Phát biểu kiểu này thì bất kỳ tên tội phạm nào cũng là nạn nhân, do ko được quan tâm, giáo dục từ bé, do môi trường, hoàn cảnh, xã hội...
Tại sao trong cùng một môi trường giáo dục có hs ngoan, có học sinh cá biệt, hai ae cùng một nhà, học cùng trường nhưng tính cách và hành xử cũng khác nhau.
Đành rằng môi trường có ảnh hưởng nhưng ko thể phủ nhận câu của các cụ là "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính". Em thấy có nhiều đứa trẻ có tính cách hung bạo từ nhỏ.
Nếu cứ nói kiểu vuốt ve, coi những đưa trẻ hung bạo là nạn nhân thì những đứa trẻ đấy sẽ ko thấy có lỗi & bạo lực học đường còn xảy ra nhiều.
Chỗ bôi đậm quá đúng mà cụ. Đó cũng chính là lý do các nước vận động bỏ án tử hình.
Xét trên góc độ khoa học tâm lý-thần kinh, chúng ta ai cũng là tội phạm tiềm năng. Đừng quá tự tin để căm thù kẻ ác. Rất có thể là chính mình lần tới.
Rất nhiều trường hợp chủ quan ở gia đình (hoặc không có điều kiện chăm sóc bệnh nhân tâm thần) bỗng một ngày bệnh nhân phát bệnh, gây 1 mớ án giết người. Thủ phạm đó nếu xét kỹ cũng là nạn nhân.
Nói rõ hơn, con người ta sinh ra lỡ có bệnh tật, bị khuyết tật (kể cả tâm thần), hay kể cả tội phạm giết người hàng loạt, thảy đều có lý do, đều là dối tượng cần chăm sóc đặc biệt.
Chắc chắn bất kỳ con người nào, dù tồi tệ đến mấy, cũng có khía cạnh tốt đẹp, có giá trị để khai thác. Lành làm gáo, vỡ làm muôi.
Đứng trên quan điểm nhà quản trị, làm phân bón ruộng nên là cách sau cùng và ít giá trị nhất trong việc khai thác giá trị 1 con người.
Nhìn ra được khía cạnh tốt đẹp của bất kỳ con người nào cho dù họ đã phạm tội đến mức nào, khai thác cái tốt đẹp còn lại đó, buộc họ lao động (cưỡng bức) để bồi thường đầy đủ hậu quả họ gây ra cho nạn nhân, sẽ tốt hơn nhiều việc chỉ là đền tội theo kiểu bị bỏ tù, tử hình, trừng phạt 1 chiều.
Dành cả phần đời còn lại để trả nợ nên là hình phạt tối hậu.
Chỉ có sự giáo dục chu đáo, chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, khám bệnh kỹ, theo dõi kỹ các bệnh nhân đặc biệt bệnh liên quan thần kinh (nghiện, tâm thần...), xây dựng điều kiện tạo thu nhập, tham gia lao động cho người đến độ tuổi lao động, xây dựng hệ thống pháp luật xã hội nghiêm ngay từ từng việc nhỏ, sẽ ngăn chặn sớm tội phạm.
Các điều kiện cơ bản đó sẽ làm biến mất hoặc triệt tiêu từ sớm động cơ phạm tội.