Khi ăn uống, chúng ta biết mùi vị thức ăn chỉ là tín hiệu do cơ quan khứu giác vị giác đưa lên não sau các phản ứng hoá học với thức ăn, ở đó nhận và chuyển thông tin về khu vực cảm xúc để đưa ra tín hiệu phù hợp. Thức ăn đi vào trong dạ dày là một loạt các phản ứng hoá học giữa acid trong dạ dày với các hợp chất hữu cư, phân chia các hydrocardbon thành các mạch ngắn hơn (vì dụ đường C12 thành đường C6 glucose, đạm thành các amino acid, mỡ thành acid béo...), dễ dàng thấm qua các sợi lông trên ruột non, ngấm vào máu. Từ đây máu đưa các chất này về từng tế bào, tuỳ từng loại tế bào sẽ hấp thụ các chất này qua màng tế bào, tạo ra năng lượng để tế bào hoạt động hoặc tạo ra tế bào mới...
Hiểu biết quá trình ăn uống thuần tuý là phản ứng hoá học (từ khứu giác, vị giác đến tiêu hoá) không làm chúng ta mất đi sự ngon miệng, không làm chúng ta thôi cố gắng nỗ lực để chế biến cho thức ăn ngon hơn, thơm hơn. Chúng ta vẫn ăn ngon, nhưng biết lựa chọn thức ăn phù hợp hơn với hệ tiêu hoá trong các hoàn cảnh khác nhau, biết điều chỉnh thực phẩm để bổ sung dưỡng chất như ra sao.
Tương tự, hiểu biết cơ chế hoạt động của não không khiến chúng ta nói rằng hoá ra toàn là tín hiệu não, mà nó giúp chúng ta hiểu tận gốc những khái niệm lâu nay chúng ta mù mờ: cảm xúc, ham muốn, trí nhớ, ra quyết định... Nhờ đó y học sẽ tìm ra cách thức điều trị cho nhiều bệnh liên quan đến não: giảm trí nhớ, ảo giác, không kiềm chế được cảm xúc, trầm cảm... Đến nay y học đã xác định được chính xác khu vực nào của não phụ trách hoạt động gì, dấu hiệu bất thường nào ở não ảnh hưởng ra sao tới các chức năng nào, làm thế nào để can thiệp vào những bất thường đó để não hoạt động trở lại bình thường.
Các tên gọi mỹ miều như khát vọng, đam mê, yêu thương, tự tin, dũng cảm... chỉ thuần tuý là tín hiệu não với các hoá chất tiết ra từ các tuyến nội tiết kèm theo, nhưng không vì thế mà chúng ta thôi yêu thương, thôi chạy theo khát vọng, đam mê, thôi rèn luyện bản thân cho tự tin, dũng cảm để bơm vào người những hợp chất ma tuý tạo cảm giác tương ứng - mặc dù chúng ta có thể làm thế. Nhiều hợp chất ma tuý tấn công vào hệ thần kinh tạo ra ảo giác, tạo ra cảm xúc, tạo ra nhiều thứ trong não mà không có thật ngoài đời, và cũng có không ít người lựa chọn con đường đó. Hy vọng cụ không thuộc nhóm người như thế.