Nay rảnh, gõ vài dòng về chuyện cô Tuất.
Xin lỗi cô Tuất trước vì thẳng ra, cô chỉ là một trong cả ngàn trường hợp thôi. Mà cái ngành GD cứ thế này thì cả chục, vài chục ngàn giống cô. Bình tĩnh.
Kế là anh Đoàn Ngọc Hải, xem ra chỉ mới đọc báo thấy tin mà tâm thư tâm thiếc lên tận đẩu đâu thì cũng có vẻ hơi lạm dụng cái danh tiếng Ai Dồ của lòng người. Lẽ ra, anh chỉ lặng yên mà làm hay gọi cú điện thoại thắc mắc cho êm chứ rùm lên, người trong cuộc họ cười anh hơi vội vã. Nghe phải nghe hai tai.
Bây giờ khái quát: Giáo dục của chúng ta có nhiều chòm thối nát. Có chỗ, nó còn thành một công xốc xi om như chuyện chuyển trường, anh giúp tôi, tôi giúp cháu. Những chòm thối nát, công xi… đó kiểu Sầm Đức Xương. Giao hàng Võ Văn Tô; Thi cử ở Phú Xuyên, Thường Tín; Bác sĩ tương lai của Hà giang, Hòa Bình…Khỏi dẫn chứng nhiều.
Một số trong Đám giáo viên trong ngành thì…than ôi! Chỉ khi đụng chạm đến họ thì mới dám lên tiếng. Bình thường, họ vẫn tiếp tay cho lạm thu, dàn dựng bảo vệ thành tích thôi. Bởi lợi ích thứ 3 vốn có và nhất là cái sợ vô hình bóp nghẹt tất cả chút dũng khí trong họ. Cái sợ vô hình: Dạy giỏi coi chừng đi chùi toa lét. Coi chừng tao liên hệ với bạn tao đầy mày lên vùng xa vùng cao. Coi chừng nữa vì ngạch công chức, giáo viên, quản lý giáo dục có thể chuyển về làm hành pháp, làm thanh tra, ủy ban…các kiểu. Lúc ấy con em nhà ngươi dưới quyền ta sống nổi không? ..??VV và Vi vi. Vậy đó, nhân viên bình thường sợ 1 thì giáo viên sợ vô hình 3. Cho nên, nói họ là một đám yên phận không quá.
Tất nhiên, thi thoảng cũng có vài anh đón gió, trở cờ đứng lên với chiêu bài chống tiêu cực. Tất nhiên nữa cứ cho là động cơ ban đầu trong sáng. Nhưng cuối cùng nhìn lại thì…lại qui về quyền lợi kém nên nói cho ra nhẽ. Hoặc giả, ví như anh Khoa vân Tảo, ban đầu cũng tạm tin. Nhưng rồi khi được quan tâm, o bế chút tưởng mình là giời, đi đâu cũng cái máy ảnh với ghi âm, phát ngôn toàn một giọng dựa hơi này nọ. Ếch chết tại miệng không sai. Rồi cuộc sống của khứa lên nó không cho lên (muốn lên lắm), thải nó không dám thải, cứ chung chiêng như trái cóc treo đầu đẳng, chán đời thành quán Nét…mang tiếng người đương thời VTV 3 bạn Bích Loan quá đi. Tôi gõ những dòng này dám chắc anh Khoa đọc được vì anh ấy cũng có nick trên này thôi. Có nghĩa rằng: Đáu tranh không có phương pháp thì chết chắc dù rằng anh có thể đúng. Hãy nhìn ông Phú Đồ Sơn xem, đối mặt với cả một bộ sậu, một nhóm lợi ích kinh khủng như thế, nhưng cuối cùng, ông ấy từ huề đến thắng!
Vậy đó, nếu không có phương pháp, không đủ chất xám để chơi ngang thì đừng có hù!
Về cô Tuất, chuyện phạm vi hẹp trong quyền lợi của cô. Nếu cái nhà trường kia nó rộng lượng, nó chí công vô tư thì …bình yên. Bây giờ còn kịp, thuê đứa nào nó giỏi xử lý khủng hoảng nó cho cái phương án. Chả đến nỗi nào…
Tuy nhiên, xét một cách tổng thể thì cái ngành giáo dục chả khác gì quả bóng tĩ tã. Bơm lên là xì xẹt. Các anh vá chỗ này nó xì chỗ kia. Vứt bỏ mua bóng mới thì không thể rồi. Vậy thì giò làm sao? Cái lão già còng xalong tôi tham mưu thế này: Xẻ đôi quả bóng ra, rà lại rồi…gia cố từ bên trong. Phá nó từ bên trong mới được chứ dán bên ngoài khác gì xây nhà từ nóc. Tại sao không cho nó…2 hội đồng? Hội đồng nào đến kỳ biểu quyết mà không được lòng phụ huynh và học sinh với giáo viên thì tạm xuống mà củng cố con người?
Nói vậy bởi một cái trường học, người hiệu trưởng giờ khác gì…thiên tử. Mà quyền hành đã kinh như thế, không sinh ra thế này, thế nọ mới là lạ.
Kết thúc còm, dẫn mấy câu vè mới đây người ta đặt ra để nói về sự …oai. Trong đó có một bà hiệu trưởng:
Ra đường gặp giao thông thì bảo tôi là cháu chú Nhanh (Đức Nhanh)
Gặp giang hồ thì bảo tao là anh thằng Luyện
Đi lên Huyện thì bảo bạn anh Vươn
Cắp sách đến trường thì …con mẹ Ngọ