- Biển số
- OF-4172
- Ngày cấp bằng
- 8/4/07
- Số km
- 338
- Động cơ
- 553,143 Mã lực
- Tuổi
- 47
Thấy gì qua sự việc học sinh lớp 2 bị xe taxi đâm gãy chân trong sân trường Tiểu học Nam Trung Yên? Một số nét chính:
Cô hiệu trưởng đi thẳng vào trong khi cô giáo khác đỡ học sinh vừa bị đâm gẫy chân. Bị gãy xương đùi, kiểu gì đứa trẻ chẳng la hét vang trời, vậy mà rảo bước trốn chạy, sự gian manh, sự vô cảm ác độc lộ ra từ bước đầu tiên.
Một cô giáo nói với lái xe không có việc gì, cứ lái xe đi. Ý tưởng lấp liếm gian trá cũng được bật ra ngay khỏi cái đầu mẫu mực của nhà giáo ấy.
Học sinh bị đâm nhớ trên xe ô tô có cô hiệu trưởng và một cô giáo khác. Tuy nhiên, nhà trường lại khẳng định con anh tự ngã trong giờ ra chơi chứ không phải do tai nạn.
Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc khẳng định không có bất cứ chiếc xe nào vào trường ngày đó. Ban giám hiệu nhà trường khảo sát ý kiến toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường để khẳng định, hôm đó không có chiếc xe ô tô nào đi vào trường và cháu Kiên ngã là do đùa nghịch, tự ngã trong giờ ra chơi.
Chúng ta chờ đợi gì từ một nhà trường dạng này? Khi thấy học sinh bị đâm, không quan tâm, đi thẳng vào trong, rồi bầy đặt bắt toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường phải nói dối, hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc là dạng nhà giáo gì, là con người thế nào?
Toàn bộ giáo viên, cán bộ trường này là dạng người gì khi nghe lệnh của hiệu trưởng, bán rẻ lương tâm nhà giáo để rũ bỏ trách nhiệm? Những giáo viên dạng này sẽ dậy học sinh như thế nào về đức tính Thật Thà, Dũng Cảm?
Chính họ đã dạy học sinh biết cách dối trá, lấp liếm sự thật. Viết đến đây, tôi thấy lòng trĩu nặng bởi sự bẩn thỉu hiển hiện mồn một trong môi trường giáo dục, môi trường đáng nhẽ phải là sạch sẽ nhất xã hội.
"Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ." Tại sao họ nghĩ có thể bắt đứa trẻ 7 tuổi, nạn nhân bị đâm xe cũng nói dối là bị ngã được?
Sự gian trá, hèn nhát đi cùng với sự ngu dốt ở đây.
Và điều đau lòng nữa là đứa trẻ nạn nhân sẽ mất niềm tin vào con người khi mà thầy cô, bạn bè đều đồng loạt bịt miệng nó, bịt miệng sự thật.
Còn những đứa trẻ khác sẽ thấy rằng thầy cô giáo sẵn sàng nói dối, bịt miệng nạn nhân, do vậy, từ nay về sau, chúng hoàn toàn có thể hành động gian dối giống như vậy để cuộc sống được "nhẹ nhàng" hơn.
Tôi không bực mình với bà hiệu trưởng máu lạnh, cùng tập thể giáo viên, cán bộ vô đạo đức kia bởi họ chính là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Họ đã học được những bài học vô cảm, dối trá và hèn nhát từ trước rồi nhưng họ không nhận ra để rồi họ lại dạy cho thế hệ học sinh mới bằng chính hành động rất khác với lời giảng của họ.
Tôi không ghét họ bởi họ chính là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam bây giờ. Nói như thế có quá không?
Môi trường của con em chúng ta đang sống rất xấu và đấy là lỗi của tất cả. Chúng ta thờ ơ với mọi chuyện, nhưng rồi một ngày sẽ nhận ra con của ta không phải con của ta nữa, bởi chúng đã bị nhiễm độc nặng nề sự gian trá, hèn nhát và vô cảm từ môi trường giáo dục rồi.
Bọn chúng, nhờ học được những sự dối trá, có thể sẽ thành công trên đường đời, nhưng trong sâu thẳm, vẻ đẹp tâm hồn của chúng không còn nữa, và như vậy thì mọi việc trở nên vô nghĩa. Ta cần những đứa con thành đạt, vô cảm hay ta cần những đứa con không thành đạt lắm nhưng vững vàng và sạch sẽ về tâm hồn. Tôi nghĩ những đứa trẻ ở vế sau sẽ dễ hạnh phúc hơn.
Những lời dạy của ta rất nhỏ nhoi so với môi trường. Con chúng ta sống ở trường từ 7:30 tới 4:30 pm. Ngày ngày ta chỉ nói chuyện với chúng chừng 30 phút, vậy sao có thể bù lại, có thể cân bằng lại những gì chúng học được ngoài nhà trường và xã hội?
Tôi có bi quan quá không và tại sao lòng tôi trở nên nặng nề đến vậy khi nghe câu chuyện này?
https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10154975571513965
Cô hiệu trưởng đi thẳng vào trong khi cô giáo khác đỡ học sinh vừa bị đâm gẫy chân. Bị gãy xương đùi, kiểu gì đứa trẻ chẳng la hét vang trời, vậy mà rảo bước trốn chạy, sự gian manh, sự vô cảm ác độc lộ ra từ bước đầu tiên.
Một cô giáo nói với lái xe không có việc gì, cứ lái xe đi. Ý tưởng lấp liếm gian trá cũng được bật ra ngay khỏi cái đầu mẫu mực của nhà giáo ấy.
Học sinh bị đâm nhớ trên xe ô tô có cô hiệu trưởng và một cô giáo khác. Tuy nhiên, nhà trường lại khẳng định con anh tự ngã trong giờ ra chơi chứ không phải do tai nạn.
Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc khẳng định không có bất cứ chiếc xe nào vào trường ngày đó. Ban giám hiệu nhà trường khảo sát ý kiến toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường để khẳng định, hôm đó không có chiếc xe ô tô nào đi vào trường và cháu Kiên ngã là do đùa nghịch, tự ngã trong giờ ra chơi.
Chúng ta chờ đợi gì từ một nhà trường dạng này? Khi thấy học sinh bị đâm, không quan tâm, đi thẳng vào trong, rồi bầy đặt bắt toàn bộ cán bộ, giáo viên, học sinh trong trường phải nói dối, hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc là dạng nhà giáo gì, là con người thế nào?
Toàn bộ giáo viên, cán bộ trường này là dạng người gì khi nghe lệnh của hiệu trưởng, bán rẻ lương tâm nhà giáo để rũ bỏ trách nhiệm? Những giáo viên dạng này sẽ dậy học sinh như thế nào về đức tính Thật Thà, Dũng Cảm?
Chính họ đã dạy học sinh biết cách dối trá, lấp liếm sự thật. Viết đến đây, tôi thấy lòng trĩu nặng bởi sự bẩn thỉu hiển hiện mồn một trong môi trường giáo dục, môi trường đáng nhẽ phải là sạch sẽ nhất xã hội.
"Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ." Tại sao họ nghĩ có thể bắt đứa trẻ 7 tuổi, nạn nhân bị đâm xe cũng nói dối là bị ngã được?
Sự gian trá, hèn nhát đi cùng với sự ngu dốt ở đây.
Và điều đau lòng nữa là đứa trẻ nạn nhân sẽ mất niềm tin vào con người khi mà thầy cô, bạn bè đều đồng loạt bịt miệng nó, bịt miệng sự thật.
Còn những đứa trẻ khác sẽ thấy rằng thầy cô giáo sẵn sàng nói dối, bịt miệng nạn nhân, do vậy, từ nay về sau, chúng hoàn toàn có thể hành động gian dối giống như vậy để cuộc sống được "nhẹ nhàng" hơn.
Tôi không bực mình với bà hiệu trưởng máu lạnh, cùng tập thể giáo viên, cán bộ vô đạo đức kia bởi họ chính là sản phẩm của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Họ đã học được những bài học vô cảm, dối trá và hèn nhát từ trước rồi nhưng họ không nhận ra để rồi họ lại dạy cho thế hệ học sinh mới bằng chính hành động rất khác với lời giảng của họ.
Tôi không ghét họ bởi họ chính là một bức tranh thu nhỏ của xã hội Việt Nam bây giờ. Nói như thế có quá không?
Môi trường của con em chúng ta đang sống rất xấu và đấy là lỗi của tất cả. Chúng ta thờ ơ với mọi chuyện, nhưng rồi một ngày sẽ nhận ra con của ta không phải con của ta nữa, bởi chúng đã bị nhiễm độc nặng nề sự gian trá, hèn nhát và vô cảm từ môi trường giáo dục rồi.
Bọn chúng, nhờ học được những sự dối trá, có thể sẽ thành công trên đường đời, nhưng trong sâu thẳm, vẻ đẹp tâm hồn của chúng không còn nữa, và như vậy thì mọi việc trở nên vô nghĩa. Ta cần những đứa con thành đạt, vô cảm hay ta cần những đứa con không thành đạt lắm nhưng vững vàng và sạch sẽ về tâm hồn. Tôi nghĩ những đứa trẻ ở vế sau sẽ dễ hạnh phúc hơn.
Những lời dạy của ta rất nhỏ nhoi so với môi trường. Con chúng ta sống ở trường từ 7:30 tới 4:30 pm. Ngày ngày ta chỉ nói chuyện với chúng chừng 30 phút, vậy sao có thể bù lại, có thể cân bằng lại những gì chúng học được ngoài nhà trường và xã hội?
Tôi có bi quan quá không và tại sao lòng tôi trở nên nặng nề đến vậy khi nghe câu chuyện này?
https://www.facebook.com/DoanBaoChau65/posts/10154975571513965