bức ảnh để xem chung chung (ví dụ ảnh chụp lưu niệm gia đình), thì một quy trình xử lý đơn giản là đủ. Ví dụ, nếu các thông số của bộ chuyển đổi raw đã được chọn lựa kỹ và đúng đắn cho xử lý theo lô, ảnh có thể đi thẳng từ bộ chuyển đổi ra máy in mà không cần bất kỳ sự tác động nào từ người xử lý.Thậm chí, nếu một vài thao tác chỉnh sửa là cần thiết, thì nó cũng được tiến hành rất nhanh chóng. Tôi (TG) có hàng ngàn bức ảnh trên web site của mình, chụp các con đường mà tôi đã đi qua hoặc đạp xe qua. Một phần rất lớn các bức ảnh đó là ảnh raw, nhưng không cần đến 60 giây để chuyển chúng sang dạngg sẵn sàng cho trang Web. Quy trình xử lý ảnh raw phức tạp cần thiết khi người chụp muốn vi chỉnh bức ảnh của mình, thường là dành cho các mục đích nghệ thuật hoặc tương tự.Trong trường hợp này, quy trình xử lý phức tạp là do người chụp muốn thực hiện những điều đặt biệt đối với bức ảnh, chứ không phải vì đó là ảnh raw.

Nhược điểm số 3: Không gian lưu trữ
File raw tốn chỗ hơn so với JPEG. Không có cách nào khác ngoài việc chấp nhận thực tế này. Tuy nhiên, không gian đĩa ngày càng rẻ, và đây không phải là vấn đề lớn như nhiều người vẫn lo lắng

Nhược điểm số 4: Sự tương thích
Hiện tại, file raw của các nhà cung cấp khác nhau, và thậm chí của cùng một hãng cụ thể, cũng không tương thích với nhau. Vấn đề là, tại một thời điểm nào đó trong tương lai, người chụp có thể phát hiện ra bộ chuyển đổi raw mới không tương thích với các ảnh raw cũ của mình nữa. Đây là một điểm đáng lo ngại thực sự, và mỗi người phải tự đánh giá mức độ ảnh hưởng của nó với bản thân mình, Cá nhân tôi, với một lượng khổng lồ ảnh raw hiện có, cho rằng nếu thực sự điều này xảy ra, sẽ có ai đó phát triển một phần mềm để giải quyết nó (vì chắc chắn anh ta sẽ thu được tiền từ điều đó)

Bạn có cần raw không?
Không phải tất cả mọi người đều cần ảnh raw. Những người cần ảnh raw cũng không cần nó toàn bộ thời gian.Lý do bạn có cần ảnh raw hay không được chia vào bốn vấn đề: chất lượng, kích thước, độ mềm dẻo và độ phức tạp

1.Quality: Chất lượng:
Như đã trình bày trong bài, raw có rất nhiều ưu thế về chất lượng so với JPEG. Hệ quả là, nếu càng đòi hỏi cao về chất lượng ảnh, định dạng raw càng có ưu thế. Ngược lại, nếu không cần chất lượng tốt nhât, thì JPEG cũng được. Do vậy, những ảnh sẽ dùng cho nghệ thuật tốt nhất nên chụp raw. Ảnh đám sinh nhật của cháu họ của bạn thì chụp JPEG cũng được..


2.Size: Kích thước:
Kích thước cuối cùng của ảnh (kích thước ảnh in, hoặc hiển thị trên màn hình) càng lớn, thì càng nên chụp raw. Khi bạn in ảnh khổ lớn, vấn đề về chất lượng của JPEG trở nên rõ ràng hơn. Điều này đặc biệt đúng khi nhiếp ảnh gia muốn tăng kích thước ảnh in đến mức lớn nhất mà máy ảnh cho phép mà vẫn giữ được chất lượng ảnh. Ngược lải, JPEG có thể là lựa chọn tốt đối với những bức ảnh in khổ nhỏ, không đòi hỏi máy ảnh phải cố gắng hết sức.


3.Flexibility: Sự mềm dẻo:
Do không có nhiều sự tác động (bên trong máy ảnh) đến dữ liệu thô của file raw, ngoài việc chuyển đổi dữ liệu của sensor sang dạng số, định dạng raw cho phép một sự mềm dẻo lớn đối với việc sử dụng đường cong tone, công cụ chuyển đổi, nén (file raw không bị nén, nhưng có thể nén sau khi chuyển đổi), không gian màu, cân bằng trắng, và độ nét (sharpening). Người chụp càng đòi hỏi sự xử lý mềm dẻo sau khi chụp, thì raw càng là sự lựa chọn logic. Người chụp ít cần sự mềm dẻo có thể chọn JPEG như giải pháp của mình.

4.Complexity: Độ phức tạp:
độ phức tạp liên quan đến sự mềm dẻo. Một số bức ảnh tương đối đơn giản, không có những vấn đề bất thường làm phức tạp hóa quá trình chuyển đổi và xử lý. Ví dụ, bức ảnh chụp con bạn trong phòng, với sự chiếu sáng đồng đều trong phòng, có thể là một bức ảnh như vậy. Một số bức ảnh khác tương đối phức tạp, có nhiều vấn đề. Thử tưởng tượng bức ảnh chịp mặt trăng đang lặn sau một dãy núi. Một phần của dãy núi được chiếu sáng bởi những tia nắng đầu tiên của bình minh buổi sứm. Một phần khác của dãy núi vẫn chìm sâu trong bóng tối. Ở chân núi là những đụn cát trắng, cũng đang chìm trong bóng tối. Một bức ảnh như vậy sẽ tạo ra vô số những thách thức. Mặt trăng sẽ sáng hơn nhiều so với vùng tối, tạo ra vấn đề về khoảng đáp ứng (dinamic range). Phần được mặt trời chiếu sáng sẽ được chiếu bằng nữhng tia sáng rất ấm (ánh sáng vàng và đỏ) của bình minh, trong khi phần tối của dãy núi nhận được những tia sáng rất lạnh (xanh nước biển) từ bầu trời phía trên. Những đụn cát trắng sẽ đổi sang sắc xanh nước biển do ảnh hưởng của những tia sáng này. Tất cả tạo nên vấn đề về nhiệt độ màu (color temperature) và cân bằng trắng. Sự mềm dẻo của raw sẽ là ưu thế rất lớn với những bức ảnh như vậy.

Kết luận

Tôi thường nghe những câu phát biểu kiểu như "Hãy đo sáng cho đúng, và bạn sẽ không cần raw đâu". Hy vọng rằng, bây giờ bạn đã hiểu tốt hơn và có thể sử dụng những kiến thức về raw và JPEG này để quyết định định dạng nào tốt nhất cho bạn
 
Chỉnh sửa cuối:

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Em vodka cho bác rồi , bài viết rất bổ ích ! bác cho em hỏi thêm là khi xử lý đường cong tone , như bài trên đề cập ,có đơn giản không ? có cần nhiều kiến thức , kinh nghiệm về sửa ảnh không ? phần mềm nào đơn giản nhất cho người mới tập như em ?
 

Okane

Xe container
Biển số
OF-15066
Ngày cấp bằng
24/4/08
Số km
6,377
Động cơ
572,092 Mã lực
Bài cụ rất hay, mỗi tội dài wa :-$
 

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,223
Động cơ
571,675 Mã lực
Em vodka cho bác rồi , bài viết rất bổ ích ! bác cho em hỏi thêm là khi xử lý đường cong tone , như bài trên đề cập ,có đơn giản không ? có cần nhiều kiến thức , kinh nghiệm về sửa ảnh không ? phần mềm nào đơn giản nhất cho người mới tập như em ?
Để xử lý raw thì cũng tương đối đơn giản, có điều bác phải biết chút ít về máy tính. Em thường dùng Adobe Light Room, chọn 1 ảnh đại diện cho 1 serie ảnh (hoặc 1 buổi chụp), chỉnh cho ưng ý, sau đó dùng setting của ảnh đó cho toàn bộ các ảnh còn lại và bắt Adobe Light Room export ảnh sang JPEG để xem.
Đường cong tone là từ em bịa ra, dịch từ chữ tonal curve trong nguyên bản. Nếu bác đã dùng raw converter rồi bác sẽ thấy nó ngay thôi. Nó cho phép mình chỉnh thay đổi sáng/tối trên ảnh raw trước khi chuyển sang JPEG.
Chụp raw tuyệt đối không phải là sửa ảnh, nên cũng không cần kiến thức gì về Photoshop hay các phần mềm sửa ảnh khác. Quá trình chỉnh sửa đường cong tone, chỉnh white balance .... là bác tự làm các thao tác cân chỉnh các thông số chính của toàn bộ bức ảnh, giống như máy ảnh của bác làm theo các thiết lập đặt sẵn khi chụp JPEG. Nôm na mà nói, nó giống như chuyện đi ô tô sang số vào thời điểm nào - Với JPEG là bác đi xe AT, còn chụp raw và dùng raw converter là bác đi xe MT vậy.

Bài cụ rất hay, mỗi tội dài wa :-$
Bài này không phải của em, em chỉ là người dịch lại thôi bác. Em đọc nó, thấy phân tích đúng, và đặc biệt có nhiều thông tin bổ ích, giúp mình hiểu máy ảnh số hoạt động thế nào, nên dịch lại để mọi người cùng đọc thôi ạ
Trong quá trình dịch, nhiều chỗ cũng chưa được thoát hết ý. Từ ngữ cũng bịa ra vài chữ cho nó đỡ tây quá. Các bác có từ nào hay hơn, đúng nghĩa hơn chỉ giúp hộ em với.
 
Chỉnh sửa cuối:

wave-tau

Xe container
Biển số
OF-39191
Ngày cấp bằng
26/6/09
Số km
6,965
Động cơ
542,395 Mã lực
Cảm ơn bác toanco_k32 trước nhé, em sẽ download về thử dùng rồi hỏi thêm bác sau .
@tuy bài này không phải của bác nhưng cái công bác bỏ ra dich và pốt lên đây cho anh em là rất đáng quý và trân trọng .
 

toanco_k32

Xe tăng
Biển số
OF-3024
Ngày cấp bằng
8/1/07
Số km
1,223
Động cơ
571,675 Mã lực
Cảm ơn bác toanco_k32 trước nhé, em sẽ download về thử dùng rồi hỏi thêm bác sau .
@tuy bài này không phải của bác nhưng cái công bác bỏ ra dich và pốt lên đây cho anh em là rất đáng quý và trân trọng .
Bác nên dùng Light Room bản 3.0. Bản này cải tiến tính năng khử noise rất tốt.
Bác cần key thì PM cho em
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top