ĐƯỜNG DƯƠNG "ĂN CHẶN" HÀNG TỶ ĐỒNG TỪ VIỆC THU PHẾ NGƯỜI CHẾT ĐI HỎA TÁNG? Những năm gần đây, dịch vụ hỏa táng người chết đang rất phát triển tại Thái Bình. Khi có đám ma, nhiều gia đình cũng đã chọn phương án mai táng này cho người thân của mình, bởi vì nhanh gọn, sạch sẽ và có thể nói là văn minh. Trong khi tỉnh Thái Bình vẫn chưa có đài hóa thân thì Nam Định và Hải Phòng là lựa chọn tối ưu nhất. Nhưng hầu hết ở Thái Bình đều đưa sang Nam Định cho gần. Theo thống kê, Thái Bình có khoảng 23-25 đơn vị làm dịch vụ mai táng. Từ khoảng cuối năm 2017 đến trước khi đối tượng bị bắt tạm giam. Các Công ty làm dịch vụ hỏa táng người chết tại Thái Bình sẽ phải đóng tiền “phế” cho đại ca Đường Nhuệ số tiền 500.000đ/ 1 đám. Số tiền này các gia đình người chết sẽ phải chịu và được cộng vào chi phí bên ngoài dịch vụ tang lễ. Khoảng thời gian từ đầu năm 2018, Đường Nhuệ cũng đã huy động đàn em đến gặp gỡ các doanh nghiệp dịch vụ mai táng yêu cầu không được làm việc trực tiếp với Đài hóa thân hoàn vũ Nam Định, mà nếu đám nào muốn đi hỏa táng phải thông qua Hiệp hội tang lễ Thái Bình, tất nhiên hiệp hội này do Đường “Nhuệ” đứng đầu. Các trường hợp doanh nghiệp khi nhận đưa người đi hỏa táng phải báo cáo lại chi tiết thông tin về thời gian, địa điểm cho nhóm của Đường Nhuệ. Căn cứ vào số liệu này, hàng tháng, các doanh nghiệp nộp đủ tiền cho nhóm giang hồ này. Theo nguồn tin đáng tin cậy, tại Đài hóa thân hoàn vũ tỉnh Nam Định, trung bình mỗi ngày tại tiếp nhận và hỏa táng khoảng 10-15 đám từ Thái Bình đưa sang. Như vậy, tính sơ trong một tháng, gia đình “bồ tát” sống Đường Dương sẽ thu được khoảng 150 đến 200 triệu đồng. Chỉ cần tính nhẩm cũng sẽ ra, một năm sẽ thu được khoảng trên dưới 2 tỷ đồng. Như vậy, hơn 2 năm qua (từ cuối 2017 đến nay), số tiền mà gia đình Đường Dương có thể “ăn chặn” của người chết sẽ ở khoảng trên dưới 5 tỷ đồng. Một con số nằm mơ tôi cũng không tưởng tượng được. Tôi cũng nói rồi, tôi không bỉ bôi việc đi từ thiện của họ. Bởi, từ thiện là tốt, là giúp ích cho xã hội. Nhưng việc lợi dụng từ thiện để đánh bóng bản thân, làm hoe ố của hai chữ “từ thiện” thì tôi cực kì lên án. Các anh/chị nghĩ gì nếu trong trường hợp “bồ tát” sống này ăn chặn tiền của người chết rồi đi bố thí cho người sống? Chỉ cần nhắc thôi có lẽ ai cũng thấy rùng rợn. Tôi nghĩ đó là tận cùng của sự bất nhân. Lại nói về việc đi từ thiện, trao quà và làm hình ảnh của “bồ tát” sống Đường Dương. Nhiều anh/chị làm công tác nhân đạo còn nói với tôi rằng, mỗi lần được vợ chồng này mời đi trao quà, họ còn từ chối và không muốn nhận sự ban ơn đó. Bởi, trong thâm tâm họ ai cũng hiểu mục đích của chuyến từ thiện đó là gì và số tiền được đưa đi từ thiện ở đâu mà ra. Sự việc này tôi nghĩ còn rất nhiều uẩn khúc và nhiều điều đáng nói. Cơ quan CSĐT Công an sẽ vào cuộc để điều tra thêm để có câu trả lời thỏa đáng cho dư luận. Con số cụ thể, chính xác thì chúng ta phải chờ cơ quan này thì mới khẳng định chính xác được nên tôi sẽ nói chỉ dừng ở mức nghi án. Ở một diễn biến khác, ngày 12/4, Cơ quan CSĐT đã có lệnh khởi tố và bắt tạm với thêm 2 đàn em của Đường Nhuệ là Phạm Xuân Hòa và Đào Văn Bằng. Nhưng thời điểm đó đối tượng Hòa đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Đến chiều 13/4, đối tượng này đã ra đầu thú sau khi dạt sang Hưng Yên. Cũng trong chiều qua, ông Nguyễn Hồng Diên, Bí thư Tỉnh uỷ Thái Bình đã yêu cầu Công an tỉnh cần xử lý nghiêm vụ án trên đồng thời mở rộng điều tra những dấu hiệu phạm tội ở nhiều lĩnh vực khác của gia đình Đường Dương. P/S: Hi vọng Công an tỉnh Thái Bình sẽ quyết liệt đến cùng, không có vùng cấm để làm sáng tỏ vụ án trên. Đó là câu trả lời tốt nhất đối với người dân và dư luận Thái Bình vào lúc này. --- Bá Linh, NBĐT Theo nb Vũ Tiến Phòng, Reatimes