- Biển số
- OF-166963
- Ngày cấp bằng
- 15/11/12
- Số km
- 1,659
- Động cơ
- 361,567 Mã lực
Em mới thấy cái này, các cụ xem dư lào:
Bạn đọc Nguyễn Phong Lan hỏi: “Mẹ tôi đi đường bị người khác tông xe máy, gây chấn thương sọ não, thiệt hại sức khỏe 32%. Người gây hại không chịu bồi thường tiền thuốc men cho gia đình tôi. Vậy tôi có thể khởi kiện ra toà để xử lý hình sự không hay chờ công an tự giải quyết?”.
Trả lời:
Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: Làm chết một người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên.
Như vậy, trường hợp của bạn, hành vi của người gây tai nạn đã đủ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tội phạm này không thuộc nhóm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy gia đình bạn (người bị hại) không cần phải làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người gây tai nạn. Trách nhiệm khởi tố vụ án thuộc về cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, nếu thấy việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can bị kéo dài, người bị hại có quyền làm đơn gửi cơ quan điều tra, viện kiểm sát yêu cầu sớm giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ xác định trách nhiệm hình sự cũng như trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) của người gây tai nạn.
Theo Vn Express
Bạn đọc Nguyễn Phong Lan hỏi: “Mẹ tôi đi đường bị người khác tông xe máy, gây chấn thương sọ não, thiệt hại sức khỏe 32%. Người gây hại không chịu bồi thường tiền thuốc men cho gia đình tôi. Vậy tôi có thể khởi kiện ra toà để xử lý hình sự không hay chờ công an tự giải quyết?”.
Trả lời:
Theo Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/4/2003 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao thì: Người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật Hình sự: Làm chết một người hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên.
Như vậy, trường hợp của bạn, hành vi của người gây tai nạn đã đủ cấu thành tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Theo Bộ luật Tố tụng hình sự, tội phạm này không thuộc nhóm chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vì vậy gia đình bạn (người bị hại) không cần phải làm đơn yêu cầu cơ quan điều tra khởi tố người gây tai nạn. Trách nhiệm khởi tố vụ án thuộc về cơ quan điều tra.
Tuy nhiên, nếu thấy việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can bị kéo dài, người bị hại có quyền làm đơn gửi cơ quan điều tra, viện kiểm sát yêu cầu sớm giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Khi giải quyết vụ án, tòa án sẽ xác định trách nhiệm hình sự cũng như trách nhiệm dân sự (bồi thường thiệt hại) của người gây tai nạn.
Theo Vn Express