Vũ khí Nga >< Mỹ và cuộc chiến trên bàm phím OF

rafale

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-295925
Ngày cấp bằng
20/10/13
Số km
914
Động cơ
321,127 Mã lực
Việc áp dụng thuốc súng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong nghệ thuật quân sự Việt Nam, với sự ra đời của nhiều loại hỏa khí khác nhau.

Hỏa tiễn là một loại hỏa khí được sử dụng khá sớm ở Việt Nam. Đây là một mũi tên bằng sắt có kích thước lớn hơn mũi tên thông thường, có gắn ống đựng thuốc súng. Hỏa tiễn được đặt trong ống phóng, khi khai hỏa đốt đầu ngòi thì thuốc lửa cùng tên sắt sẽ phóng đi với tốc độ cao và tầm bắn khá lớn. Mức độ sát thương của hỏa tiễn là rất mạnh. Loại vũ khí này đặc biệt nguy hiểm khi được bố trí thành trận địa lớn, kích hoạt đồng loạt bằng mồi bẫy khi kẻ thù lọt vào.
http://baotanglichsu.vn/Uploaded/image/Kienthuc-02-Thu-phao.jpg
Thủ pháo là một hỏa khí đơn giản, xuất hiện từ thời Trần. Đây là một ống tre được nhồi thuốc nổ phía dưới, nhét mũi tên, đạn, mảnh đạn phía trên, khai hỏa bằng cách châm ngòi. Cách tác chiến hiệu quả nhất với thủ pháo là chuẩn bị sẵn một số lượng lớn và khai hỏa đồng loạt vào đội hình đối phương.
Ra thế =))

Em thấy anh Tin đang dọa Mỹ là không ai được thách thức áp đảo quân sự Nga, nếu cần Nga sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân.
Nga chưa kịp phát triển vũ khí tấn công nhanh toàn cầu mang đầu đạn thông thương nên dọa nếu cần thiết sẽ chơi phủ đầu bằng vũ khí hạt nhân.
anh Tin phát biểu đúng chất cùn và côn đồ phết :)
Tổng thống Putin: Mỹ đừng thách thức Nga!
Thứ Năm, 19/12/2013, 06:55 [GMT+7]
(Hình ảnh)- Tổng thống Nga Putin nhấn mạnh: "Bất cứ ai đều không nên ảo tưởng giành ưu thế quân sự đối với Nga".

http://baodatviet.vn/hinh-anh/tong-thong-putin-my-dung-thach-thuc-nga-2362422/?p=8
Nga xưa giờ nó có chém gió kiểu sẽ đánh sẽ giết Syri Assad đâu =)) còn vktcn toàn cầu tiêu gì đó ? thời LX đã có rồi và họ cũng thấy không khả thi, vktcn toàn cầu tiêu của Mỹ thì đã stop vô tận =)) hóa ra vktcn toàn cầu tiêu của Mỹ cũng sau đuôi vk Nga =))

http://en.wikipedia.org/wiki/Hypersonic_Technology_Vehicle_2

Kh-90 và mô hình 3D tưởng tượng của bản nhái, vì HTV-2 mới chỉ thử nghiệm tên lửa đẩy Minotaur IV chứ dự án này mới còn trong bụng mẹ đã bị phá thai



Đầu đạn thông thương là CC gì thế ? đầu đạn Topol Mach 24 nhanh hơn hẳn HTV-2 3D tưởng tượng của Mỹ, phạm vi lên tới 11000km còn mang đa đầu đạn MIRV. Còn lắp đầu nuke-warhead hay ko thì tùy chỉnh chứ có phải bắt buộc đâu cu, đọc nhiều vào rồi hãy vào đây chém gió

Topol-M có khả năng mang cả đầu đạn thông thường lẫn đầu đạn hạt nhân, với đầu đạn thông thường là đầu nổ 1 tấn hoặc đầu đạn hạt nhân 800 kiloton. Bên cạnh đó, hiện nay Topol-M được mang cả đầu đạn kép MIRV, có khả tăng tấn công đa mục tiêu. .
http://soha.vn/quan-su/sat-thu-bach-duong-nga-noi-khiep-so-cua-nguoi-my-20130428075303964.htm

Mỹ học Nga cũng tập mang đầu đạn thường lên LGM từ thời Gate nhưng ko được nên chuyển sang HTV để đốt tiền

Gates Says U.S. Has Conventionally Armed ICBMs

http://defensetech.org/2010/04/12/gates-says-u-s-has-conventionally-armed-icbms/
 
Chỉnh sửa cuối:

hura222

Xe tải
Biển số
OF-178817
Ngày cấp bằng
27/1/13
Số km
266
Động cơ
341,270 Mã lực

Kiếm bộ lốp này về lắp vào 4b đi thì bền phải biết các cụ nhỉ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Mỹ bất lực trước TT, TQ nếu ko có vũ khí hạt nhân =D>


Lầu Năm góc: Triều Tiên có khả năng tấn công hạt nhân Mỹ
> Triều Tiên sắp hoàn thành lò phản ứng nước nhẹ
TPO-Theo Reuters, tiến bộ công nghệ hạt nhân và tên lửa đạn đạo tầm xa của CHDCND Triều Tiên đang đưa nước này tới gần mục tiêu tấn công Mỹ bằng vũ khí nguyên tử, báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết.

Một cơ sở hạt nhân ở Yongbyon. Ảnh chụp năm 2008. Báo cáo này là bản đánh giá thường niên của Lầu Năm Góc trình lên Quốc hội hôm 2/5. Báo cáo cho biết, tên lửa Taepodong-2 của Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục được phát triển, có thể mang theo đầu đạn hạt nhân, nhắm tới một số khu vực của Mỹ.
Triều Tiên phóng thành công tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo vào tháng 12 năm ngoái, một tiến bộ “có đóng góp lớn” đến việc phát triển khả năng tên lửa đạn đạo tầm xa của nước này, theo báo cáo của Lầu Năm Góc.
Bên cạnh đó, nước này cũng đang tiếp tục hoàn thiện khả năng xây dựng vũ khí hạt nhân của mình, bằng chứng là vụ thử hạt nhân lần ba vào tháng hai và cũng có thể tiến hành “thử nghiệm hạt nhân bất cứ lúc nào”, báo cáo nói thêm.
“Triều Tiên sẽ tiến gần hơn đến mục tiêu này, cũng như gia tăng các mối đe dọa cho các lực lượng của Mỹ và đồng minh trong khu vực, nếu nước này tiếp tục các cuộc thử nghiệm và dành nguồn lực khan hiếm để phát triển các chương trình này”.
Tài liệu này cũng mô tả Triều Tiên là một trong những thách thức an ninh lớn nhất của Mỹ trong khu vực bởi các nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của nước này. Các báo cáo cũng cho biết nước này bán công nghệ vũ khí cho các quốc gia khác và sẵn sàng “thực hiện hành vi khiêu khách và gây bất ổn”.
Báo cáo được đưa ra trong thời điểm nhạy cảm khi căng thẳng Mỹ-Triều mới dịu lại đôi chút sau hai tháng liên tục khiêu khích và đe dọa đẩy bán đảo Triều Tiên vào nguy cơ chiến tranh.

Căng thẳng bắt đầu gia tăng khi Triều Tiên phóng tên lửa đưa vệ tinh lên quỹ đạo vào tháng 12 năm ngoái và tiến hành thử hạt nhân vào tháng 2 vừa qua. Vụ thử hạt nhân này khiến Liên Hợp Quốc phải thắt chặt thêm các biện pháp trừng phạt nên nước này, dẫn đến một loạt các đe dọa mạnh mẽ từ Bình Nhưỡng.


http://www.tienphong.vn/the-gioi/625300/lau-nam-goc-trieu-tien-co-kha-nang-tan-cong-hat-nhan-my-tpod.html


1 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc có thể tấn công giết chết 10 triệu người?


Thứ ba 19/11/2013 20:27
ANTĐ - Tờ “Hải đăng tự do Washington” vừa có bài viết phân tích sức mạnh tấn công hạt nhân từ trên biển của Trung Quốc, tập trung chủ yếu vào tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ mới nhất thuộc lớp Tấn (Type 094).

Washington Free Beacon đưa ra dẫn chứng từ bài viết trên tờ “Thời báo Hoàn Cầu” của Trung Quốc đăng tải ngày 28-10, giới thiệu chi tiết về năng lực tấn công hạt nhân của các tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc đã vươn tới tận Hoa Kỳ, mục tiêu tấn công chủ yếu của “đòn tập kích hạt nhân” vào nước Mỹ là suốt dải bờ biển phía tây nước Mỹ, bao gồm các thành phố lớn như: Seattle, Los Angeles, San Francisco và San Diego…
Bài viết trên “Thời báo Hoàn Cầu” cho rằng, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo (SSBN) thế hệ mới nhất thuộc lớp Tấn (Type 094) của Trung Quốc có khả năng mang theo 12 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm (SLBM) Cự Lang-2 (JL-2), tầm phóng 7.400km. Số lượng đầu đạn hạt nhân trên 1 chiếc tàu ngầm lớp này có thể gây ra cái chết cho 5 triệu - 12 triệu người, uy lực trấn áp quả thực là rất lớn.
Về vấn đề này, trong lần đầu tiên tham gia Diễn đàn quốc phòng Reagan, được tổ chức tại thư viện mang tên Tổng thống Ronald Reagan, Tư lệnh hải quân Mỹ Greenert cho biết: “Một quả tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có hiệu quả hay không phụ thuộc vào độ chính xác của nó, tàu ngầm hạt nhân chiến lược phải có tính năng tàng hình tốt và khả năng sinh tồn cao. Ông trấn an, các tin đồn thời gian vừa qua cho là tàu ngầm hạt nhân chiến lược Trung Quốc có khả năng tấn công các thành phố lớn trên lãnh thổ Mỹ là thiếu tin cậy”.

Tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo thế hệ mới nhất thuộc lớp Tấn (Type 094)của Trung Quốc


Đồng thời, ông Greenert cũng cho biết, mặc dù kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đang ngày một lão hóa và đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải nâng cấp. Trong điều kiện cắt giảm ngân sách quốc phòng tối đa, nhưng lực lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Mỹ vẫn duy trì được khả năng răn đe cực mạnh. Ông nhấn mạnh “các hệ thống tên lửa đạn đạo của chúng ta vẫn thường xuyên được kiểm tra và nó luôn phù hợp với những tiêu chuẩn mà chúng ta đã xác lập”.
Tư lệnh hải quân Mỹ còn tiết lộ, xây dựng một thế hệ tàu ngầm hạt nhân chiến lược mới để thay thế cho các tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio luôn là một dự án “không được phép động đến” của hải quân Mỹ. Triển vọng trong tương lai, bất kể là trong dự toán ngân sách nào, uy lực tấn công chiến lược trên biển của Hoa Kỳ - tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo SSBN-X và các trang bị, vũ khí của nó như tên lửa đạn đạo D-5 Trident, các hệ thống chỉ huy và kiểm soát luôn là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu.
Bài viết trên Washington Free Beacon cho biết, Thượng tướng Greenert là vị quan chức cao cấp đầu tiên trong chính phủ Obama lên tiếng về vấn đề “sự đe dọa của tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc”. Trước đó, cả đại diện của Quốc hội Mỹ và Lầu Năm Góc đều từ chối bình luận trước báo giới về vấn đề này.

Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm Cự Lang-2 (JL-2)

Cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện Hoa Kỳ Duncan Hunter nhận định, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương đang ở trong trạng thái “thiếu sinh khí”, nó đang đòi hỏi phải cung cấp những nguồn lực lớn hơn cho quân đội. Ông lo lắng: “Trừ phi Mỹ áp dụng những biện pháp thiết thực và có hiệu quả, bằng không đến giai đoạn 2025, nhất định Trung Quốc sẽ trở thành thế lực bao trùm châu Á-Thái Bình Dương”.
Ông Hunter cũng nhận định, sự đe dọa lớn nhất đối với Mỹ hiện nay chủ yếu vẫn đến từ tên lửa đạn đạo chống hàng không mẫu hạm Đông Phong-21 (DF-21). Loại tên lửa này có thể phóng từ miền duyên hải Trung Quốc tới mục tiêu là hàng không mẫu hạm Mỹ ở khoảng cách xa tới 800 dặm Anh (ước chừng 1.287km).
Tuy nhiên, Tư lệnh hải quân Mỹ Greenert lại cho rằng, kể từ sau thời kỳ chiến tranh lạnh đến nay, không lúc nào hải quân Mỹ không phải đặt trong tình trạng đối phó với các loại tên lửa diệt hàng không mẫu hạm. Ông tự tin khẳng định, trong quá khứ, Mỹ đã từng phải đối phó với nhiều tên lửa chống tàu sân bay còn mạnh hơn DF-21, loại tên lửa này của Trung Quốc chắc chắn sẽ bị khắc chế.





Không đánh lại VN Mỹ từng định đánh bằng hạt nhân =))


Các tài liệu giải mật của Nhà Trắng cho thấy không ít lần Mỹ đã từng có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam nhằm thay đổi cục diện chiến tranh.


Trong thời gian tại nhiệm của Geogre Bush, chính quyền của ông đã nhiều lần cân nhắc tới “lựa chọn hạt nhân” nhằm chống lại cũng như răn đe những cở sở hạt nhân của Iran, nhưng đã gặp phải sự phản đối của dư luận, báo chí cũng như nhiều chỉ huy quân đội cấp cao của Mỹ.
Tuy nhiên, những "mưu đồ hạt nhân" này không phải không có tiền lệ. Ngay cả trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, các quan chức Mỹ đã thử tìm cách để có thể sử dụng được vũ khí hạt nhân, nhằm đe doạ chính quyền Liên Xô cũng như là một vũ khí chiến lược trong giải quyết xung đột với tên gọi “nền ngoại giao hạt nhân”.
Theo lịch sử Nhà Trắng và đặc biệt là những tài liệu giải mật về giai đoạn cầm quyền của Tổng thống Richard M. Nixon, giới chức cấp cao của Mỹ đã nhiều lần có ý định sử dụng vũ khí hạt nhân nhằm thay đổi cục diện và kết thúc chiến tranh sớm chiến tranh ở Việt Nam, tuy nhiên tất cả đều bất thành.
Năm 1953

Giới quân sự Mỹ, trong đó đứng đầu là đô đốc Arthur Radford, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ đưa ra ý kiến dùng 3 quả bom hạt nhân chiến thuật ném xuống các vị trí của bộ đội Việt Nam đang bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ trong Chiến dịch Vulture nhằm giải cứu Pháp. Phó Tổng thống Mỹ lúc đó, Richard Nixon rất ủng hộ kế hoạch này.
Tuy nhiên, do vấp phải sự phản đối từ chính phủ Anh mà Mỹ hủy kế hoạch. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ John Fuster Dulles còn muốn tặng riêng Pháp 2 quả bom hạt nhân để có thể tự tay giải quyết vấn đề tại Điện Biên Phủ.
Tuy nhiên, lúc này tình thế ở Việt Nam đã ngã ngũ với chiến thắng của quân và dân Việt Nam.
Năm 1959

Chỉ huy Không Quân Mỹ, tướng Thomas D White đã lựa chọn một vài mục tiêu khả dĩ ở miền Bắc Việt Nam để tiến hành ném bom hạt nhân.
Theo một tài liệu giải mật, tướng White muốn “làm tê liệt Quân đội Việt nam và các tuyến đường tiếp tế bằng cách tấn công vào một số mục tiêu, bằng cả vũ khí thông thường và hạt nhân”.
Theo đề xuất, Tướng White muốn các lãnh đạo bật đèn xanh để gửi một phi đội máy bay ném bom phản lực chiến lược B-47 Stratojet tới căn cứ Không quân Clark ở Philippines, làm bàn đạp san phẳng khu vực trú ẩn của bộ đội Việt Nam như rừng rậm nhiệt đới, các tuyến đường vận lương, khu vực đá vôi và đồi núi... Nhưng 7 tháng sau, đề xuất này đã bị các quan chức quân sự khác phản đối và đi vào dĩ vãng.
Năm 1964
Trong cuộc chạy đua vào Nhà trắng, thượng nghĩ sĩ Barry Goldwater của **** Cộng hòa, đã chủ trương tích cực đưa ra ý kiến về sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.
Tuy nhiên, quan điểm này bị chỉ trích mạnh mẽ và cũng là nguyên nhân thua cuộc trong cuộc chạy đua đó. Tổng thống trúng cử lúc đó, ông Lyndon B. Johnson đã nổi tiếng với chiến dịch vận động có tên “Daisy Ad”, một video với mục tiêu chống đối lại dự định hạt nhân của đối thủ Goldwater, mang ý nghĩa “Nếu bầu cho Goldwater là bầu cho một cuộc chiến hạt nhân”.
Bản thân Thượng nghị sĩ Goldwater, ngay sau đó cũng tráo trở trong tuyên bố của mình. Ban đầu, ông thể hiện rõ mong muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở miền Bắc Việt Nam nhằm “xóa đi lớp ngụy trang của kẻ thù” và “cắt đứt mọi liên lạc về đường bộ, đường sắt, cầu cảng mang tiếp tế từ những người cộng sản Trung Quốc”.
Tuy nhiên, trong cơn bão chỉ trích sau đó, ông lại phủ nhận “chưa bao giờ muốn sử dụng vũ khí hạt nhân nếu vũ khí thông thường có thể làm được việc đó” và “chỉ lặp lại gợi ý từ những quan chức quân sự cao cấp”.
Giai đoạn 1967-1972

Ngay trước cuộc Tổng tấn công và nổi dậy Tết Mậu Thân, lực lượng cách mạng Việt Nam đã tấn công Mỹ tại nhiều điểm chiến lược. Đặc biệt, tại chiến trường Khe Sanh, bộ đội Việt Nam đã bao vây liên tục khoảng 6.000 lính thủy đánh bộ Mỹ, tạo nên áp lực lớn cho giới chức cầm quyền của Mỹ.
Theo tài liệu mật công bố, vào cuối tháng 1/1968, Tướng Westmoreland đã cảnh báo “tình hình ở Khe Sanh ngày càng trở nên tồi tệ, có thể phải dùng đến vũ khí hạt nhân hoặc hóa học”.
Ông nhận xét, việc sử dụng chiến thuật vũ khí hạt nhân ở Khe Sanh sẽ hợp lý và khôn ngoan vì đây là khu vực không người ở, số lượng thương vong thấp.
Trong khi đó, cũng giống như việc ném bom Nhật Bản hay răn đe Triều Tiên bằng bom hạt nhân, đã góp phần chấm dứt chiến tranh, thì việc sử dụng bom hạt nhân sức công phá yếu ở Việt Nam, cũng sẽ có tác dụng tương tự.
Tuy nhiên, do bị rò rỉ thông tin về kế hoạch triển khai vũ khí hạt nhân mà nó bị bác bỏ. Thủ tướng Anh bấy giờ, Harold Wilson đã phát biểu: “Quả thật là điên rồ nếu lại sử dụng bom hạt nhân. Nó không chỉ đem lại hậu quả không hay ho cho chính vị thế của Mỹ mà còn có thể khởi đầu cho việc leo thang chiến tranh trên toàn thế giới”.
Tổng thống Mỹ, Johnson cũng đã phản ứng kịch liệt với vấn đề này nhằm xoa dịu dư luận trong nước đang cực kỳ bức xúc: “Trong suốt 7 năm qua, tôi chưa hề nhận được yêu cầu nào về triển khai vũ khí hạt nhân, do đó tôi muốn chấm dứt ngay lập tức những tranh cãi về nó”.
Rốt cuộc, tướng Westmoreland được giao nhiệm vụ giải cứu bằng vũ khí thông thường đối với mặt trận Khe Sanh. Những pháo đài bay B-52 của Mỹ đã dội hơn 100.000 tấn bom xuống vùng giao tranh chỉ 8 km2 giữa hai bên, biến cuộc tấn công trở thành đợt dội bom dày đặc nhất trong lịch sử thế giới.
Tuy nhiên, giai đoạn Việt Nam bị đe dọa nhiều nhất chính là từ thời điểm Richard Nixon đắc cử Tổng thống Mỹ vào đầu năm 1969. Với sự nôn nóng cũng như mục tiêu hàng đầu khi đắc cử là sớm kết thúc chiến tranh tại Việt Nam, vị tổng thống này nhiều lần đề xuất cũng như bật đèn xanh về vấn đề nhạy cảm: sử dụng vũ khí hạt nhân.
Các nhà hoạch định chính sách hiểu rằng, mức độ phá hoại của vũ khí hạt nhân không cân xứng với mong muốn của họ với xung đột tại chiến trường Việt Nam, sự dè chừng đối với mối nguy hiểm nếu làm bùng phát xung đột đột cục bộ trở thành chiến tranh toàn cầu, đặc biệt với Liên Xô. Sự cân nhắc giữa ý kiến của Quốc hội, đồng minh và cộng đồng thế giới, sự đánh giá khả năng phòng bị trước sự trả thù của đối tượng bị tấn công hạt nhân.
Tuy nhiên, bỏ qua những tối kỵ này, Nixon cùng cố vấn cấp cao Kissinger, tướng Wheeler và Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird hoạch định Chiến dịch Duck Hook quy mô và hoành tráng nhất (theo dự kiến) nhằm tạo ra một bước ngoặt nhanh chóng trên chiến trường, với các cuộc tấn công quy mô làm choáng váng chính phủ cách mạng Việt Nam, tạo thuận lợi trong đàm phán Paris cũng như kết thúc chiến tranh.
Điểm nhấn trong kế hoạch là phương án tấn công chủ chốt cuối cùng trong chuỗi 5 phương án với tên gọi “chiến tranh leo thang”, thông qua sử dụng vũ khí hạt nhân, sinh học, hóa học.
Theo đó, Đường mòn Hồ Chí Minh sẽ là mục tiêu tối thượng của bom hạt nhân, vì đây là con đường chuyển quân và tiếp tế chủ chốt từ Bắc vào Nam.
Ngoài ra, các tuyến đường sắt mà Việt Nam nhận tiếp tế từ Liên Xô và Trung Quốc cũng thuộc phạm vi tấn công của vũ khí hạt nhân. Các điểm chủ chốt về quân đội và kinh tế quanh Hà Nội, cảng Hải Phòng cũng là mục tiêu lực chọn được nêu trong chiến dịch.
Tuy nhiên, vấp phải sự chống đối mạnh mẽ của dư luận với các phong trào phản đối chiến tranh của cả trong và ngoài nước, cộng với lo ngại về ảnh hưởng ngược chiều của chiến dịch và đặc biệt là sự phản đối của hai trụ cột là Bộ trưởng Quốc phòng Melvin Laird và Ngoại trưởng William P. Rogers, Tổng thống Nixon buộc từ bỏ ý định với chiến dịch Duck Hook.
Tuy nhiên, Tổng thống Nixon vẫn nung nấu kế hoạch muốn ném bom hạt nhân xuống miền bắc Việt Nam.
Trong cuộc nói chuyện được ghi âm lại và công bố vào năm 2002, ngày 25/04/1972 thảo luận về chiến dịch Linebacker của quân đội Mỹ với quân đội miền Bắc Việt Nam, Nixon đã lại đề cập mong muốn sử dụng bom hạt nhân” như một đòn nặng nề, không chỉ phá hủy sức mạnh mà còn là một đòn tâm lý nặng nề lên chính quyền Hà Nội và cộng đồng các nước XHCN. Tuy nhiên, đề xuất này bị Henry Kissinger và các cố vấn ngăn lại.
Năm 1975
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ, James Schlesinger đề nghị Tổng thống Ford sử dụng bom hạt nhân để ngăn chặn bước tiến của Quân đội Việt Nam ở chiến trường miền Nam, nhưng tổng thống Ford từ chối.
Schlesinger là người nổi tiếng với chủ trương về học thuyết vũ khí hạt nhân mới, ủng hộ ý kiến về “phá hủy mang tính đảm bảo” (MAD) như là biện pháp răn đe cuối cùng đối với chiến tranh với khối Liên Xô.
Theo ông, thay vì chỉ có 2 lựa chọn, hoặc là không có chiến tranh, hoặc sự phá hủy toàn cầu, Mỹ có thể chọn lấy một vài mục tiêu như cơ sở quân sự để làm điểm tấn công hạt nhân, phá hủy hệ thống cơ sở vật chất của các nước XHCN.
Dù vậy, chủ trương của Schlesinger bị khước từ nhưng có những ảnh hưởng nhất định tới những thỏa thuận giữa Mỹ và các nước XHCN, đặc biệt là Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược (SALT II).
Như vậy, các lí do chính đã khiến Mỹ từ bỏ mọi dự tính, kế hoạch về sử dụng vũ khí hạt nhân tại Việt Nam trong suốt thời kỳ chiến tranh, bao gồm:
Chính quyền Mỹ và các quan chức cấp cao nhận ra việc Mỹ đang tiêu tốn quá nhiều sức lực vào cuộc chiến tranh Việt Nam trong khi đồng thời phải giữ gìn sức mạnh tại các khu vực khác như Triều Tiên. Họ không muốn sa lầy và tiêu tốn thêm những khoản chi phí khổng lồ cho chiến trường này.
Thứ hai, việc sử dụng vũ khí có sức tàn phá khủng khiếp có thể tác động tới các nước láng giềng, khiến cuộc chiến tranh có thể mở rộng và động chạm tới Trung Quốc hay các quốc gia ở Tây Thái Bình Dương khác, đặc biệt là Đài Loan, Philippines, Hàn Quốc, nơi Mỹ đặt các cơ sở quân sự. Nó cũng sẽ châm ngòi cho một cuộc chiến với chủ nghĩa Cộng sản trên toàn thế giới.
MẠNH THẮNG (ĐẤT VIỆT ONLINE)

http://reds.vn/index.php/lich-su/ho-so-tu-lieu/3067-nhung-am-muu-tan-cong-hat-nhan-tung-de-doa-viet-nam
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Bóng đèn do ai thiết kế, máy bay do ai thiết kế, kết nội mạng và vi tính do ai thiết kế, .... ???? .
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Bóng đèn do ai thiết kế, máy bay do ai thiết kế, kết nội mạng và vi tính do ai thiết kế, .... ???? .
máy bay bóng đèn xem lại nhé =)) ko phải Mỹ cả đâu cả máy tính bóng bán dẫn nữa. Mạng máy tính cũng chưa chắc à nha.

Hỏi tí luôn: giấy do ai phát minh ? thuốc súng của ai ?
 
Chỉnh sửa cuối:

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Là bàn, ... Vấn đề nào cũng có gốc rễ của nó, các cụ tranh luận đến " tết " .
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
máy bay bóng đèn xem lại nhé =)) ko phải Mỹ cả đâu cả máy tính bóng bán dẫn nữa. Mạng máy tính cũng chưa chắc à nha.

Hỏi tí luôn: giấy do ai phát minh ? thuốc súng của ai ?
Hợ đang quân sự nhẩy sang dân sự. Dư lào?
 

tranhuyphong89

Xe tăng
Biển số
OF-158761
Ngày cấp bằng
30/9/12
Số km
1,528
Động cơ
365,525 Mã lực
Thấy các cụ tranh luận quá nhiều về nguồn gốc vũ khí, không có hạt thì sao có cây. Em nghĩ nên gác lại vụ này.
 
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Bóng đèn do nhà khoa học Nga và Anh tạo ra độc lập , chả phải của Edison
Thuốc súng đầu tiền từ vùng trung Á sử dụng sau công nguyên chứ cũng é phải trung cẩu phát minh luôn.
 

Mannschaft

Xe điện
Biển số
OF-17341
Ngày cấp bằng
14/6/08
Số km
3,263
Động cơ
537,254 Mã lực
Nơi ở
Bốn bể là nhà
Thờitây sơn thuyền chiến còn oách ngang tầu anh pháp. Giá mà ng ánh chết vì sóit rét thì.... vn é khổ
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Thuốc súng đầu tiền từ vùng trung Á sử dụng sau công nguyên chứ cũng é phải trung cẩu phát minh luôn.
Em nhớ là nó bán đầy ra trước CN ở Địa trung hải rồi. Đọc lâu rồi để lục lại

Bóng đèn do nhà khoa học Nga và Anh tạo ra độc lập , chả phải của Edison
Cả Bóng bán dẫn, chip máy tính nữa bác, Anh, Pháp, Đức, ngay cả máy bay bọn Pháp cũng cãi với bọn Mỹ. Chứ chả có ông Mỹ nào làm cái gì ra hồn, cái gì cũng ra sau hoặc tranh chấp bằng công ước này nọ trước WW2 bọn Mỹ là chúa đẻ ra nhiều công ước bản quyền sáng chế nhất. Hài nhất là bóng đèn, cái này phổ biến toàn cầu. Mỹ có 1 cái họ phát minh thực tiễn mà chúng ta đang sử dụng là Internet, cơ mà cái này cũng có vấn đề nếu ai hứng tranh luận thì pm :))
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-294759
Ngày cấp bằng
3/10/13
Số km
1,385
Động cơ
-8,704 Mã lực
Người RỆP làm ra thuốc súng thời phải cụ àh :D
Hồi chiều em có đọc sơ qua nhưng do em bận quá nên không nhớ tên quốc gia, chỉ nhớ là ở trung á, hình như là vùng Áp ga nít tăng hay Pa kít tăng gì đó.
Lịch sử

Người phương Tây thường cho rằng, các đạo sĩTrung Quốc thế kỷ 9[4], trong khi luyện đan, đã tình cờ phát hiện ra phản ứng cháy của hỗn hợp có diêm tiêu[5]"[6]. Người Trung Quốc khảo cứu các tài liệu từ thời nhà Tầnthế kỷ 7. Tuy nhiên, nhiều người tin rằng người Trung Á, nơi có những mỏ diêm tiêu tự nhiên, đã phát hiện ra tính dễ gây cháy của chất ôxi hóa khá mạnh này, rồi mới truyền vào Trung Hoa.
Nhiều tài liệu lịch sử cho thấy, Assyria đã có những chiến thuyền đốt chuyên nghiệp như các hỏa thuyền của tàu. Chất đốt có thể là dầu lửa trộn với diêm tiêu, lưu hoàng. Hy Lạp nhận được kỹ thuật hỏa thuyền muộn hơn, nhưng chất đốt lại chỉ còn là dầu mỡ thông dụng, không thấy nói đến diêm tiêu. Kinh truyện cổ nhất của đạo Thiên chúa (bao gồm Do Thái giáo, Ki-tô giáo, Hồi giáo) cũng đề cập đến ánh lửa diêm tiêu nhưng không rõ đời sau viết thêm vào hay là có từ trước[7]. Những bằng chứng trên cho thấy, trong thiên niên kỷ liền trước Công nguyên người ta đã dùng hỏa dược, chủ yếu ở Trung Đông[8]. Nhiều người đọc dã sử Tam Quốc Diễn Nghĩa thường cho rằng Hoàng Cái dùng hỏa thuyền có diêm tiêu-lưu hoàng đốt Tào Tháo trong trận đánh Xích Bích. Nhưng theo những thứ tin cậy, như Tam Quốc Chí, thì trận này Chu Du đã dùng các thuyền buồm chở rơm cỏ khô, phía sau có thuyền nhỏ để tổ lái rút lui, các thuyền này áp sát các Mông Xung thuyền (蒙衝) của Tào Tháo, được ghi chép nhiều trong binh thư, tên Mẫu Tử thuyền[9].
Trong cuốn binh thư Võ kinh tổng yếu (武经总要), xuất bản thế kỷ 11, đã mô tả thành phần gần đúng của thuốc nổthuốc cháy dùng cho đạn của máy bắn đá (hồi đó gọi là sơn pháo).
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Tàu ngầm AIP đầu tiên được đưa vào biên chế Pochtovy của Đế Quốc Nga năm 1908



Tiếp đó là tàu ngầm hiện đại sau WW2 AIP Quebec-class cũng của Nga



À quên mất Mỹ ko có đủ trình độ thiết kế tàu ngầm loại này =))

Tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo đầu tiên của TG Zulu class của Liên Xô vào năm 1956, trong khi USS Nautilus là tàu ngầm lắp cái máy chạy hạt nhân rồi tự phong là đầu tiên. Chứ chả có tính răn đe hạt nhân nào hết ngoài 6 quả ngư lôi tự vệ, thì tàu K-19 vừa chạy hạt nhân vừa tải lên đó tên lửa đạn đạo R-13



Ôi tổ của Ohio =))
 
Chỉnh sửa cuối:

heocon0504

Xe tải
Biển số
OF-130305
Ngày cấp bằng
10/2/12
Số km
477
Động cơ
378,202 Mã lực
Osprey V-22 với Ka-22 có họ hàng ruột rà gì ko trời =))
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,331
Động cơ
390,417 Mã lực
Phát hiện súng phóng lựu Mỹ 'nhái' RPG-7 của Liên Xô


Trong số các vũ khí trang bị cho lực lượng đặc nhiệm Peru, người ta đã phát hiện thấy "biến thể" RPG-7 do công ty Airtronic Inc của Mỹ sản xuất, "nhái" theo khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại của Liên Xô.


Vào cuối tháng 7 vừa qua tại thủ đô Lima, Peru đã tổ chức lễ duyệt binh kỷ niệm 192 năm ngày giành được độc lập. Trong số các vũ khí trang bị cho lực lượng đặc nhiệm nước này, người ta phát hiện thấy biến thể RPG-7 do công ty Airtronic Inc của Mỹ sản xuất, "nhái" theo khẩu súng chống tăng RPG-7 huyền thoại của Liên Xô.

Lực lượng đặc nhiệm của Peru sử dụng súng phóng lựu RPG-7 nhái do công ty Mỹ có tên Airtronic sản xuất
Theo trang web Altair của Ba Lan, thì Peru là nước đầu tiên được Mỹ xuất khẩu cho loại vũ khí này. Công ty Airtronic của Mỹ là công ty vũ khí nổi tiếng với các sản phẩm súng phóng lựu 40 mm như seri M-203.
Biến thể RPG-7 "nhái" này được công ty Airtronic giới thiệu tại Mỹ lần đầu tiên năm 2009 (theo một số nguồn tin thì nó được sản xuất dưới sự giám sát của lực lượng đặc nhiệm Mỹ) và đã được cải tiến nâng cấp vài lần.
Khác với khẩu RPG-7 nguyên bản, sản phẩm của Airtronic được gắn kèm 7 ray gắn phụ kiện kiểu Picatinny ở xung quanh thân súng. Thiết kế này cho phép người sử dụng gắn nhiều loại kính ngắm, cũng như các khí tài hỗ trợ khác như các loại tay cầm hình dạng khác nhau hay thậm chí là cả báng súng M4 carbine.

Súng phóng lựu Mk-777 loại mới của Airtronic cũng sản xuất theo mẫu RPG-7
Ống phóng của loại vũ khí này không được đúc theo cách thông thường như nguyên bản mà cuốn từ thép tấm loại 4140/4150 chuyên để sản xuất súng trường. Điều nay cho phép "biến thể" RPG-7 có thể được sản xuất hàng loạt dễ dàng hơn đồng thời cũng tăng độ chính xác. Đồng thời, giúp loại súng này có thể sử dụng với các loại kính ngắm có tầm tối đa tới 1.000 mét và bản thân ống phóng cũng chịu được 1.000 phát bắn.
"Hàng nhái" RPG-7 có khối lượng chỉ 6,35 kg với chiều dài 909 mm. Trong cuộc duyệt binh kể trên, người ta có thể thấy loại súng này được sử dụng trong lực lượng đặc nhiệm Peru đã được gắn loại kính ngắm Holographic của công ty Eotech.
Theo nhà sản xuất công bố, loại súng này có thể sử dụng mọi loại đạn được sản xuất cho súng RPG-7 nguyên bản đang hiện diện trên toàn thế giới.
Thêm vào đó, công ty Airtronic cũng đang phát triển một biến thể súng phóng lựu mới dựa trên RPG-7 với tên gọi Mk-777. Loại súng phóng lựu này chỉ nặng 3,5 kg. Tuy nhiên, nó được làm kém bền hơn loại đã sản xuất trước đó với ống phóng chỉ chịu được 250 phát bắn.

http://soha.vn/quan-su/phat-hien-sung-phong-luu-my-nhai-rpg7-cua-lien-xo-20130808152628876.htm
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,881
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
50
Em nghĩ phải nói đúng mấy cái hình trên là thời LX .. khoa học kỹ thuật quân sự rất hùng mạnh .. thời a Ngố thì chả làm được cái gì ra hồn, chỉ còn cái bóng của Xô Viết ..
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top