Vũ khí Nga >< Mỹ và cuộc chiến trên bàm phím OF

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Du kích dùng dây cao su quấn quanh mỏ vịt lựu đạn rồi dùng giàn phóng lần lượt phóng vào, dây cao su lỏng ra và lựu đạn lần lượt nổ không theo quy luật nào.
 

humxam75

Xe container
Biển số
OF-89375
Ngày cấp bằng
22/3/11
Số km
5,146
Động cơ
443,511 Mã lực
Nơi ở
Andromeda
Nhìn mấy cái ảnh mà chết cười
 

pain

Xe ngựa
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
26,590
Động cơ
128,535 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Sợ nhất người bay đi, đạn ở lại :))
Cũng không đến nỗi nhưng 4 người kéo là bắn tầm xa và là....đạn cối 60 chứ ko phải lựu đạn , lão hùm nhá:P. Và đối phương thì hoảng loạn vì éo biết các ông giải phóng có vũ khí mới gì mà bắn không có lửa đầu nòng và tiếng đề pab-)
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Cũng không đến nỗi nhưng 4 người kéo là bắn tầm xa và là....đạn cối 60 chứ ko phải lựu đạn , lão hùm nhá:P. Và đối phương thì hoảng loạn vì éo biết các ông giải phóng có vũ khí mới gì mà bắn không có lửa đầu nòng và tiếng đề pab-)
Cái này có mỗi tội bắn không chính xác, nhưng cứ giã vào đồn địch thì cũng khối thằng tè ra quần:))
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Cũng không đến nỗi nhưng 4 người kéo là bắn tầm xa và là....đạn cối 60 chứ ko phải lựu đạn , lão hùm nhá:P. Và đối phương thì hoảng loạn vì éo biết các ông giải phóng có vũ khí mới gì mà bắn không có lửa đầu nòng và tiếng đề pab-)
Nhà Pain có thông tin độc nhề, lần đầu tiên em nghe, bắn đạn cối 60 thì quá tuyệt.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nhà Pain có thông tin độc nhề, lần đầu tiên em nghe, bắn đạn cối 60 thì quá tuyệt.
Ờ mà cụ nói em mới nhớ, quả đạn cối 60 mà bắn bằng cái dây thun này thì kích nổ nó bằng cách nào nhể ?
 

gocart

Xe cút kít
Biển số
OF-59286
Ngày cấp bằng
17/3/10
Số km
19,906
Động cơ
605,357 Mã lực
Nơi ở
Trên mặt đất, dưới bầu trời
Cấu tạo của quả đạn cối làm nó khi rơi luôn luôn quay ngòi nổ xuống dưới. Quả đạn tiếp đất sẽ nổ










 
Chỉnh sửa cuối:

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
838
Động cơ
401,930 Mã lực
Nhà Grad chém về quân sự ác thế mà không hiểu cơ cấu đạn cối 60,80 àh? Đạn cối dùng bằng súng chuẩn, bằng cơm ( ném, súng cao su ), bằng chân đạp từ máy bay, bằng treo ngọn cây cài bẫy...đều ngon. Em nghĩ, dùng khí ga, ống thổi kiểu súng bắn chim cũng ngon đấy.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nhà Grad chém về quân sự ác thế mà không hiểu cơ cấu đạn cối 60,80 àh? Đạn cối dùng bằng súng chuẩn, bằng cơm ( ném, súng cao su ), bằng chân đạp từ máy bay, bằng treo ngọn cây cài bẫy...đều ngon. Em nghĩ, dùng khí ga, ống thổi kiểu súng bắn chim cũng ngon đấy.
Tại lúc đó em chưa nghĩ ra cách bắn thế nào để đầu đạn phải găm xuống đất, cũng biết rằng cấu tạo của đạn cối là nặng ở phần đầu để đầu đạn luôn luôn cắm xuống dưới, nhưng lỡ 1 lý do nào đó nó không cắm cái đầu xuống nên em mới thắc mắc thôi. bây giờ thì hiểu rồi, em cảm ơn các cụ.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Mời các cụ oánh giá dùm em xem hệ thống vũ khí mới này của mẽo nó thía nào nhể ?

Nga tuyên bố cứng rắn dùng vũ khí hạt nhân để đối phó với kế hoạch phát triển hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ, khiến Mỹ do dự.


Ngày 12 tháng 12 năm 2013, trong Thông điệp liên bang đọc trước Quốc hội của điện Kremlin, Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên đề cập đến hệ thống tấn công nhanh toàn cầu C-PGS của Mỹ.
Ông cho biết, Nga đang theo dõi chặt chẽ kế hoạch có liên quan, "ai cũng không nên có ảo tưởng giành ưu thế quân sự trước Nga".
Phó thủ tướng phụ trách công nghiệp quốc phòng Nga Rogozin vừa cho biết, Nga sẽ giữ lại quyền sử dụng vũ khí hạt nhân trên phương diện ứng phó với tấn công quân sự thông thường, đồng thời cho biết vũ khí hạt nhân là "vũ khí cân bằng vĩ đại" ngăn chặn các cuộc xâm lược tiềm tàng, nhằm đáp trả chiến lược "tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ.
Bài báo đặt câu hỏi: Như vậy, tại sao Nga đưa ra phản ứng mạnh mẽ như vậy đối với hệ thống vũ khí mới của Quân đội Mỹ? Hệ thống tấn công nhanh toàn cầu của Mỹ rốt cuộc có gì đặc biệt? Trung Quốc nên phản ứng thế nào?
Tên lửa hạt nhân của Mỹ (ảnh minh họa) Theo bài báo, chiến lược "tấn công nhanh toàn cầu" được Chính phủ Mỹ đưa ra vào năm 2009. Nội dung cốt lõi của chiến lược này là sử dụng công nghệ tấn công mang tính hủy diệt mới, tiến hành tấn công nhanh, chính xác cao đối với các mục tiêu ở bất cứ khu vực nào trên thế giới trong vòng 2 giờ đồng hồ, bao gồm tên lửa đạn đạo lắp đầu đạn thông thường, máy bay siêu thanh, thậm chí vũ khí như máy bay chiến đấu không gian, dựa vào tốc độ siêu nhanh để đột phá hệ thống phòng không - phòng thủ tên lửa hiện có, tiến hành tấn công đối với các mục tiêu.
Hiện nay, trong khuôn khổ của chiến lược này, Mỹ đang tích cực thúc đẩy nhiều chương trình nghiên cứu phát triển vũ khí siêu âm, trong đó vừa có máy bay HTV-1 Falcon có tính chất trình diễn công nghệ và máy bay siêu thanh X-51, vừa có HSSW - chương trình vũ khí siêu thanh này đã có sự đột phá công nghệ và chính thức được bố trí triển khai.
Cần phải thấy rằng, trong những vũ khí siêu thanh này chỉ có HSSW được cho là chương trình có thể phát triển thành vũ khí, còn các chương trình khác cách thời gian đưa vào sử dụng thực tế còn rất xa, vũ khí được cho là siêu thanh, siêu xa được Mỹ triển khai trong 10-15 năm tới vẫn rất khó khăn, muốn có thực lực tấn công bất kỳ mục tiêu nào trên toàn cầu trong vòng 2 giờ đồng hồ cần phải khác phục rất nhiều khó khăn công nghệ.
Máy bay không người lái siêu thanh Falcon HTV-2 Mỹ Nói chung, vũ khí siêu thanh hiện hoàn toàn không phải là sự lựa chọn lý tưởng của chiến lược "tấn công nhanh toàn cầu" quân Mỹ, cũng không có kế hoạch triển khai loại vũ khí này trong ngắn hạn. Trong tương lai, quân Mỹ nếu triển khai hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" cũng sẽ là công nghệ tương đối dễ thực hiện.
Thông thường mà nói, hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" chủ yếu có 3 đặc điểm: Thứ nhất là khả năng tấn công trong nháy mắt. Như vậy, kế hoạch này có thể giúp Mỹ sử dụng vũ khí thông thường tại lãnh thổ Mỹ tấn công bất cứ mục tiêu nào trên toàn thế giới trong thời gian 60-120 phút. Nó có thể phóng bất cứ lúc nào, không cần triển khai trước như các cuộc tấn công khác.
Thứ hai là tấn công chính xác. Khi tên lửa đến được độ cao nhất định, sẽ phóng ra một thiết bị lướt đi được vệ tinh dẫn đường, từ đó tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Thứ ba là có uy lực mang tính hủy diệt, được biết, kế hoạch này một khi thực hiện, loại vũ khí này sẽ có thể tạo được hiệu quả tương tự như nổ đầu đạn hạt nhân ở khu vực cục bộ, uy lực rất lớn.
Máy bay siêu thanh X-51A Mỹ Một khi quân Mỹ triển khai thực tế hệ thống vũ khí này, thì sẽ có nghĩa là Trung Quốc và Nga mất đi hiệu quả răn đe chiến lược đối với Mỹ. Trong tình hình không sử dụng vũ khí hạt nhân, Mỹ có thể tiếp tục tiến hành tấn công đối với bất cứ nước nào trong đó có Trung Quốc, Nga, trong bất cứ thời gian nào, cân bằng chiến lược giữa Trung-Mỹ-Nga sẽ bị phá vỡ triệt để, lợi ích an ninh và chiến lược của hai nước Trung Quốc và Nga sẽ không còn.
Cho dù Trung Quốc và Nga áp dụng biện pháp khắc phục, thì cũng sẽ đối mặt với nguy cơ bị sụp đổ nền kinh tế do đầu tư cho quân sự quá lớn. Vì vậy, Mỹ đưa ra hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" thực sự là một kế hoạch thâm độc "1 mũi tên trúng 4 mục tiêu".
Hiện nay, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Quốc hội nghiên cứu có hệ thống tăng cường ủng hộ kinh phí 240.000 triệu USD, tổng kim ngạch của chương trình như vậy sẽ đạt trên 2 tỷ USD. Về thời gian biểu thực hiện kế hoạch, Lầu Năm Góc có kế hoạch vào năm 2014 hoặc năm 2015 có thể triển khai hệ thống vũ khí tấn công nhanh toàn cầu phiên bản ban đầu.
Vũ khí tấn công nhanh toàn cầu HSSW Mỹ Nhưng, cũng có phân tích cho rằng, cho dù là dự đoán lạc quan nhất, hoàn thành hệ thống đồng bộ gồm tên lửa, đầu đạn và bộ cảm biến thì cũng phải đến năm 2022, 2025 mới có thể thực hiện được. Để có thể đẩy nhanh triển khai hệ thống vũ khí tấn công nhanh toàn cầu, quân Mỹ đã lựa chọn một số phương án tương đối khả thi, trong những phương án này chủ yếu sử dụng chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường, được cho là phương án C-PGS dễ thực hiện nhất, và đây cũng chính là phương án mà Nga phản đối.
Được biết, từ năm 1993, Hải quân Mỹ bắt đầu thử nghiệm chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường, đầu tư tổng cộng 127 triệu USD. Năm 2008, Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp 100 triệu USD cho chương trình nghiên cứu, phát triển, thử nghiệm và đánh giá công nghệ tấn công tốc độ cao thông thường.
Tên lửa Trident thông thường và tên lửa Trident lắp đầu đạn hạt nhân có ngoại hình, tốc độ và vị trí phóng đều giống nhau. Kế hoạch hiện nay của Hải quân Mỹ là trang bị 1 quả tên lửa Trident thông thường và 22 quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn hạt nhân, trang bị cho tàu ngầm Mỹ. Mỹ muốn cải tiến lắp đầu đạn thông thường. Trên thực tế, phương án tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường thực sự rất dễ thực hiện yêu cầu hệ thống C-PGS của quân Mỹ, đồng thời có thể hình thành sức chiến đấu ban đầu trong thời gian rất ngắn, nhưng áp dụng phương án tên lửa xuyên lục địa phóng ngầm (trang bị cho tàu ngầm) mang theo đầu đạn thông thường lại có điểm chí tử.
Đó chính là, trong giai đoạn cảnh báo sớm, Nga không thể phán đoán được, tên lửa tấn công của đối phương có phải là tên lửa hạt nhân hay không, như vậy, Nga chỉ có thể tiến hành đáp trả hạt nhân. Nga tiến hành đáp trả hạt nhân nhanh chóng đối với mục tiêu định trước của Mỹ, từ đó gây ra chiến tranh hạt nhân, đây là điều mà Mỹ hoàn toàn không thể chấp nhận.
Một số nhà nghiên cứu quân Mỹ lập tức đề xuất phát triển một loại tên lửa phóng ngầm tầm trung mới để thay thế tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident, lắp đầu đạn dẫn đường chính xác thông thường cho tên lửa này, từ đó tránh để tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident tạo ra rủi ro chiến tranh hạt nhân.
Nhưng, rõ ràng, phương án này vẫn là “bình mới rượu cũ”, lập trường của Nga cho thấy, Nga sẽ áp dụng thái độ không khoan nhượng đối với hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ. Logic kiểu Nga “chỉ cần phát hiện tên lửa bay đến, sẽ tiến hành đáp trả hạt nhân” làm cho Mỹ có chút dè dặt.
Chương trình HTV-3X Blackswift Mỹ (mô phỏng) Trong khi đó, do thiếu hệ thống cảnh báo sớm tên lửa trên không-mặt đất hiệu quả, Trung Quốc sẽ trở thành nạn nhân lớn nhất của chương trình tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Trident lắp đầu đạn thông thường do Mỹ phát triển.
Các chuyên gia, học giả của Quân đội Mỹ đều cho rằng, Trung Quốc thiếu công nghệ cảnh báo sớm, làm cho hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ thừa cơ tận dụng.
Hiện nay, Trung Quốc vẫn có thái độ “bình tĩnh quan sát” đối với việc Mỹ phát triển hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu”, đang tiến hành đánh giá cần thiết về việc quân Mỹ tiến hành đầu tư mang tính giai đoạn đối với hệ thống tấn công chính xác, nhanh, siêu xa. Quân Mỹ có thể tiếp tục thúc đẩy hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” hay không là một vấn đề rất phức tạp.
Do liên quan đến vấn đề công nghệ, chính sách, chiến lược và phản ứng của các nước nói trên, quân Mỹ cũng do dự khi đầu tư cho C-PGS. Hiện nay, chương trình Falcon và Blackswift (HTV-3X) đã kết thúc, X-51 muốn trở thành vũ khí cơ bản không thể, ý tưởng X-37B mang theo vũ khí cơ bản không thể có giá trị chiến đấu thực tế.
Máy bay không gian không người lái X-37B Mỹ Trong vấn đề hệ thống “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu”, quân Mỹ vẫn nằm trong giai đoạn tìm kiếm/khám phá, việc trang bị trong vài năm tới như truyền thông đưa tin chỉ là phỏng đoán.
Theo bài báo, muốn ứng phó với “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ, các quốc gia trước hết phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm tên lửa bao gồm radar cảnh báo sớm mặt đất, radar cảnh báo sớm siêu xa, vệ tinh cảnh báo sớm và hệ thống quan trắc tuần tra toàn cầu, chỉ có như vậy mới có thể có tư cách tiến hành “đánh cờ” với Mỹ.
(Theo giaoduc.net.vn)
 
Chỉnh sửa cuối:

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Mời các cụ oánh giá dùm em xem hệ thống vũ khí mới này của mẽo nó thía nào nhể ?

Nga tuyên bố cứng rắn dùng vũ khí hạt nhân để đối phó với kế hoạch phát triển hệ thống "vũ khí tấn công nhanh toàn cầu" của Mỹ, khiến Mỹ do dự.
Theo bài báo, muốn ứng phó với “vũ khí tấn công nhanh toàn cầu” của Mỹ, các quốc gia trước hết phải xây dựng được hệ thống cảnh báo sớm tên lửa bao gồm radar cảnh báo sớm mặt đất, radar cảnh báo sớm siêu xa, vệ tinh cảnh báo sớm và hệ thống quan trắc tuần tra toàn cầu, chỉ có như vậy mới có thể có tư cách tiến hành “đánh cờ” với Mỹ.
(Theo giaoduc.net.vn)
Vậy hoá ra Nga không có vũ khí tương ứng à cụ, nhà cháu thấy Nga khoe đang phát triển tiếp và sắp ra đời cơ mà. Thêm nữa quảng cáo S500 chặn đánh được các loại vũ khí tương lai.

Hoá ra cũng chém gió kinh quá.
 
Chỉnh sửa cuối:

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Vậy hoá ra Nga không có vũ khí tương ứng à cụ, nhà cháu thấy Nga khoe đang phát triển tiếp và sắp ra đời cơ mà. Thêm nữa quảng cáo S500 chặn đánh được các loại vũ khí tương lai.

Hoá ra cũng chém gió kinh quá.
Em thấy đây là giấc mơ của mẽo, không biết khi nào mới thành hiện thực nên nhờ các cụ đánh giá dùm xem thế nào? Nga nó bí mật hơn mẽo nên chưa thể biết được cụ ạ.
 

heocon0504

Xe buýt
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
631
Động cơ
378,202 Mã lực
Toàn dự án moi tiền của DARPA thì Nga nó quan tâm làm cái gì cho mệt , giờ cứ phát triển cho xong những thứ phù hợp học thuyết của nó như PAK DA , PAK FA rồi UAV các kiểu ... chả sướng hơn à =))
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em thấy đây là giấc mơ của mẽo, không biết khi nào mới thành hiện thực nên nhờ các cụ đánh giá dùm xem thế nào? Nga nó bí mật hơn mẽo nên chưa thể biết được cụ ạ.
Nhà cháu nghĩ tình báo Nga đã đánh hơi được nguy hiểm nên mới phải tuyên bố thế, chứ nếu không thì chả dại gì gây ra hiềm khích.
 

ducleminh

Xe điện
Biển số
OF-33764
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
2,978
Động cơ
501,270 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Toàn dự án moi tiền của DARPA thì Nga nó quan tâm làm cái gì cho mệt , giờ cứ phát triển cho xong những thứ phù hợp học thuyết của nó như PAK DA , PAK FA rồi UAV các kiểu ... chả sướng hơn à =))
Nếu chỉ thế thì khó đảm bảo ưu thế vượt trội cụ ơi, nhà cháu nghĩ Nga nên nghiên cứu vũ khí chống lại chiến thuật biển người thì hơn.
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Em nghĩ bài phát biểu mang tính chất phản pháo, Nga- Mỹ tự hiểu nếu dùng hạt nhân thì em với các cụ ở tận châu Á cùng về chầu trời. Hôm sau tỉnh giấc thấy các cụ, uống chén trà với đánh mấy ván cờ dưới âm.
 

pháo BM21 grad

Xe lăn
Biển số
OF-302370
Ngày cấp bằng
20/12/13
Số km
11,354
Động cơ
73 Mã lực
Nhà cháu nghĩ tình báo Nga đã đánh hơi được nguy hiểm nên mới phải tuyên bố thế, chứ nếu không thì chả dại gì gây ra hiềm khích.
Thì mấy cái dự án đó mẽo đang ngâm cứu thật mà cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top