- Biển số
- OF-81812
- Ngày cấp bằng
- 3/1/11
- Số km
- 6,680
- Động cơ
- 482,022 Mã lực
- Nơi ở
- Phố cô đầu-Khâm thiên
Sở GTVT và CSGT nói gì về... ngã ba?
Mặc dù toà đã tuyên án công dân Nguyễn Đức Đông thua kiện Công an quận Cầu Giấy, nhưng phán quyết của toà đã đẩy dư luận dấy lên câu hỏi vì sao việc xác định ngã ba đường lại khó đến mức mà cả Sở GTVT lẫn Phòng CSGT - Công an TP.Hà Nội (CAHN) cũng “lấp lửng” không trả lời nổi khi phúc đáp công văn của toà án (ảnh).Người dân tham gia giao thông không biết phải hiểu Luật Giao thông đường bộ thế nào cho đúng. Các ý kiến gửi về toà soạn đề nghị phải làm rõ ngã ba quy định trong luật và ngã ba trong thực tế, cụ thể như trường hợp khởi kiện của công dân Nguyễn Đức Đông.
Hiểu luật sao khó thế
Theo đại diện Công an quận Cầu Giấy - bị đơn - thì giao điểm của đường Phan Văn Trường với đường Xuân Thủy không phải là ngã ba vì không có biển báo, đúng theo luật thì ngã ba phải có biển báo. Để có cơ sở phán quyết TAND quận Cầu Giấy đã có văn bản số 654 ngày 31.5.2011 gửi Phòng CSGT CAHN. Phúc đáp yêu cầu của TAND quận Cầu Giấy, ngày 8.6.2011, Phòng CSGT CAHN đã có văn bản số 511/PC67 do Phó Trưởng phòng CSGT - thượng tá Nguyễn Văn Ngoàn ký. Để rộng đường dư luận, chúng tôi xin trích nguyên văn nội dung trả lời của Phòng CSGT CAHN:
1-Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 28.11.2008, quy định về hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường phố quy định tại điều 18,19. Hành vi vi phạm những quy định này đều được xử lý theo Nghị định 34/NĐ-CP ngày 2.4.2010 của Chính phủ.
2-Theo quy định số 2053 ngày 27.5.2008 của UBND TP.Hà Nội, quy định tuyến đường Xuân Thủy là một trong 56 tuyến phố cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố và lòng đường đã được ngành giao thông tổ chức cắm biển báo “Cấm đỗ xe” (biển số 13 la). Việc có phải bắt buộc đặt biển “Cấm đỗ xe” hoặc “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu hay không? Đề nghị quý toà tham khảo thêm ý kiến của ngành giao thông.
Với nội dung phúc đáp này, Phó Trưởng phòng CSGT - CAHN đã đẩy “quả bóng trách nhiệm” sang sân ngành GTVT. Đó là: Việc có bắt buộc đặt biển “ Cấm đỗ xe” hoặc: “Cấm đỗ xe” nhắc lại tại vị trí quý toà nêu (tức là ngã ba-PV) thì hỏi ngành giao thông.
Không phải người dân nào cũng “thuộc lòng” luật, luật sư Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe (trụ sở 132 Kim Mã, Hà Nội) cho biết: Chấp hành báo hiệu đường bộ đã được quy định tại khoản 1, Điều 11 Luật GTĐB:
1-Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
Về hiệu lực và tác dụng của biển cấm đỗ xe theo quy định của Điều lệ báo hiệu đường bộ cũng đã nêu rất rõ và cụ thể tại điểm a,e,f - điều 31:
a) Biển báo cấm được đặt ở các ngã ba, ngã tư hoặc một vị trí nào đó trên đường cần cấm hoặc hạn chế thích hợp. Biển có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ số 502 để chỉ rõ từ sau khoảng cách ghi trên biển phụ thì biển bắt đầu có hiệu lực.
f) Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đường ấy thì các biển cấm phải được nhắc lại.
Luật quy định biển cấm phải được nhắc lại tại ngã ba , ngã tư, trong khi đó Phó Trưởng phòng CSGT –CAHN lại không trả lời mà đề nghị quý toà hỏi ngành giao thông? Vậy CSGT có nắm được Luật GTĐB không?
TAND quận Cầu Giấy ký văn bản số 652 ngày 31.5.2011 gửi Sở GTVT Hà Nội để hỏi tiếp về “ngã ba” và việc có hay không phải cắm biển cấm nhắc lại. Ngày 9.6.2011, ông Nguyễn Xuân Tân – Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội ký văn bản số 1529 gửi TAND quận Cầu Giấy. Ý kiến của sở nguyên văn như sau:
1-Tất cả các nội dung của TAND quận Cầu Giấy đều đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ và những quy định khác dưới luật ( văn bản hướng dẫn).
2- Tuyến đường Xuân Thủy - Cầu Giấy là tuyến đường cấm để xe đạp, xe máy, ôtô trên hè phố, lòng đường theo Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Người lái xe ngoài việc nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông đường bộ, hiểu biết về các khái niệm đã được giải thích trong luật, quy tắc báo hiệu đường bộ còn phải biết thêm các văn bản quy định của Chính phủ, UBND TP.Hà Nội đã công khai nhiều năm như Nghị định 34 của Chính phủ, Quyết định 2053 của UBND TP.Hà Nội. Căn cứ các quy định trên, đề nghị Chánh toà phán sử (sai lỗi chính tả, phải là phán quyết - PV) bắt đầu bằng việc xử lý đúng người đúng lỗi nhằm giáo dục chung.
Do thấy khó phán quyết giữa lý lẽ của cả hai phía: Nguyên đơn khẳng định là ngã ba, phải có biển báo như Luật GTĐB quy định. Bị đơn thì khăng khăng đã là ngã ba thì phải có biển báo, nếu không có biển báo thì không phải ngã ba, TAND quận Cầu Giấy bèn “trưng” ý kiến của hai cơ quan có trách nhiệm triển khai thi hành Luật GTĐB (ngành GTVT) và cơ quan giám sát việc người dân thực thi pháp luật- ngành CA, thế nhưng hai cơ quan lại trả lời “chung chung” như vậy khiến toà đi đến phát quyết người dân thua kiện.
Chuyển câu hỏi của người dân đến Bộ GTVT
Không đồng ý với phán quyết của TAND quận Cầu Giấy, công dân Nguyễn Đức Đông kháng cáo bản án sơ thẩm. Hai văn bản trả lời của Sở GTVT Hà Nội và Phòng CSGT- CAHN khiến HĐXX toà phúc thẩm cũng thấy khó có căn cứ phán quyết nên đã đi thực địa đến tận nơi mà nguyên đơn bảo là ngã ba, không có biển báo - bị đơn lại bảo không phải là ngã ba vì không có biển báo. Toà cũng nhận thấy tại nơi “ngã ba hay không phải ngã ba” không hề thấy có biển báo, nên đã hỏi tiếp bị đơn “Nếu không phải là ngã ba thì là ngã gì?”. Bị đơn vẫn quả quyết: Không phải ngã ba, còn là ngã gì thì không biết.
Cuối cùng thì HĐXX toà phúc thẩm không biết hỏi ai để xác định đó có đúng là ngã ba hay không, nên phán quyết rằng nguyên đơn “nhầm lẫn về ngã ba”.
67 cuộc điện thoại gọi về toà soạn đề nghị phải làm rõ giao tiếp của đường Phan Văn Trường và Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không để người dân chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp mà lại không bị phạt oan như trường hợp ông Nguyễn Đức Đông. Chúng tôi chuyển ý kiến người dân đến LS Vũ Thái Hà - Cty luật YouMe, ông Hà trả lời: Luật quy định rõ, người dân có trách nhiệm chấp hành luật pháp. Còn việc xác định giao tiếp giữa đường Phan Văn Trường và đường Xuân Thủy có phải là ngã ba hay không, chúng tôi không phải là cơ quan có thẩm quyền để trả lời cụ thể trường hợp này. Còn cụ thể trong trường hợp mà nguyên đơn bảo là ngã ba, bị đơn thì bảo không phải là ngã ba thì cơ quan có thẩm quyền trả lời không ai khác, đó là Bộ GTVT.