Vòng tua động cơ cao khi tụt dốc!

Focus1.8

Xe đạp
Biển số
OF-105365
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
30
Động cơ
395,500 Mã lực
Chào các bác, xe em trượt dốc từ đỉnh Tây Thiên xuống, em cài số thay đổi từ 1-2-3 tuỳ từng độ cao của dốc. Một vấn đề em thấy và muốn xin ý kiến tư vấn kĩ thuật của các chuyên gia Auto là đồng hồ báo vòng tua động cơ xe em chỉ thị lên đến 3000v hoặc hơn, tiếng động cơ gầm lên em nghe cũng ghê ghê. Lúc em cài số 1 khi xuống dốc đứng (để đỡ phải phanh) đồng hồ động cơ chỉ lên hơn 3000v, em đã tăng lên số 2 và phải dùng phanh nhiều hơn. Em xin hỏi vòng tua động cơ tăng vọt lên cao trong trường hợp như vậy có hại động cơ không? Tks các bác!
 

lenamhung83

Xe tăng
Biển số
OF-33146
Ngày cấp bằng
7/4/09
Số km
1,858
Động cơ
572,808 Mã lực
Xe xuống dốc, bác đi số thấp để giảm tốc độ xe bằng động cơ là chuẩn đấy. Vòng tua động cơ lên cao 1 chút ( thời gian ngắn) cũng không hại gì, cũng giống như khi về số để lên dốc thôi. Tuy nhiên nếu để kéo dài, bác phải để ý đến đồng hồ (hoặc đèn) báo nhiệt độ nước làm mát, nếu cao quá thì nên chuyển số cao hơn và kết hợp với phanh
 

lenso.vn

Xe tải
Biển số
OF-132083
Ngày cấp bằng
23/2/12
Số km
402
Động cơ
376,430 Mã lực
xuống dốc đi số 1 như của bác khác gì đi xe trên đường bằng , bác đạp ga tăng tốc lên 30 km mà vẫn đi số 1, lập tức vòng tua máy sẽ tăng cao, máy sẽ hú. nếu thường xuyên chạy xe với số không phù hợp với vận tốc thì sẽ hại động cơ là tất nhiên.
 

Focus1.8

Xe đạp
Biển số
OF-105365
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
30
Động cơ
395,500 Mã lực
xuống dốc đi số 1 như của bác khác gì đi xe trên đường bằng , bác đạp ga tăng tốc lên 30 km mà vẫn đi số 1, lập tức vòng tua máy sẽ tăng cao, máy sẽ hú. nếu thường xuyên chạy xe với số không phù hợp với vận tốc thì sẽ hại động cơ là tất nhiên.
Thanks bác, vấn đề của em là khi xe xuống dốc cài số 1 hoặc 2 mà không ga ạ! Em xin hỏi thêm khi vòng tua lên cao vậy mà không đệm ga có tốn xăng không ạ?
 

bluestar2006

Xe container
Biển số
OF-2539
Ngày cấp bằng
27/11/06
Số km
9,775
Động cơ
661,664 Mã lực
Nơi ở
Pride's Club
Thanks bác, vấn đề của em là khi xe xuống dốc cài số 1 hoặc 2 mà không ga ạ! Em xin hỏi thêm khi vòng tua lên cao vậy mà không đệm ga có tốn xăng không ạ?
Trường hợp này của bác dù vòng tua cao nhưng xăng không tốn như khi chạy trên đường bằng mà bác nhấn ga để vòng tua đạt 3000 v/ph đâu.
Còn việc tại sao vòng tua lên đến mức đó vì căn cứ tốc độ của xe và tỷ số truyền của hộp số (lúc ở số 1) mà tính ra - lúc này nó tỷ lệ thuận với nhau.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các bác, xe em trượt dốc từ đỉnh Tây Thiên xuống, em cài số thay đổi từ 1-2-3 tuỳ từng độ cao của dốc. Một vấn đề em thấy và muốn xin ý kiến tư vấn kĩ thuật của các chuyên gia Auto là đồng hồ báo vòng tua động cơ xe em chỉ thị lên đến 3000v hoặc hơn, tiếng động cơ gầm lên em nghe cũng ghê ghê. Lúc em cài số 1 khi xuống dốc đứng (để đỡ phải phanh) đồng hồ động cơ chỉ lên hơn 3000v, em đã tăng lên số 2 và phải dùng phanh nhiều hơn. Em xin hỏi vòng tua động cơ tăng vọt lên cao trong trường hợp như vậy có hại động cơ không? Tks các bác!
Xuống dốc thì vòng tua cao là đúng rồi. Nó chẳng hại gì hơn việc cụ đi nhanh và ở vòng tua lớn. Tất nhiên là hại hơn đi đường bằng vì đường bằng, cụ thường ở vòng tua 2k hoặc hơn chút. Về xăng thì không tốn mấy vì cụ ko ga, bướm ga đóng, xăng có mất đi mấy đâu. Tuy nhiên nó vẫn tốn hơn là ở chế độ ralenty, nhưng chẳng đáng gì.
Em đổ dốc chùa Cao (14%) vòng tua có khúc còn lên 5000 rmp cơ, may mà cũng chỉ một tẹo.
 

Focus1.8

Xe đạp
Biển số
OF-105365
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
30
Động cơ
395,500 Mã lực
Xuống dốc thì vòng tua cao là đúng rồi. Nó chẳng hại gì hơn việc cụ đi nhanh và ở vòng tua lớn. Tất nhiên là hại hơn đi đường bằng vì đường bằng, cụ thường ở vòng tua 2k hoặc hơn chút. Về xăng thì không tốn mấy vì cụ ko ga, bướm ga đóng, xăng có mất đi mấy đâu. Tuy nhiên nó vẫn tốn hơn là ở chế độ ralenty, nhưng chẳng đáng gì.
Em đổ dốc chùa Cao (14%) vòng tua có khúc còn lên 5000 rmp cơ, may mà cũng chỉ một tẹo.
Chào các bác một buổi sáng tốt lành!
Vậy là em được các bác tư vấn nên một phần nào đã hiểu được sơ sơ. Như em hiểu thì dù là trượt dốc (dốc cao) mà để vòng tua máy cao vượt quá 3000v lâu (ở số 1) thì rất hại máy, nên sử dụng số 2 kết hợp phanh để vòng tua đc giảm sẽ đỡ hại máy. Xăng hao chút em không sợ, mòn má phanh không ngại bằng hại động cơ, phải không các bác?!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các bác một buổi sáng tốt lành!
Vậy là em được các bác tư vấn nên một phần nào đã hiểu được sơ sơ. Như em hiểu thì dù là trượt dốc (dốc cao) mà để vòng tua máy cao vượt quá 3000v lâu (ở số 1) thì rất hại máy, nên sử dụng số 2 kết hợp phanh để vòng tua đc giảm sẽ đỡ hại máy. Xăng hao chút em không sợ, mòn má phanh không ngại bằng hại động cơ, phải không các bác?!
Cụ lại hơi nhầm rồi. Lúc đổ dốc thì rất nên hạn chế rà phanh, nhất là dốc dài, không kẻo chưa xuống hết dốc mà phanh đã mất tác dụng thì máy có ngon cũng chẳng để làm gì. Lúc đổ đèo, cụ phải rất tiết kiệm phanh.
 

Cuongga

Xe tải
Biển số
OF-65404
Ngày cấp bằng
2/6/10
Số km
469
Động cơ
440,180 Mã lực
Xuống dốc thì vòng tua cao là đúng rồi. Nó chẳng hại gì hơn việc cụ đi nhanh và ở vòng tua lớn. Tất nhiên là hại hơn đi đường bằng vì đường bằng, cụ thường ở vòng tua 2k hoặc hơn chút. Về xăng thì không tốn mấy vì cụ ko ga, bướm ga đóng, xăng có mất đi mấy đâu. Tuy nhiên nó vẫn tốn hơn là ở chế độ ralenty, nhưng chẳng đáng gì.
Em đổ dốc chùa Cao (14%) vòng tua có khúc còn lên 5000 rmp cơ, may mà cũng chỉ một tẹo.
Khi xuống dốc thì xe chạy sẽ kéo máy chạy theo đúng tỷ lệ về số và tốc độ như đi trên đường bằng. Nếu mình đóng số 1 mà vòng tua lên 3000 thì máy sẽ ghì xe lại với lực mạnh như mình đi số 1 đạp ga lên 3000 vòng, là cái lợi mà mọi người hay gọi là "phanh động cơ", ít phải dùng đến phanh thông thường. Nhưng đương nhiên là tốn xăng như mình chạy 3000 vòng dù mình không đạp ga, vì với mỗi vòng tua, máy đều vẫn phải thực hiện chu kỳ phun nhiên liệu -> đốt -> xả. Chứ máy nó mà không nổ trong các vòng tua ấy thì lại thành ra hiện tượng bỏ máy à cụ :).
Nếu mà muốn đạt được việc " xăng không tốn mấy" khi xuống dốc như cụ nói, thì chẳng lẽ máy chạy ở chế độ cầm chừng? Thì làm sao nó gầm lên oai hùng như thế được :)
 

LongLH

Xe điện
Biển số
OF-85606
Ngày cấp bằng
17/2/11
Số km
2,449
Động cơ
48,375 Mã lực
Khi xuống dốc thì xe chạy sẽ kéo máy chạy theo đúng tỷ lệ về số và tốc độ như đi trên đường bằng. Nếu mình đóng số 1 mà vòng tua lên 3000 thì máy sẽ ghì xe lại với lực mạnh như mình đi số 1 đạp ga lên 3000 vòng, là cái lợi mà mọi người hay gọi là "phanh động cơ", ít phải dùng đến phanh thông thường. Nhưng đương nhiên là tốn xăng như mình chạy 3000 vòng dù mình không đạp ga, vì với mỗi vòng tua, máy đều vẫn phải thực hiện chu kỳ phun nhiên liệu -> đốt -> xả. Chứ máy nó mà không nổ trong các vòng tua ấy thì lại thành ra hiện tượng bỏ máy à cụ :).
Nếu mà muốn đạt được việc " xăng không tốn mấy" khi xuống dốc như cụ nói, thì chẳng lẽ máy chạy ở chế độ cầm chừng? Thì làm sao nó gầm lên oai hùng như thế được :)
Ý kiến của cụ chỉ đúng phần đầu thôi (cái nói về tỷ số truyền ý). Em xin giải thích nôm na thế này: khi xe xuống dốc tính quán tính rất lớn, ta đi số nhỏ như cách gọi thông thường là dùng phanh động cơ, có nghĩa là tại thời điểm tức thời bánh xe đã quay nhanh hơn động cơ, như thế sẽ lợi dụng quá trình nén của động cơ để phanh, vì đây là quá trình làm mất công, đối lập với quá trình cháy là sinh công. Trong trường hợp này thì chỉ có một lượng nhiên liệu rất nhỏ được tiêu thụ, chỉ đủ duy trì động cơ còn làm việc. Lượng nhiên liệu là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào từng kiểu loại động cơ, bộ điều tốc và trương trình đối với động cơ đời cao phun xăng điện tử như ngày nay. Không có chuyện là tiêu thụ nhiên liệu bằng đúng giá trị vòng quay như thế trên đường bằng vì như thế thì cũng tức thời động cơ sẽ lại bị đẩy cao hơn, vòng quay lại tăng lên cùng với việc tốc độ xe tăng. Hay nói cách khác khi xuống dốc đi số nhỏ Đông cơ sẽ là thiết bị tiêu tốn công chứ không phải sinh công nữa.
 

Focus1.8

Xe đạp
Biển số
OF-105365
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
30
Động cơ
395,500 Mã lực
Cụ lại hơi nhầm rồi. Lúc đổ dốc thì rất nên hạn chế rà phanh, nhất là dốc dài, không kẻo chưa xuống hết dốc mà phanh đã mất tác dụng thì máy có ngon cũng chẳng để làm gì. Lúc đổ đèo, cụ phải rất tiết kiệm phanh.
Tks bác, em cũng xin ghi nhận.
Vậy là cùng 1 chuyến đi, 2 đỉnh Tam Đảo và Tây Thiên em đã up peak, đánh giá cũng như cảm nhận tay lái của em và vợ 2 em "RẤT THEO Ý MÌNH", các bác ạ.
Và em ngẫm ra 1 điều: một năm chỉ nên đi 1 lần như vậy thôi. HẠI xe lắm!
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khi xuống dốc thì xe chạy sẽ kéo máy chạy theo đúng tỷ lệ về số và tốc độ như đi trên đường bằng. Nếu mình đóng số 1 mà vòng tua lên 3000 thì máy sẽ ghì xe lại với lực mạnh như mình đi số 1 đạp ga lên 3000 vòng, là cái lợi mà mọi người hay gọi là "phanh động cơ", ít phải dùng đến phanh thông thường. Nhưng đương nhiên là tốn xăng như mình chạy 3000 vòng dù mình không đạp ga, vì với mỗi vòng tua, máy đều vẫn phải thực hiện chu kỳ phun nhiên liệu -> đốt -> xả. Chứ máy nó mà không nổ trong các vòng tua ấy thì lại thành ra hiện tượng bỏ máy à cụ :).
Nếu mà muốn đạt được việc " xăng không tốn mấy" khi xuống dốc như cụ nói, thì chẳng lẽ máy chạy ở chế độ cầm chừng? Thì làm sao nó gầm lên oai hùng như thế được :)
Đồng ý với cụ xe vẫn phải tiêu nhiên liệu, nhưng nó ít hơn là cụ dận ga lên 3000 rpm. Đây là công từ bánh xe truyền ngược lên trục khuỷu chứ ko phải công do xăng cháy sinh ra. Động cơ ko bỏ máy mà nó vẫn đốt, nhưng với liều lượng chỉ tương đương với chạy ko tải hoặc hơn chút thôi, cái bướm ga nó có mở to đâu mà xăng vào nhiều được.
Em thấy cụ LongLH giải thích cũng kĩ càng đấy.
 

Focus1.8

Xe đạp
Biển số
OF-105365
Ngày cấp bằng
10/7/11
Số km
30
Động cơ
395,500 Mã lực
Ý kiến của cụ chỉ đúng phần đầu thôi (cái nói về tỷ số truyền ý). Em xin giải thích nôm na thế này: khi xe xuống dốc tính quán tính rất lớn, ta đi số nhỏ như cách gọi thông thường là dùng phanh động cơ, có nghĩa là tại thời điểm tức thời bánh xe đã quay nhanh hơn động cơ, như thế sẽ lợi dụng quá trình nén của động cơ để phanh, vì đây là quá trình làm mất công, đối lập với quá trình cháy là sinh công. Trong trường hợp này thì chỉ có một lượng nhiên liệu rất nhỏ được tiêu thụ, chỉ đủ duy trì động cơ còn làm việc. Lượng nhiên liệu là bao nhiêu thì còn phụ thuộc vào từng kiểu loại động cơ, bộ điều tốc và trương trình đối với động cơ đời cao phun xăng điện tử như ngày nay. Không có chuyện là tiêu thụ nhiên liệu bằng đúng giá trị vòng quay như thế trên đường bằng vì như thế thì cũng tức thời động cơ sẽ lại bị đẩy cao hơn, vòng quay lại tăng lên cùng với việc tốc độ xe tăng. Hay nói cách khác khi xuống dốc đi số nhỏ Đông cơ sẽ là thiết bị tiêu tốn công chứ không phải sinh công nữa.
Bác LongLH và các bác giải thích em thấy rất Pro nhưng các bác chưa cho em biết kết luận cụ thể là khi xe xuống dốc dùng số thấp (1) mà vòng tua động cơ vọt lên cao trên 3000 trong khoảng 100m thì động cơ có hại ở mức độ nào ạ? Em mong đó là 1 kinh nghiệm khi cầm lái.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,649
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác LongLH và các bác giải thích em thấy rất Pro nhưng các bác chưa cho em biết kết luận cụ thể là khi xe xuống dốc dùng số thấp (1) mà vòng tua động cơ vọt lên cao trên 3000 trong khoảng 100m thì động cơ có hại ở mức độ nào ạ? Em mong đó là 1 kinh nghiệm khi cầm lái.
Nó hại hơn cũng như cụ phóng xe nhanh và vòng tua nó đạt 3000 thôi. Chẳng ai có thể trả lời câu hỏi của cụ là "động cơ có hại ở mức độ nào" đâu.
Xe sedan cũng như 7 chỗ là được thiết kế để đi đường bằng, em chắc nếu ai đó sử dụng mấy loại xe này để đi lên dốc, xuống dốc hằng ngày thì xe sẽ nhanh hỏng hơn mà không cần phải tranh luận làm gì.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top