Em xin phép nhắc lại cho bác nguyên lý cơ bản của pháp luật em đọc trong sách, rằng pháp luật sinh ra để điều chỉnh hành vi con người. Tuy vậy điều chỉnh như thế nào lại tùy theo ý chí nguyện vọng của người làm ra nó, vì thế mỗi nơi sẽ điều chỉnh theo một cách khác nhau, tùy theo mục đích, văn hóa, ... của giai cấp thống trị mỗi nơi. Như ở nước ta, một nhà nước tiến bộ do dân vì dân thì luật pháp là dựa trên ý chí nguyện vọng của dân ta, nó sẽ khác với ý chí nguyện vọng của các nước khác, đặc biệt các nước tư bản mà theo SGK em học là luật pháp do ý chí của giai cấp tư bản thống trị.
Như ở thế giới tư bản giẫy chết mà bác hay tham chiếu, xe đi ngược chiều mặc định là lỗi hoàn toàn, ông đi đúng chiều dù có không quan sát không phanh không tránh cũng không có lỗi. Luật như thế phán ánh ý chí nguyện vọng rất tàn nhẫn của người ra luật rằng, thằng đó đi sai rồi đáng chết ngàn lần, cứ đâm chết mẹ nó đi. Ở VN thì luật do nhân dân Việt Nam làm ra, thấm đẫm tinh thần nhân đạo, bao dung trong truyền thống của dân tộc, vì thế dù anh đi ngược chiều có lỗi, thì ta vẫn nên đối xử với anh ấy một cách nhân ái, cho anh ấy cơ hội nhận ra và sửa chữa lỗi lầm.
Trong các tình huống pháp luật khác cũng tương tự, ví dụ trộm vào nhà bác phải pha ấm nước mời anh ta, vì rất có thể anh ấy là một anh hùng vĩ nhân sa cơ thôi, hoặc một nhân cách cao đẹp bi dòng đời xô đẩy, để một người lâm cảnh trộm cướp cả xã hội phải chung tay có trách nhiệm.