EM thấy nhiều Cụ không làm nghề Y nhưng vào phán như đúng rồi.
Em không chứng kiến vụ này nhưng em suy diễn và mô tả thử nhé
Bệnh nhân mất máu qua đường âm đạo, máu phun nhiều. Khi vận chuyển bằng cáng thì máu dây ra cáng, dây linh tinh xung quanh nền nhà. Như vậy người bê cáng và vệ sinh nền nhà bị phơi nhiễm.
BN vào phòng cấp cứu, BS, y tá, hộ lý phải bu vào xem vì máu chảy nhiều mà lại ở trong lỗ sâu, mỗi người 1 tay 1 chân làm nhiều thứ, trong khi máu vẫn túa ra, không bịt ngay có mà tử vong. Bất kỳ ai mó máy vào gần cũng đều có nguy cơ phơi nhiễm, rồi người dọn dẹp phòng, thu dọn ga giường, giặt giũ,... đều có thể dính máu vào tay, chân,...
Cứ tính sơ sơ cũng đủ số lượng người rồi. Chưa kể Bệnh viện lớn bao giờ cũng có sinh viên thực tập, y tá thực tập, đây là đối tượng tích cực nhất, can đảm nhất.
Cách đây 10 năm em đã chứng kiến vụ cấp cứu ở Việt Đức, 1 bạn sinh viên vào viện máu phun phè phè do tai nạn xe máy, Một BS đã chạy ngay lại dùng tay không đi găng để bịt mạch máu đang phun. Tay anh này ướt sũng toàn máu, chưa kể bạn y tá phụ giúp anh ý lau vết thương để tìm mạch máu vỡ. Trong các trường hợp này không có sự chần trừ đi găng rồi mới làm việc đâu ạ