- Biển số
- OF-31091
- Ngày cấp bằng
- 11/3/09
- Số km
- 45
- Động cơ
- 480,750 Mã lực
Các cụ phân xử giúp vụ này ai đúng ai sai để còn rút kinh nghiệm với ợ!:^):^):^)
Chịu chênh lệch phí thay thế khi bảo hiểm ô tô cũ
- Chiếc ô tô bị vỡ kính chắn gió khi bảo hiểm được thay bằng chiếc kính không đúng loại, rẻ hơn giá chính hãng - một chuyện lình xình về việc bảo hiểm.
Chủ xe tự lắp kính chắn gió bằng giấy bóng kính
Chiếc xe đã tham gia bảo hiểm Viễn Đông của anh Đạt - Ảnh: B.D
Ngày 23/5/2009, anh Trần Quốc Đạt (Mai Sơn, Sơn La) phản ánh: Khoảng 10h ngày 22/5/2009, khi anh đang điều khiển xe Nissan X-trail biểm kiểm soát 29Y-7238 đi đến KM 170 - Quốc lộ 6A (Sơn La - Hoà Bình) thì nghe thấy tiếng va đập, dừng xe kiểm tra phát hiện bị vỡ rạn kính chắn gió sau.
Chiếc xe này tham gia bảo hiểm Viễn Đông Sơn La, giấy chứng nhận bảo hiểm số 1400/091061 có hiệu lực từ ngày 28/11/2008 đến 28/11/2009.
Chiều 22/5/2009, anh Đạt liên hệ với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông ở Hà Nội để được bảo hiểm.
Anh kể: “Sau khi Công ty Bảo hiểm Viễn Đông gọi bên cung cấp kính đến thay thế nhưng chiếc kính đem đến này không đúng chủng loại. Mặc dù không vừa nhưng thợ lắp kính vẫn ép vào bằng cách bơm keo đen khiến phần kính sau nhoe nhoét. Tôi đã yêu cầu tháo ra".
Anh Đạt hỏi lại thì được biết chiếc kính này có giá 6,5 triệu đồng trong khi theo báo giá của đại lý uỷ quyền của Nissan kính sau của loại xe này có giá 17 triệu đồng.
Theo lời anh Đạt sau khi trao đổi, nhân viên của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông cho biết sẽ thay thế loại kính đúng chủng loại với giá chi trả như vậy (khoảng 6,5 triệu đồng). Nhân viên hẹn khi nào có kính đúng chủng loại sẽ thay thế nhưng lại không nói rõ là bao giờ.
Anh bức xúc: "Tôi tham gia bảo hiểm đề phòng lúc rủi ro, khi xe gặp tai nạn bị hỏng hóc thế nào phải được sửa chữa thay thế đúng như thế, nhưng công ty lại đưa vào loại phụ tùng giá rẻ không biết chất lượng có đảm bảo không, lại không nói rõ thời điểm cụ thể khi nào có phụ tùng để thay thế".
Sau khi được gỡ chiếc kính không đúng chủng loại, anh Đạt đã lấy giấy bóng kính để dán tạm vào phần kính sau của chiếc ô tô này dù lớp keo đen vẫn còn bám nguyên.
Lớp bóng kính dán tạm vào phần kính vẫn còn vết keo đen nhoe nhoét - Ảnh: B.D
Cty khẳng định bảo hiểm đúng quy định
Ông Thái Văn Cách, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông cho biết, anh Trần Quốc Đạt đăng ký bảo hiểm từ ngày 28/11/2008, nhưng cho đến hôm xảy ra tai nạn mới đóng phí bảo hiểm (ngày 22/5/2009). Mặc dù vậy, công ty vẫn giám định để sửa cho chiếc xe do anh điều khiển.
Ông Cách giải thích: “Ngay khi nhận được thông báo tai nạn của anh Đạt, công ty đã cho người đến ngay trong ngày để giám định và liên hệ với hãng kính lắp đặt thay thế kính sau cho anh. Tuy nhiên do công ty lắp đặt kính nhầm về đời xe (chiếc xe của anh Đạt là đời xe cũ năm 2003) nên chiếc kính không vừa. Trước sự việc đó, công ty đã yêu cầu hãng kính tháo ra để lắp đúng chủng loại cho chiếc xe này.
Do anh Đạt chưa đồng ý ký kết hợp đồng sửa chữa để công ty kính đặt hàng nên chưa thể thông báo cụ thể ngày nào có phụ tùng thay thế cho anh được".
Ông Cách khẳng định: Công ty không hề từ chối bảo hiểm cho anh Đạt. Khi anh Đạt đồng ý với việc lắp đặt kính mới, công ty sẽ chịu trách nhiệm lắp đặt, công ty kính sẽ tẩy rửa vết kính cũ hoàn thiện chiếc xe như hiện trạng ban đầu. Công ty kính đảm bảo về chất lượng của chiếc kính do công ty kính lắp đặt trên cơ sở khảo sát giá hợp lý.
Về việc chênh lệch giá của chiếc kính thay thế, ông Cách cho biết: "Thông thường các công ty bảo hiểm chỉ bảo hiểm thay phụ tùng chính hãng với xe mới sử dụng trong vòng 3 năm và khi mua bảo hiểm có sự thoả thuận sửa chữa đúng hãng, với mức phí bảo hiểm cao hơn.
Trong trường hợp xe cũ (quá 3 năm) không có sự thoả thuận sửa chữa đúng hãng ngay từ ban đầu, khi xảy ra tổn thất nếu khách hàng yêu cầu được sửa chữa đúng hãng sẽ phải chịu phần chênh lệch về chi phí thay thế. Trong khi chiếc xe của anh Đạt là đời xe từ năm 2003, không mua bảo hiểm sửa chữa đúng hãng".
Như vậy Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông vẫn sẽ giải quyết việc bồi thường bảo hiểm cho chiếc xe của anh Đạt với giá đưa ra ban đầu. Với mức phí mà công ty đưa ra, anh Đạt cho biết anh sẽ tự thay thế loại kính chính hãng mà không cần sự bồi thường này nữa.
Về trường hợp này, ông Đinh Quang Tấn (Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm Bảo Việt) cho biết: “Không ai mong muốn rủi ro, khi sự việc xảy ra cần bình tĩnh bàn bạc để có cách giải quyết tốt nhất. Bước đầu 2 bên cũng đã khá khẩn trương (thông báo tai nạn và khắc phục thiệt hại).
Việc sửa chữa xe ô tô phải sửa đi sửa lại mà chưa đảm bảo yêu cầu không phải hiếm gặp. Tuy nhiên thiệt hại trong vụ việc này là đơn giản, nếu đơn vị sửa chữa chuẩn bị kỹ (nắm bắt thông tin về đời xe từ phía công ty bảo hiểm, phía chủ xe...) thì sẽ chuẩn bị được kính xe đúng chủng loại.
Vấn đề còn lại, thay vì tranh chấp chuyện giá cả (vì giá thị trường không có giá chuẩn), công ty bảo hiểm và đơn vị sửa chữa nên ấn định thời gian sửa chữa và đảm bảo về chủng loại kính thay thế để khách hàng yên tâm. Đây chính là điểm khách hàng cần và cũng thể hiện tính cạnh tranh dịch vụ của công ty bảo hiểm trên thị trường đang có nhiều công ty bảo hiểm cùng hoạt động kinh doanh. Tôi nghĩ rằng bảo hiểm Viễn Đông cũng hiểu điều này và sớm đáp ứng yêu cầu của khách hàng".
Chịu chênh lệch phí thay thế khi bảo hiểm ô tô cũ
- Chiếc ô tô bị vỡ kính chắn gió khi bảo hiểm được thay bằng chiếc kính không đúng loại, rẻ hơn giá chính hãng - một chuyện lình xình về việc bảo hiểm.
Chủ xe tự lắp kính chắn gió bằng giấy bóng kính
Ngày 23/5/2009, anh Trần Quốc Đạt (Mai Sơn, Sơn La) phản ánh: Khoảng 10h ngày 22/5/2009, khi anh đang điều khiển xe Nissan X-trail biểm kiểm soát 29Y-7238 đi đến KM 170 - Quốc lộ 6A (Sơn La - Hoà Bình) thì nghe thấy tiếng va đập, dừng xe kiểm tra phát hiện bị vỡ rạn kính chắn gió sau.
Chiếc xe này tham gia bảo hiểm Viễn Đông Sơn La, giấy chứng nhận bảo hiểm số 1400/091061 có hiệu lực từ ngày 28/11/2008 đến 28/11/2009.
Chiều 22/5/2009, anh Đạt liên hệ với Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông ở Hà Nội để được bảo hiểm.
Anh kể: “Sau khi Công ty Bảo hiểm Viễn Đông gọi bên cung cấp kính đến thay thế nhưng chiếc kính đem đến này không đúng chủng loại. Mặc dù không vừa nhưng thợ lắp kính vẫn ép vào bằng cách bơm keo đen khiến phần kính sau nhoe nhoét. Tôi đã yêu cầu tháo ra".
Anh Đạt hỏi lại thì được biết chiếc kính này có giá 6,5 triệu đồng trong khi theo báo giá của đại lý uỷ quyền của Nissan kính sau của loại xe này có giá 17 triệu đồng.
Theo lời anh Đạt sau khi trao đổi, nhân viên của Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông cho biết sẽ thay thế loại kính đúng chủng loại với giá chi trả như vậy (khoảng 6,5 triệu đồng). Nhân viên hẹn khi nào có kính đúng chủng loại sẽ thay thế nhưng lại không nói rõ là bao giờ.
Anh bức xúc: "Tôi tham gia bảo hiểm đề phòng lúc rủi ro, khi xe gặp tai nạn bị hỏng hóc thế nào phải được sửa chữa thay thế đúng như thế, nhưng công ty lại đưa vào loại phụ tùng giá rẻ không biết chất lượng có đảm bảo không, lại không nói rõ thời điểm cụ thể khi nào có phụ tùng để thay thế".
Sau khi được gỡ chiếc kính không đúng chủng loại, anh Đạt đã lấy giấy bóng kính để dán tạm vào phần kính sau của chiếc ô tô này dù lớp keo đen vẫn còn bám nguyên.
Lớp bóng kính dán tạm vào phần kính vẫn còn vết keo đen nhoe nhoét - Ảnh: B.D
Cty khẳng định bảo hiểm đúng quy định
Ông Thái Văn Cách, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông cho biết, anh Trần Quốc Đạt đăng ký bảo hiểm từ ngày 28/11/2008, nhưng cho đến hôm xảy ra tai nạn mới đóng phí bảo hiểm (ngày 22/5/2009). Mặc dù vậy, công ty vẫn giám định để sửa cho chiếc xe do anh điều khiển.
Ông Cách giải thích: “Ngay khi nhận được thông báo tai nạn của anh Đạt, công ty đã cho người đến ngay trong ngày để giám định và liên hệ với hãng kính lắp đặt thay thế kính sau cho anh. Tuy nhiên do công ty lắp đặt kính nhầm về đời xe (chiếc xe của anh Đạt là đời xe cũ năm 2003) nên chiếc kính không vừa. Trước sự việc đó, công ty đã yêu cầu hãng kính tháo ra để lắp đúng chủng loại cho chiếc xe này.
Do anh Đạt chưa đồng ý ký kết hợp đồng sửa chữa để công ty kính đặt hàng nên chưa thể thông báo cụ thể ngày nào có phụ tùng thay thế cho anh được".
Ông Cách khẳng định: Công ty không hề từ chối bảo hiểm cho anh Đạt. Khi anh Đạt đồng ý với việc lắp đặt kính mới, công ty sẽ chịu trách nhiệm lắp đặt, công ty kính sẽ tẩy rửa vết kính cũ hoàn thiện chiếc xe như hiện trạng ban đầu. Công ty kính đảm bảo về chất lượng của chiếc kính do công ty kính lắp đặt trên cơ sở khảo sát giá hợp lý.
Về việc chênh lệch giá của chiếc kính thay thế, ông Cách cho biết: "Thông thường các công ty bảo hiểm chỉ bảo hiểm thay phụ tùng chính hãng với xe mới sử dụng trong vòng 3 năm và khi mua bảo hiểm có sự thoả thuận sửa chữa đúng hãng, với mức phí bảo hiểm cao hơn.
Trong trường hợp xe cũ (quá 3 năm) không có sự thoả thuận sửa chữa đúng hãng ngay từ ban đầu, khi xảy ra tổn thất nếu khách hàng yêu cầu được sửa chữa đúng hãng sẽ phải chịu phần chênh lệch về chi phí thay thế. Trong khi chiếc xe của anh Đạt là đời xe từ năm 2003, không mua bảo hiểm sửa chữa đúng hãng".
Như vậy Công ty Cổ phần Bảo hiểm Viễn Đông vẫn sẽ giải quyết việc bồi thường bảo hiểm cho chiếc xe của anh Đạt với giá đưa ra ban đầu. Với mức phí mà công ty đưa ra, anh Đạt cho biết anh sẽ tự thay thế loại kính chính hãng mà không cần sự bồi thường này nữa.
Về trường hợp này, ông Đinh Quang Tấn (Trưởng phòng Bảo hiểm xe cơ giới Bảo hiểm Bảo Việt) cho biết: “Không ai mong muốn rủi ro, khi sự việc xảy ra cần bình tĩnh bàn bạc để có cách giải quyết tốt nhất. Bước đầu 2 bên cũng đã khá khẩn trương (thông báo tai nạn và khắc phục thiệt hại).
Việc sửa chữa xe ô tô phải sửa đi sửa lại mà chưa đảm bảo yêu cầu không phải hiếm gặp. Tuy nhiên thiệt hại trong vụ việc này là đơn giản, nếu đơn vị sửa chữa chuẩn bị kỹ (nắm bắt thông tin về đời xe từ phía công ty bảo hiểm, phía chủ xe...) thì sẽ chuẩn bị được kính xe đúng chủng loại.
Vấn đề còn lại, thay vì tranh chấp chuyện giá cả (vì giá thị trường không có giá chuẩn), công ty bảo hiểm và đơn vị sửa chữa nên ấn định thời gian sửa chữa và đảm bảo về chủng loại kính thay thế để khách hàng yên tâm. Đây chính là điểm khách hàng cần và cũng thể hiện tính cạnh tranh dịch vụ của công ty bảo hiểm trên thị trường đang có nhiều công ty bảo hiểm cùng hoạt động kinh doanh. Tôi nghĩ rằng bảo hiểm Viễn Đông cũng hiểu điều này và sớm đáp ứng yêu cầu của khách hàng".