- Biển số
- OF-115758
- Ngày cấp bằng
- 6/10/11
- Số km
- 4,354
- Động cơ
- 425,516 Mã lực
- Nơi ở
- Lương Sơn, Hoà Bình
ô hay, đề phòng vẫn hơn chứ phỏng cụ? Về mặt xác suất, 1 thằng lính biệt kích trang bị tận răng vẫn có thể bị giết bởi mũi lao của 1 thằng thổ dân. Nói như cụ thì thằng Pháp nhợn làm được quả AASM phóng từ cách xa 50km để làm gì sao không xông vào tầm bắn của hệ thống phòng không địch rồi khoe ECM nhà tao siêu phàm? Nga nhợn không làm được nên mới nướng 6 cái máy bay hồi đánh Gruzia cụ ợ.
Về Tomahawk thì em nhắc lại câu hỏi của cu Mazpeed là Nga có cái nào tương tự chưa? Còn chém suông thì khác gì thằng Tàu khoe dùng Đông Phong diệt TSB Mỹ?
Hộ ông mannschaft phát
Raduga Kh-55
Kh-55 (tiếng Nga: Х-55; NATO:AS-15 'Kent'; RKV-500 là một loại tên lửa hành trình phóng trên không của Liên Xô/Nga, loại tên lửa có tính năng tương đương của Mỹ là AGM-86 ALCM. Được thiết kế bởi MKB Raduga, nó có tầm bắn lên đến 3.000 km (1.620 nmi) và có thể mang đầu đạn thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Nó được dành cho các máy bay ném bom. Nó có một số biến thể trang bị đầu đạn thường chủ yếu cho tác chiến chiến thuật, như Kh-65SE và Kh-SD, nhưng chỉ có Kh-101 và Kh-555 xuất hiện và đưa vào trang bị. Đối lập với thông tin thông thường, Kh-55 không phải là cơ sở cho RK-55 Granat (SS-N-21 'Sampson' phóng từ tàu ngầm và SSC-X-4 'Slingshot' phóng từ mặt đất).
Một đơn vị sản xuất Kh-55 đã được Nga cung cấp cho Trung Quốc, đặt tại Thượng Hải vào năm 1995 và được sử dụng nhằm sản xuất một vũ khí tương tự cho Trung Quốc. Những đơn vị sản xuất Kh-55 còn lại ở Ukraina sau Chiến tranh Lạnh có thông tin nói rằng chúng xuất hiện tại Trung Quốc và Iran vào năm 2001, khiến cho mối quan tâm đến công nghệ tên lửa tăng cao.
Vào cuối thập niên 1960, nghiên cứu "Ekho" của viện GosNIIAS kết luận rằng nó sẽ được triển khai hiệu quả hơn rất nhiều, các tên lửa hành trình cận âm có giá đắt hơn nhiều so với các tên lửa hành trình siêu âm.[5] Công việc bắt đầu tại cục Raduga với mẫu tên lửa hành trình phóng trên không mới vào năm 1971, với chuyến bay thử đầu tiên vào năm 1976.[6] Sự xuất hiện loại AGM-86 ALCM của Không quân Mỹ trong cùng năm đó đã khiến chương trình được thúc đẩy nhanh hơn, với việc Không quân Xô viết đưa ra một yêu cầu chính thức về một loại tên lửa hành trình phóng trên không vào tháng 12-1976.[5] Kh-55SM tầm xa được phát triển một vài năm trước khi đi vào hoạt động. Vào cuối thập niên 1980 công việc lại tiếp tục bắt đầu với một loại tên lửa thay thế trang bị đầu đạn thông thường (Kh-101) hay đầu đạn hạt nhân (Kh-102)[3] và khả năng tàng hình tốt. Nó được thiết kế bởi kỹ sư Igor Seleznyev thuộc Raduga.[2] Tầm quan trọng của tên lửa tiên tiến này được ví như "force multipliers", nó giúp Nga tăng cường sức mạnh cho các phi đội máy bay ném bom lúc đó đang xuống cấp từ đầu thập niên 1990.[4] Sự thất bại của loại tên lửa Kh-90 (AS-19 'Koala') động cơ ramjet đầy tham vọng khoảng năm 1992 đã dẫn đến một quyết định nhằm khôi phục lại tầm quan trọng trong việc cải tiến Kh-55, đặc biệt để đạt được độ chính xác cần thiết <20 m khi tấn công vào các mục tiêu là cơ sở hạ tầng với đầu đạn thông thường - trái ngược với đầu đạn hạt nhân. Cuộc phóng thử đầu tiên của Kh-101 vào năm 1998, và bắt đầu thử nghiệm đánh giá trong năm 2000.[3]
Sau khi kết thúc Chiến tranh Lạnh và các hiệp ước cấm triển khai vũ khí hạt nhân đã hạn chế việc triển khai các tên lửa hạt nhân tầm xa, Nga đã thực hiện các nỗ lực để phát triển các phiên bản của Kh-55 với các đầu đạn thông thường. Đầu tiên là Kh-65SE (phát triên từ Kh-55) có tầm bắn 600 km được giới thiệu năm 1992, sau đó là phiên bản chiến thuật Kh-SD tầm bắn 300 km của Kh-101 cho xuất khẩu, và cuối cùng là Kh-555.[1] Năm 2001, Không quân Nga đã lựa chọn Kh-101 và Kh-555 để phát triển.[1]
Một tài liệu tiếng Nga năm 1995 đã đưa ra giả thuyết về việc một đơn vị sản xuất hoàn chỉnh đã được chuyển đến Thượng Hải, nhằm phát triển một tên lửa hành trình trang bị đầu đạn hạt nhân. Ban đầu người ta nghĩ rằng loại tên lửa này dựa trên mẫu Raduga Kh-15 (AS-16 'Kickback') tầm bắn 300 km, nhưng nó là Kh-55 đã được chuyển giao cho Trung Quốc.[
Tên lửa được trang bị một động cơ turbofan R95-300, với các cánh bật ra khi bay ở vận tốc hành trình. Nó có thể được phóng từ cả trên độ cao lớn và độ cao thấp, và bay ở tốc độ dưới âm ở độ cao thấp (dưới độ cao 110 m/300 ft). Sau khi phóng, tên lửa triển khai động cơ, đuôi và cánh ghấp. Nó được dẫn hướng qua một hệ thống dẫn đường kết hợp với hệ thống dẫn đường tham chiếu địa hình sử dụng radar và hình ảnh lưu trữ trong bộ nhớ của tên lửa để tìm đến mục tiêu. Điều này cho phép tên lửa tự dẫn hướng đến mục tiêu với độ chính xác cao, với một khả năng lệch mục tiêu (CEP) là 15 mét
Điều này cho phép các missile chính nó để hướng dẫn cho các mục tiêu ở mức cao độ chính xác, với một báo cáo CEP là 15 mét.
Kh-55 gốc có một động cơ vứt được, Kh-65SE có một động cơ turbojet cố định gắn ngoài, trong khi Kh-SD có động cơ bên trong thân của tên lửa.
Kh-55 phiên bản gốc đi vào hoạt động năm 1984.[6] Kh-55SM năm 1987.[6] Kh-55SE trang bị đầu đạn thường phóng thử nghiệm vào 13 tháng 1-2000, và sử dụng lần đầu trong các bài tập trong cuộc tập trận Black Sea diễn ra vào 17-22 tháng 4 năm 2000.[8] Kh-555 được trang bị vào năm 2004, hình ảnh đầu tiên của Kh-101 xuất hiện năm 2007.[9]
Kh-55 có thể được trang bị cho Tupolev Tu-95MS ('Bear-H')[6] và Tu-142M ('Bear-F'),[6] và Kh-55SM trang bị cho Tupolev Tu-160 ('Blackjack').[6] Biến thể Tu-95MS16 (Tu-95MSM) có thể mang được 16 quả tên lửa Kh-55, 10 quả dưới mấu treo dưới cánh và 6 quả treo ở thiết bị phóng quay MKU-6-5.[9]
Kh-55 cũng đã được thử nghiệm trên Tu-22M ('Backfire').[6] Phiên bản chiến thuật Kh-SD cũng có thể trang bị trên Tu-95MS (14 quả) và Tu-22M (8 quả);[1] Kh-101 dự kiến sẽ trang bị cho Tu-160 (12 quả), Tu-95MS16 (8 quả), Tu-22M3/5 (4 quả) và Su-32 (2 quả).[3]
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Ukraina có 1.612 quả Kh-55, một phần vũ khí cho 19 chiếc Tu-160 thuộc Trung đoàn ném bom hạng nặng số 184 tại Priluki và 25 chiếc Tu-95MS thuộc Trung đoàn ném bom hạng nặng số 182 tại Uzin-Shepelovka.[10] Có thông báo rằng Ukraina đã yêu cầu 3 tỉ USD để các máy bay và tên lửa quay lại Nga.[10] Vào tháng 10-1999, một thỏa hiệp đã đạt được, trong đó Nga phải trả 285 triệu USD cho 11 máy bay và 575 quả tên lửa,[10] trong khi phần còn lại sẽ bị tiêu hủy theo chương trình giải trừ quân bị do Mỹ tài trợ.[11] Tuy nhiên, vào tháng 3-2005, trưởng công tố Ukraina là Svyatoslav Piskun nói rằng vào năm 2001, 12 tên lửa Kh-55 đã xuất khẩu cho Iran và 6 quả cho Trung Quốc.[11]
Biến thể
- Kh-55 (NATO 'Kent-A', RKV-500A, Izdeliye 120) - mẫu đầu với tầm bắn 2.500 km.
- Kh-55-OK - tên phát triển của Kh-55SM
- Kh-55SM (NATO 'Kent-B', RKV-500B, Izdeliye 121) - với hệ dẫn đường TERCOM (Terrain Contour Matching) và thùng nhiên liệu phụ để tăng tầm bắn lên 3000 km.
- Kh-101/102 (Izdeliye 111) - phiên bản tàng hình phát triển thay thế cho Kh-55SM vào cuối thập niên 1980, Kh-101 có một đầu đạn thông thường và Kh-102 có đầu đạn hạt nhân.[3] Một phiên bản động cơ propfan với tầm bắn 5000 km đã bị hủy bỏ vào năm 2000.[3] Accuracy is reportedly 6–9 m.[4]
- Kh-65SE - phiên bản chiến thuật xuất hiện năm 1992 với đầu đạn thông thường 410 kg và tầm bắn giới hạn 600 km[6] theo hiệp ước INF.
- Kh-SD (средней дальности Srednei Dalnosti - 'Medium Range - Tầm trung') - phiên bản đầu đạn thường tầm bắn 300 km xuất hiện năm 1995, có thể cho xuất khẩu. Dùng chung thành phần với Kh-101, tầm bắn tăng lên 600 km khi bắn từ độ cao lớn, nhưng Kh-SD bị hoãn lại vào năm 2001.[1] Một đầu dò radar chủ động khác cũng được đề xuất cho nhiệm vụ chống hạm.
- Kh-555 (NATO 'Kent-C', Kh-55SE, Kh-55Sh)[6] - phiên bản trang bị đầu đạn thường với hệ dẫn đường cải tiến và đầu đạn được phát triển từ bài học khi NATO không kích Nam Tư năm 1999. Hoạt động từ năm 2000.[8]