[Funland] Vụ sáp nhập các tỉnh này có thật không các cụ

ar3a

Xe điện
Biển số
OF-64406
Ngày cấp bằng
19/5/10
Số km
4,822
Động cơ
542,320 Mã lực
Chia như vùng khí hậu kiểu nam trung bộ , tây nguyên thấy hay . Mỗi vùng 1 bác bct đứng ra quản , phát triển theo vùng
Em thấy ý kiến của cụ rất hay. Tỉnh Tây bắc, Đông bắc, HN, Bắc trung, Quảng Đà (QB, QT, Huế, ĐN, QNam, QNg), Nam trung, Tây Nguyên, Đông Nam, Tây Nam, HCM tổng là 10 tỉnh tròn:)
 

starview

Xe tăng
Biển số
OF-500801
Ngày cấp bằng
27/3/17
Số km
1,102
Động cơ
193,865 Mã lực
Ôi, lại nhập à? Sao nhiều tỉnh, thành phố to to ( Thái Bình, Đà Nẵng…) cũng là ứng cử viên? Rồi mấy năm nữa lại tách?
 

New car 2023

Xe container
Biển số
OF-796459
Ngày cấp bằng
12/11/21
Số km
6,700
Động cơ
115,556 Mã lực
Theo em mỗi một nước sẽ có những thể chế chính trị khác nhau phù hợp với lịch sử, văn hóa của nó. Chẳng phải ngẫu nhiên mà người ta gọi là bang, tỉnh khác nhau đâu. Mình là nhà nước đơn nhất nên khó có thể so với một nhà nước liên bang được. So với Trung Quốc lại càng không, vì Trung Quốc không phải là nhà nước đơn nhất giống mình.
Hãy xét về Quản lý hành chính công thôi bác ạ, mục đích của chị Trà bên Nội vụ về việc này.
Với những tỉnh bé như cái kẹo ở Đồng bằng bắc bộ, thì rất nên tống nó vô 1 cái giỏ.
Mục tiêu trước hết là Tiết kiệm.

Tương tự với cấp thấp hơn, các quận ở Sài Gòn chẳng hạn: Vài quận có lèo tèo vài sqkm, vài hộ dân.
Nhưng cũng là 1 quận oách và sánh vai các đồng nghiệp vĩ đại khác.

Trước đây, với nhiều rào cản về quản lý, công nghệ, khoảng cách địa lý.
Giờ cái đó đỡ hơn nhiều rồi.
 

BìnhMinh89

Xe tăng
Biển số
OF-771871
Ngày cấp bằng
25/3/21
Số km
1,378
Động cơ
51,517 Mã lực
Làm nhanh không thì lao động đang thiếu quá :))
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,813
Động cơ
159,326 Mã lực
E thấy bảo 1 số Tỉnh nhỏ quá sẽ có trong dịp Sáp nhập không biết có đúng không View attachment 7221388
Em thấy việc sát nhập là cần thiết và đáng làm từ lâu rồi. Trung Quốc chỉ có 34 tình thành thuộc TW, Nhật Bản cũng chỉ 47 tỉnh thành. So sánh thì bảo khập khiễng, nhưng rõ ràng đây là 2 quốc gia Châu Á gần VN, nhiều điểm tương đồng với VN mà diện tích và dân số lại lớn hơn VN. Cụ nào làm tư vấn đầu tư chắc sẽ đồng ý với em: Nhiều tỉnh thành quá làm nhà đầu tư mỗi khi đến một địa phương (tỉnh thành) mới hay phải giới thiệu, gặp gỡ, giải trình từ đầu, như vậy kém hiệu quả. Các dịch vụ công cho dân giờ làm cũng nhanh hơn nếu áp dụng công nghệ, nếu có đi lại cũng đỡ khổ hơn xưa. Vậy sát nhập lại để giảm đầu mối và tăng hiệu quả các đầu mối đó theo em là việc nên làm.
 
Chỉnh sửa cuối:

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,864
Động cơ
314,033 Mã lực
trung quốc 1 tỉnh bằng cả vn rồi, cách quản lý theo kiểu *** ko cần đến quá nhiều tỉnh như thế. vừa tốn ngân sách, vừa rườm rà.
Sát nhập là điều nên làm từ lâu rồi
Mô hình 01 tỉnh nó cũng bằng cả nước mình khác gì, khác mỗi tên gọi thôi.
Đừng tưởng sáp nhập là sẽ giảm số công chức nhé, khéo còn tốn kém hơn (xây loạt trụ sở mới) và hiệu quả thấp hơn (chất lượng dịch vụ thấp).
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,486
Động cơ
320,876 Mã lực
Tuổi
58
Tỉnh lào nghèo mãi, nghèo bền vững, ngửa tay xin trợ cấp thì nên xóa khỏi bản đồ cho ló phong thủy. Em trộm nghĩ thế hehe.
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,435
Động cơ
444,005 Mã lực
Cho em hỏi ông nào ra cái ý kiến này thế? Ngày xưa sai lầm một thời, phải trả lại như cũ còn chưa nhớ chăng?
Ông chú ở Vĩnh Phúc kể dân Vĩnh Phúc và Phú Thọ một thời kỳ cực ghét nhau do có trò nhập 2 tỉnh thành Vĩnh Phú, sau đó đội cán bộ gốc Phú Thọ thiên vị phần đất Phú Thọ thấy rõ, giải ngân phần lớn cho bên Phú Thọ, làm đội Vĩnh Phúc không phát triển nổi.
 

a_cheng

Xe điện
Biển số
OF-72663
Ngày cấp bằng
11/9/10
Số km
3,435
Động cơ
444,005 Mã lực
Em thấy việc sát nhập là cần thiết và đáng làm từ lâu rồi. Trung Quốc chỉ có 34 tình thành thuộc TW, Nhật Bản cũng chỉ 47 tỉnh thành. So sánh thì bảo khập khiễng, nhưng rõ ràng đây là 2 quốc gia Châu Á gần VN, nhiều điểm tương đồng với VN mà diện tích và dân số lại lớn hơn VN. Cụ nào làm tư vấn đầu tư chắc sẽ đồng ý với em: Nhiều tỉnh thành quá làm nhà đầu tư mỗi khi đến một địa phương (tỉnh thành) mới hay phải giới thiệu, gặp gỡ, giải trình từ đầu, như vậy kém hiệu quả. Các dịch vụ công cho dân giờ làm cũng nhanh hơn nếu áp dụng công nghệ, nếu có đi lại cũng đỡ khổ hơn xưa. Vậy sát nhập lại để giảm đầu mối và tăng hiệu quả các đầu mối đó theo em là việc nên làm.
Văn hoá làng xã của mình khác Trung Quốc cực kỳ, và nó có sức mạnh rất lớn cụ ạ. Do đó bản sắc các tỉnh của chúng ta cũng khác nhau rõ rệt. Điều này tạo ra bất lợi khi sát nhập là hai bên khác tỉnh thường không có tiếng nói chung, gây thiên vị, chia rẽ... Ngày xưa các cụ có câu "phép vua thua lệ làng" là vậy. Việt Nam ta thời kỳ trước cũng học Trung Quốc đó, cũng nhập tỉnh đó rồi lại phải tách ra vì không ổn, nó là bài học lịch sử rồi, như còm trên em nói về tỉnh Vĩnh Phú đó.

Em gửi cụ một video có thể lý giải tại sao Trung Quốc có thể đi theo mô hình tập quyền, sử dụng một tỉnh to bằng cả một nước lớn ( như Quảng Đông) còn Việt Nam thì không. Bạn này là tiến sỹ nghiên cứu lịch sử Trung Hoa, là người Malai gốc Hoa, hiện lấy vợ Việt và đang ở VN:

 

Duc Sang

Xe container
Biển số
OF-533992
Ngày cấp bằng
25/9/17
Số km
5,567
Động cơ
408,899 Mã lực
Danh sách kia là tỉnh./thành bị sáp nhập. Còn đơn vị nhận sáp nhập thì chưa bàn. Có thể nhập nguyên cả tỉnh này vào tỉnh kia hoặc 1 phần Đà nẵng vào Huế, 1 Phần thì vào Quảng Nam thì sao.
Hehe. Cụ nói nghe cũng có lý 👍
 

fundraiser

Xe container
Biển số
OF-422736
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
6,900
Động cơ
339,642 Mã lực
Tuổi
44
Hãy xét về Quản lý hành chính công thôi bác ạ, mục đích của chị Trà bên Nội vụ về việc này.
Với những tỉnh bé như cái kẹo ở Đồng bằng bắc bộ, thì rất nên tống nó vô 1 cái giỏ.
Mục tiêu trước hết là Tiết kiệm.

Tương tự với cấp thấp hơn, các quận ở Sài Gòn chẳng hạn: Vài quận có lèo tèo vài sqkm, vài hộ dân.
Nhưng cũng là 1 quận oách và sánh vai các đồng nghiệp vĩ đại khác.

Trước đây, với nhiều rào cản về quản lý, công nghệ, khoảng cách địa lý.
Giờ cái đó đỡ hơn nhiều rồi.
Em nghĩ nên bắt đầu tư cấp xã phường huyện quận rồi mới quy mô cấp Tỉnh nhỉ. Cũng có nghe nói 1 vài địa phương làm rồi nhưng chưa thấy hiệu quả rõ ràng.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,181
Động cơ
220,499 Mã lực
Cũng khó cụ mỗi dân tộc một cách tư duy, lớn bé khác nhau ... Pháp ngày xưa phải chia nhỏ vì lý do đó sáp nhập vào rồi cục bộ địa phương ... mệt lắm
Hồi xưa Pháp chia theo khoảng cách đi bộ, kiểu như lên ủy ban tỉnh, lên huyện thì tối đa đi bộ bao lâu. Bây giờ có xe máy nó phải khác chứ.
 

.Bo My

Xe lăn
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
10,181
Động cơ
220,499 Mã lực
Thực ra thời phong kiến cả VN và TQ đều rất ít tỉnh và ít quan lại, đến thời mới này mới chia nhỏ ra. Càng nhỏ càng lắm quan.
Còn do hồi xưa ít dân, ít việc nữa. Nam kỳ lục tỉnh là có 6 tỉnh thôi.
 

SieuThiTNB

Xe máy
Biển số
OF-733673
Ngày cấp bằng
23/6/20
Số km
96
Động cơ
69,197 Mã lực
Tuổi
38
Nơi ở
Hà Nội
Nhìn mãi ko thấy Hà Tây. Chợt nhớ ra bị nhập HN lâu rồi.
 

gld

Xe điện
Biển số
OF-422367
Ngày cấp bằng
14/5/16
Số km
4,659
Động cơ
365,069 Mã lực
Tuổi
54
Em ủng hộ nhập vào, thực ra cả nước chỉ cần độ 30-36 tỉnh, tuy nhiên làm được hay không lại là chuyện khác. Nhập các địa phương cấp tỉnh, cấp huyện vào là giảm được nhiều chi phí trung gian, lãng phí nhân lực, phương tiện. Muốn làm được thì cứ quy định cứng Bí thư, Chủ tịch, Ban Thường vụ, Giám đốc Công an, Tài chính, Chánh án, Viện kiểm sát không phải người địa phương thì đảm bảo k có cục bộ. Tuy nhiên nhập 2-3 tỉnh vào thì rất lãng phí trụ sở các ban ngành, hầu như đã xây mới to và đẹp, vị trí đắc địa.
Thực ra mấy nay các Bộ ngành rầm rĩ vụ hạ cấp các Tổng cục, mấy bác lđ cấp trung gian kêu như vạc, cả đời đi làm phấn đấu Vụ trưởng, đùng cái xuống Phó phòng chắc cũng bực. Thấy bẩu tháng 8 này triển khai. Khá nhiều Tổng cục ra đi.
Còn vụ tách nhập các tỉnh, phải để nhiệm kỳ sau, và cũng còn khuya mới làm xong được. Còn phụ thuộc vào người cầm cái nhá😃😁😄
 

quangkhunglong

Xe tăng
Biển số
OF-585934
Ngày cấp bằng
20/8/18
Số km
1,813
Động cơ
159,326 Mã lực
Văn hoá làng xã của mình khác Trung Quốc cực kỳ, và nó có sức mạnh rất lớn cụ ạ. Do đó bản sắc các tỉnh của chúng ta cũng khác nhau rõ rệt. Điều này tạo ra bất lợi khi sát nhập là hai bên khác tỉnh thường không có tiếng nói chung, gây thiên vị, chia rẽ... Ngày xưa các cụ có câu "phép vua thua lệ làng" là vậy. Việt Nam ta thời kỳ trước cũng học Trung Quốc đó, cũng nhập tỉnh đó rồi lại phải tách ra vì không ổn, nó là bài học lịch sử rồi, như còm trên em nói về tỉnh Vĩnh Phú đó.

Em gửi cụ một video có thể lý giải tại sao Trung Quốc có thể đi theo mô hình tập quyền, sử dụng một tỉnh to bằng cả một nước lớn ( như Quảng Đông) còn Việt Nam thì không. Bạn này là tiến sỹ nghiên cứu lịch sử Trung Hoa, là người Malai gốc Hoa, hiện lấy vợ Việt và đang ở VN:

Em thích cách tranh luận của cụ, có ý rõ ràng và dẫn chứng có nguồn. Em xem hết clip cụ gửi, khá thú vị. Tuy nhiên em vẫn bảo lưu quan điểm và xin phản biện nhanh một ý thế này: Văn hóa làng xã chắc chắn đã có sự thay đổi căn bản trong khoảng 20 năm gần đây, do Internet (vào VN năm 97), do mạng xã hội và do tốc độ đô thị hóa (đặc biệt là giao thông nông thôn). Các yếu tố này không thể loại bỏ hết, nhưng chắc chắn đã khiến nhiều "lệ làng" (và cả tính cục bộ địa phương) trở nên "nhạt" và "nhòa", không còn đủ mạnh như xưa (hơn 20 năm trước) để để "chống lại" xu thế sát nhập. Kính cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top