- Biển số
- OF-33666
- Ngày cấp bằng
- 21/4/09
- Số km
- 2,581
- Động cơ
- 510,703 Mã lực
Báo Thanhnienonline có đăng tin là Tổng cục đường bộ có trả lời về khái niệm ngã 3. Theo các bác thì bác Đông bây giờ sẽ chiến với xxx Cầu giấy như thế nào đây?
Tổng cục Đường bộ giải thích khái niệm “ngã ba”
Liên quan đến vụ án công dân kiện CSGT tại TP.Hà Nội, Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản giải thích khái niệm về “ngã ba” và hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Theo tổng cục này, dù luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có định nghĩa cụ thể, nhưng ngã ba được hiểu là nơi hai đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, hoặc là nơi đường giao nhau cùng mức có 3 nhánh đường. Đối với việc xác định điểm giao tiếp giữa phố Phan Văn Trường với phố Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có phải là ngã ba hay không, Tổng cục cho rằng đây là trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định trên thực tế hiện trường.
Sơ đồ “ngã ba” gây tranh cãi
Tổng cục Đường bộ cũng lưu ý, nếu xác định toàn bộ tuyến phố Xuân Thủy cấm đỗ xe thì Sở GTVT TP.Hà Nội cần xem xét các quy định hiện hành để cắm biển báo phù hợp, để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết chấp hành. Cụ thể, biển báo có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ. Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
Như Thanh Niên đã thông tin, trong tháng 6 và 9.2011, TAND các cấp Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án hành chính một công dân khởi kiện CSGT liên quan đến "ngã ba". Theo đó, ông Nguyễn Đức Đông, ngụ tại H.Từ Liêm, TP.Hà Nội điều khiển xe ô tô từ đường Phan Văn Trường ra đường Xuân Thủy. Tại điểm giao này do không thấy biển báo nên ông đã đỗ xe trước số 61-63 Xuân Thủy và bị CSGT - trật tự - phản ứng nhanh của Q.Cầu Giấy lập biên bản, xử phạt 800.000 đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày, với lý do "đỗ xe trên tuyến phố bị cấm". Không chấp nhận việc “không có biển báo vẫn bị phạt” nên ông Đông đâm đơn kiện Công an Q.Cầu Giấy. TAND hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã lần lượt bác đơn kiện của ông Đông, nhưng ông này vẫn tiếp tục khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng.
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111114/Tong-cuc-Duong-bo-giai-thich-khai-niem-nga-ba.aspx
Tổng cục Đường bộ giải thích khái niệm “ngã ba”
Liên quan đến vụ án công dân kiện CSGT tại TP.Hà Nội, Tổng cục Đường bộ VN vừa có văn bản giải thích khái niệm về “ngã ba” và hướng dẫn áp dụng một số quy định pháp luật giao thông đường bộ.
Theo tổng cục này, dù luật Giao thông đường bộ năm 2008 không có định nghĩa cụ thể, nhưng ngã ba được hiểu là nơi hai đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, hoặc là nơi đường giao nhau cùng mức có 3 nhánh đường. Đối với việc xác định điểm giao tiếp giữa phố Phan Văn Trường với phố Xuân Thủy (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) có phải là ngã ba hay không, Tổng cục cho rằng đây là trách nhiệm của Chủ tịch UBND TP.Hà Nội chỉ đạo cơ quan chuyên môn xác định trên thực tế hiện trường.
Tổng cục Đường bộ cũng lưu ý, nếu xác định toàn bộ tuyến phố Xuân Thủy cấm đỗ xe thì Sở GTVT TP.Hà Nội cần xem xét các quy định hiện hành để cắm biển báo phù hợp, để người tham gia giao thông dễ dàng nhận biết chấp hành. Cụ thể, biển báo có hiệu lực bắt đầu từ chỗ đặt biển trở đi. Nếu vì lý do nào đó, biển phải đặt cách xa chỗ định cấm hoặc hạn chế thì phải đặt biển phụ. Nếu đoạn đường phải thi hành biển cấm có giá trị rất dài hoặc là tại các ngã ba, ngã tư có xe đi vào đoạn đường ấy thì các biển cấm phải được đặt nhắc lại.
Như Thanh Niên đã thông tin, trong tháng 6 và 9.2011, TAND các cấp Hà Nội đã đưa ra xét xử vụ án hành chính một công dân khởi kiện CSGT liên quan đến "ngã ba". Theo đó, ông Nguyễn Đức Đông, ngụ tại H.Từ Liêm, TP.Hà Nội điều khiển xe ô tô từ đường Phan Văn Trường ra đường Xuân Thủy. Tại điểm giao này do không thấy biển báo nên ông đã đỗ xe trước số 61-63 Xuân Thủy và bị CSGT - trật tự - phản ứng nhanh của Q.Cầu Giấy lập biên bản, xử phạt 800.000 đồng, tạm giữ giấy phép lái xe 30 ngày, với lý do "đỗ xe trên tuyến phố bị cấm". Không chấp nhận việc “không có biển báo vẫn bị phạt” nên ông Đông đâm đơn kiện Công an Q.Cầu Giấy. TAND hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã lần lượt bác đơn kiện của ông Đông, nhưng ông này vẫn tiếp tục khiếu nại đến nhiều cơ quan chức năng.
http://www.thanhnien.com.vn/Pages/20111114/Tong-cuc-Duong-bo-giai-thich-khai-niem-nga-ba.aspx