3 Sở ko nhận trách nhiệm,chắc do luật ko chặt chẽ?
Đùn đẩy trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay
Cả 3 sở Công Thương, Nông nghiệp và Y tế Hà Nội phủ nhận trách nhiệm quản lý chính dù cơ sở sản xuất pate Minh Chay nằm trên địa bàn.
Bà Lan nhấn mạnh trách nhiệm rà soát, kiểm định về đảm bảo quy định an toàn thực phẩm của doanh nghiệp này thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội. Việc cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm thuộc Chi cục Quản lý Nông lâm Thủy sản của Sở Nông nghiệp.
"Cái này không thuộc lĩnh vực ngành Công Thương. Tôi cũng lướt qua vấn đề này như vậy thôi, các đồng chí cần thông tin sâu thì làm việc với Sở NN&PTNT", bà Lan nói.
Zing liên hệ với ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thì nhận được câu trả lời cơ quan chủ trì các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm là Sở Y tế.
"Mỗi sở một trách nhiệm riêng, sở chúng tôi đã cho Chi cục quản lý chất lượng đi điều tra vấn đề này. Sở Nông nghiệp sẽ phụ trách điều tra nguồn gốc thực phẩm, còn giám sát chất lượng, vệ sinh thì chủ trì là Sở Y tế", ông Mỹ khẳng định.
Còn ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Y tế, lại cho biết cơ sở sản xuất pate Minh Chay sử dụng nguyên liệu từ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, Sở NN&PTNT là nơi cấp giấy chứng nhận và tiếp nhận các công bố sản phẩm.
"Khi xuất hiện các trường hợp ngộ độc mà liên quan đến sản phẩm, thực phẩm thì trách nhiệm của ngành y tế là cô lập nhanh không để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Còn kiểm tra, lấy mẫu thì Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế sẽ phụ trách, chúng tôi không làm", ông Tụ cho hay.
Trước đó, ngày 29/8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) có thông báo khẩn thể hiện sản phẩm pate Minh Chay có chứa vi khuẩn Clostridium botulinum type B. Vi khuẩn này có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ gây tử vong.
Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng tạm thời không mua, sử dụng các sản phẩm của công ty này. Người đã sử dụng các loại sản phẩm trên nếu có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi kịp thời.
Ngày 31/8, UBND Hà Nội giao 3 sở Y tế, Công Thương và NN&PTNT khẩn trương có các biện pháp ngăn chặn, thu hồi và truy tìm người có nguy cơ ngộ độc do sử dụng sản phẩm công ty này cũng như có biện pháp xử lý vi phạm nếu có. Tuy nhiên đến nay, chưa có đơn vị nào trực tiếp đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc này.
Đùn đẩy trách nhiệm vụ ngộ độc pate Minh Chay
Cả 3 sở Công Thương, Nông nghiệp và Y tế Hà Nội phủ nhận trách nhiệm quản lý chính dù cơ sở sản xuất pate Minh Chay nằm trên địa bàn.
- Sơn Hà
- 09:34 02/09/2020
- A A
|
Phó giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan. Ảnh: HNP. |
"Cái này không thuộc lĩnh vực ngành Công Thương. Tôi cũng lướt qua vấn đề này như vậy thôi, các đồng chí cần thông tin sâu thì làm việc với Sở NN&PTNT", bà Lan nói.
Zing liên hệ với ông Chu Phú Mỹ, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội, thì nhận được câu trả lời cơ quan chủ trì các vấn đề về an toàn, vệ sinh thực phẩm là Sở Y tế.
"Mỗi sở một trách nhiệm riêng, sở chúng tôi đã cho Chi cục quản lý chất lượng đi điều tra vấn đề này. Sở Nông nghiệp sẽ phụ trách điều tra nguồn gốc thực phẩm, còn giám sát chất lượng, vệ sinh thì chủ trì là Sở Y tế", ông Mỹ khẳng định.
Còn ông Trần Ngọc Tụ, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội thuộc Sở Y tế, lại cho biết cơ sở sản xuất pate Minh Chay sử dụng nguyên liệu từ các sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp. Do đó, Sở NN&PTNT là nơi cấp giấy chứng nhận và tiếp nhận các công bố sản phẩm.
"Khi xuất hiện các trường hợp ngộ độc mà liên quan đến sản phẩm, thực phẩm thì trách nhiệm của ngành y tế là cô lập nhanh không để sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Còn kiểm tra, lấy mẫu thì Cục An toàn thực phẩm của Bộ Y tế sẽ phụ trách, chúng tôi không làm", ông Tụ cho hay.
|
Bộ Y tế khuyến cáo tạm thời không sử dụng các sản phẩm của công ty này. Ảnh: Website công ty. |
Bộ Y tế khuyến cáo người tiêu dùng tạm thời không mua, sử dụng các sản phẩm của công ty này. Người đã sử dụng các loại sản phẩm trên nếu có dấu hiệu bất thường cần đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, theo dõi kịp thời.
Ngày 31/8, UBND Hà Nội giao 3 sở Y tế, Công Thương và NN&PTNT khẩn trương có các biện pháp ngăn chặn, thu hồi và truy tìm người có nguy cơ ngộ độc do sử dụng sản phẩm công ty này cũng như có biện pháp xử lý vi phạm nếu có. Tuy nhiên đến nay, chưa có đơn vị nào trực tiếp đứng ra nhận trách nhiệm về vụ việc này.