Thời châu Âu còn man rợ, kỵ binh Pháp trang bị nặng giáp trụ bọc cả người lẫn ngựa thành thử khi vào trận thì kỵ binh xếp thành khối tiến lên, dùng thương để phá trận đối phương. Mà thương thì bằng gỗ đầu mới bằng kim loại để nhẹ còn dùng được. Đội hình kỵ binh này đáng gớm và là lợi thế lớn cho quân Pháp trong các cuộc giao tranh. Nhưng khi oánh nhau với người Anh, quân Anh chế ra loại cung tên đại cồ lồ với mũi tên bằng thép luyện cánh cung dài cũng bằng thép. Loại này đối trận từ xa thì bắn lên giời mà đến gần bắn thằng xiên thủng giáp trụ quân Pháp, đội hình kỵ binh Pháp trang bị nặng đi thong thả còn thở chứ chạy nước kiệu là kiệt sức đừng nói phi nước đại. Từ bấy chiến thuật kỵ binh kiểu Pháp lạc hậu đi.
Người Tàu chiến tranh đại khái cũng giống thế, mặc dù có thêm một số nghi lễ trịnh trọng nhưng cơ bản đánh nhau thật thì cốt ở vũ khí sát thương và sự cơ động. Trong truyện 3 cuốc thì kịch bản bao giờ phân cảnh cũng là hai anh tướng ra trước trận thăm hỏi nhau hay chửi bới mạt sát nhau một lúc, rồi làm phép đâm chém nhau đánh coong một cái thì quay đầu về trận bên mình để binh sĩ theo đội hình tiến lên. Thanh đao nửa tạ của Vân Trường theo em chỉ là một vật mang tính nghi lễ chứ không dùng để oánh nhau. Các chiến công chém tướng nọ chặt tướng kia của Vân Trường là do tiểu thuyết gia họ tô vẽ vào, vì tướng giặc chết trong trận dù bởi tên đạn hay mâu kích đao kiếm của lính thì công đều ghi về anh Sư đoàn trưởng hết thôi. Ngay Tam cuốc chí hay Tam cuốc diễn nghĩa, kể về xuất thân ba anh em vườn đào anh thì dệt thảm anh thì đánh giày nhưng không hề nhắc rằng các anh này học võ bao giờ theo môn phái nào. Chẳng nhẽ đẻ ra đã có võ với mấy trăm đòn thế bài vở cài sẵn trong đầu như thể bây giờ cài uyn?