[ATGT] Vượt nơi cấm vượt, đấu tranh với x HP

Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ nầy sáng tạo ra cả biển cấm vượt mới nè :D.

Chưa kể cụ còn sử dụng Điều lệ báo hiệu đường bộ cũ nữa cơ :P
He he, cảm ơn kụ đã nhắc nhé.

Trên khắp các nẻo đường Vn rất nhiều nơi còn cắm biển 125 đời cũ như này (biển đời mới không có vạch gạch chéo màu đỏ), mà nhà nước quy định biển đời cũ vẫn còn hiệu lực tới Tết Công gô (cho tới khi thay thế hoàn toàn bằng biển đời mới) nên nhà cháu vẫn phải dùng biển cũ để minh họa theo nhà nước.
Nếu không, lỡ cụ nào thấy biển đời cũ còn cắm trên đường, tưởng không còn hiệu lực nên nhắm mắt bỏ qua thì khổ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Đáp án là câu số mấy đúng, kụ nhỉ?

Nhà cháu cho rằng câu số 1 đúng.
Theo kụ, tại sao phải chọn câu số 2 mới đúng vậy kụ nhỉ?
Ui dà, bỗng dưng nhà cháu nhớ đến cách lập luận của cụ sgb345 là hay hướng đến đối tượng bị điều chỉnh bởi luật hoặc quy định. Và nhà cháu chợt nhớ đến còm này của cụ và thấy ... cụ sai :D

Lý luận của nhà cháu như sau:

- Tại giao cắt này không hề có biển báo cấm 125.

Theo điều lệ báo hiệu đường bộ mà cụ đã trích dẫn, xe ô tô được phép vượt mô tô xe máy khi gặp biển này.

Do đó, việc được vượt hay không phải đối chiếu theo điểm d, khoản 5 điều 14 (nhà cháu đọc luôn từ cái hình #4 mà cụ dẫn). Hay nói cách khác, phạm vi điều chỉnh của biển 125 không liên quan gì đến câu hỏi trên sa hình này :D .

- Xe mô tô hoặc xe máy trong sa hình kia đã đi qua vạch, tức đã vào ngã tư hay giao cắt. Nếu ô tô bắt kịp thì đã vào tới khu vực giao cắt rồi, chưa nói đến vượt.

Kết luận, chọn phương án 2 :D.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Ui dà, bỗng dưng nhà cháu nhớ đến cách lập luận của cụ sgb345 là hay hướng đến đối tượng bị điều chỉnh bởi luật hoặc quy định. Và nhà cháu chợt nhớ đến còm này của cụ và thấy ... cụ sai :D

Lý luận của nhà cháu như sau:

- Tại giao cắt này không hề có biển báo cấm 125.

Theo điều lệ báo hiệu đường bộ mà cụ đã trích dẫn, xe ô tô được phép vượt mô tô xe máy khi gặp biển này.

Do đó, việc được vượt hay không phải đối chiếu theo điểm d, khoản 5 điều 14 (Jnhà cháu đọc luôn từ cái hình #4 mà cụ dẫn). Hay nói cách khác, phạm vi điều chỉnh của biển 125 không liên quan gì đến câu hỏi trên sa hình này :D .

- Xe mô tô hoặc xe máy trong sa hình kia đã đi qua vạch, tức đã vào ngã tư hay giao cắt. Nếu ô tô bắt kịp thì đã vào tới khu vực giao cắt rồi, chưa nói đến vượt.

Kết luận, chọn phương án 2 :D.
Kụ hiểu sai ý nhà cháu vè biển cấm 125 rồi.

Nhà cháu lấy ví dụ từ nội dung biển cấm vượt 125 thấy luật không quan niệm ô tô đi nhanh hơn xe máy là hành vi vượt xe, kể cả khi gặp biển cấm 125.
Thứ nữa, nhà cháu cho rằng hành vi vượt xe chỉ xảy ra khi xe phía sau mượn đường của chiều ngược lại đi qua mặt xe trước.

Trong trường hợp sa hình này ô tô không di chuyển trên đường của xe nguọc chiều nên không có hành vi vượt xe, lại càng không thể có lỗi ô tô vuọt xe máy.

Do vậy, dáp án 2 là sai.
 
Chỉnh sửa cuối:

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,981
Động cơ
357,517 Mã lực
Kụ hiểu sai ý nhà cháu vè biển cấm 125 rồi.

Nhà cháu lấy ví dụ từ nội dung biển cấm vượt 125 thấy luật không quan niệm ô tô đi nhanh hơn xe máy là hành vi vượt xe, kể cả khi gặp biển cấm 125.
Thứ nữa, nhà cháu cho rằng hành vi vượt xe chỉ xảy ra khi xe phía sau mượn đường của chiều ngược lại đi qua mặt xe trước.

Trong trường hợp sa hình này ô tô không di chuyển trên đường của xe nguọc chiều nên không có hành vi vượt xe, lại càng không thể có lỗi ô tô vuọt xe máy.

Do vậy, dáp án 2 là sai.
Hi hi, cụ lại lập luận theo kiểu ngụ ý rồi.

Cụ dòm qua sẽ thấy biển 125 được hiểu là cấm ô tô vượt ô tô (có hai hình ô tô) do đó ô tô được phép vượt xe máy, mô tô.

Giả sử trong sa hình không có giao cắt, không có biển 125, xe mô tô đi sát mép đường (đi về phía tay phải), hành vi xe ô tô đi thẳng và chạy nhanh hơn, vượt qua xe mô tô có được gọi là vượt không?
 
Chỉnh sửa cuối:

sungngan

Xe hơi
Biển số
OF-321210
Ngày cấp bằng
27/5/14
Số km
109
Động cơ
291,210 Mã lực
được việc cho cụ, được bài học cho anh em
 

nguyenhuy031

Đi bộ
Biển số
OF-72535
Ngày cấp bằng
10/9/10
Số km
9
Động cơ
425,580 Mã lực
Tuổi
14
Nơi ở
Hai Phong
Cụ ơi !
Chỗ này em cũng bị một lần roài.... XXX HP giao 1,5 củ.... Em trả 200....XXX cảm ơn và "chúc đi may mắn" ok.
Đặc sản XXX Đất cảng là vậy đó. Em vừa bị lỗi vượt đèn đỏ ngã tư abc.. HP. đòi xem "cá mè rán" thì hóa ra đèn đỏ cuả làn người đi bộ sang đường... nhưng vẫn mất chục vại bia vì quên cầm bằng LX và thêm vì giữa chưa nắng quá mà XXX thì chưa ăn cơm. Chuối lắm.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Kụ hiểu sai ý nhà cháu vè biển cấm 125 rồi.

Nhà cháu lấy ví dụ từ nội dung biển cấm vượt 125 thấy luật không quan niệm ô tô đi nhanh hơn xe máy là hành vi vượt xe, kể cả khi gặp biển cấm 125.

#1: Thứ nữa, nhà cháu cho rằng hành vi vượt xe chỉ xảy ra khi xe phía sau mượn đường của chiều ngược lại đi qua mặt xe trước.

Trong trường hợp sa hình này ô tô không di chuyển trên đường của xe nguọc chiều nên không có hành vi vượt xe, lại càng không thể có lỗi ô tô vuọt xe máy.

Do vậy, dáp án 2 là sai.
Luật không quy định thế nào là vượt xe nên em ko tranh luận vụ này. Tuy nhiên em thấy cụ lấy quy định ở điều 14 "không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt" ra để chứng minh rằng chỉ khi mượn đường của chiều ngược lại để vượt qua xe khác mới coi là vượt xe là không hợp lý. Đây là điều kiện kiện để đảm bảo an toàn khi vựot xe chứ không phải là điều kiện để hình thành nên hành vi vượt qua xe khác.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Hi hi, cụ lại lập luận theo kiểu ngụ ý rồi.

Cụ dòm qua sẽ thấy biển 125 được hiểu là cấm ô tô vượt ô tô (có hai hình ô tô) do đó ô tô được phép vượt xe máy, mô tô.
Rõ ràng nhà cháu đọc thấy dòng chữ "Biển 125 cấm các loại xe cơ giới vượt nhau", chứ không phải chỉ là cấm ô tô vượt nhau.

Theo luật, mô tô cũng là xe cơ giới, nhưng ô tô chạy nhanh hơn xe máy không bị luật coi là lỗi "vượt xe", kể cả khi có biển "cấm xe cơ giới vượt nhau".

Do vậy, theo luật hiện hành trên toàn VN này, không hề có lỗi "ô tô vượt xe máy".
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Luật không quy định thế nào là vượt xe nên em ko tranh luận vụ này. Tuy nhiên em thấy cụ lấy quy định ở điều 14 "không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt" ra để chứng minh rằng chỉ khi mượn đường của chiều ngược lại để vượt qua xe khác mới coi là vượt xe là không hợp lý. Đây là điều kiện kiện để đảm bảo an toàn khi vựot xe chứ không phải là điều kiện để hình thành nên hành vi vượt qua xe khác.
Cảm ơn kụ nhiều.

Vì nhiều kụ thường lấy dẫn chứng "VN chưa có định nghĩa về vượt xe" để phủ nhận dòng chữ "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt" ghi trong luật,
nên nhà cháu đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề này, như sau:

1- Xét về câu chữ luật ghi, chưa ai đưa ra được định nghĩa "thế nào là vượt xe", do đó chưa ai có thể khẳng định chắc chắn một hành vi nào đó có cấu thành hành vi vượt xe hay không.
Vì vậy, các kụ OF,(trong đó có kụ, có nhà cháu), cả xxx nữa, đều không có đủ cơ sở pháp lí để khẳng định một hành vi nào đó là "vượt xe".
Các khẳng định về vượt xe chỉ là suy đoán của cá nhân, không có ý nghĩa về pháp lí.

2- Theo luật Xử lí Vi phạm hành chính hiện hành, cơ quan xử phạt lỗi vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh công dân đã phạm lỗi và bị phạt vi phạm hành chính
Đồng thời, công dân có quyền (nhà cháu nhấn mạnh chữ có quyền, không phải là công dân có nghĩa vụ) chứng minh mình không vi phạm.

3- Khi csgt lạp biên bản xử lí lỗi "vượt xe", do không có định nghĩa về vượt xe, csgt không thể chứng minh công dân đã có hành vi vượt xe, nên không thể phạt.
Ngược lại, công dân có quyền viện câu chữ trong luật "không có xe trên đoạn đường định vượt, nghĩa là trên làn đường cho xe ngược chiều" để chứng minh mình không mượn làn ngược chièu để đi, nên không cấu thành hành vi vượt xe.

Kết luận,
Luật quy định csgt có nghĩa vụ chứng minh công dân đã phạm lỗi. Khi chưa có định nghĩa thế nào là vượt xe, csgt không có cơ sở pháp lí nên không thể ra quyết định hợp pháp để phạt lỗi vượt xe.
Trong khi đó câu luật lại ngụ ý đến thao tác "mượn làn xe ngược chiều để vượt xe", công dân có quyền dùng chính câu này của luật để phản biện "tôi không mượn làn của xe ngược chiều nên không thể ép tôi lỗi vượt xe".



.
 
Chỉnh sửa cuối:

damtrunghai

Xe hơi
Biển số
OF-193017
Ngày cấp bằng
8/5/13
Số km
119
Động cơ
329,680 Mã lực
Em vừa ở HP về đến nhà lúc 21h và xin báo cáo thế này ạ
Sau hồi hổ báo yêng hùng, sau những "biện pháp cần thiết", sau những "hành động nguy hiểm" (em chẳng biết hiểm thế nào nhưng em nghiêm túc chẳng quen thách thức hay đùa cợt) thì các bên nói chuyện có tình có lý như bản chất của con người chân chính (chẳng còn hổ báo gì nữa) và có bên (đại diện cho 1 tập thể) ngỏ ý rằng:
1. Bên ấy ko nhận mình sai và em tin chắc em đúng. "...thôi đúng sai làm gì... " "nó mà sai phải tự vả vào mồm.." chuyện nhỏ bẻ hoe ra làm gì cho nó phiền phức, anh em rút kinh nghiệm gq nội bộ với nhau
2. Chú đi lại tốn kém như nào thì a sẽ bồi thường (2 bên đủ nhận thức về việc này chứ ko có cái gì mờ ám đổi chác như là hối lộ cả,..)
3. Đại diện tập thể mời em ở lại ăn cơm tối (nhưng em ko ăn, e về HN ạ)
....
Và ý em là (nhân đây nhắn gửi luôn đồng chí x): phải chân thành và có trách nhiệm đồng chí ạ. Tôi muốn đồng chí có ý kiến với tôi (dù trắng đen thế nào). Chứ cứ để phiền lãnh đạo thế này thì tôi cũng ngại!

Sau khi đấu tranh tư tưởng nên hòa hay chiến thì...

:-?? Có nhiều lời khuyên rằng "họ đã thế thì cũng nên...."
:-w Và nghĩ về tình cảm quân dân
8o|Và em cũng chẳng vô công rỗi nghề đi theo đuổi mấy đồng ăn vạ
(h) Và biết rằng trăm bó đuốc mới bắt được con ếch

Thì em quyết định là Hòa trong sự chân thành và nuôi dưỡng danh dự (tât nhiê là bồà
Và có nhiều cái tế nhị em không nêu ra nhưng qua sự vụ này em khôn ra đc nhiều đấy các cụ ạ
Dù là bài học kinh nghiệm nhưng mong lực lượng ca hãy xứng đáng với niềm tin yêu nhân dân dành cho
ơ, thế là cụ thắng à?
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Cảm ơn kụ nhiều.

Vì nhiều kụ thường lấy dẫn chứng "VN chưa có định nghĩa về vượt xe" để phủ nhận dòng chữ "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt" ghi trong luật,
nên nhà cháu đã thay đổi cách tiếp cận vấn đề này, như sau:

1- Xét về câu chữ luật ghi, chưa ai đưa ra được định nghĩa "thế nào là vượt xe", do đó chưa ai có thể khẳng định chắc chắn một hành vi nào đó có cấu thành hành vi vượt xe hay không.
Vì vậy, các kụ OF,(trong đó có kụ, có nhà cháu), cả xxx nữa, đều không có đủ cơ sở pháp lí để khẳng định một hành vi nào đó là "vượt xe".
Các khẳng định về vượt xe chỉ là suy đoán của cá nhân, không có ý nghĩa về pháp lí.

2- Theo luật Xử lí Vi phạm hành chính hiện hành, cơ quan xử phạt lỗi vi phạm hành chính có trách nhiệm chứng minh công dân đã phạm lỗi và bị phạt vi phạm hành chính
Đồng thời, công dân có quyền (nhà cháu nhấn mạnh chữ có quyền, không phải là công dân có nghĩa vụ) chứng minh mình không vi phạm.

3- Khi csgt lạp biên bản xử lí lỗi "vượt xe", do không có định nghĩa về vượt xe, csgt không thể chứng minh công dân đã có hành vi vượt xe, nên không thể phạt.
Ngược lại, công dân có quyền viện câu chữ trong luật "không có xe trên đoạn đường định vượt, nghĩa là trên làn đường cho xe ngược chiều" để chứng minh mình không mượn làn ngược chièu để đi, nên không cấu thành hành vi vượt xe.

Kết luận,
Luật quy định csgt có nghĩa vụ chứng minh công dân đã phạm lỗi. Khi chưa có định nghĩa thế nào là vượt xe, csgt không có cơ sở pháp lí nên không thể ra quyết định hợp pháp để phạt lỗi vượt xe.
Trong khi đó câu luật lại ngụ ý đến thao tác "mượn làn xe ngược chiều để vượt xe", công dân có quyền dùng chính câu này của luật để phản biện "tôi không mượn làn của xe ngược chiều nên không thể ép tôi lỗi vượt xe".



.
Bổ sung kết luận: Không có định nghĩa thế nào là đi nên không thể phạt lỗi đi không đúng làn đường quy định.
Các cụ có thế bổ sung thêm nhiều kết luận kiểu như này.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
26,187
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bổ sung kết luận: Không có định nghĩa thế nào là đi nên không thể phạt lỗi đi không đúng làn đường quy định.
Các cụ có thế bổ sung thêm nhiều kết luận kiểu như này.
Em hiểu ý cụ. Có nhiều khái niệm luật không cần phải định nghĩa lại và coi đó là một sự đương nhiên. Ví dụ khi kết tội một tay ăn trộm thì chắc ko cần phải giải thích rõ nghĩa ăn trộm là gì nữa. Có thể khái niệm vượt xe là được coi như ai cũng hiểu, ko cần định nghĩa lại.
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,095
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Em hiểu ý cụ. Có nhiều khái niệm luật không cần phải định nghĩa lại và coi đó là một sự đương nhiên. Ví dụ khi kết tội một tay ăn trộm thì chắc ko cần phải giải thích rõ nghĩa ăn trộm là gì nữa. Có thể khái niệm vượt xe là được coi như ai cũng hiểu, ko cần định nghĩa lại.
Đồng ý với cụ. Tuy nhiên em thấy khái niệm vượt xe có vẻ khó hiểu hay sao mà khá nhiều thớt tranh luận về vấn đề này mãi không ngã ngũ, nhất là các cụ có "sỏi" về Luật GT càng tranh cãi nhiều.
Theo em thì do Giao thông phát triển và ngày càng phức tạp trong khi Luật không theo kịp. Trước đây đường xá chủ yếu là đường hai chiều mỗi chiều chỉ có một làn xe nên khái niệm vượt xe trong dân gian nó đơn giản ko cần giải thích. Nay đường chia nhiều làn nên khái niệm dân gian đó ko còn phù hợp mà Luật cần phải làm rõ, hoặc ít ra cũng cần đưa ra những trường hợp loại trừ (ví dụ như: Trừ trường hợp 2 xe đi trên 2 làn đường riêng biệt).
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Em hiểu ý cụ. Có nhiều khái niệm luật không cần phải định nghĩa lại và coi đó là một sự đương nhiên. Ví dụ khi kết tội một tay ăn trộm thì chắc ko cần phải giải thích rõ nghĩa ăn trộm là gì nữa. Có thể khái niệm vượt xe là được coi như ai cũng hiểu, ko cần định nghĩa lại.
Đồng ý với cụ. Tuy nhiên em thấy khái niệm vượt xe có vẻ khó hiểu hay sao mà khá nhiều thớt tranh luận về vấn đề này mãi không ngã ngũ, nhất là các cụ có "sỏi" về Luật GT càng tranh cãi nhiều.
Theo em thì do Giao thông phát triển và ngày càng phức tạp trong khi Luật không theo kịp. Trước đây đường xá chủ yếu là đường hai chiều mỗi chiều chỉ có một làn xe nên khái niệm vượt xe trong dân gian nó đơn giản ko cần giải thích. Nay đường chia nhiều làn nên khái niệm dân gian đó ko còn phù hợp mà Luật cần phải làm rõ, hoặc ít ra cũng cần đưa ra những trường hợp loại trừ (ví dụ như: Trừ trường hợp 2 xe đi trên 2 làn đường riêng biệt).

Thực tế có nhiều khái niệm không được định nghĩa hoặc không phải định nghĩa. Chính xác khái niệm đang tranh cãi ở đây là khái niệm "VƯỢT" chứ không phải là "VƯỢT XE" vì ngay trong điều 14 LGTDB và một số điều luật liên quan khác chỉ nhắc đến "vượt" mà không phải "vượt xe". Nhất trí với cụ là khái niệm "vượt" không cần phải định nghĩa.

Điều 14 chỉ quy định cách vượt. Chỉ cần hành vi vượt sai với 1 trong các điều khoản của Điều 14 thì đã vượt sai quy định hay nói cách khác vượt đúng là vượt không vi phạm các quy định của điều này. Chứ không phải phải làm đúng tất cả các quy định của điều này mới là vượt.

Vậy đơn giản chỉ cần hiểu vượt là vượt và để biết có vi phạm luật hay không thì xem hành vi vượt đó vi phạm quy định về vượt nào không.
Trừ trường hợp 2 xe đi trên 2 làn đường riêng biệt phải giải thích thêm vì Điều 9 và Điều 13 không được thực hiện và xử lý nghiêm thôi
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,927
Động cơ
631,028 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Một số kụ phản biện không công bằng, lý luận theo kiểu gò ép, chỉ nhằm có lợi cho quan điểm của mình.

1- Đóng chặt - Mở toang:
Trong luật đã nêu hướng dẫn cụ thể các thao tác lái xe cần chú ý thực hiện khi tiến hành vượt xe, trong đó có câu "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt", tức là luật ngụ ý "Luật chỉ coi là hành vi vượt xe khi xe sau phải mượn làn xe ngược chiều để vượt lên".

Thấy câu luật này không có lợi cho quan điểm của mình, các kụ đó áp dụng phương pháp "đóng chặt", tức là viện dẫn lí do "luật không có định nghĩa thế nào là vượt xe" để phản bác, khỏi phải công nhận ý nghĩa của câu luật "không có xe ngược chiều..." đó.

Ngược lại, khi thấy Luật Xử phạt vi phạm hành chính yêu cầu csgt phải chứng minh Công dân vi phạm, không có định nghĩa là không xác định được lỗi, các kụ lại áp dụng phương pháp "mở toang", viện dẫn rằng "có những khái niệm luật không cần định nghĩa, và coi là một sự đương nhiên..." .

Nếu muốn hiểu luật theo kiểu mở toang theo các chữ đỏ, sao các kụ đó không áp dụng câu "có những khái niệm luật không cần định nghĩa, và coi là một sự đương nhiên" để ngừng yêu cầu phải có định nghĩa thế nào là vượt xe màu xanh ở trên, để công nhận ý nghĩa câu luật "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt" có ngụ ý "vượt xe chỉ xảy ra khi phải mượn làn xe ngược chiều để vượt lên"?N

Luật không vô cớ mà ghi cả một câu dài "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt", rồi để bị các kụ nhắm mắt Tbỏ qua, coi cả câu dài đó như con số không, để các kụ muốn uốn luật theo kiểu gì cũng được, nhằm phù hợp với tư duy cá nhân mình.


2- Tính pháp lí của một định nghĩa:
Việc phải dựa trên một định nghĩa cụ thể để gọi tên một hành vi là A hay B đã thuộc nguyên tắc cơ bản bắt buộc trong hoạt động hành pháp, tư pháp.
Nó chẳng phải đơn giản như ý kiến một vài kụ OF, rằng chẳng cần phải có Định nghĩa làm gì, rằng cứ theo các kụ OF thì hành vi abc này có thể mặc nhiên được coi là vi phạm lỗi A, hành vi xyz kia có thể được các kụ tự thỏa thuận là vi phạm lỗi B.

Nếu đơn giản như các kụ phát biểu thì đã không có chuyện cay đắng xảy ra ở vụ kụ Đông. Rõ ràng là một ngã 3, nhưng vì không có định nghĩa thế nào là ngã 3 nên tòa chưa công nhận là ngã 3 (về mặt pháp lí), và tòa đã nghiêng theo "nguyên tắc có lợi cho bên bị buộc tội" khi chấp nhận lời giải thích "dở người" của xxx rằng "nếu là ngã 3 thì sở giao thông đã phải cắm biển".

Chẳng hay, khi toà xử vụ kụ Đông diễn ra, các kụ theo trường phái "mở toang" đang ở đâu?
Các kụ có tới dự tòa, có cố gắng bảo vệ kụ Đông bằng lí lẽ "có những khái niệm luật không cần định nghĩa, và coi là một sự đương nhiên..." hay không?




.
 
Chỉnh sửa cuối:

vip tien sinh

Xe ngựa
Biển số
OF-300247
Ngày cấp bằng
30/11/13
Số km
28,761
Động cơ
591,145 Mã lực
Chúc mừng cụ chủ! Phải cần nhiều hơn nữa những người như cụ.
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,521
Động cơ
434,730 Mã lực
Một số kụ phản biện không công bằng, lý luận theo kiểu gò ép, chỉ nhằm có lợi cho quan điểm của mình.

1- Đóng chặt - Mở toang:
Trong luật đã nêu hướng dẫn cụ thể các thao tác lái xe cần chú ý thực hiện khi tiến hành vượt xe, trong đó có câu "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt", tức là luật ngụ ý "Luật chỉ coi là hành vi vượt xe khi xe sau phải mượn làn xe ngược chiều để vượt lên".

Thấy câu luật này không có lợi cho quan điểm của mình, các kụ đó áp dụng phương pháp "đóng chặt", tức là viện dẫn lí do "luật không có định nghĩa thế nào là vượt xe" để phản bác, khỏi phải công nhận ý nghĩa của câu luật "không có xe ngược chiều..." đó.

Ngược lại, khi thấy Luật Xử phạt vi phạm hành chính yêu cầu csgt phải chứng minh Công dân vi phạm, không có định nghĩa là không xác định được lỗi, các kụ lại áp dụng phương pháp "mở toang", viện dẫn rằng "có những khái niệm luật không cần định nghĩa, và coi là một sự đương nhiên..." .

Nếu muốn hiểu luật theo kiểu mở toang theo các chữ đỏ, sao các kụ đó không áp dụng câu "có những khái niệm luật không cần định nghĩa, và coi là một sự đương nhiên" để ngừng yêu cầu phải có định nghĩa thế nào là vượt xe màu xanh ở trên, để công nhận ý nghĩa câu luật "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt" có ngụ ý "vượt xe chỉ xảy ra khi phải mượn làn xe ngược chiều để vượt lên"?N

Luật không vô cớ mà ghi cả một câu dài "không có xe ngược chiều trong đoạn đường định vượt", rồi để bị các kụ nhắm mắt Tbỏ qua, coi cả câu dài đó như con số không, để các kụ muốn uốn luật theo kiểu gì cũng được, nhằm phù hợp với tư duy cá nhân mình.


2- Tính pháp lí của một định nghĩa:
Việc phải dựa trên một định nghĩa cụ thể để gọi tên một hành vi là A hay B đã thuộc nguyên tắc cơ bản bắt buộc trong hoạt động hành pháp, tư pháp.
Nó chẳng phải đơn giản như ý kiến một vài kụ OF, rằng chẳng cần phải có Định nghĩa làm gì, rằng cứ theo các kụ OF thì hành vi abc này có thể mặc nhiên được coi là vi phạm lỗi A, hành vi xyz kia có thể được các kụ tự thỏa thuận là vi phạm lỗi B.

Nếu đơn giản như các kụ phát biểu thì đã không có chuyện cay đắng xảy ra ở vụ kụ Đông. Rõ ràng là một ngã 3, nhưng vì không có định nghĩa thế nào là ngã 3 nên tòa chưa công nhận là ngã 3 (về mặt pháp lí), và tòa đã nghiêng theo "nguyên tắc có lợi cho bên bị buộc tội" khi chấp nhận lời giải thích "dở người" của xxx rằng "nếu là ngã 3 thì sở giao thông đã phải cắm biển".

Chẳng hay, khi toà xử vụ kụ Đông diễn ra, các kụ theo trường phái "mở toang" đang ở đâu?
Các kụ có tới dự tòa, có cố gắng bảo vệ kụ Đông bằng lí lẽ "có những khái niệm luật không cần định nghĩa, và coi là một sự đương nhiên..." hay không?




.
1. Với câu "không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt" có thể chỉ ra trường hợp phần đường xe vượt đi vào để vượt không phải là phần đường ngược chiều. Nên dựa vào câu này không thể suy ra rằng "vượt xe phải dùng phần đường ngược chiều".
Mặt khác khái niệm cần làm rõ là "Vượt" chứ không phải "vượt xe". Trong ND 171 chỉ nhắc đến khái niệm "vượt".

2. Ví dụ vụ kụ Đông chỉ nói sự láo toét của thằng thi hành luật đi đúng bị xử sai. Người đi sai nhưng cãi cùn không bị xử phạt cũng vậy.
 

cha_ly_kuc_ku

Xe điện
Biển số
OF-133064
Ngày cấp bằng
2/3/12
Số km
4,332
Động cơ
401,050 Mã lực
Nơi ở
Quê hương tôi.
Tình huống này e cũng dính phát ở đường Lê Đức Thọ, đúng cái dạo mà nhiều cụ dính chim mồi do xxx thả hay lượn lờ khu vực Lê Đức Thọ & Lê Quang Đạo.. Đường thì to, ko vạch phân làn, e sát mé phải, đúng tốc độ trong tp (50km/h), bên trái là ông Kia Morning hay j e k nhớ, bò 20-3km/h mà đường vắng tanh. E đi thẳng, vượt qua nhưng vẫn áp sát mé phải, lên được 100m thì xxx vẫy vào, phán lỗi vượt phải. E đòi xxx giải thích thế nào là vượt phải thì xxx blah blah... E bảo, trong tình huống ấy, tôi đi ko xung đột với thằng nào, phần đường thằng nào thằng nấy đi, chả ảnh hưởng j nhau, nó đi chậm là việc của nó, tôi cũng ko đi quá tốc độ, chả phạm lỗi j. xxx ko bắt bẻ được lại cho e đi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top