Tôi xin giải thích một góc nhìn mà thực tế đã và đang xảy ra trong vấn đề mua xe ô tô không đem về mà để lại cho người bán dùng luôn:
Trong thực tế có vấn đề vay tiêu dùng và vay ngân hàng mua xe ô tô. Một người tính như sau: vay ngân hàng trả góp để mua 1 xe ô tô, hàng tháng trả góp. Một chiếc xe bình quân trả góp 3 năm thì xong.
Người mua xe dùng xe đó sau khi mua có thể giao xe cho người khác kinh doanh để thu tiền tháng và tiền ấy dùng trả góp. Sau 3 năm, người này trả xong ngân hàng và họ "lãi" luôn con xe đang sử dụng này.
Từ cái thực tế kia, một ông A bán xe cho ông B kia. Nhưng ông B chỉ dùng mỗi tuần có 1- 2 ngày, còn lại là xe ở không. Vậy nên ông A bán xong thì lại thuê luôn chiếc xe của ông B vừa mua của mình. Cái này hai bên cùng có lợi vì ông B kia xe nhàn, cho thuê tuần 5 ngày. Xe ông A giữ vì như vậy B không tốn tiền thuê chỗ đậu xe, bên ông A vừa chủ động dùng xe kinh doanh, hàng tháng trả tiền thuê cho ông B theo thỏa thuận. Ông A thì vừa bán được tiền, vẫn còn xe chạy thuê và có việc. Tiền hàng tháng ông nào nợ ngân hàng thì vẫn trả góp đủ.
Bên trên là nói theo thực tế xuôi chiều và tử tế với nhau.
Nhưng cách này nó nảy sinh vài trò ví như ...lừa đảo! Lừa đảo ở chỗ nếu ông A tham và thiếu tiền, sẽ tiếp tục mang con xe đó bán khống cho người thứ 3...đó chính là trả lời cho câu hỏi sau của bác: tạo điều kiện cho phạm tội. Rất đúng!
Từ đây, sẽ là một chuỗi rắc rối phát sinh mà cơ quan pháp luật sẽ phải bóc tách, vận dụng đúng luật lá để xử. Tất nhiên, anh ngân hàng chắc nhất khi anh ấy nắm chuôi.
Cái lý mua xe không đem về có vài cái lợi như không phải trông coi xe, không phải tốn tiền thuê đậu xe đêm, bảo dưỡng nhẹ...vv