- Biển số
- OF-482877
- Ngày cấp bằng
- 9/1/17
- Số km
- 3,879
- Động cơ
- 248,077 Mã lực
Mặt đường bê tông hả cụ?Chủ thớt nghĩ gì mà nói 62 độ người không chịu được nhỉ? Nhiệt độ tại Hà Nội ngày 18.5.2021 đây
Mặt đường bê tông hả cụ?Chủ thớt nghĩ gì mà nói 62 độ người không chịu được nhỉ? Nhiệt độ tại Hà Nội ngày 18.5.2021 đây
Cụ xem TV đưa tin nhiệt độ đo ở đâu?Mặt đường bê tông hả cụ?
Người ta nói rõ là độ C rồi mà cụ.Họ tính độ f bác à!
Tất nhiên sai lệch trên web cũng có. Như hiện tại ở HN là 77°F.
Vâng bác!Người ta nói rõ là độ C rồi mà cụ.
Nhiệt độ cảm nhận được tính toán dựa trên nhiệt độ không khí thực tế, độ ẩm, và sức gió ở độ cao khoảng 1,5 m so với mặt đất - độ cao điển hình của khuôn mặt người.Em vừa xem VTV 1 nói thủ đô Brazil đang nắng nóng lên 62 độ! Quay cảnh dân chúng tắm biển tắm vòi nước … Em tò mò search luôn 2 thành phố lớn của Brazil mà có nhiều biển thì cũng nóng +30C thôi. Chứ 62C con người làm sao sống được?
cụ nào uyên bác lý giải em cái?
Em vừa chụp ở trên đó bác. Hiện ở Rio chỉ cảm giác như 32 độ so với nhiệt độ thực 28 độ. Một số bác đã chỉ ra là 1 điểm nào đó duy nhất có cảm giác như 62 độ thôiNhiệt độ cảm nhận được tính toán dựa trên nhiệt độ không khí thực tế, độ ẩm, và sức gió ở độ cao khoảng 1,5 m so với mặt đất - độ cao điển hình của khuôn mặt người.
Vào những ngày có gió, tốc độ bốc hơi ẩm từ da tăng lên và làm nhiệt nhanh chóng di chuyển ra khỏi cơ thể, tạo ra cảm giác lạnh hơn so với thực tế. Vì vậy, vào mùa đông, nhiệt độ cảm nhận còn được gọi là “Wind chill” hay độ gió lạnh.
Vào những ngày có độ ẩm cao, tốc độ bay hơi của nước trên cơ thể giảm, dẫn đến cảm giác nóng hơn thực tế vì mồ hôi không thể bay hơi và mang nhiệt ra khỏi cơ thể.
Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA) đưa ra bảng quy đổi nhiệt độ và độ ẩm thành nhiệt độ cảm nhận, theo đó, trong mùa hè nhiệt độ ở mức 30 độ C cũng có thể cảm thấy như 41-41 độ C và gây nguy hiểm cho sức khỏe nếu độ ẩm cao.
Ngay cả khi nhiệt độ thực tế 30-32 độ C, nhiệt độ cảm nhận vẫn có thể rơi vào vùng nguy hiểm, gây say nắng nghiêm trọng, chuột rút cơ, kiệt sức vì nóng nếu ở ngoài trời quá lâu, NOAA cảnh báo. Vì vậy, khi theo dõi ứng dụng thời tiết, người dùng cần để ý đến nhiệt độ cảm nhận thay vì chỉ xem nhiệt độ thực tế.
Nguồn: Vì sao TP.HCM nóng 36 độ C, nhưng app thời tiết báo cảm giác như 42 độ
TV vừa rồi không thấy nóiCụ xem TV đưa tin nhiệt độ đo ở đâu?
Khoang xoàng! Bao Thanh Thiên đứng bật dậy quắc mắt vuốt râu quátEm vừa xem VTV 1 nói thủ đô Brazil đang nắng nóng lên 62 độ! Quay cảnh dân chúng tắm biển tắm vòi nước … Em tò mò search luôn 2 thành phố lớn của Brazil mà có nhiều biển thì cũng nóng +30C thôi. Chứ 62C con người làm sao sống được?
cụ nào uyên bác lý giải em cái?
Cái cụ xem trên đt nó là dự báo. Kiểu gì chả có sai số.Hiện nay Rio đang 8 rưỡi sáng, nhiệt độ cảm nhận “feel like” là 32 độ, cao hơn 4 độ so với nhiệt độ thực!
nên nói feel like 62 thì nhiệt độ thực là khoảng 56-58 độ thì cũng chết chứ không sống nổi!
Cụ sai rồi. Theo phân loại khí hậu Köppen thì:Việt Nam mình nhiệt độ cao kèm độ ẩm cao quen rồi. Bọn kia độ ẩm thấp nó quen rồi giờ độ ẩm cao không toát được mồ hôi nên có cảm giác nhiệt cao.
Chắc giống xông khô và xông ướt cụ nhỉ.. vào phòng khô thấy nhiệt kế chỉ 80 - 90 độ vẫn chịu được ngồi 15p thoải mái.. vào phòng xông ướt mà nghi ngút hơi nước em thấy bảo nhiệt chỉ khoảng 50 mà cảm giác nóng hơn hẳnCụ sai rồi. Theo phân loại khí hậu Köppen thì:
+ Hà Nội nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm (Cwa). Độ ẩm tương đối trung bình cả năm khoảng 81%, thấp nhất là tháng 11-12 với trung bình khoảng 76-77% và cao nhất là tháng 3-4 với trung bình khoảng 85%. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,9 độ C, cao kỷ lục 42,8 độ C, thấp kỷ lục 2,7 độ C.
+ Rio de Janeiro nằm trong vùng khí hậu xavan nhiệt đới (Aw) gần với vùng khí hậu gió mùa nhiệt đới (Am). Độ ẩm tương đối trung bình cả năm khoảng 79%, thấp nhất là tháng 7-8 với trung bình khoảng 77%, các tháng khác khoảng 79-80%. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,8 độ C, cao kỷ lục 43,2 độ C, thấp kỷ lục 10,1 độ C.
Như thế, xét về độ ẩm tương đối và trung bình nhiệt độ cả năm thì Rio de Janeiro cũng tương tự như Hà Nội, với độ ẩm tương đối ở mức cao quanh năm.
Về Heat Index (HI): Nó là một khái niệm do Robert G. Steadman tạo ra năm 1979 để đánh giá mức độ nóng nực, oi bức dựa theo 2 thông số là nhiệt độ (đo trong bóng râm) và độ ẩm tương đối. Cùng một mức nhiệt độ (ví dụ 35 độ C) nhưng ở độ ẩm tương đối 60% và 90% sẽ có HI tương ứng khoảng 45,1 và 63,7 độ C. Hiện nay NOAA (Cục quản lý hải dương và khí tượng Hoa Kỳ) sử dụng chỉ số này để đưa ra các cấp cảnh báo liên quan tới sóng nhiệt trong mùa hè. Biểu mẫu để tính toán HI của NOAA có tại đây (http://www.wpc.ncep.noaa.gov/html/heatindex.shtml).
Nắng thế này chỉ có đội golf là lang thang ngoài trời thôiHà nội nhiều lúc ngoài trời hơn 50 độ cụ ạ. Nền bê tông là 70 độ bỏng chân. Nhưng dân mình quen rồi, ko ai dại gì ra đường lúc đấy cả, kể cả đội shiper
Nó gần tương tự như vậy. Với T = 50 độ C và RH = 100% thì HI tính theo NOAA là 206,3 độ C còn T = 80 độ C và RH = 30% thì HI tính theo NOAA là 202,5 độ C. Tuy nhiên, lưu ý là HI dùng để đánh giá cảm giác oi bức của không khí theo nhiệt độ và độ ẩm và nó không phản ánh chính xác cảm giác của con người trong các điều kiện cực đoan về độ ẩm (như không khí siêu bão hòa với RH > 100%). Ngoài ra, cảm giác thoải mái/không thoải mái về nhiệt của con người còn liên quan tới:Chắc giống xông khô và xông ướt cụ nhỉ.. vào phòng khô thấy nhiệt kế chỉ 80 - 90 độ vẫn chịu được ngồi 15p thoải mái.. vào phòng xông ướt mà nghi ngút hơi nước em thấy bảo nhiệt chỉ khoảng 50 mà cảm giác nóng hơn hẳn
Túm lại nếu độ ẩm cao thì đông lạnh hơn và hè sẽ nóng hơnNó gần tương tự như vậy. Với T = 50 độ C và RH = 100% thì HI tính theo NOAA là 206,3 độ C còn T = 80 độ C và RH = 30% thì HI tính theo NOAA là 202,5 độ C. Tuy nhiên, lưu ý là HI dùng để đánh giá cảm giác oi bức của không khí theo nhiệt độ và độ ẩm và nó không phản ánh chính xác cảm giác của con người trong các điều kiện cực đoan về độ ẩm (như không khí siêu bão hòa với RH > 100%). Ngoài ra, cảm giác thoải mái/không thoải mái về nhiệt của con người còn liên quan tới:
a) Sự truyền nhiệt từ cơ thể có nhiệt độ cao hơn vào môi trường; hoặc ngược lại từ môi trường có nhiệt độ cao hơn vào cơ thể. Khi độ ẩm môi trường cao (xông ướt) thì độ dẫn nhiệt (thermal conductivity) lớn hơn, làm sự truyền nhiệt vào cơ thể diễn ra với tốc độ cao hơn và làm người ta cảm thấy nóng bức nhanh hơn. Điều này giải thích tại sao không khí lạnh có độ ẩm tương đối cao hơn dường như "lạnh rét" hơn không khí lạnh có cùng nhiệt độ nhưng với độ ẩm tương đối thấp hơn, do sự mất nhiệt của cơ thể diễn ra với tốc độ nhanh hơn.
b) Sự thoát mồ hôi ở nhiệt độ cao (có vai trò để giảm nhiệt) bị giảm mạnh khi độ ẩm tương đối cao hơn.