Nhà cháu nói về nghiên cứu khoa học nói chung, bao gồm cả ứng dụng triển khai. Muốn tìm đến cái Unknown thì phải vượt qua cái Already Known đã. Trình độ hiểu biết và ngân sách hạn hẹp, khả năng tiếp cận với tri thức và công nghệ mới nhất gần như bằng 0, các cá nhân tự mò mẫm đi tìm cái Unkown, nếu may mắn thành công thì chỉ là sáng chế lại cái bánh xe. Đến cả trường đại học danh tiếng như MIT, nơi cụ Stephen Hawking làm việc và nhiều cụ trên này trích dẫn không ít những khám phá về vũ trụ và vật lý của họ, cũng vẫn phải dựa vào gần tỷ đô mỗi năm từ các cơ quan tổ chức thuộc chính phủ Mỹ (chiếm quá nửa), từ doanh nghiệp và các tổ chức nước ngoài, các hiệp hội...
https://ir.mit.edu/research-expenditures
Khoa học ngày nay đã phát triển tới mức muốn bước đến ranh giới giữa cái chưa biết/đã biết, mỗi cá nhân phải dành gần trọn tuổi trẻ cho một lĩnh vực hẹp. Để đi tiếp, cá nhân đó cần tới sự hỗ trợ của nhiều lĩnh vực liên quan đi kèm với chuyên gia và thiết bị ngành đó và đương nhiên, cần rất nhiều tiền. Ví dụ như khám phá về hạt Higgs, từ một vài kết quả trong nghiên cứu gợi ý đến sự tồn tại của loại hạt "thuần khối lượng", là nguồn gốc của khối lượng, của trường trọng lực, các phòng lab toàn cầu lao vào truy tìm nó hàng chục năm ròng rã. Cỗ máy tìm ra hạt Higgs là máy gia tốc hạt lớn LHC với chi phí đầu tư gần chục tỷ đô của CERN. Sắp tới họ sẽ đầu tư cỗ máy gia tốc còn lớn hơn với chi phí dự kiến 24 tỷ đô.
Sẽ là ảo tưởng với ai đó còn chưa đi hết phần "đã biết", dù chỉ một ngành hẹp, mà đã mơ mộng ngồi 1 chỗ khám phá những khoảng không vũ trụ hay những quy luật của tạo hoá chưa ai biết đến.