[Funland] Vovinam - khả năng thực chiến?

Su Đình

Xe tăng
Biển số
OF-418109
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
1,834
Động cơ
236,656 Mã lực
Tuổi
44
Em kể chuyện em chứng kiến. Hồi trước ở làng em có mấy thầy tây côn đô về dạy cho học sinh, có mấy anh giai làng ngứa mắt mới rủ nhau đi phá lò. Hôm đấy có tầm 6-7 anh đến mới rủ thầy tây côn đô đấu, thế là 6-7 anh giai làng vs 1 thầy tây côn đô và 1 chú choai choai trợ giảng. Kết quả: giai làng 1 bị gãy răng (chết cười xong cứ loanh quanh đi tìm răng để ném lên mái nhà), 1 bị đau chân ( em thấy đi không vững cứ lê lết, một cơ số chú thâm tím. Bên tây côn đô chú trợ giảng ôm đầu máu (vì bị ăn củ đậu), ông thầy không sao. Sau bữa đấy dần dần lò cũng tan. Qua đó em thấy nếu oánh nhau mà chân tay bo thì một ông giỏi võ cân được 3-4 ông là thường.
 

xegiacmo

Xe lăn
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
11,168
Động cơ
411,991 Mã lực
Theo tôi thì mấy chị công an thời gian tập luyện hơi ngắn, thành ra nhiều kỹ thuật không thạo, nên mới có chuyện mồm kề bướm như thế
Hết rượu mời cụ . Cái môn mồm kề bướm của cụ em tí sặc
 

alibaba40bandit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393319
Ngày cấp bằng
22/11/15
Số km
1,040
Động cơ
242,670 Mã lực
Tuổi
34
UFC là cái võ gì nhỉ? Chính là võ của các quốc gia khác nhau ( cổ truyền), các môn phái khác nhau lên đài thi đấu, vậy chúng ta phân biệt võ UFC với võ cổ truyền là ko chính xác, và để thi đấu thành công thì mỗi võ sĩ cần rèn luyện đầy đủ như: đấm đá vật chạy chịu đòn... ai chỉ giỏi 1-2 kỹ năng thì khả năng thua là rất cao, chả cần kể đến là võ nước nào thì đều cần đấm , đá, vật và mục tiêu là hàm, đầu, cổ...nói chung là cơ thể đối phương và cần đủ lực để hạ gục.

Đánh nhau đường phố: thường ko phân biệt hạng cân, già trẻ trai gái, có vũ khí hay ko, bên nào đông hơn, và tính bất ngờ, nên việc đánh nhau đường phố ko nên tính vào môn võ hay thể thao nào cả.

Luyện võ ko nhằm mục đích đánh nhau ngoài đường, có thể thi đấu đài nếu là sự yêu thích của võ sĩ, còn để đánh nhau ngoài đường chỉ là phản xạ để ko bị dính đòn đau khi bị tấn công bất ngờ, phản công nhanh và rút nhanh, đồng thời có sức khỏe để chịu đòn tốt hơn hoặc tấn công mạnh hơn, chứ ngoài đường một trận chắc chỉ kéo dài tầm dưới 1 phút, thông thường khoảng 30s là xong xuôi, ko có mặt bằng đủ rộng hay thoáng để thi triển miếng mỏ như biểu diễn ( tất nhiên biểu diễn là có mục đích khác) các thể loại cãi vã chỉ trỏ thường ko dẫn đến đánh nhau vì có ng can hoặc có đánh thì đã có phòng bị hoặc trang bị đồ.

Nên thi đấu giải cho từng môn hay UFC chơi tổng hợp em thấy là cách phân định cao thấp chính xác nhất, vỗ ngực học giỏi thì điểm thi phải cao, dù ta có thể nói phương pháp giáo dục thế này thế kia nhưng các học sinh đều đc giáo dục theo phương pháp đó và tất nhiên thằng giỏi điểm cao hơn.
 

ngotiteo

Xe điện
Biển số
OF-123598
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
4,134
Động cơ
412,540 Mã lực
Nơi ở
1000 Road
Chả là hôm nay e lướt web thấy ông quan ngại sâu sắc đi dạy võ, nhân chuyện này :
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao dạy võ ở trường đại học.

Tối 22/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam - ông Lê Hải Bình - khai mạc lớp võ thuật Vovinam và huấn luyện cho các sinh viên Học viện Ngoại giao (Hà Nội).
http://news.zing.vn/phat-ngon-vien-bo-ngoai-giao-day-vo-o-truong-dai-hoc-post683944.html

- Cái trước tiên của học võ theo e là rèn luyện sức khỏe. Nhưng e muốn đề cập đến 1 góc cạnh khác của võ học đó là : khả năng thực chiến của Vovinam.
E thì có xem, có thấy, chưa học. Và cho rằng môn võ này thiên về khả năng biểu diễn hơn là thực chiến như Muay Thái hay Karatedo.
Còn các cụ?
Ảnh chỉ có tính chất minh họa:D


kẹp vào háng như a bên dưới thì ối ông vẫn thích ;)). Em thấy karatedo là hay. vovinam thì chưa học nên chưa biết :D
 

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
Chuẩn
1 cú quại của nó ngang búa tạ
Xưa bác cháu kể ổng HVG cịu gđ sở văn thể du hn ti toe sang Ngơ mở võ đường, hum có thằng tây đen nó thách đấu, đấm đạp nó thoải con gơ mái, nó quại cho phát, nằm viện nửa năm tưởng đai cơm bà nấu rồi
Thằng tây đen nó may đấy cụ, vì nó gặp người không biết võ đánh thôi :D Chứ nếu nó gặp các võ sư Việt võ đạo hay Thiếu Lâm các phái ra quyền, 1 hit thôi, thì xác định là đo ván đới :))
 

alibaba40bandit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393319
Ngày cấp bằng
22/11/15
Số km
1,040
Động cơ
242,670 Mã lực
Tuổi
34
Thằng tây đen nó may đấy cụ, vì nó gặp người không biết võ đánh thôi :D Chứ nếu nó gặp các võ sư Việt võ đạo hay Thiếu Lâm các phái ra quyền, 1 hit thôi, thì xác định là đo ván đới :))
Giang hồ bẩu 3 năm võ tầu ko bằng chầu củ đậu...a li 33 & 40 bạn đ!t ợ ợ ợ..
đấy cứ so sánh khập khiễng, thể ông võ sư VVD hay TL oánh với thằng Tây cũng học võ xem thế nào? tựu trung lại cái anh UFC là quy tụ đủ các võ sỹ các môn đấy thôi, xem tỷ lệ Tây - Á dư lào, hình như ONE là giải cho châu Á, vì ko đủ trình chơi UFC như kiểu đua mô tô GP thì có Mô tô 2, mô tô 3 rồi mới đc lên GP ấy. Mà các cụ hình như đang lẫn lộn võ sư với võ sỹ nhỉ. Võ sỹ là ng chuyên đánh đấm, thi đấu, còn võ sư là người giảng dạy, tìm hiểu, sáng tạo ra các phương pháp, kỹ năng tập luyện ( ta gọi là bài quyền hay tuyệt kỹ...)

còn oánh nhau đường phố thì như em đã còm là chả biết éo đâu mà lần, luyện tập cho nhanh nhẹ, khỏe để ứng biến chứ chả ai bảo ai giỏi hơn ai vì giải thưởng nó là cái khác, có thể là sống là chết, có thể là tù tội hoặc tan tành sự nghiệp, nên né đc là tốt nhất.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,090
Động cơ
2,014,524 Mã lực
Năm 1923, Trung Quốc Quốc Dân Đảng thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc nhằm đào tạo lớp lãnh đạo của Đảng và tạo ra một lực lượng quân sự hiện đại. Tháng Giêng năm 1923, Tàu thành lập liên minh chiến lược với Liên bang Xô Viết và các học viện sử dụng phương pháp của Liên Xô như thiết lập kỷ luật Đảng, truyền bá chính trị và đào tạo cán bộ quân sự....

Năm 1923 Tiến sĩ Sun Yat-Sen, lãnh đạo của Quốc dân đảng cho biết "Vì chúng tôi muốn tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Liên Xô nên tôi đã đề nghị Liên Xô gửi những cố vấn quân sự sang học viện Hoàng Phố để giảng dạy "

Các cố vấn Liên Xô đã tới Trung Quốc vào năm 1924, để hỗ trợ đào tạo. Đại tá Borodin, trưởng đoàn cố vấn được phong ngay làm trưởng khoa đào tạo. Và dĩ nhiên, trong giáo trình thì cận chiến tay không là ko thể thiếu.

Thế nhưng, môn võ Sambo với những kỹ thuật cận chiến được đại tá Borodin mang sang lại vấp phải thái độ thờ ơ của những học viên Trung Quốc.

Họ rõ ràng cũng có lý khi nói rằng: Trung quốc đã có nền võ học lâu đời và cao siêu. Các môn võ khác chỉ là những bản sao mờ nhạt và cái môn Rambo kia cũng chỉ là ánh đom đóm so với đèn măng xông Thiếu Lâm Tự.

Đại tá Borodin không tỏ ra tức giận. Trái lại, ngài đánh cuộc với toàn thể học viên rằng: ko ai có thể hạ được võ sĩ Sambo tên I. Vasilevich - hiện đang là sĩ quan cận vệ của ngài - trong những trận đấu đối kháng tay không cả.

Tinh thần đại hung Hán bị xúc phạm. Những trận thư hùng ngay sau đó liên tục diễn ra giữa học viên trường quân sự Hoàng Phố và I. Vasilevich. Tuy nhiên kết quả thì thật đáng buồn.

Những võ sinh Trung quốc không ai chịu nổi hai hiệp cho dù đều xuất thân từ những lò võ danh tiếng và đã trải qua quá trình luyện công phu từ nhỏ.

Ấm ức làm lu mờ nhận thức. Họ cho rằng sự thảm bại của bản thân là do công phu tu tập chưa đến nơi chốn, và đương nhiên, kết quả cuộc đấu không thể phản ánh đúng thực lực môn phái của họ.

Chuyện thách đấu chẳng mấy chốc lan tới tai Khâm thủ trưởng. Vốn là đệ tử chân truyền của Hồng Gia quyền, ngài mang trong mình dòng máu Trung Hoa anh hùng, đương nhiên là rất hiếu chiến. Sự thất bại của các môn sinh làm ngài thấy mất mặt. Một cuộc họp cấp tốc toàn thể học viên được ngài triệu tập. Mệnh lệnh ban ra rất ngắn ngủi:
Ngay lập tức! Lên đường! Dùng mọi mối quen biết của mình mời những võ sĩ giỏi nhất về đây! Không thể để nền võ học ngàn năm Tủng Kủa lả bị khinh rẻ như thế được!

Hai tháng sau, các học viên lần lượt trở về với những cao thủ của môn phái mà họ đang theo học. Vậy mà, kết quả cũng ko khác gì.

Chả có cao thủ nào chịu nổi những cú đấm vũ bão của tay Sambo, I. Vasilevich kia ...

Tình hình thực tế đó gây hoang mang và bất an tột độ cho toàn bộ học viên học viện quân sự Hoàng Phố. Đột nhiên tất cả đều nhận ra rằng nền võ học ngàn năm chói lọi của mình bỗng dưng chả dùng được cái quái gì để đánh với tay mũi lõ kia cả.

Đương nhiên, có những người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn những người khác. Và Khâm thủ trưởng cũng đã ko còn cách nào ngoài việc đặt vấn đề với đội ngũ cố vấn Liên Xô.

Ông triệu tập ngài Borodin và sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai người mà đã được lưu trong quân sử của học viện quân sự Hoàng Phố.

Câu chuyện được bắt đầu với lịch sử chiến tranh của Xô Viết:

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), lực lượng Nga đã thiệt hại nặng nề trong những trận đánh với Nhật Bản. Theo kết quả báo cáo của quân ủy trung ương thì những tổn thất ghê gớm này đến từ những trận đánh giáp lá cà. Lưỡi gươm samurai và kỹ năng chiến đấu tay không của người Nhật làm quân Nga sợ vãi cứt.

Sau những tổn thất này, một số tướng lĩnh chỉ huy của Nga đã phải đánh giá lại phương pháp luyện tập cho binh sĩ. Đồng thời nghiên cứu phương pháp huấn luyện của người Nhật và rút ra cho riêng mình những bài học bổ ích. Phương án huấn luyện kỹ thuật mới này được đệ trình lên ************* và quân ủy trung ương, rồi chính thức được phê duyệt là một dự án tuyệt mật với bí danh S.A.M.B.O.

Đến năm 1917, dự án này hoàn thiện và được thống nhất thực hiện trong toàn bộ học viện quân sự Xô Viết - đặt dưới sự lãnh đạo và kiểm tra của ************* liên bang Xô Viết. Đây là một dự án hoàn chỉnh và kết quả của dự án này chính là môn võ Sambo dành cho quân đội hiện nay.

Những võ sư trong dự án nhận ra rằng môn Sambo có thể biến đổi để tạo ra một môn thể thao đối kháng an toàn, cho nên Sambo đã được thực hành một cách thường xuyên và liên tục trong giai đoạn huấn luyện. Quá trình thi đấu Sambo thể thao đã trở thành một phần thiết yếu của chương trình huấn luyện.

- Chúng tôi không cần võ thể thao. Chúng tôi cần võ để giết người. Khâm thủ trưởng cắt lời. Đại tá Borodin nói:
- Thưa Khâm thủ trưởng. Sự biến đổi để SAMBO trở thành môn thể thao có lý do riêng của nó và tôi xin trình bày ngay sau đây :

Môn võ cổ truyền của ngài rất phức tạp và phải nói thẳng ra là hết sức vô dụng. Trong chiến đấu thực tế mọi phương pháp cận chiến phải căn cứ vào tình hình CÓ THẬT. Các chiến binh phải có những vũ khí của mình để tấn công hay phòng thủ. Nếu là đánh nhau tay không thì vũ khí ở đây chính là những kỹ thuật đấm đá. Sự phức tạp của môn võ cổ truyền Trung Hoa chính là yếu điểm vì tính chất rối rắm đó đã làm tăng thời gian luyện tập những thứ không cần thiết, lẽ đương nhiên là do vậy mà bỏ qua những thứ rất quan trọng. Một trong những thứ rất quan trọng đó chính là khả năng ứng biến.

Thời gian luyện các bài múa may vô ích làm người tập bị chết cứng vào chiêu thức, phá hủy sự phản ứng linh hoạt trong chiến đấu thực sự.

Liệu người ta có sử dụng được những kỹ thuật này đối với một đối thủ cũng có kiến thức, kỹ thuật, khả năng phản công, và tự phát động đòn tấn công lại ko? Để làm được điều này, đòi hỏi ko chỉ phải hoàn thiện kỹ thuật, mà phải phát triển được cả cảm giác về không gian và phạm vi trong giao đấu, phải biết nhìn thấy những kẽ hở, hay tạo được kẽ hở để tấn công, rồi phản ứng lại nó bằng các phương thức khác nhau.

Hơn hết, liệu một người có thể có cả điều kiện về thể chất lẫn tinh thần để tiến hành cuộc đấu như vậy ko? Ai có thể có cả sức mạnh, khả năng chịu đựng, lẫn tính linh hoạt và quyết đoán đây? Họ sẽ sụp đổ dưới sự vội vã căng thẳng, bị tê liệt phản xạ và quên toẹt hết những gì được học. Đó là điều chắc chắn đã xảy ra với rất, rất nhiều người tập võ.

Chúng ta cần phải nhớ rằng, nếu chưa từng bị đánh thẳng tay và ném bẹp dí xuống sàn, thì chả ai biết sẽ phải phản ứng thế nào trong những trường hợp thế cả.

Đó cũng là ví dụ, vì sao mà một võ sĩ quyền Anh đã bị tẩn quá nhiều nên ko còn bị đông cứng khi một quả đấm bay tới. Một đô vật đã bị ném xuống đất quá nhiều nên đã trở nên quen thuộc với điều đó.

Tất cả những yếu tố riêng lẻ kia đều phải được phối hợp, trao đổi và đấu luyện với đối thủ, những người cũng có khả năng tấn công và phòng thủ tương tự. Người tập cũng phải làm quen với việc phải giao đấu trong những trường hợp đầy áp lực, bị nhiều người cùng chứng kiến và trong một thời gian dài, liên tục. Họ sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm thu được qua thi đấu, điều này đồng nghĩa với việc sự thích ứng trong môn thể thao lại cũng chính là những gì đúng trong phương pháp chiến đấu và tự vệ. Vì vậy, các môn thể thao chiến đấu cho phép người tập phát triển những phẩm chất của một chiến binh, bao gồm cả thái độ tinh thần thích hợp và - " sự tàn bạo ".

Cuộc nói chuyện trên đã làm mở mắt ngài Khâm thủ trưởng, mở mắt rất nhiều Huấn Luyện Viên cũng như các Võ sư danh tiếng. Đồng thời nó cũng giáng một đòn chí mạng đập tan mọi sự huyễn hoặc ảo tưởng đối với các võ phái Trung Hoa.

Đó cũng chính là lý do mà ngay lập tức, ko chậm trễ, dưới sự cố vấn của Liên Xô, TQ đã nỗ lực để tạo ra một phương pháp tương tự Sambo đào tạo lực lượng quân sự trong cận chiến. Và đối với Trung Quốc - lúc đó còn thua kém nhiều mặt về công nghiệp, quân sự và các công nghệ chiến tranh, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong chiến đấu duy nhất chính là nền tảng võ học lâu đời - cái đã bị chứng minh một cách đau đớn rằng: nó ko thực tế, việc cấp bách phải có phương pháp mới thậm chí còn nghiêm trọng và quan trọng hơn rất nhiều .

Sau chục năm nghiên cứu, dự án này đã hoàn thiện với phần đầu tiên là Tán Thủ dành cho quân đội , được đưa vào chương trình huấn luyện từ năm 1934. Việc cải tiến những kĩ thuật nguy hiểm trong Tán Thủ quân đội để biến nó thành một môn thể thao thì mãi đến 30 năm sau mới hoàn thành. Và theo như các cấp lãnh đạo và đội ngũ nghiên cứu trong dự án này công bố, họ đã tạo nên San Shou từ những gì tinh túy nhất dựa trên nền tảng võ cổ truyền.

Nhưng có thật Tán Thủ là những gì tinh túy nhất của võ học ngàn năm Tủng Kủa lả ko?
Thử nghiên cứu kết quả báo cáo tuyệt mật của dự án này xem sao đã.

Sau cuộc nói chuyện với đại tá Borodin. Khâm thủ trưởng ngay lập tức bắt tay vào tiến trình xây dựng những kỹ thuật chiến đấu dành cho quân đội. Dự án này được biết đến với cái tên SD22.

Tháng 10 năm 1928. Dưới sự chỉ đạo của quân ủy trung ương Tung Kủa.

Hàng trăm võ sư, võ sĩ trên khắp Trung Quốc được mời đến Nam Kinh. Lôi đài được thiết lập nhằm tìm ra những người có kỹ thuật chiến đấu tốt nhất từ mọi môn phái. Giang tướng quân (Zhang Zhi Jiang) được chỉ định làm trưởng ban tổ chức. Cuộc thư hùng đẫm máu nhất trong lịch sử lôi đài Trung Quốc với hàng trăm võ sĩ bị thương nặng và vài người đã tử vong. 12 người còn trụ vững được mời về học viện võ thuật Nam Kinh để bắt tay vào việc soạn thảo ra những kỹ thuật đầu tiên của Tán thủ. Trong số 12 người này nổi bật nhất là năm võ sư được biết đến với ngoại hiệu Giang Nam ngũ hổ. Năm nhân vật này được Kim Dung lấy cảm hứng để xây dựng nên hình tượng võ lâm ngũ bá sau này. Họ là:

Zhang Gu Ru (1893-1952) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Wan Lai Sheng (1903-1995) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Fu Zhensong (1881-1953) cao đồ của Bát cực quyền.
Wang Shao Zhou cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Li Xian Wu: Nội gia quyền.

Năm vị này được nghiên cứu toàn bộ tài liệu của dự án Sambo do Nga cung cấp. Tài liệu này đã có đầy đủ những nghiên cứu của các khoa học gia người Nga về vật lý, giải phẫu và tâm lý ứng dụng trong chiến đấu. Tài liệu này mổ xẻ toàn bộ kỹ thuật của người Nhật Bản với môn Karate, người Tây phương với môn Boxing, người Thái lan với môn MoayThai và người Mông Cổ với môn vật, người Pháp với môn Savate, thậm chí cả những môn hóc hiểm được cho là của Thành Cát Tư Hãn truyền lại cho dân bản địa quanh bờ sông Đa núyp. Những môn võ này được soi rọi dưới góc nhìn khoa học và tất cả các số liệu trong tài liệu đó đều là những tư liệu quí giá cho Giang nam Ngũ hổ bắt tay vào dự án xây dựng nên bộ môn Tán thủ dành cho quân đội.

Không có môn võ Trung Quốc nào được nghiên cứu cả. Điều đó làm Giang nam Ngũ hổ không khỏi thất vọng, nhưng thực tế đó là không thể chối cãi. Năm vị này đã vò đầu bứt tai để biến đổi về kỹ thuật cho phù hợp với vóc dáng nhỏ con của người Trung Quốc. Họ đưa thêm tuyệt kỹ cầm nã của Thiếu lâm vào cho thêm phần sinh động.
Còn phần chính thì vẫn giữ nguyên.
Vâng, đó là lịch sử và đó là sự thật về Tán thủ. Không còn tấn pháp, khinh công, khí khọt gì nữa. Không còn múa may kình lực, chỉ trảo ỳ xoẹt nữa, nội công nội keo gì nữa.
Người Trung Quốc đã được người Nga mở mắt về võ thuật. Nhưng ngoài mồm thì họ nói sao:
Tán thủ là tinh hoa của võ cổ truyền dân tộc.

Có mà tinh hoa cổ truyền cái cục cứt ấy. He he.
 

Mộc Đức

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-400717
Ngày cấp bằng
11/1/16
Số km
3,474
Động cơ
257,915 Mã lực
Nơi ở
Mộc Đức Đường

Hươngquê73

Xe tăng
Biển số
OF-374797
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
1,362
Động cơ
256,850 Mã lực
đấy cứ so sánh khập khiễng, thể ông võ sư VVD hay TL oánh với thằng Tây cũng học võ xem thế nào? tựu trung lại cái anh UFC là quy tụ đủ các võ sỹ các môn đấy thôi, xem tỷ lệ Tây - Á dư lào, hình như ONE là giải cho châu Á, vì ko đủ trình chơi UFC như kiểu đua mô tô GP thì có Mô tô 2, mô tô 3 rồi mới đc lên GP ấy. Mà các cụ hình như đang lẫn lộn võ sư với võ sỹ nhỉ. Võ sỹ là ng chuyên đánh đấm, thi đấu, còn võ sư là người giảng dạy, tìm hiểu, sáng tạo ra các phương pháp, kỹ năng tập luyện ( ta gọi là bài quyền hay tuyệt kỹ...)

còn oánh nhau đường phố thì như em đã còm là chả biết éo đâu mà lần, luyện tập cho nhanh nhẹ, khỏe để ứng biến chứ chả ai bảo ai giỏi hơn ai vì giải thưởng nó là cái khác, có thể là sống là chết, có thể là tù tội hoặc tan tành sự nghiệp, nên né đc là tốt nhất.
Nước mình toàn chinh chiến với bọn to cao Pháp, Mỹ, Tàu. Thế cụ có tin là những người lính đặc công nhỏ con có thể hạ gục những tên lính to lớn chỉ bằng một quyền nhanh gọn không ?
Nói cụ bỏ quá cho em. Những tay chuyên đi thi đấu chỉ là những tay võ biền không xứng với danh võ sư đâu. Như cụ gì ở trên đã nói rất chuẩn : Học võ vài tháng thì nghĩ thiên hạ sợ mình, học võ vài năm thì nghĩ có vài người sợ mình nhưng khi học võ cả đời thì mình lại sợ thiên hạ. Người học võ, ngoài việc rèn luyện thân thể còn phải có cái "đạo" hay còn gọi là cái tâm, cái đức. Chữ "võ đạo" không phải ai cũng lãnh nghiệm, thực hiện được toàn vẹn nhưng chắc chắn các vị võ sư lớn tuổi, cao thâm thì em tin chắc chắn họ có được.
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
Năm 1923, Trung Quốc Quốc Dân **** thành lập Học viện Quân sự Hoàng Phố ở Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc nhằm đào tạo lớp lãnh đạo của **** và tạo ra một lực lượng quân sự hiện đại. Tháng Giêng năm 1923, Tàu thành lập liên minh chiến lược với Liên bang Xô Viết và các học viện sử dụng phương pháp của Liên Xô như thiết lập kỷ luật ****, truyền bá chính trị và đào tạo cán bộ quân sự....

Năm 1923 Tiến sĩ Sun Yat-Sen, lãnh đạo của Quốc dân **** cho biết "Vì chúng tôi muốn tìm hiểu nghệ thuật quân sự của Liên Xô nên tôi đã đề nghị Liên Xô gửi những cố vấn quân sự sang học viện Hoàng Phố để giảng dạy "

Các cố vấn Liên Xô đã tới Trung Quốc vào năm 1924, để hỗ trợ đào tạo. Đại tá Borodin, trưởng đoàn cố vấn được phong ngay làm trưởng khoa đào tạo. Và dĩ nhiên, trong giáo trình thì cận chiến tay không là ko thể thiếu.

Thế nhưng, môn võ Sambo với những kỹ thuật cận chiến được đại tá Borodin mang sang lại vấp phải thái độ thờ ơ của những học viên Trung Quốc.

Họ rõ ràng cũng có lý khi nói rằng: Trung quốc đã có nền võ học lâu đời và cao siêu. Các môn võ khác chỉ là những bản sao mờ nhạt và cái môn Rambo kia cũng chỉ là ánh đom đóm so với đèn măng xông Thiếu Lâm Tự.

Đại tá Borodin không tỏ ra tức giận. Trái lại, ngài đánh cuộc với toàn thể học viên rằng: ko ai có thể hạ được võ sĩ Sambo tên I. Vasilevich - hiện đang là sĩ quan cận vệ của ngài - trong những trận đấu đối kháng tay không cả.

Tinh thần đại hung Hán bị xúc phạm. Những trận thư hùng ngay sau đó liên tục diễn ra giữa học viên trường quân sự Hoàng Phố và I. Vasilevich. Tuy nhiên kết quả thì thật đáng buồn.

Những võ sinh Trung quốc không ai chịu nổi hai hiệp cho dù đều xuất thân từ những lò võ danh tiếng và đã trải qua quá trình luyện công phu từ nhỏ.

Ấm ức làm lu mờ nhận thức. Họ cho rằng sự thảm bại của bản thân là do công phu tu tập chưa đến nơi chốn, và đương nhiên, kết quả cuộc đấu không thể phản ánh đúng thực lực môn phái của họ.

Chuyện thách đấu chẳng mấy chốc lan tới tai Khâm thủ trưởng. Vốn là đệ tử chân truyền của Hồng Gia quyền, ngài mang trong mình dòng máu Trung Hoa anh hùng, đương nhiên là rất hiếu chiến. Sự thất bại của các môn sinh làm ngài thấy mất mặt. Một cuộc họp cấp tốc toàn thể học viên được ngài triệu tập. Mệnh lệnh ban ra rất ngắn ngủi:
Ngay lập tức! Lên đường! Dùng mọi mối quen biết của mình mời những võ sĩ giỏi nhất về đây! Không thể để nền võ học ngàn năm Tủng Kủa lả bị khinh rẻ như thế được!

Hai tháng sau, các học viên lần lượt trở về với những cao thủ của môn phái mà họ đang theo học. Vậy mà, kết quả cũng ko khác gì.

Chả có cao thủ nào chịu nổi những cú đấm vũ bão của tay Sambo, I. Vasilevich kia ...

Tình hình thực tế đó gây hoang mang và bất an tột độ cho toàn bộ học viên học viện quân sự Hoàng Phố. Đột nhiên tất cả đều nhận ra rằng nền võ học ngàn năm chói lọi của mình bỗng dưng chả dùng được cái quái gì để đánh với tay mũi lõ kia cả.

Đương nhiên, có những người phải chịu trách nhiệm nhiều hơn những người khác. Và Khâm thủ trưởng cũng đã ko còn cách nào ngoài việc đặt vấn đề với đội ngũ cố vấn Liên Xô.

Ông triệu tập ngài Borodin và sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai người mà đã được lưu trong quân sử của học viện quân sự Hoàng Phố.

Câu chuyện được bắt đầu với lịch sử chiến tranh của Xô Viết:

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), lực lượng Nga đã thiệt hại nặng nề trong những trận đánh với Nhật Bản. Theo kết quả báo cáo của quân ủy trung ương thì những tổn thất ghê gớm này đến từ những trận đánh giáp lá cà. Lưỡi gươm samurai và kỹ năng chiến đấu tay không của người Nhật làm quân Nga sợ vãi ***.

Sau những tổn thất này, một số tướng lĩnh chỉ huy của Nga đã phải đánh giá lại phương pháp luyện tập cho binh sĩ. Đồng thời nghiên cứu phương pháp huấn luyện của người Nhật và rút ra cho riêng mình những bài học bổ ích. Phương án huấn luyện kỹ thuật mới này được đệ trình lên **** cộng sản và quân ủy trung ương, rồi chính thức được phê duyệt là một dự án tuyệt mật với bí danh S.A.M.B.O.

Đến năm 1917, dự án này hoàn thiện và được thống nhất thực hiện trong toàn bộ học viện quân sự Xô Viết - đặt dưới sự lãnh đạo và kiểm tra của **** cộng sản liên bang Xô Viết. Đây là một dự án hoàn chỉnh và kết quả của dự án này chính là môn võ Sambo dành cho quân đội hiện nay.

Những võ sư trong dự án nhận ra rằng môn Sambo có thể biến đổi để tạo ra một môn thể thao đối kháng an toàn, cho nên Sambo đã được thực hành một cách thường xuyên và liên tục trong giai đoạn huấn luyện. Quá trình thi đấu Sambo thể thao đã trở thành một phần thiết yếu của chương trình huấn luyện.

- Chúng tôi không cần võ thể thao. Chúng tôi cần võ để giết người. Khâm thủ trưởng cắt lời. Đại tá Borodin nói:
- Thưa Khâm thủ trưởng. Sự biến đổi để SAMBO trở thành môn thể thao có lý do riêng của nó và tôi xin trình bày ngay sau đây :

Môn võ cổ truyền của ngài rất phức tạp và phải nói thẳng ra là hết sức vô dụng. Trong chiến đấu thực tế mọi phương pháp cận chiến phải căn cứ vào tình hình CÓ THẬT. Các chiến binh phải có những vũ khí của mình để tấn công hay phòng thủ. Nếu là đánh nhau tay không thì vũ khí ở đây chính là những kỹ thuật đấm đá. Sự phức tạp của môn võ cổ truyền Trung Hoa chính là yếu điểm vì tính chất rối rắm đó đã làm tăng thời gian luyện tập những thứ không cần thiết, lẽ đương nhiên là do vậy mà bỏ qua những thứ rất quan trọng. Một trong những thứ rất quan trọng đó chính là khả năng ứng biến.

Thời gian luyện các bài múa may vô ích làm người tập bị chết cứng vào chiêu thức, phá hủy sự phản ứng linh hoạt trong chiến đấu thực sự.

Liệu người ta có sử dụng được những kỹ thuật này đối với một đối thủ cũng có kiến thức, kỹ thuật, khả năng phản công, và tự phát động đòn tấn công lại ko? Để làm được điều này, đòi hỏi ko chỉ phải hoàn thiện kỹ thuật, mà phải phát triển được cả cảm giác về không gian và phạm vi trong giao đấu, phải biết nhìn thấy những kẽ hở, hay tạo được kẽ hở để tấn công, rồi phản ứng lại nó bằng các phương thức khác nhau.

Hơn hết, liệu một người có thể có cả điều kiện về thể chất lẫn tinh thần để tiến hành cuộc đấu như vậy ko? Ai có thể có cả sức mạnh, khả năng chịu đựng, lẫn tính linh hoạt và quyết đoán đây? Họ sẽ sụp đổ dưới sự vội vã căng thẳng, bị tê liệt phản xạ và quên toẹt hết những gì được học. Đó là điều chắc chắn đã xảy ra với rất, rất nhiều người tập võ.

Chúng ta cần phải nhớ rằng, nếu chưa từng bị đánh thẳng tay và ném bẹp dí xuống sàn, thì chả ai biết sẽ phải phản ứng thế nào trong những trường hợp thế cả.

Đó cũng là ví dụ, vì sao mà một võ sĩ quyền Anh đã bị tẩn quá nhiều nên ko còn bị đông cứng khi một quả đấm bay tới. Một đô vật đã bị ném xuống đất quá nhiều nên đã trở nên quen thuộc với điều đó.

Tất cả những yếu tố riêng lẻ kia đều phải được phối hợp, trao đổi và đấu luyện với đối thủ, những người cũng có khả năng tấn công và phòng thủ tương tự. Người tập cũng phải làm quen với việc phải giao đấu trong những trường hợp đầy áp lực, bị nhiều người cùng chứng kiến và trong một thời gian dài, liên tục. Họ sẽ được hưởng lợi từ kinh nghiệm thu được qua thi đấu, điều này đồng nghĩa với việc sự thích ứng trong môn thể thao lại cũng chính là những gì đúng trong phương pháp chiến đấu và tự vệ. Vì vậy, các môn thể thao chiến đấu cho phép người tập phát triển những phẩm chất của một chiến binh, bao gồm cả thái độ tinh thần thích hợp và - " sự tàn bạo ".

Cuộc nói chuyện trên đã làm mở mắt ngài Khâm thủ trưởng, mở mắt rất nhiều Huấn Luyện Viên cũng như các Võ sư danh tiếng. Đồng thời nó cũng giáng một đòn chí mạng đập tan mọi sự huyễn hoặc ảo tưởng đối với các võ phái Trung Hoa.

Đó cũng chính là lý do mà ngay lập tức, ko chậm trễ, dưới sự cố vấn của Liên Xô, TQ đã nỗ lực để tạo ra một phương pháp tương tự Sambo đào tạo lực lượng quân sự trong cận chiến. Và đối với Trung Quốc - lúc đó còn thua kém nhiều mặt về công nghiệp, quân sự và các công nghệ chiến tranh, niềm tự hào và tự tôn dân tộc trong chiến đấu duy nhất chính là nền tảng võ học lâu đời - cái đã bị chứng minh một cách đau đớn rằng: nó ko thực tế, việc cấp bách phải có phương pháp mới thậm chí còn nghiêm trọng và quan trọng hơn rất nhiều .

Sau chục năm nghiên cứu, dự án này đã hoàn thiện với phần đầu tiên là Tán Thủ dành cho quân đội , được đưa vào chương trình huấn luyện từ năm 1934. Việc cải tiến những kĩ thuật nguy hiểm trong Tán Thủ quân đội để biến nó thành một môn thể thao thì mãi đến 30 năm sau mới hoàn thành. Và theo như các cấp lãnh đạo và đội ngũ nghiên cứu trong dự án này công bố, họ đã tạo nên San Shou từ những gì tinh túy nhất dựa trên nền tảng võ cổ truyền.

Nhưng có thật Tán Thủ là những gì tinh túy nhất của võ học ngàn năm Tủng Kủa lả ko?
Thử nghiên cứu kết quả báo cáo tuyệt mật của dự án này xem sao đã.

Sau cuộc nói chuyện với đại tá Borodin. Khâm thủ trưởng ngay lập tức bắt tay vào tiến trình xây dựng những kỹ thuật chiến đấu dành cho quân đội. Dự án này được biết đến với cái tên SD22.

Tháng 10 năm 1928. Dưới sự chỉ đạo của quân ủy trung ương Tung Kủa.

Hàng trăm võ sư, võ sĩ trên khắp Trung Quốc được mời đến Nam Kinh. Lôi đài được thiết lập nhằm tìm ra những người có kỹ thuật chiến đấu tốt nhất từ mọi môn phái. Giang tướng quân (Zhang Zhi Jiang) được chỉ định làm trưởng ban tổ chức. Cuộc thư hùng đẫm máu nhất trong lịch sử lôi đài Trung Quốc với hàng trăm võ sĩ bị thương nặng và vài người đã tử vong. 12 người còn trụ vững được mời về học viện võ thuật Nam Kinh để bắt tay vào việc soạn thảo ra những kỹ thuật đầu tiên của Tán thủ. Trong số 12 người này nổi bật nhất là năm võ sư được biết đến với ngoại hiệu Giang Nam ngũ hổ. Năm nhân vật này được Kim Dung lấy cảm hứng để xây dựng nên hình tượng võ lâm ngũ bá sau này. Họ là:

Zhang Gu Ru (1893-1952) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Wan Lai Sheng (1903-1995) Cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Fu Zhensong (1881-1953) cao đồ của Bát cực quyền.
Wang Shao Zhou cao đồ của Thiếu lâm bắc phái.
Li Xian Wu: Nội gia quyền.

Năm vị này được nghiên cứu toàn bộ tài liệu của dự án Sambo do Nga cung cấp. Tài liệu này đã có đầy đủ những nghiên cứu của các khoa học gia người Nga về vật lý, giải phẫu và tâm lý ứng dụng trong chiến đấu. Tài liệu này mổ xẻ toàn bộ kỹ thuật của người Nhật Bản với môn Karate, người Tây phương với môn Boxing, người Thái lan với môn MoayThai và người Mông Cổ với môn vật, người Pháp với môn Savate, thậm chí cả những môn hóc hiểm được cho là của Thành Cát Tư Hãn truyền lại cho dân bản địa quanh bờ sông Đa núyp. Những môn võ này được soi rọi dưới góc nhìn khoa học và tất cả các số liệu trong tài liệu đó đều là những tư liệu quí giá cho Giang nam Ngũ hổ bắt tay vào dự án xây dựng nên bộ môn Tán thủ dành cho quân đội.

Không có môn võ Trung Quốc nào được nghiên cứu cả. Điều đó làm Giang nam Ngũ hổ không khỏi thất vọng, nhưng thực tế đó là không thể chối cãi. Năm vị này đã vò đầu bứt tai để biến đổi về kỹ thuật cho phù hợp với vóc dáng nhỏ con của người Trung Quốc. Họ đưa thêm tuyệt kỹ cầm nã của Thiếu lâm vào cho thêm phần sinh động.
Còn phần chính thì vẫn giữ nguyên.
Vâng, đó là lịch sử và đó là sự thật về Tán thủ. Không còn tấn pháp, khinh công, khí khọt gì nữa. Không còn múa may kình lực, chỉ trảo ỳ xoẹt nữa, nội công nội keo gì nữa.
Người Trung Quốc đã được người Nga mở mắt về võ thuật. Nhưng ngoài mồm thì họ nói sao:
Tán thủ là tinh hoa của võ cổ truyền dân tộc.

Có mà tinh hoa cổ truyền cái cục *** ấy. He he.

Cụ lấy cái này ở đâu ra mờ hay vầy :D
 

alibaba40bandit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-393319
Ngày cấp bằng
22/11/15
Số km
1,040
Động cơ
242,670 Mã lực
Tuổi
34
Nước mình toàn chinh chiến với bọn to cao Pháp, Mỹ, Tàu. Thế cụ có tin là những người lính đặc công nhỏ con có thể hạ gục những tên lính to lớn chỉ bằng một quyền nhanh gọn không ?
Nói cụ bỏ quá cho em. Những tay chuyên đi thi đấu chỉ là những tay võ biền không xứng với danh võ sư đâu. Như cụ gì ở trên đã nói rất chuẩn : Học võ vài tháng thì nghĩ thiên hạ sợ mình, học võ vài năm thì nghĩ có vài người sợ mình nhưng khi học võ cả đời thì mình lại sợ thiên hạ. Người học võ, ngoài việc rèn luyện thân thể còn phải có cái "đạo" hay còn gọi là cái tâm, cái đức. Chữ "võ đạo" không phải ai cũng lãnh nghiệm, thực hiện được toàn vẹn nhưng chắc chắn các vị võ sư lớn tuổi, cao thâm thì em tin chắc chắn họ có được.
cụ lại so sánh khập khiễng, đặc công đấu với lính nghĩa vụ, thế cụ chả lấy lọai trình cao đi đấu với thằng ko biết võ còn gì. Còn về võ sư hay võ biền hày gì đó thì cụ có lẽ ngấm quá nhiều truyện chưởng hoặc các loại sách tàu. các võ sư muốn giỏi và vỡ ra đc nhiều kiến thức đều phải qua tập luyện và thi đấu, các cụ võ sư nhà ta oánh đường phố và đấu giải hơi nhều mới thành danh đc cụ ạ, cụ cứ chịu khó đọc tiểu sử các cụ ấy đi, thì mới đủ trình huấn luyện cho bộ đội hay công an nhé.
Còn võ đạo hay bất kỳ đạo gì cũng là đạo lý sống trên đời sao cho tốt đẹp, bằng phương pháp này, phương pháp khác mà thực hành đạo lý : võ đạo, phật giáo, thiên chúa giáo, yoga, thần đạo, 1 người bình thường cũng muốn sống theo đạo lý và xã hội có đạo lý là 1 xã hội tốt đẹp.

Chúng ta đang bàn là kỹ thuật chiến đấu của các môn võ, chứ ko bàn là đắc đạo thế nào, ko nên lẫn lộn cho đạo với tâm chủ đề này, xa vời quá.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,090
Động cơ
2,014,524 Mã lực
Hai chục năm trước có một gánh tạp kỹ nghèo nàn đi biểu diễn từ nam ra bắc. Họ gồm có các chàng trai cô gái gày gò, đói ăn kinh niên. Họ biểu diễn ca nhạc ,ảo thuật và võ thuật. Đến địa phương nào họ cũng dựng đài và thách đấu với tất cả những ai muốn lên đài thử sức. Đoàn này do võ sư Hoàng tùng làm chủ gánh. Ai thích vật có vật, thích box có bốc. thích võ tự do có võ tự do. Tóm lại là thích gì chiều nấy. Thua thì mất 5 nghìn, được thì lĩnh mười nghìn.

Điều đáng ngạc nhiên là họ hầu như toàn thắng chứ không thua. Suốt từ Tây ninh ra đến Hà nội họ chưa để thua trận nào. Các võ sư danh tiếng của các miền võ nổi tiếng như Bình định cũng thúc thủ trước những võ sĩ đói ăn của họ. Mới đầu họ định dựng lôi đài tại công viên thống nhất nhưng không xin được giấy phép nên phải sang Từ Sơn. Lớp sinh viên khoa võ chúng tôi sôi sùng sục. Đăng ký thi đấu rầm rầm. Đầu tiên là lớp quyền anh do anh Hùng cầm chương đánh trận đầu tiên. Anh Hùng hạ nốc ao đối thủ trong vòng vài phút. Nhìn thấy đội quyền anh toàn cựu vô địch quốc gia ghê gớm quá nên võ sư Hoàng tùng lập tức xin thua và đề nghị thi đấu võ tự do với luật là chả có luật gì hết.

Những ngôi sao võ thuật trong trường tôi lập tức hùng hổ hoặc rụt rè đăng ký. Anh Nam xoăn có kỹ thuật tốt nhất nên được anh em cử ra đánh trận đầu tiên. Anh này là nổi tiếng nhất khóa 24 với tài múa côn như gió và bộ tay vĩnh xuân biến ảo thần sầu. Trọng tài trận này có tôi, anh Hoàng sĩ Còn cựu vô địch vật bắc giang và võ sư Hoàng Tùng. Cả rạp Từ Sơn sôi lên sùng sục. Sinh viên trường thể thao hò hét rầm trời cổ vũ cho đội nhà. Hai võ sĩ đeo găng bước ra võ đài. Thế cường nhược thể hiện rõ ràng. Võ sĩ bên kia da dẻ xanh xao. Người ngợm gày còm, bụng đói lép kẹp thấp bé nhẹ cân. Võ sĩ Nam xoăn to khỏe dẻo dai, đứng ở góc võ đài khởi động rầm rầm bằng những cú lôi công cước xuống mặt sàn gỗ làm sàn này rung lên bần bật

Sau khi Anh Còn gõ cái chiêng làm hiệu hai võ sĩ bắt đầu cuộc chiến. Một cú đá ngang cực đẹp của anh nam xoăn tung ra. võ sĩ kia hơi nghiêng người né rồi lập tức lao vào nhập nội với một sê ry đấm. Nam xoăn bật lùi về phia sau rồi quay người đá đảo sơn. Cú đá này bay qua đầu anh kia làm chúng tôi tiếc hùi hụi. Võ sĩ bên kia dai như đỉa đói liên tục lao vào đấm như vũ bão. Nam xoăn bay lượn né tránh đẹp như phim Hồng Koong. Nam xoăn thỉnh thoảng lại tung ra một vài cước và liên tục né tránh. Anh chàng đói ăn kia dính cước liên tục nhưng dường như không hề hấn gì. Cứ lầm lũi tiến lên và tung ra những đòn đấm nhanh như máy……

Nhất định không cho đối thủ nhập nội, Nam xoăn đang thi triển thân pháp mềm dẻo và khinh công đẹp hiếm có. Cả rạp reo hò tán thưởng cho mỗi cú vọt người lên không trung của Nam xoăn. Nếu tính điểm có lẽ Nam xoăn đang thắng tuyệt đối. Sang hiệp hai, chàng đói ăn thay đổi đấu pháp co về thế thủ. Nam xoăn lập tức tấn công bằng cước pháp. Những cú đá vun vút được tung ra nhưng đều bị va vào găng hoặc trượt. Tôi bắt đầu lờ mờ cảm thấy có gì không ổn. Những kỹ thuật cao siêu của Nam xoăn bị hóa giải bằng những cú chặn và đấm cực kì đơn giản. Nam đã có biểu hiện xuống sức và không còn sử dụng được khinh công nữa. Võ sĩ đói ăn kia vẫn lầm lũi ôm mặt thủ kín đầu và hễ có cơ hội là lao vào đấm. Chỉ là những quả đấm thẳng đơn giản nhưng nhanh như chớp. Nam tung ra cú vòng cầu thấp Sau khi chặn cú đá anh đói ăn tung ra một đòn đấm thẳng. Nam gạt đòn đấm làm anh này xiêu người, ngay lập tức anh này tung ra quả đấm vòng nương theo sự mất đà với một sự nhanh nhẹn hiếm thấy. Quả này bay vù qua mũi Nam xoăn làm tôi lạnh gáy. Nam đã không tung ra quả đấm nào từ đầu trận đấu, có lẽ nó không quen đeo găng. Anh Còn và tôi liếc nhìn nhau, chúng tôi hiểu rằng trận chiến này chúng tôi sẽ thua. Nam xoăn đang bế tắc với những chiêu thức phức tạp và không hiệu quả. Nó thực sự đang chạy trốn một cách hoa mỹ. Anh chàng đói ăn kia thì lì lợm một cách đáng kinh ngạc. nó mặc kệ những cú đá của Nam xoăn và đang rình cơ hội dứt điểm. Lùa được Nam vào góc võ đài, chàng đói ăn tung liền một loại đấm rồi lăn xả vào quay người thúc chỏ. nhận thấy nguy hiểm Anh Còn lao vụt vào tốm áo võ sĩ này lẳng ra xa. Cú ném của đô vật Bắc giang nặng 90 cân khiến chàng võ sĩ đói ăn bay sang góc xa của võ đài. Chúng tôi hô tướng lên. Phạm luật rồi, đánh chỏ là phạm luật rồi. đám sinh viên hung hăng tràn lên võ đài định oánh cả đoàn tạp kỹ. Tình hình căng như dây đàn. Võ sư hoàng tùng nhanh trí tóm cổ cậu võ sĩ kia dúi vào cánh gà rồi vớ lấy Micro hô ban nhạc nổi nhạc. Từ đả lôi đài biến ngay sang ca nhạc. Mấy cô võ si kiêm ca sĩ người lép kẹp son phấn hôi rình gào tướng lên bài tình ca của Hoàng việt.....không khí trở lại vui vẻ.

Chúng tôi ra về. Đầu tôi căng như dây đàn. Có cái gì lấn cấn trong tôi. Chờ cho anh em về hết tôi quay lại rạp Từ sơn một mình. Gánh tạp kỹ đang ăn cơm. Một đĩa rau muống luộc to như đống rơm cả đoàn ngước nhìn tôi rồi lại phớt lờ ngồi ăn tiếp ngon lành. Võ sư hoàng Tùng đứng dậy. ông kéo ghế cho tôi ngồi rồi hỏi, chú em đến lấy lại tiền hả, trận hôm nay hòa nhé..... Tôi lắc đầu nói : Không cháu không lấy tiền cháu muốn đăng kí đánh trận tối mai. Võ sư Hoàng Tùng trả lời: Mai chúng tôi đi Quảng ninh. Ở đây các cậu chả ai chịu mua vé nên chúng tôi không có tiền thuê rạp. Nếu cậu muốn đánh thì xuống Quảng Ninh nhé, tôi không thu tiền cậu đâu. Ông cười lớn, dân bắc kì hiếu võ ghê. Tôi dựng lôi đài ở miền trung mà cả tuần không có ai lên đánh. Tôi hỏi: sao không thấy cậu võ sĩ lúc nãy của chú dùng cước pháp? Ông nói: nó mới theo đoàn có hơn năm nên chưa có học đá. Tôi cười hì hì. Bên chú không đá bên cháu không đấm thế là công bằng còn gì. Thế bên chú có ai biết đá không? Ông gọi với vào mâm cơm. Thiện ơi mày đá cái cột lôi đài cho anh hai đây coi. Tức thì một anh chàng đen nhẻm buông bát cơm đứng dậy. nó sút thẳng ống đồng vào cái cột gỗ buộc dây lôi đài to như cổ tay. Cái cột gãy rắc, đổ gập xuống. Tôi hỏi ông. Anh này tập đá bao lâu rồi? ông nói. Thằng thiện này hả? nó theo đoàn được hai năm. Nó biết mỗi cú đá ấy thôi.

Tôi ra về, cái cột lôi đài gãy đổ kéo theo sự gãy đổ niềm tin những gì tôi đã và đang theo học. Tôi luyện tập chăm chỉ, gần như là học sinh giỏi nhất lớp. Tôi lôi anh em bạn tập ra làm trò đùa trong những trận đấu tập. Tôi dùng chân gạt đòn địch thủ,tôi bay qua đầu anh em đạp vào lưng họ…. tay tôi chém vỡ chồng gạch ba viên. Chân tôi lướt yoko gãy tan cây nước đá, không có kỹ thuật Karate nào tôi thấy xa lạ. Nhưng nếu hôm nay tôi gặp thàng Thiện này thì tôi chắc chắn thua. Cái anh chàng ốm đói mới tập kia đã khiến chàng Nam cao thủ nhất trường chới với thì thằng Thiện tập hai năm này ăn gỏi tôi tức khắc. Cú đá thấp tì búa bổ của nó không có kỹ thuật gạt nào của Karate đỡ được.

Cả đêm tôi không ngủ được, Năm năm trời tôi chuyên cần luyện tập chẳng lẽ lại vô ích. Giáo trình sư phụ dạy tôi là giáo trình gốc của Nhật bản chẳng lẽ lại sai. Tôi đang lạc giữa một rừng kỹ thuật mà không biết đâu là đường ra. Đặt mình vào địa vị thằng Nam tôi thấy mình cũng không đõ nổi những cú đấm bão táp của thằng ốm đói mới tập năm trời kia. Những quả gạt thượng đẳng, cú vuốt trung đẳng cú gạt hạ đẳng, những dẫn lực tán lực thủ pháp, những long trảo hổ trảo trở nên ngây ngô kỳ lạ. Trong đầu tôi cứ lảng vảng thằng cha võ sĩ ốm đói dai ngoách với những loạt đấm vun vút kia. Từ đó tôi đến phòng tập như thằng mất hồn,Huấn luyện viên ngạc nhiên về sự sa sút của tôi. Tôi đã manh nha ý định bỏ học và đi tìm nghề khác. Tôi tâm sự với thằng Đức bạn tôi về những suy nghĩ của mình. Nó đồng ý tức khắc và bảo ừ tao cũng thấy thế, đánh với thằng không biết gì thì còn được, Chứ gặp những thằng như bọn kia thì toi ngay. Tao với mày nên tập lại từ đầu.

Thế là từ đó tôi và thằng Đức tối nào cũng xuống phòng tập. Chúng tôi tập với nhau theo một phương pháp mới. Chúng tôi gạt hết những kỹ thuật cao siêu chỉ chuyên tâm vào đấm và di chuyển. Những cú đấm của tôi và nó đều bay với tốc độ tối đa. Mặc dù có mũ bảo hộ nhưng nhiều khi cũng choáng váng. Chúng tôi đều đồng ý vói nhau rằng, mọi kỹ thuật phải được thực hiện với một áp lực thực chiến. Nhiều kĩ thuật đỡ gạt của Karate trở nên vô dụng dưới loạt tấn công vũ bão,chúng tôi liền bỏ béng những kỹ thuật đó. Sau ba tháng chuyên cần, kỹ thuật đấm đơn giản đó khiến tôi kinh ngạc về sự hiệu dụng. Một cú đấm thẳng có thể hóa giải hầu hết các kỹ thuật cao siêu mà tôi đã đầu tư không ít thời gian vào nó. Đứng trước địch thủ, tôi chỉ có cái đích duy nhất là khuôn mặt đối phương và làm sao đấm trúng nó. Mà phải đấm thật nhanh.đấm liên tục. Sự ăn đòn nhiều làm tôi thêm lì lợm. Thằng Đức thì càng ngày càng sợ tôi. Nó bảo tập với mày kinh lắm,mắt long sòng sọc, đánh như đánh quân thù, có ngày gãy răng tao mất. Tôi gạt phắt ra khỏi đầu những long trảo hổ trảo đá bay đá đảo sơn và những bài ka ta hoa mỹ. Tôi chỉ chuyên tâm vào đá vòng thấp và đấm. Sau gần một năm luyện tập anh em trong lớp bảo tôi rằng cái thứ võ mà tôi đang dùng cóc phải là Karate thậm chí cóc phải là võ. Tôi lại hoang mang…..Tôi lục tung thư viện. Chả sách nào trả lời câu hỏi của tôi. Mọi kĩ thuật trong sách đều tỉ mỉ chích xác đến từng xăng ti mét. tôi chỉ muốn gào to lên rằng đỡ thế này không ổn, thằng đói ăn nó đấm nhanh lắm gạt đỡ thế này không kịp mất. đấm thế này cũng không xong. Đấm xong mà không thu nhanh tay về ôm đầu thì nó quai cho tung hàm.Một trăm triệu người tập Karate trên thế giới có ai gặp phaỉ vấn đề như tôi không. Tôi chán nản, từ đó tôi bỏ học thường xuyên,chỉ đến kì thi mới mò sang trả bài chờ đến ngày tốt nghiệp.Sau khi xếp vào xó tủ cái bằng tốt nghiệp. Tôi im thin thít hai chục năm không tập gì võ nữa. tôi chán võ rồi.Tôi lấy vợ đẻ con. Cơ bắp nhão nhoét và bụng phệ ra. Tôi đã bốn mươi tuổi đầu rồi….
 
Chỉnh sửa cuối:

lenhhoxung1980

Xe container
Biển số
OF-372314
Ngày cấp bằng
2/7/15
Số km
6,932
Động cơ
957,520 Mã lực
Nơi ở
Cầu Giấy
Em nghĩ võ gì thì võ, cứ lên võ đài đánh tự do là biết ai hơn ai ngay.
Có cụ bảo là lên võ đài cấm đánh hạ bộ và mắt nên không công bằng với 1 số môn võ chuyên trị đòn hiểm. Mie, cứ làm như móc mắt với hạ bộ, bọn đánh võ đài nó k chơi đấy. Chẳng qua đánh 2 chỗ đó knock out nhanh quá, khán giả mất hứng chứ không phải chúng nó k biết đánh.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,090
Động cơ
2,014,524 Mã lực
Anh vượng chơi với tôi khá thân, anh hơn tôi 14 tuổi. Bố anh là cụ lang liễu. Cụ liễu làm thuốc nam gia truyền ở rìa làng, chả tiếng tăm mẹ gì. Khách hàng toàn hạng lìu tìu, họ tìm đến cụ khi đau bão, sổ mũi, hay ỉa chảy. Cụ không thu tiền, tùy tâm khách trả bao nhiêu cũng được nên dĩ nhiên là cụ nghèo. Từ ngày cụ lang liễu khuất núi thì anh vượng điềm nhiên lên chức lang vượng. Do học được chân truyền của bố nên anh cũng chả tiếng tăm mẹ gì. Khách hàng cũng vẫn hạng lìu tìu chỉ đủ cho anh ra vào đồng rau đồng cháo.

Tôi thường sang nhà anh chơi. Nhà anh có sân rộng nên tôi biến sân nhà anh thành nơi tôi luyện võ. Tôi treo bao cát và mang cái tạ xi măng vứt ở góc vườn rồi chiều chiều gánh tạ thì thụp, đấm đá vào bao hùng hục. Anh vượng không mê võ, anh bảo: Tao làm châm cứu nên tay phải mềm mại, tập như mày nhỡ gẫy xương thì đi ăn mày. Ngoài 30 tuổi anh vẫn chưa có người yêu. Tôi giới thiệu cho anh vài mối nhưng anh dát quá nên chẳng đi tới đâu. Một hôm, xem tôi đi mấy bài quyền thì anh tỏ ra thích thú anh bảo: Chú day anh nhé, múa thế này anh ưng. Thế là từ đó anh theo tôi học múa quyền. Tôi dạy anh được ba tháng thì rắc rối xảy ra. Hôm đó chị liên mặt ngựa đến châm cứu. Chị này ế chồng, người to cao, mặt dài ngoãng. Khi anh rút kim ra thì chị ú ớ, mắt trợn ngược. Anh hoảng quá chạy ra sân gọi tôi. Lúc tôi lao vào thì thấy chị liên giật đùng đùng, áo tốc cả lên. Giật thêm dăm phát nữa thì chị thăng. Anh vượng đi tù vì tội ngộ sát. Chục năm sau thì anh ra tù, anh bán nhà rồi âm thầm rời làng. Lúc đó tôi cũng mải nam bắc kiếm ăn nên anh có sang chào mà không biết…

Tôi có sư huynh làm cán bộ cửa khẩu lào cai. Mỗi lần về hn công tác anh thường ới lũ sư đệ chúng tôi đi uống rượu. Những câu chuyện trong bàn rượu thường xoay quanh chủ đề võ nghệ. Anh mặc dù là bậc trên nhưng không bao giờ tham gia vào chủ đề này. Anh chỉ nheo mắt nhìn lũ chúng tôi đỏ mặt tía tai tranh cãi, từ tốn nhấp rượu và mỉm cười lắc đầu mỗi khi chúng tôi lôi anh ra làm trọng tài hoặc hỏi ý kiến.

Một lần, sau khi nghe chúng tôi tranh cãi ỏm tỏi về tương lai của võ cổ truyền anh có vẻ khó chịu và lần đầu lên tiếng. Anh nói: Các chú học võ thể thao nên chưa từng biết đến một nền võ học đích thực của tiền nhân để lại. Nền võ học đó đang dần thất truyền và những cao nhân thật sự của nền võ học đó chỉ còn rất ít. Phần lớn các võ sư ngày nay hoàn toàn không biết rằng phần quan trọng nhất của nền võ thuật đích thực ấy đã bị dấu đi, do vậy các võ sư ấy chỉ biết được cái vỏ của chiêu thức mà không biết đuọc cái lõi. Nó giống như viên đạn mà bên trong cát tút không có thuốc súng. Các chú nên nhớ vạn vật đều không qua khỏi thuyết âm dương. Tất cả mọi chiêu thức sẽ trở thành múa may đơn thuần khi thiếu nó. Tôi hỏi: Vậy các bị dấu đi là cái gì vậy sư huynh? Chả lẽ là yếu quyết luyện khí thiến con mẹ nó hồng xiêm đi như tịch tà kiếm phổ??

Nghe tôi hỏi xỏ xiên anh trợn mắt văng tục: Tao không biết tả cho chúng mài hiểu chính xác nó là cái *** gì nhưng võ thuật chân chính phải có nó. Nó làm cho cú búng tay của mày cũng đủ đánh ngã một đối thủ to cao, nó làm cho mày có thể khinh thân chạy vùn vụt lên đỉnh núi tai mèo. Nó làm cho thân thể mày khang kiện chống lại tuổi tác. Nó làm cho...nước bọt anh văng tứ tung.

Nghe anh ba hoa tôi phát cáu vặc lại: Có *** ý, những cái anh kể nhẽ chỉ trong phim chưởng. Ngày nay mà có những nhân vật đó thì lại chả lên ti vi từ tám hoánh. Anh nhìn tôi chòng chọc và bất thần hạ giọng, tao cũng có ý nghĩ ấy, nhưng kể từ khi gặp ngài thì mọi quan điểm về võ thuật của tao hóa ra chỉ là ếch ngồi đáy giếng. Và anh bắt đầu câu chuyện về một nhân vật huyền bí đã làm thay đổi thế giới quan võ thuật của anh. Anh nói: Tao thường để ý đến một ông già bán thuốc nam ở phiên chợ bắc hà. ông khoảng 80 tuổi, tóc bạc trắng dài ngang vai, da mặt nhăn nheo đen sạm và cặp mắt thì sáng quắc. Người ông nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn. Cái làm tao chú ý đến ổng là kiểu đi cùng tay cùng chân kỳ lạ, nếu chân phải ổng bước lên thì tay phải ổng oánh lên. đó chính là kiểu bộ hành đã thất truyền của các cao thủ võ lâm ngày xưa. Nhìn ổng đi vùn vụt mà tao thấy tò mò *** chịu được. Thế rồi tao lân la mua thuốc làm quen.

Vụ làm quen của tao thất bại thảm hại, ông cụ có lẽ dị ứng với bộ sắc phục nên không chịu bắt chuyện, thế là tao đành phải lên phường điều tra lí lịch. Hóa ra cụ là người kinh, năm nay 81 tuổi lên đây lập nghiệp được 2 năm rồi. Cụ trồng thuốc nam và hành nghề y học dân tộc. Tay đồn trưởng khuyên tao tìm thằng khu vực, thằng này thân với ông cụ từ khi ông cụ chữa khỏi bệnh liệt cho vợ hắn. Thế là tao gọi tay khu vục đi uống rượu và hắn kể:

- Hôm đó bọn em bắt quả tang được tay móc túi khách tây ở phiên chợ. Em lao vào khống chế thì nó vùng ra chạy mất. Khi nó chạy qua chỗ ông cụ thì bỗng nhiên người nó bật tung lên rồi ngã lộn mấy vòng và nằm im bất động. Chả thấy ông cụ động thủ động cước mà tay lưu manh gẫy cả chân. Biết ông cụ là cao thủ võ lâm em để ý tìm hiểu. Một hôm nhân dịp bầu cử em mang thẻ cử tri mò đến nhà ông cụ. Trèo núi suốt hai tiếng đồng hồ mỏi rã chân mới tới nơi. ông cụ đi nương thuốc chưa về em bèn ngồi chờ. đến nhập nhoạng tối đột nhiên em nghe tiếng hú như rồng ngâm sau nhà, em chạy ra thì thấy xa xa ông cụ đang khinh thân đạp lên những ngọn cây cổ thụ bay vun vút xuống núi. Hóa ra, còn có những cao nhân ẩn dật đấy anh ạ.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,090
Động cơ
2,014,524 Mã lực
Nghe tay khu vực kể tao càng tò mò, tao hẹn nó hôm sau dẫn tao lên nhà ông cụ chơi. Tiện thể thử công lực ông cụ xem lời đồn có thật hay không. Sáng sớm hôm sau, chúng tao lên đường, leo núi vòng vèo mãi cũng mò đến nhà ông cụ. Trong nhà tiếng ngáy như sấm phát ra, đoán ông cụ đang ngủ, bọn tao đẩy cửa bước vào. Căn buồng tối mờ, cảnh tượng trong ngôi nhà làm tao đứng tim. ông cụ đang ngủ nhưng không nằm trên giường mà đang nằm lơ lửng giữa nhà. Hai thằng bọn tao đứng ngây ra nhìn. Bỗng nhiên, tiếng ngáy im bặt rồi giọng ông cụ cất lên nhỏ nhẹ: Hai chú ra ngoài chờ lão. Bọn tao lao ra ngoài như bị ma đuổi, tim vẫn đập thình thịch trước cảnh tượng ma mị vừa rồi, trời rét mà mồ hôi tao túa ra đầy mặt. Lúc sau thì ông cụ bước ra, ông bê theo ấm trà và mời chúng tao ra vườn uống nước. Tao thay đổi ý định thử công lực ông cụ bởi những gì vừa chứng kiến vượt quá trí tưởng tượng của con người. Tao lạy lục xin ông cụ nhận làm đệ tử. ông cụ cười và đồng ý. Cụ nói, tao và cụ có cơ duyên.

Hai tháng tiếp theo, tuần nào tao cũng trèo núi lên nhà ông cụ luyện tập. Hóa ra còn có một nguyên lý khác của võ thuật mà nhờ cụ giảng giải tao mới biết. Nguyên lý đó là quyền cước hay bất cứ cử động nào đều do hệ thần kinh chỉ đạo. Nếu tấn công địch thủ vào hệ thần kinh thì sẽ đạt hiệu quả tối đa. để tấn công vào hệ thần kinh không thể dùng quyền cước thông thường mà cần phải luyện được vô hình chưởng, đó là xung điện của mình phát ra phá vỡ hệ điều khiển của đối thủ.

Nghe sư huynh tôi kể tào lao tôi bật ngay: Em ngồi đây, anh phát vô hình chưởng đi. Nếu nó công hiệu em bán nhà theo anh lên núi bái sư ngay. Sư huynh tôi trầm ngâm trả lời: Tao mới học được nửa năm, thân thể có khang kiện hơn nhưng chưa luyện được món đó. Tuy nhiên tao đã được lĩnh vô hình chưởng của sư phụ rồi. Mới có nửa thành công lực mà chân tay tao đã rũ liệt, cả ngày nằm trên gường không dậy nổi. Chúng mày cứ chờ đó, lần sau về hn tao sẽ cho chúng mày xem. Mai tao phải về rồi, tay chủ tịch huyện nghe tao kể ông cụ có bài phản lão hoàn đồng thì hắn cũng muốn lên bái sư để học món đó. Tao phải dẫn hắn lên, gì thì gì, hắn cũng là chỗ quen biết.

Câu chuyện của sư huynh tôi có kết thúc buồn. Anh và ông bạn chủ tịch huyện theo ông cụ luyện phản lão hoàn đồng. Kết quả tu luyện sau sáu tháng thật đáng kinh ngạc, ông cụ trẻ ra đến 10 tuổi còn sư huynh tôi và ông bạn chủ tịch sapa thì già đi trông thấy. Dưới sự hối thúc của hai đệ tử, ông cụ đành phải lên đường sang tây tạng tìm bí phương thần dược để giúp đệ tử hành công. ông cụ từ biệt hai đệ tử vào một sáng mùa đông rét mướt, từ đó đến nay, gần năm năm trôi qua mà ông cụ vẫn chưa trở về. Sư huynh tôi mỗi lần nhắc lại là rưng rưng nước mắt, tiếc cho sở học dang dở thì ít mà thương ông cụ thì nhiều. Anh thường bảo tôi: Cụ có lẽ vì già yếu mà bỏ xác quê người.

Tôi tình cờ gặp lại anh Vượng trên bến đò Kênh Vàng. Anh là người nhận ra tôi trước, còn tôi thì nhìn mãi mới nhớ ra anh. Trông anh béo tốt, nhưng già trước tuổi với cái đầu hói bóng. Ánh mắt anh thì khác hẳn ngày xưa, nó cứ đảo sùng sục và giảo hoạt khác hẳn với vẻ nhẫn nại và hiền lành của anh mà tôi còn lưu trong ký ức. Anh mời tôi về nhà chơi để anh em hàn huyên sau hơn hai chục năm xa cách. Tôi nhận lời ngay. Từ Kênh Vàng đi dăm phút xe máy là tới. Nhà anh rộng rãi, có vườn cây ao cá và giữa nhà là một cái điện thờ to đùng. Một cô gái trẻ đang lau dọn, anh hất hàm: vợ tao đấy, kém tao 30 tuổi, nó bị câm. Rồi anh bảo: tao thôi *** làm thầy lang nữa, tao chuyển nghề thầy cúng rồi.

Vợ anh bắt gà làm cơm để anh em tôi uống rượu hàn huyên. Sau vài tuần rượu anh bắt đầu kể: Sau khi ra tù tao bán nhà đi buôn hàng cấm. Bị bắt, tao khai tông tốc đồng bọn để giữ mạng sống. Nhờ đó tao chỉ bị năm năm. Ra tù, tao ngậm tăm trốn biệt lên miền núi. Không trốn nhanh bọn nó cắt cổ. Cuộc sống lao tù làm tao già sọm, tao bèn lấy chứng minh và giấy tờ của bố tao để trốn tránh quá khứ tù tội. Cũng may, hồi đó tao chưa làm giấy khai tử cho ông cụ. Gom ít tiền, tao thuê lại nương thuốc trên Bắc Hà hành nghề y để làm kế sinh nhai.

Một tia sáng bỗng lóe lên trong đầu tôi: Ông cụ 80, Thầy lang, Bắc Hà.Bỏ mẹ rồi, …Tôi nhìn thẳng vào mắt anh Vượng hỏi: Có một lần, trong phiên chợ, một thằng móc túi bị công an đuổi chạy gần đến anh rồi đột nhiên ngã sấp. Vụ đó anh biết không? Anh Vượng há hốc mồm ngạc nhiên. Anh trợn mắt nhìn tôi hỏi lại: Sao mày biết vụ đó? Thế là tôi kể lại câu chuyện cuả sư huynh tôi về vị cao nhân kỳ bí nọ. Câu chuyện kể xong thì anh Vượng ngã lăn ra đất cười sằng sặc: Ông cụ đó là tao đấy. Tao có định lừa đảo chúng nó đâu. Chúng nó cứ nhất mực bái tao làm sư phụ...ặc ặc. Cái vụ thằng móc túi là do nó đá phải cái đòn gánh của tao nên ngã lộn cổ. Vụ đó tao cũng sợ lôi thôi nên chuồn gấp. Chuyện sư huynh của mày kể chả có chi tiết nào sai. Chỉ có điều…hà hà ...cũng chả có chi tiết nào đúng. Ví như bay trên ngọn cây, khinh công cái mẹ gì, tao chăng sợi dây cáp qua khe núi để tụt xuống cho nhanh, đi vòng xa bỏ mẹ.

Tôi hỏi tiếp: Còn ngủ lơ lửng giữa nhà khiến đệ tử vãi đái là sao? Anh Vượng lại cười khà khà. Cái đó thú thật với mày là hơi có tí lừa đảo, tao nhìn thấy chúng nó dưới chân núi, biết ngay là chúng nó lên xin học võ. Tao bèn vào nhà xoắn cái võng lại rồi chân quấn vào đầu kia, hai tay nắm đầu dây còn lại rồi giả vờ ngáy vang. Nhà tối âm u nên bọn nó quáng gà nhìn không ra.

Tôi hỏi tiếp: thế còn vụ phát chưởng làm đệ tử liệt gường? Anh Vượng hấp háy nhìn tôi, đôi mắt ánh lên giảo hoạt. Thằng sư huynh mày định tỉ võ với tao. Nó to thế đấm phát thì bỏ mẹ, nên tao đành phải cho nó uống bột giảo mã, uống cái đó vào nhũn mẹ tay chân ngay. Thấy tôi máy mồm định hỏi tiếp, anh chặn ngay. Chắc mày còn lấn cấn vụ phản lão hoàn đồng? Có gì đâu: tao cứ gà tần thuốc bắc, hà thủ ô chén đều. Tiền đã có chúng nó cấp, không trẻ ra mới là lạ. Chúng nó thấy tao trẻ ra nhanh quá nên cứ sôi sùng sục. Rồi khi nghe tao phét lác chuyện linh đơn, chúng nó ấn vào tay tao ba tỉ rồi bắt tao đi tìm tiên dược cho bằng được. Biết tìm *** đâu ra bây giờ nên tao chuồn mẹ nó về đây, mua nhà, cưới vợ.

Tôi dọa: Em biết nhà anh rồi, lần sau em dẫn sư huynh em lên chơi với sư phụ cho vui. Anh Vượng cười khà khà: dẫn nó lên đây. Tao đang muốn dạy nốt nó tuyệt chiêu đánh vào tâm lý. Tôi dắt xe ra về, anh tiễn tôi ra tận ngoài đường cái, kiểu đi cùng tay cùng chân của anh của anh làm tôi lại phải hỏi câu cuối: Anh đi kiểu *** gì mà lạ thế? Anh trả lời gọn lỏn: 15 năm trong tù, tay bị còng trước bụng, đi lâu thành quen *** bỏ được.
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,090
Động cơ
2,014,524 Mã lực
Bạn tôi
Tác giả: Tomahok

Đó là vào những năm 95 thế kỷ trước….

Hôm đó rỗi rãi, tôi lang thang ra cái quán nghèo đầu rặng phi lao ngồi uống rượu. Một mình ngồi giữa bạt ngàn phi lao và cát trắng, và loạn thạch, ngắm những cơn sóng đục ngầu va vào vách đá, xa rời chốn thị thành ầm ĩ, tự nhiên tôi thấy thư thái lạ lùng.

Đang nhâm nhi chén rượu bỗng có tiếng vó câu lốp cốp tiến lại. Dừng cương trước quán, tráng sỹ nhìn tôi chăm chú. Mặc dù không ngước lên tôi cũng cảm nhận được luồng mục quang của tráng sỹ nọ đang chiếu vào mặt mình.Vừa điểm nhanh những ân oán gần đây tôi vừa đảo mắt xung quanh tìm vũ khí. Cái cọc tre chống lều có vẻ hợp lý tuy hơi nhỏ nhưng độ dài thì đúng bằng cây tề mi côn tôi vẫn thường luyện. Yên tâm, tôi từ tốn ngước lên nhìn, bắt đầu từ đôi giầy cổ quái mà tráng sỹ nọ đang mang. Có lẽ tôi chưa được nhìn thấy đôi giầy nào lạ như vậy, nó trông như giầy lính Mỹ ngoại trừ cái mõm được khoét lỗ lòi cả ngón chân ra. Tôi dừng lại khá lâu ở cái thắt lưng to bản treo lủng lẳng khẩu côn bát đen ngòm. Đúng lúc ấy, tráng sỹ nọ cất tiếng:

- Nhìn khặc gì mà nhìn kỹ thế. Quên cố nhân rồi hả?

Nghe chữ “Khặc” quen quen, tôi giật mình đứng vụt dậy……. Kỵ sỹ cũng nhảy phắt xuống ngựa,dang rộng hai tay thét tướng lên:

- Tao đây, Bình ơi. Thành râu đâyyyyyyyyyyyyyyyy.

Chúng tôi cười ha hả vỗ vai vỗ lưng nhau đôm đốp rồi cùng buớc vào quán. Liếc nhìn chai riệu trắng và đĩa khô mực, Thành râu đập bàn gọi chủ quán: Bà chủ luộc cho mấy con cua, còn bao nhiêu riệu mang hết ra đây, có ông bạn quí từ Hà nội xuống chơi, không thể tiếp đãi lem nhem được. Quay sang tôi, nói hỏi:

- Dạo này làm ăn như nào, nghe anh em nói ông cũng vất lắm hả. Nghề ngỗng gì chưa?

Tôi cười cười:

- Nghề chó gì đâu, theo ông già đi phụ xe. Tốt nghiệp đại học xong, tôi không xin được việc nên bám càng ông cụ kiếm hào. Anh em cùng lớp với nhau ông lạ chó gì, xin việc thời này không phải dễ. Hôm nay đưa khách xuông đây nghỉ mát.

Thành đập bàn hể hả:

- ông chẳng khác khặc gì tôi. Tốt nghiệp xong tôi xin về sở thể dục thể thao Thanh hoá làm phong trào. Cứ tưởng đơn giản nào ngờ ngồi chờ hai năm nay rồi vưỡn chưa thấy gọi. Nhân mùa nghỉ mát mượn ông già con ngựa ra bãi biển cho dân du lịch thuê chụp ảnh. Mẹ kiếp, kiếm khá phết ông ợ, trừ tiền cỏ, tiền sơn con ngựa thành ngựa vằn mỗi vụ cũng đút túi dăm trẹo. Nào nào uống đi ông.

Thành râu là bạn cùng lớp với tôi ở trường thể thao từ sơn. Nó là dân Quảng xương, một huyện nghèo Thanh hoá. Mới đầu nó học khoa bơi lội, sau khi nhập học thì nó xin chuyển sang khoa võ thuật. Nó nói với tôi rằng. Quê tao miền biển, thằng khặc nào mà chẳng biết bơi, mình học xong về mở lớp bơi ở quê thì chó nó học, chả đói thối mồm. Chuyển sang anh đấm đá này may ra có tương lai tí…chứ bơi lội thì chắc chắn là…đớp kứt. Khoa võ thuật thường là những tay vận động viên hết tuổi sang học nên anh nào cũng có nghề, chỉ riêng Thành râu là học từ đầu nên vất vả. Tối tối nó thường sang nhờ tôi dạy thêm. Quí tính nó thẳng thắn, tôi cũng truyền dạy nhiệt tình. Thành râu vụng về nhưng sức khoẻ thì phải nói là ghê gớm. Dậy cho nó tôi cũng thấy khoái……

Một lần, hai chúng tôi luyện cú lưu vân cước. Thành râu quay người đá chẳng may quật đúng cái chân gường tầng, cái chân gường gãy tan. Anh em ai cũng lè lưỡi ghê cho sức mạnh của nó.

Đang miên man hồi tưởng, Thành râu lại đập bàn:

- Suy nghĩ cái khặc gì thừ người ra thế, uống đi ông…..

Bú hết nửa chai rượu tôi hỏi:

- Sao giầy ông khoét lỗ thế. Nó cười, không khoét lỗ thì nước biển ăn thối mẹ chân ông ạ. Khoét cụ nó ra cho nước thoát nhanh, tiếc khặc gì cái giầy. Bỗng nó thở dài: Vụ nầy tôi tính tích cóp kiếm cái xe quay tàu lên Thanh hoá chạy xe ôm, chứ làm ba tháng chơi cả năm cũng chán. Nghĩ cái công đèn sách cũng thấy tiêng tiếc, dưng mà biết làm thế khặc nào được, điếu có tiền thì xin việc còn khó quá lên giời ông ợ.

Suy nghĩ một lát tôi bảo nó:

- Hay là mày mở lò dạy võ, mày chả mơ như thế từ hồi đi học là gì.
Nó lại thở dài :

- Tôi cũng tính thế dưng mà bụt chùa nhà không thiêng ông ợ, thanh niên ở đây lên hết thành phố học, có mở lò cũng chả ma nào đến đâu. Chưa kể mình không có số má gì, không khéo chúng nó đến san con cụ nó lò ấy chứ. Trình tôi thì ông biết rồi, dăm ba cái đánh đá vớ vẩn thôi. dạy được ba buổicó khi hết con cụ nó chữ.

Tôi trầm ngâm suy tính rồi bảo nó:

- Làm ăn là phải biết quảng cấu, ông mà quảng cấu tốt lo gì thiếu học sinh. Mấy bài đối luyện biểu diễn hồi ở trường ông còn nhớ không.

- Mẹ khỉ, tôi chưa quên bài khặc nào, nhớ như in, nhắm mắt tôi cũng đánh được. Mà sao ông lại hỏi thế?....Thành râu tò mò.

Hồi đó trưòng tôi hay đưa sinh viên khoá võ đi biểu diễn các tỉnh từ Cao bằng, Bắc cạn cho tới Nam định, Quảng ninh…. Tiếng là đi phát triển phong trào TDTT nhưng thực tình là đi kiếm xiền cho các thầy. Cũng thuê sân vận động bán vé đắt như tôm tươi. Hồi đó dân tình được xem võ vẽ là khoái lắm. Chúng tôi ghép những bài đối kháng chả khác gì phim chưởng Hồng Kông. Tiết mục đối kháng tay không của tôi và Thành râu luôn được tán thưởng nhiệt liệt. Vì thế tôi nảy ra một ý. Ghé tai Thành râu tôi dặn dò..cứ thế…cứ thế…..

Trưa hôm sau, bố con tôi đón khách về hà nôi. Xe vừa qua cổng nhà khách thì gặp một anh cao bồi đang cưỡi ngựa nghêng ngang giữa đường. Mặc cho bố tôi còi mấy lần anh này đều giả điếc. Hành khách trên xe nghển cổ lên nhìn, mấy thanh niên trên xe khó chịu lầm bầm chửi tục. Bố tôi quay ra cửa xe bảo tôi: mày chạy xuống kéo con ngựa ra, thằng của nợ này say rồi. Tôi nhảy tót xuống xe rồi chạy vọt lên. Tóm dây cương con ngựa tôi kéo nó qua bên đường. Vừa kéo được mấy bước tay cao bồi nhảy tót xuống. Thành râu, dĩ nhiên là hắn rồi. hắn giật phắt cái dây lạị và bắt đầu sừng sộ. Hai chúng tôi chửi nhau ầm ĩ. Dân tình xúm đông vào xem
Chúng tôi càng to tiếng
- Địch pẹ mi, ai cho mi kéo ngựa của tau….
- Bố úynh chết cụ mày giờ, đi lại nghêng ngang, cản trở giao thông
- Mày giỏi thì đánh bố mày đi…
Thế là chúng tôi lao vào ẩu đả. Thực ra không phải ẩu đả thông thường mà là bài đối luyện ba phút mà chúng tôi thường biểu diễn. Quyền cước bay tán loạn, đánh đỡ né tránh trong đường tơ kẽ tóc được chúng tôi thi triển nhuần nhuyễn như đánh nhau thật. Chiêu thức càng lúc càng nhanh. Thành râu bay lên thực hiện cú phi long cước trúng ngực tôi làm tôi bật ngửa về phía sau va vào ô tô của ông già tôi cái rầm. Nó lại bay vọt theo rồi quay người trên không thực hiện tiếp cú vòng cầu vù qua đầu tôi. Gót chân của nó tang lõm cả đầu xe hải âu. Tôi xót ruột bật ra câu chửi địch pẹ thằng Th…may mà chữ “Thành râu” tôi nuốt lại được không thì lộ hết vở….
Hai chúng tôi bay lượn đấm đá kinh hoàng. Bà con đổ ra xem rõ đông, ai cũng úi chà ối giười ươi, chu choa ầm ầm. đến đòn kết thúc. Tôi ra chiêu bàng long, Thành râu rạp người tảo địa làm tôi ngã ngửa đập đầu xuống đường đau điếng người. Hoa cà hoa cải bay tán loạn Theo bài thì tôi phải đá chân trái, sau khi ăn cú tảo địa sẽ ngã sấp, nhưng tôi quên mất nên đá bằng chân phải. Sau cú đập đầu xuống đường tôi cố lắm mới đứng lên được cho Thành râu cắt kéo kết thúc. Lại huỵch phát nữa xuống đường. Thành râu cuộn chân quắp chặt cổ tôi rồi giơ nắm đấm vào mũi tôi. Tôi đập đập tay xuống đường xin thua. Bà con vỗ tay rào rào. Bố tôi xốc nách tôi lôi lên xe rồi chuồn thẳng.
Sau màn quảng cấu đó, tôi theo bố tôi chạy Tây Bắc nên không gặp lại Thành râu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top