- Biển số
- OF-86694
- Ngày cấp bằng
- 26/2/11
- Số km
- 951
- Động cơ
- 417,403 Mã lực
Cái này nhầm ạ, chuẩn là máu *** dồn máu mặt ạ.
Người Nam Định tính tình trần quấy, rất dễ nổi khùng, phương ngữ gọi là máu vọt lên não...
Hehe
Cái này nhầm ạ, chuẩn là máu *** dồn máu mặt ạ.
Người Nam Định tính tình trần quấy, rất dễ nổi khùng, phương ngữ gọi là máu vọt lên não...
Em nhầm, tưởng cụ cho mỗi cái cơm rang hì hì.Có phò bò cơm rang dưa bò rồi thây??? Phở NĐ chả phở bò thì cụ bẩu phở giề
Thím chủ cũng Nam Đệnh à cơ?Đất Nam Định xưa là vùng đất linh, những người họ Trần ở đây không phải tầm thường. Trong văn hoá dân gian Việt, Nam Định sở hữu một món trong tứ khí là vạc Phổ Minh. Về tín ngưỡng dân gian, đền Phủ Giày Nam Định là một trong Tứ phủ, nơi thờ tự Mẫu Liễu Hạnh, được xem như hoá thân của Mẫu Thượng thiên...
(Ảnh minh hoạ là của cụ linhthuynd, em chưa hỏi riêng nhưng chắc cụ không phiền chứ ạ )
Mấy năm gần đây, nhờ công lao nhiệt tình hóng hớt đơm chuyện của báo giới mà người ta biết đến đến showbiz Việt như một vườn trẻ với các bà mẹ đơn thân sặc sỡ. Té ra không phải. Đi tiên phong từ những năm tám mươi của thế kỷ trước phải là Nam Định và Vĩnh Phú, hai nơi có hai nhà máy dệt lớn nhất miền Bắc thời kỳ bấy giờ. Số lượng công nhân ngót ngét nửa vạn mỗi nơi, và già nửa số đó là lao động nữ. Những năm bao cấp, Nam Định nổi tiếng với vải xa-tanh, các tạp chí thời trang bây giờ gọi là satin. Thứ vải mềm mại, trơn mượt và bóng nhẫy ấy là nguyên vật liệu chính may đồng phục quần cho một nửa xã hội, từ cô thanh niên tân thời đến các bà già hết thời...
Nam Định là một tỉnh thuần đồng bằng, hiếm khi thấy một con dốc nào cao cao. Trong thành phố có tí ti gọi là chỗ sườn sân Thiên Trường và chéo sang ngã tư bên kia lối rẽ xuống khu dân cư khối nội chính. Tuy địa hình êm ả thế nhưng tính cách người Nam Định lại hoàn toàn không bằng phẳng chút nào...
Người Nam Định tính tình trần quấy, rất dễ nổi khùng, phương ngữ gọi là máu vọt lên não. Tất nhiên kèm theo phải là mặt đỏ tía tai. Mỗi chuyện con tôm con tép mà tranh cãi đến sòi bọt dãi. Có lẽ bởi cách thức đi tìm chân lý quá thể lực nên người Nam Định ít khi tham gia vào nghiên cứu học thuật hoặc làm những nghề đòi hỏi sự nhẫn nại. Được cái không giận lâu, bạo phát bạo tàn...
Con gái Nam Định đa phần mặt vuông, mắt sâu, đường nét thô và sắc, giọng trầm đục. Đi ra ngoài cũng được tiếng là xinh xắn, tuy nhiên, đó là những bông hoa có gai. Rất nhiều gai, hay nói chính xác thì con gái Nam Định là những bó gai có hoa. Rể Nam Định một là phải chém to kho mặn, hai là cam phận đi nhẹ nói khẽ cười duyên hắt hơi xịt. Những hạng dở dở ương ương rất dễ đơn ca bài lên đàng, một đi không trở lại...
Trai Nam Định nhác trông ngăm ngăm, ngắm lâu thấy cũng được. Dẻo mồm thôi rồi. Thấy gái đẹp, trai Hà Nội sẽ tủm tỉm cười đưa ánh mắt thay lời muốn nói, trai Thái Bình nhấm nháy chu mỏ huýt sáo, còn trai Nam Định lập tức sấn xổ thả lời ong bướm. Tợn thế nên trai Nam Định hay thành công, nhất là trong các thương vụ xem tập nào biết tập ấy. Kiểu như buôn chuyến, môi giới hay vận tải hành khách đường bộ bằng xe gắn máy. Trai Nam Định khôn, tính nhẩm cực nhanh nhưng vì tính sĩ nên hay tự truy lĩnh phần thua thiệt về mình...
Người Nam Định hồn nhiên nói tục. Chưa ở đâu và chưa bao giờ lại có một địa phương mà người người nói tục nhà nhà nói tục như ở thành Nam, đặc biệt trong giới bình dân. Để tỏ ý phủ định, họ sử dụng một từ mà với cách phát âm tương tự, người Nghệ An dùng để chỉ việc đánh trung tiện. Bố đẻ với con trai có thể cùng cởi trần quần đùi tay vân vê kỳ ghét ngực, ngổi xổm trên ghế phân tích bảng kết quả sổ xố kiến thiết miền Bắc, tục ngữ văng ra như vãi đạn. Đã thế nói lại ngọng. Một số bộ phận cơ thể nhạy cảm không được phát âm chuẩn, thành thử nghe không bậy mà rất buồn cười. Để tỏ ý hỏi, người Nam Định luôn đệm từ "à cơ" ở cuối câu, đặc biệt khi nói với người trên. Thấy bớt hẳn ý căn vặn, khá dễ thương và đưa đẩy kiểu quê kiểng...
Người Nam Định nói chung vất vả, đa phần phải đi các nơi làm ăn. Họ có duyên mở nhà hàng bia hơi hoặc phở bò cơm rang dưa bò và ít khi để bong khách. Đội ngũ xe ôm biển mười tám ở Hà Nội, chín phần mười là người Hải Hậu. Họ đưa cả vợ lên hành nghề thu mua phế liệu, quyết chí nuôi con xong Đại học. Những người ở lại cũng chật vật mưu sinh bởi đất Nam Định hẹp, truyền thống tư duy buôn bán nhỏ và làm nông nghiệp. Du lịch lễ hội cả năm được hơn chục ngày sau Tết Âm lịch, du lịch biển thì đã sớm biến tướng thành ô uế...
Người Nam Định xa quê ít tổ chức thành hội nhóm đại trà. Nhiều người trong số đó vẫn thường dặn nhau, thấy biển mười tám thì chào nhau một tiếng. Ít nhất cũng phải hỏi được câu, Nam Định à cơ...
Lời văn tao nhã, có tí cổ điển pha với hiện đại, có dí dỏm có trào lộng. Cụ ko viết văn hơi phí! Chắc cụ cũng khơ khơ tuổi rồi nhỉ?Em ngẫm mãi mới ra được chừng ấy. Gớm bỏ đoạn nào nó cũng tiếc tiếc là...
Nam Định hay nói từ đ ịt là đ é) chuyện có hai thằng cu ngồi trên cây ổi nói chuyện. Hôm qua cả làng mất điện nhà tao hết dầu Mẹ tao sang nhà mày vay, thế mà bố mày đ ịt choĐ ịt giống!!!
Thế nhẽ cụ mất gốc hế hế hếEm NĐ đây, có nói tục đ ịt đâu
Chuẩn từ này. Ngoài ra, trai Nam Định làm quản lý thì thuộc dạng quyết mạnh, làm mạnh nên hay bị đối thủ ghét. Em biết như Bác Nguyễn Văn Nam nguyên hiệu trưởng kinh tế quốc dân, chú # cũng trai nam định...Đ ịt giống!!!
Khồng em 18+ cụ ơi...Em dân Đang Định đây ạ. cụ chủ cũng dân Nam Định à cơ?
Vầng thanks cụ (hay khéo mợ cũng nên, ava khí sến ) Mai em đăng nốt cái series CHUYỆN NHÀ TÔI xong em xin phép dưỡng già ít hôm...em đọc hết 4 bài của cụ rồi ... hay quá ....rảnh thị cụ viết tiếp nhé