Cụ nghĩ thế là sai, vì cụ ko biết luật. Toà nó xử theo đúng luật, các cụ chê gì? Khoản 1 Điều 3 Luật BVNTD: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. Vì vậy mua để bán lại ko phải là người tiêu dùng.
Tại sao phải có quy định giới hạn như thế? là vì có rất nhiều luật khác nhau điều chỉnh về quan hệ mua bán như Bộ luật dân sư, Luật Thương mại... Người mua vẫn được bảo vệ, nhưng theo quy định của các luật đó, vì mặc định là ngừoi mua và người bán bình đẳng. Còn chỉ khi nào thuộc phạm vi tiêu dùng sản phẩm, thì mới áp dụng luật BVNTD. Cái này luật các nước khác cũng quy định tương tự, tránh chồng chéo về luật.
Ở khía cạnh khác, người tiêu dùng ko nhất thiết là người mua sản phẩm. Nếu A mua sản phẩm của B về đem tặng cho C để dùng, thì lúc đó C mới là người tiêu dùng sản phẩm,chứ ko phải A, mặc dù C ko có quan hệ mua bán với B.
Bộ luật dân sự, Luật Thương mại vẫn cho phép đòi bồi thường, nhưng theo cách thức khác. Thậm chí có thể sử dụng các luật khác như Luật Chất lượng sản phẩm, Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm... để xem xét trách nhiệm của THP. Luật sư của Minh ruồi cứ bám vào Luật BVNTD trong vụ này là thể hiện sự non kém về nghiệp vụ. Nhiều khi người ta ko chết vì bệnh, mà chết vì thầy thuốc.