Tuyến phố văn minh chưa… văn minh
ANTĐ - Nhằm thiết lập một số tuyến phố kiểu mẫu về văn minh đô thị, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định cấm để phương tiện giao thông trên vỉa hè, lòng đường. Thế nhưng sau một thời gian thực thi quy định, thực tế đã bộc lộ khá nhiều bất cập.
Biển báo bằng chữ độc lập rất khó quan sát đối với lái xe
Cắm biển kiểu đánh đố
Quyết số 2053/QĐ-UBND ngày 27-5-2008 của UBND TP Hà Nội xác định, 56 tuyến phố thực hiện văn minh đô thị, cấm để xe đạp, xe máy và ô tô ở vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Thủ đô, tập trung tại 6 quận. Cụ thể là quận Hoàn Kiếm có 13 tuyến phố, Ba Đình 24 tuyến phố, Đống Đa 10 tuyến phố, Hai Bà Trưng 4 tuyến phố, Cầu Giấy 3 tuyến phố và Thanh Xuân 2 tuyến phố. Nhờ sự nỗ lực của lực lượng công an nên sau hơn 3 năm thực thi, trật tự văn minh đô thị, TTATGT trên các tuyến phố này đã cơ bản được thiết lập. Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông, đặc biệt là cắm biển báo hiệu trên những tuyến phố này bộc lộ khá nhiều bất cập.
Đơn cử như trên tuyến phố Tôn Đức Thắng. Nếu người tham gia giao thông rẽ từ phố Nguyễn Thái Học vào sẽ không thể nhận ra đây là tuyến phố cấm đỗ các loại phương tiện trên vỉa hè, lòng đường bởi đầu phố không hề có biển báo cấm đỗ xe. Cùng trên trục đường, thông tin về tuyến phố văn minh đô thị tại phố Nguyễn Lương Bằng có vẻ khá hơn. Ở ngã tư Khâm Thiên (chiều đường Tôn Đức Thắng - Tây Sơn), người tham gia giao thông phải cố gắng quan sát mới có thể nhìn thấy một tấm biển báo tuyến phố văn minh đô thị nằm nép mình sau một số biển báo khác. Song trên chiều đường ngược lại tại ngã rẽ từ phố Hồ Đắc Di đi vào lại không thấy biển báo cấm đỗ phương tiện. Phố Tây Sơn cũng chịu chung số phận. Một khi lái xe ô tô đi từ phố Đặng Tiến Đông, Thái Thịnh hay Vĩnh Hồ nhập vào sẽ mặc nhiên đậu đỗ vì làm gì có biển báo cấm…
Theo một số lái xe ô tô dày dặn kinh nghiệm, với việc bố trí biển báo hiệu như vậy thì “không vi phạm mới là chuyện lạ”. Mặt khác, tại đầu các tuyến phố văn minh đô thị chỉ được cắm 2 tấm biển nhỏ cấm đỗ phương tiện và cấm bày bán hàng viết bằng chữ, lại thường bị một số biển khác chồng lấn hoặc cành cây che khuất, chẳng khác nào “đánh đố” người tham gia giao thông.
Khó xử lý vi phạm
Từ việc bố trí biển giao thông như trên mà cách đây chưa lâu, một lái xe ô tô đã đệ đơn khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CAQ Cầu Giấy. Lý do lái xe bị xử phạt là do anh ta đỗ ô tô trên đường Xuân Thủy. Lái xe này lập luận, người tham gia giao thông chỉ biết và chỉ phải tuân thủ người hướng dẫn giao thông, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường... Từ phố Phan Văn Trường rẽ vào đường Xuân Thủy không hề có biển báo cấm đậu đỗ phương tiện thì đương nhiên được phép đỗ xe.
Xử lý người vi phạm trong trường hợp này, một cán bộ ngành GTVT nhìn nhận, lực lượng công an không xử phạt là không đúng với chức trách và không hoàn thành nhiệm vụ. Còn kiên quyết xử phạt người vi phạm thì xem ra có phần “gượng ép”. Bởi Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ đã chỉ rõ, biển báo hiệu chỉ có hiệu lực từ vị trí đặt biển đến điểm giao cắt (ngã ba, ngã tư) gần nhất. Trường hợp cấm đậu đỗ phương tiện trên toàn tuyến đường thì nhất thiết phải cắm biển nhắc lại tại những vị trí đường giao nhau. Không cắm biển nhắc lại là không đúng với quy định về cắm, đặt biển báo đường bộ. Điều này gây khó khăn cho cả người tham gia giao thông lẫn lực lượng xử lý vi phạm. Về quy chuẩn của biển báo, vị cán bộ ngành GTVT cho rằng nếu chỉ cắm mỗi biển thể hiện nội dung bằng chữ “cấm đỗ phương tiện” là không hợp lý. Vì biển báo bằng chữ trong trường hợp này chỉ giữ vai trò biển phụ, có giá trị cụ thể hóa nội dung của biển chính. Biển chính là biển tròn viền đỏ, nền xanh và có gạch chéo ở giữa. Ở góc độ chuyển tải thông tin, biển báo theo quy chuẩn được thể hiện bằng màu sắc, hình khối, ký hiệu để người tham gia giao thông dễ dàng tiếp nhận. Nếu chỉ cắm biển báo bằng chữ sẽ không đạt hiệu quả thông tin, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, khi họ phải “căng mắt” ra để đọc.
Trước những bất cập và tồn tại nêu trên, Thượng tá Phạm Văn Lương, Đội trưởng Đội CSGT-TT (CAQ Hoàng Mai) cho rằng, ngành chức năng cần nhanh chóng kiểm tra, rà soát để lắp đặt bổ sung đầy đủ biển báo cấm đậu đỗ phương tiện ở những vị trí cần thiết. Có như vậy, công tác xử lý vi phạm mới thuận lợi, hiệu quả và tuyến phố văn minh mới thực sự văn minh.
Nguồn: anninhthudo.vn
ANTĐ - Nhằm thiết lập một số tuyến phố kiểu mẫu về văn minh đô thị, UBND TP Hà Nội đã ban hành quy định cấm để phương tiện giao thông trên vỉa hè, lòng đường. Thế nhưng sau một thời gian thực thi quy định, thực tế đã bộc lộ khá nhiều bất cập.
Cắm biển kiểu đánh đố
Quyết số 2053/QĐ-UBND ngày 27-5-2008 của UBND TP Hà Nội xác định, 56 tuyến phố thực hiện văn minh đô thị, cấm để xe đạp, xe máy và ô tô ở vỉa hè, lòng đường trên địa bàn Thủ đô, tập trung tại 6 quận. Cụ thể là quận Hoàn Kiếm có 13 tuyến phố, Ba Đình 24 tuyến phố, Đống Đa 10 tuyến phố, Hai Bà Trưng 4 tuyến phố, Cầu Giấy 3 tuyến phố và Thanh Xuân 2 tuyến phố. Nhờ sự nỗ lực của lực lượng công an nên sau hơn 3 năm thực thi, trật tự văn minh đô thị, TTATGT trên các tuyến phố này đã cơ bản được thiết lập. Tuy nhiên, việc tổ chức giao thông, đặc biệt là cắm biển báo hiệu trên những tuyến phố này bộc lộ khá nhiều bất cập.
Đơn cử như trên tuyến phố Tôn Đức Thắng. Nếu người tham gia giao thông rẽ từ phố Nguyễn Thái Học vào sẽ không thể nhận ra đây là tuyến phố cấm đỗ các loại phương tiện trên vỉa hè, lòng đường bởi đầu phố không hề có biển báo cấm đỗ xe. Cùng trên trục đường, thông tin về tuyến phố văn minh đô thị tại phố Nguyễn Lương Bằng có vẻ khá hơn. Ở ngã tư Khâm Thiên (chiều đường Tôn Đức Thắng - Tây Sơn), người tham gia giao thông phải cố gắng quan sát mới có thể nhìn thấy một tấm biển báo tuyến phố văn minh đô thị nằm nép mình sau một số biển báo khác. Song trên chiều đường ngược lại tại ngã rẽ từ phố Hồ Đắc Di đi vào lại không thấy biển báo cấm đỗ phương tiện. Phố Tây Sơn cũng chịu chung số phận. Một khi lái xe ô tô đi từ phố Đặng Tiến Đông, Thái Thịnh hay Vĩnh Hồ nhập vào sẽ mặc nhiên đậu đỗ vì làm gì có biển báo cấm…
Theo một số lái xe ô tô dày dặn kinh nghiệm, với việc bố trí biển báo hiệu như vậy thì “không vi phạm mới là chuyện lạ”. Mặt khác, tại đầu các tuyến phố văn minh đô thị chỉ được cắm 2 tấm biển nhỏ cấm đỗ phương tiện và cấm bày bán hàng viết bằng chữ, lại thường bị một số biển khác chồng lấn hoặc cành cây che khuất, chẳng khác nào “đánh đố” người tham gia giao thông.
Khó xử lý vi phạm
Từ việc bố trí biển giao thông như trên mà cách đây chưa lâu, một lái xe ô tô đã đệ đơn khởi kiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính của CAQ Cầu Giấy. Lý do lái xe bị xử phạt là do anh ta đỗ ô tô trên đường Xuân Thủy. Lái xe này lập luận, người tham gia giao thông chỉ biết và chỉ phải tuân thủ người hướng dẫn giao thông, hệ thống biển báo, đèn tín hiệu và vạch kẻ đường... Từ phố Phan Văn Trường rẽ vào đường Xuân Thủy không hề có biển báo cấm đậu đỗ phương tiện thì đương nhiên được phép đỗ xe.
Xử lý người vi phạm trong trường hợp này, một cán bộ ngành GTVT nhìn nhận, lực lượng công an không xử phạt là không đúng với chức trách và không hoàn thành nhiệm vụ. Còn kiên quyết xử phạt người vi phạm thì xem ra có phần “gượng ép”. Bởi Điều lệ báo hiệu giao thông đường bộ đã chỉ rõ, biển báo hiệu chỉ có hiệu lực từ vị trí đặt biển đến điểm giao cắt (ngã ba, ngã tư) gần nhất. Trường hợp cấm đậu đỗ phương tiện trên toàn tuyến đường thì nhất thiết phải cắm biển nhắc lại tại những vị trí đường giao nhau. Không cắm biển nhắc lại là không đúng với quy định về cắm, đặt biển báo đường bộ. Điều này gây khó khăn cho cả người tham gia giao thông lẫn lực lượng xử lý vi phạm. Về quy chuẩn của biển báo, vị cán bộ ngành GTVT cho rằng nếu chỉ cắm mỗi biển thể hiện nội dung bằng chữ “cấm đỗ phương tiện” là không hợp lý. Vì biển báo bằng chữ trong trường hợp này chỉ giữ vai trò biển phụ, có giá trị cụ thể hóa nội dung của biển chính. Biển chính là biển tròn viền đỏ, nền xanh và có gạch chéo ở giữa. Ở góc độ chuyển tải thông tin, biển báo theo quy chuẩn được thể hiện bằng màu sắc, hình khối, ký hiệu để người tham gia giao thông dễ dàng tiếp nhận. Nếu chỉ cắm biển báo bằng chữ sẽ không đạt hiệu quả thông tin, thậm chí còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông, khi họ phải “căng mắt” ra để đọc.
Trước những bất cập và tồn tại nêu trên, Thượng tá Phạm Văn Lương, Đội trưởng Đội CSGT-TT (CAQ Hoàng Mai) cho rằng, ngành chức năng cần nhanh chóng kiểm tra, rà soát để lắp đặt bổ sung đầy đủ biển báo cấm đậu đỗ phương tiện ở những vị trí cần thiết. Có như vậy, công tác xử lý vi phạm mới thuận lợi, hiệu quả và tuyến phố văn minh mới thực sự văn minh.
Nguồn: anninhthudo.vn