Quá nhiều nghi vấn trong vụ “cà phê nhuộm pin” ở Đắk Nông
Bản chất thật của vụ “cà phê nhuộm pin” tại Đắk Nông là gì cần sớm được làm rõ để giải tỏa nghi vấn từ dư luận.
1. Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT - Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Intimex, Phó Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam:
Giả cà phê hay hồ tiêu đều vô lý!
"Tôi theo dõi sát vụ "cà phê nhuộm pin" ở Đắk Nông qua báo chí và trong thời gian chờ cơ quan điều tra kết luận vụ việc tôi thấy còn nhiều nghi vấn cần làm rõ. Nếu chủ cơ sở dùng phế phẩm cà phê, bột đá, lõi pin nhuộm đen để rang xay thành cà phê bột thì sẽ có mùi hắc của pin, người mua sẽ phát hiện ra ngay. Vì vậy, nếu dùng phương pháp này cơ sở phải xử lý mùi hắc phát sinh chi phí rất cao nên không phù hợp với giả định sản xuất cà phê siêu rẻ.
Còn thông tin mới đây là chủ cơ sở làm như trên để giả làm hồ tiêu để vay vốn ngân hàng cũng rất vô lý. Tôi cũng là dân trong nghề hồ tiêu (ông Đỗ Hà Nam từng là Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam - PV) nên thấy rõ là không thể dùng cà phê để làm giả hồ tiêu vì kích cỡ, mùi vị khác xa nhau, cán bộ ngân hàng không dễ bị lừa như thế. Vụ việc này cần sớm được điều tra làm rõ bản chất của hành vi vi phạm, xử lý nghiêm để răn đe người khác.
Tôi cho rằng vụ việc dùng lõi pin nhuộm cà phê là rất cá biệt nhưng có ảnh hưởng đến tâm lý một số bộ phận người tiêu dùng." – ông Nam đánh giá.
2. Ông Vũ Thế Thành (chuyên gia về an toàn thực phẩm):
Có thể có nhưng cá biệt
Vẫn có khả năng cơ sở sản xuất dùng phế phẩm cà phê sấy khô, thêm hương liệu, dùng pin tạo màu đen (than và mangan trong pin thay cho caramel) để tạo ra cà phê siêu rẻ. Tuy nhiên, tôi nhấn mạnh trường hợp cà phê nhuộm pin là rất cá biệt nhưng truyền thông, mạng xã hội đã xúm vào thổi phồng quá đáng. Bởi vì, những vi phạm về an toàn thực phẩm kiểu "bá đạo" như vậy chỉ xảy ra ở vài cơ sở nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình. Còn đa số những nơi làm cà phê, chế biến ở trong nước vẫn làm ăn đàng hoàng, đăng ký sản phẩm và chịu sự quản lý kiểm tra của cơ quan chức năng. Sự vi phạm của những đơn vị này, có chăng là sự lách luật trong kê khai thành phần để giữ bí mật công thức.
3. Bà K.O, chủ một công ty rang xay cà phê đang mở chuỗi cửa hàng cà phê tại TP HCM:
Chuyện khó tin!
Hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề nhưng tôi chưa từng nghe hay thấy trường hợp nào dùng pin để nhuộm cà phê. Người ta có nhiều cách để làm cà phê giá rẻ. Phổ biến nhất là dùng bắp và đậu nành cùng với sự hỗ trợ của phụ gia, hóa chất hết sức tiện lợi. Từ những dữ liệu trên báo chí tôi vẫn chưa hiểu nổi vì sao có cơ sở lại làm như vậy nên rất cần cơ quan điều tra sớm làm rõ và công bố cho dư luận biết. Còn giới kinh doanh cà phê hiện nay bị ảnh hưởng rất nặng trước thông tin trên. Người tiêu dùng khi mua cà phê hạt lẫn cà phê bột đều hỏi rất kỹ trong cà phê có gì. Nhiều người thậm chí còn tẩy chay cà phê vì lo lắng!
4. Một cán bộ quản lý an toàn thực phẩm nông sản:
Không loại trừ "phá hoại kinh tế"
Vụ việc cà phê nhuộm pin ở Đắk Nông không loại trừ khả năng cạnh tranh không lành mạnh hoặc có tính phá hoại kinh tế. Đã từng có những mặt hàng nông sản Việt Nam thiệt hại nặng nề về kinh tế do "scandal " mất an toàn thực phẩm. Đơn cử như trường hợp trà (chè) bị trộn phân lân. Quá trình nhiễm xuất phát từ việc thương lái đặt hàng cơ sở sản xuất trộn vào sau đó lại báo cho nước nhập khẩu kiểm tra lô hàng với đúng hoạt chất trên. Hay như tin đồn "gạo giả" được làm từ nhựa thỉnh thoảng lại rộ lên trong khi nhựa giá cao hơn gạo.
Ở trường hợp dùng pin trộn cà phê, xét về mặt kinh tế rất vô lý vì việc thu gom pin, đập ra để nhuộm vào cà phê là quá vất vả, tốn kém so với việc mua phẩm màu về nhuộm.
Sở dĩ có những vụ việc như trên là do kiến thức pháp luật, ý thức cộng đồng, cũng như có thể do hoàn cảnh kinh tế nghèo khó mà một số nông dân, cơ sở sản xuất nhỏ sẵn sàng làm theo yêu cầu của thương lái vì một món lợi rất nhỏ. Vì vậy, cần phải tăng cường phổ biến pháp luật cho người dân sâu rộng hơn nữa để họ không làm theo những đặt hàng kỳ quặt của thương lái và báo cho chính quyền biết để xử lý nhanh chóng nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng cũng như thương hiệu nông sản Việt Nam.
http://m.cafef.vn/qua-nhieu-nghi-van-trong-vu-ca-phe-nhuom-pin-o-dak-nong-20180422145100601.chn
5. Một Fbker:
Về vụ cà phê trộn pin con ó
Tóm tắt câu chuyện thế này, bà Nguyễn Thị Thanh Loan nhà ở huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông làm nghề THU MUA NÔNG SẢN bị cơ quan chức năng kiểm tra. Việc kiểm tra các cơ sở này là bình thường và chính quyền định kỳ vẫn làm… trong quá trình kiểm tra thì phát hiện ra nhiều lõi pin và vỏ pin con ó bị đập dập nát… thế là câu chuyện cà phê trộn lõi pin ra đời.
Những con kền kền mất dạy hít được mùi tanh là liên hoàn xào bài của nhau, rồi thi nhau phân tích độ độc hại của lõi pin với sức khoẻ, một việc vô cùng quá sức với bọn Khối C 3 môn 9 điểm. Nay mình thông não cho các anh chị nắm rõ về vụ việc này để bớt hoang mang và nhìn rõ thêm bọn lều báo mất dạy đã hại người nông dân trồng cà phê như thế nào.
Một là, về hương vị: Pin mà trộn vào cà phê, tôi đố các anh chị uống được 1 ly mà không gục xuống, đi cấp cứu ngay trong ngày, và hỡi ôi chỉ cần có chút kiến thức hoá học, các anh chị sẽ biết cái vị nước pha trộn các loại ấy là KHÔNG THỂ NUỐT NỔI, và tất nhiên bọn làm giả cà phê có ngu cũng không thể ngu hơn các anh nhà báo được.
Hai là, về kinh tế: Việc thu mua pin cũ qua sử dụng có dễ hay không và có rẻ hay không? Đôi khi tôi trộm nghĩ một ký lõi pin thành phẩm sau khi qua các công đoạn “cắt, đập, tách, phân loại” chắc chắn không thể rẻ hơn 1 ký cà phê. Các anh chị hãy bình tâm lại và suy ngẫm xem tôi nói đúng hay không? Nếu chỉ cần màu đen óng ả - chắc chỉ có bọn nhà báo mới nghĩ ra trò này.
Ba là, theo thông tin mới nhất Anh Ba có được thì cơ sở bà Loan không có …dụng cụ rang cà phê, xay cà phê và không có bao bì đóng gói… tóm lại là bà Loan đ.éo liên quan gì đến nghề chế biến và buôn bán cà phê và ĐẶC BIỆT HƠN, trong nhà bà Loan tội nghiệp này không hề có ký lô cà phê thành phẩm nào. Tất cả những gì đoàn kiểm tra tìm thấy là: hỗn hợp VỎ CÀ PHÊ trộn pin, đá nhuyễn tròn bằng đầu cây đũa…
Bốn là, rất nhiều tờ báo mạng không biết moi thông tin từ lỗ h.ậu m.ôn nào mà khẳng định chắc nịch “Số cà phê sau khi được nhuộm đen đem rang rồi xay, đóng gói bán ra thị trường… lên đến vài tấn”, các thằng kền kền bước hết vào đây trả lời tao nghe? Chúng mày mà chỉ ra được nguồn tin chính xác, Anh Ba sẽ đi bằng đ.ít từ Toà soạn chúng mày đến Toà án xem xử án h.iếp d.âm luôn.
Các anh phóng viên thân mến, các anh mất dạy đã đạt đến level thượng thừa… bọn ngu dốt trên mạng chơi face như mọi lần ngáo tin theo các anh để like share vô tội vạ và sản phẩm cà phê Tây Nguyên chắc chắn sẽ giảm sút về doanh thu, đến lúc ấy các anh lại trở cờ rơi nước mắt thương xót người nông dân với mục đích tiếp tục câu like. Như vậy theo tôi đã là tận cùng của cái ác
Việc trộn mấy cái thứ trên của bà Loan là có thật và động cơ trộn theo tôi để làm giả với một mục đích khác, không thể làm giả với mục đích biến thành THỰC PHẨM để cắn bú. Còn cụ thể họ trộn các thứ ấy làm gì thì Anh Ba kéo ghế ngồi hóng cơ quan điều tra.
Anh Ba nhắc lại là KHÔNG THỂ và tất nhiên trên đời này không hề có cái gọi là CÀ PHÊ PIN CON Ó - thứ thức uống ấy chỉ có trong não trạng ngu đần của các anh phóng viên báo mạng. Cà phê vẫn thơm lành và người nông dân vẫn cần mẫn sản xuất như xưa nay vẫn thế. Đời vẫn đẹp và kền vẫn ngu.
Sau vụ việc này, Anh Ba khuyên các cháu phóng viên trẻ khi đi tác nghiệp về chủ đề cà phê ở Tây Nguyên, xin hãy hoá trang thật kỹ và len lén chụp hình - đừng để người nông dân nào phát hiện ra các cháu là nhà báo, Anh Ba tin rằng bệnh viện chấn thương chỉnh hình sẽ phải bận rộn vì thêm một suất cấp cứu chữa gãy xương hàm vào tối ngày hôm đó.
Xin đừng ngần ngại khi order một suất đen đá cho bữa sáng cuối tuần, đừng làm mồi ngon cho truyền thông bẩn
Và nếu có lên facebook chơi thì hãy tìm kiếm từ khoá “phóng viên gạ tình, hiếp dâm” để đọc - đó mới là thông tin thật nhất hiện nay về toàn cảnh đạo đức nghề báo đương thời.