Có chủ đề ăn uống đây ah
Tối muộn, đi bộ cũng không ấm người lên được chút nào, nói chuyện hơi khói ra từ miệng như thuốc lào
Kụ Hunghm đưa mọi người ra cổng chợ giới thiệu 1 món rất ngon
Coóng Phù
Thoạt nhìn, coóng phù của người miền núi cũng không khác bánh trôi của người miền xuôi là mấy. Cũng là gạo nếp xay thành bột nước, đựng trong túi vải cho róc hết nước rồi nhào bột cho dẻo, vo viên, thả nước sôi… Nghĩa là cách làm cũng giống như làm bánh trôi vậy. Nhưng coóng phù ở đây có nhân là lạc rang giã nhỏ nấu với đường đỏ. Có người lại làm nhân bánh bằng đỗ xanh nấu chín trộn đường kính trắng. Không giống như ở miền xuôi, nhân bánh chỉ là một viên đường đỏ.
Đêm mùa đông miền núi, gió lạnh hun hút. Sương đêm giăng mờ trên những ngọn đèn đường. Lúc này mà được thưởng thức một bát coóng phù thì còn gì bằng. Cô hàng bánh ngồi sau trước bàn dài, bên chiếc hỏa lò tỏa ánh lửa hồng ấm áp. Nồi nước đường đang sôi lăn tăn trên bếp lò tỏa mùi thơm ngào ngạt. Đường có thể là đường trắng hay đường đỏ đều được. Nhưng nhất thiết phải có mấy củ gừng đập dập nấu cùng.
Có người ví nước đường để ăn coóng phù mà không có gừng thì chẳng khác gì thịt chó mà không có mắm tôm vậy. Chiếc mâm nhôm xếp đầy những viên coóng phù trắng, đỏ. Cô hàng thả những viên bánh vào nồi nước sôi, chờ một lát. Khi những chiếc bánh nổi lập lờ trên mặt nước, cô thong thả vớt vào bát, chan nước đường. Khách đón bát bánh, xuýt xoa, hít hà, thích thú.
Bánh vừa vớt ra, nóng hổi. Nước đường nóng bỏng môi, thơm cay mùi gừng tươi. Ăn như thế mới đúng kiểu ăn của người miền núi xứ lạnh, mới cảm thấy hết cái ngon của coóng phù. Vị dẻo quánh của nếp, vị bùi của nhân lạc cùng với vị ngọt của đường, vị thơm cay của gừng hòa quyện với nhau ngon lạ lùng, thật khó quên.