[CCCĐ] Vòng quanh: Hà Nội-Mù Cang Chải-Bắc Yên(Tà Xùa)-Hà Nội

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Trẻ con có vẻ ko quan tâm lắm, chắc chúng quá quen việc nhảy dù này
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Người dân đang thu hoạch lúa
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Có vài ngôi nhà bà con dân tộc Mông
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Xa xa đám khói rơm rạ
 
Chỉnh sửa cuối:

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Cũng đã từng bay dù lượn trên biển, nhưng trải nghiệm lần này thì khác vì bay dù lượn tại đèo Khau Phạ ( Tiếng Thái có nghĩa là Sừng trời). Đây là 1 trong 4 điểm bay dù lượn hấp dẫn nhất tại Việt Nam.
Đèo Khau Phạ được mệnh danh là một trong “ Tứ đại đỉnh đèo” gồm Mã Pí Lèng, Ô Quy Hồ, Pha Đin và Khau Phạ.Nằm trên quốc lộ 32, đèo Khau Phạ có độ cao trên 1.200m - 1504m so với mặt biển, nằm giữa huyện Văn Chấn và Mù Cang Chải. Vòm dù được trải đều trên khu đất phẳng nơi đỉnh đèo, phi công hướng dẫn mặc áo bay, cài các dây dù vào áo và kéo dây điều khiển dựng cho dù đón gió căng đều. Cảm giác chuẩn bị bay vừa hồi hộp vừa lo . Hít một hơi thật sâu...chạy thật nhanh xuống dốc đèo để dù căng đón gió bay lên là bay ra khoảng không trước mặt.
Nào, 1.2.3 chạy. Mới chạy được 3 bước, cảm giác bị dù kéo lùi lại khá nặng nhưng rồi cố thêm vài bước thì chân mình cũng rời khỏi được mặt đất. Cảm xúc khi ấy như vỡ oà. Từ điểm bay trên đèo Khau Phạ, mình đã được ngắm nhìn toàn cảnh thung lũng Lìm Mông và khi nghe cậu phi công tâm sự về cuộc sống của anh em câu lạc bộ nhảy dù này mới thấy được niềm đam mê của lớp trẻ. Bay lượn trên không khoảng 15-20’ gì đấy, sau cảm giác thích thú thì mình thấy chóng mặt do dù bay lúc thì lên cao, lúc xuống thấp hay sang ngang để du khách ngắm nhìn toàn cảnh dưới thung lũng hay các sườn núi. Lúc này chỉ muốn hạ cánh cho đỡ chóng mặt nhưng vì muốn quay lại đỉnh để hạ cánh nên quay đi quay lại 2 lần nhưng các phi công khác đang thực tập không bay lên cao được để nhường chỗ nên đành hạ cánh xuống thung lũng. Sau 5’ hạ cánh an toàn dưới thung lũng :))
Nếu có dịp lên Khau Phạ CCCM đừng bỏ lỡ cơ hội trải nghiệm thú vị và lãng mạn khi đi Mù Cang Chải ngắm lúa vàng. 1 trải nghiệm tuyệt
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Đoàn e có 2 người bay nên cũng nhanh, 9h đoàn e đi chuyển về trường nội trú Mồ Dề- thị trấn Mù Càng Chải
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Sau hơn 1h tới trường Mồ Dề, cả đoàn gặp cơn mưa nhỏ Đường khá trơn
 
Chỉnh sửa cuối:

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Có rất nhiều câu chuyện rất xúc động kể về những khó khăn của thầy và trò trường nội trú Mồ Dề, 1 câu chuyện cảm nhận về sự khó khăn đó. Đây là điều hối thúc anh em chúng tôi đi thiện nguyện lần này.
Rợn người con đường đến trường
Một ngày mùa đông giá lạnh, chuyến đi công tác đưa tôi đến với xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải của Tỉnh Yên Bái. Đây là một trong những xã nghèo và nằm cheo leo trên những ngọn núi cao hút tầm mắt.
Nhờ sự giúp đỡ của ông chính quyền xã Mồ Dề, chúng tôi mượn được mấy chiếc xe máy để cả đoàn có phương tiện đi lên các lớp học vùng cao. Sau khi đã chỉ rõ cho chúng tôi con đường độc đạo duy nhất để đi lên tới nơi, người chỉ đường không quên dặn đi dặn lại “các bạn đi chậm thôi, chỗ nào dốc cao thì cho người ngồi sau xuống xe không là bị trôi dốc hoặc bốc đầu xe, nguy hiểm lắm”.
Nghe nói thế vài người trong đoàn cũng thấy rờn rợn nhưng không một ai có ý định chùn bước, nối đuôi nhau chúng tôi bắt đầu cuộc hành trình đi lên điểm trường Mí Háng thuộc trường PTDTBT TH & THCS Mồ Dề, một trong những điểm trường xa nhất của xã.
Có là người đi thực tế trên con đường lên núi này mới thấy sự cực nhọc vất vả đến nhường nào, dốc nối dốc dài tưởng chừng vô tận, đường đi toàn đất xen lẫn đá lở giăng ngập lối, bên cạnh là những vực sâu hun hút không thấy đáy, không có rào chắn.
Nhiều đoạn dốc không thể đi nổi, người ngồi sau phải xuống đẩy xe cho người ngồi trước lái, mặc dù xe đã về số 1 để tải dốc. Sau một hồi vượt qua sự trắc trở của địa hình, chúng tôi cũng đặt chân tới điểm lớp học vùng cao Mí Háng.
Do không có điều kiện xây trường, xây lớp, thế nên, các lớp học nơi đây chính là các nhà sàn, hoặc các lều được lợp bằng phên, nứa sơ sài, bên trên phủ mái tranh hoặc mái xi măng. Điểm trường Mí Háng lúc chúng tôi tới thăm có khoảng 30 em học sinh tiểu học và khoảng 36 em mẫu giáo. Đa số trẻ em ở đây đều thuộc đồng bào dân tộc Mông, đời sống còn lạc hậu, kinh tế nhiều khó khăn.
Hằng ngày các em đều đi bộ tới trường, ở bán trú tại lớp học, cùng ăn trưa với thầy, cô giáo. Mỗi điểm trường được bố trí khoảng 2 - 4 giáo viên dạy học cho các em. Do đường xa và khó đi nên các thầy cô phẩn lớn là ở nội trú tại các điểm trường để tiện cho việc dạy học.
Mì tôm là "sơn hào hải vị"
Bước chân gần đến một lớp học, tôi nghe thấy thứ âm thanh đang đánh vần con chữ từ trong vọng ra, có thể đoán được đang là một giờ tập đọc của các học sinh tiểu học.
Lớp học của các em cực kì thiếu thốn về cơ sở vật chất so với các lớp học dưới đồng bằng. Những chiếc bàn cũ kĩ được xếp trên nền đất của căn nhà sàn, bảng viết không có tường chắc để treo, được dựng tạm lên trên bàn gỗ.
Các em học sinh không có cặp, sách vở mang theo được cho vào những chiếc túi ni lông hoặc cầm tay đến trường. Nhìn xuống phía dưới chân bàn, những đôi chân lấm lem bùn đất, nứt nẻ vì thời tiết giá lạnh. Nhiều em còn không có giầy dép, đi bộ chân đất đi học.
Đang đứng lớp giảng bài là thầy giáo Sùng A Chống, một người dân bản địa, nhà dưới huyện Mù Cang Chải, đã có 16 năm đứng lớp dạy học cho các em học sinh dân tộc nơi đây.
Mặc dù mới vừa bước qua cái tuổi 30 chưa lâu, nhưng gương mặt thầy Chống đã già nua hơn rất nhiều so với tuổi, tóc đã điểm bạc, làn da cháy sạm thành màu nâu đất, đủ thấy sự vất vả của người thầy vùng cao này. Khẽ đặt viên phấn rời khỏi tay, thầy Chống tâm sự: “Ở đây thiếu thốn đủ thứ, muốn lo cho các em học sinh đầy đủ cơ sở vật chất để học tập là một điều cực kỳ khó khăn.
Thêm nữa các thầy cô mỗi ngày đi dạy cũng hết sức vất vả. Hầu hết đều nhà xa, phải dậy từ sáng sớm, đường đi gập ghềnh nguy hiểm, ngày nắng còn đi được xe, chứ đến ngày mưa các thầy phải đi bộ, leo hết quãng đường trơn trượt để đi dạy học.”
Không ít thầy cô từng bị ngã xe khi phải vượt qua những con dốc ngoằn nghèo, trắc trở khi đi dạy học. "Mới đợt 20/11 vừa qua, một thầy giáo đang trên đường về nhà, dốc cao quá, bóp phanh rồi, nhưng xe trượt bánh, thầy bị rơi xuống vực, chiếc xe nát tan tành, may sao người mắc vào cành cây nên mới thoát chết”, thầy Chống bàng hoàng kể lại cho tôi nghe.
Quả thật việc chấp nhận đi lên tận đây để dạy học không khác gì một sự liều mạng, nguy hiểm luôn tiềm ẩn đối với các thầy cô giáo nơi đây. Đó là còn chưa kể đến những khó khăn về đời sống, khi tôi sang phòng nghỉ của các thầy cô, thấy trên bàn để vài đĩa đựng toàn bánh giầy dán và một bát đường, tôi được một cô giáo mời ăn và cho biết “đây là bữa trưa của các thầy cô trên này đấy”.
Câu nói của cô giáo làm tôi xót xa quá, thật khó có thể hình dung ra được sự thiếu thốn đến mức như vậy, cô còn nói thêm, các thầy cô nhiều bữa còn toàn ăn ngô, chứ cơm gạo và thức ăn ở đây cực kì khan hiếm và không có chỗ bán để mua về nấu nướng.
Vừa nói chuyện, tôi vừa thấy cô cầm vài gói gia vị mỳ tôm đổ vào một xong nước trắng, tôi tò mò hỏi cô đang nấu món gì hay sao thì mới hay đó chính là món canh của bữa ăn, cô giáo đang nấu để lát đến giờ ăn đem cho cả mấy em học sinh ăn trưa.
Tiếng trống vang lên, đến giờ nghỉ trưa, các em học sinh mỗi người mang phần cơm của mình do bố mẹ chuẩn bị sẵn, được đựng trong chiếc cặp lồng xách tay theo đặt lên bàn để bắt đầu bữa ăn.
Cứ vài ba em thành một nhóm đem hộp cơm ra ăn chung với nhau, đảo mắt quanh một vòng tôi không khỏi nhói lòng trước bữa cơm của các em, ngoài cơm trắng, chỉ có một ít rau cải luộc và măng đốt rừng và vài miếng thịt ít ỏi. Ăn uống thiếu thốn như vậy, bảo sao những đứa trẻ ở đây, gầy gò hốc hác, nhiều đứa lớp 5 mà bé tí tẹo như đứa lớp một.
Thấy một em nhỏ đang hờ hững bên bữa cơm của mình, tôi khẽ hỏi “cơm có ngon không cháu”, đôi mắt ngây thơ, trong veo ấy nhìn vào tôi, chép chép miệng em nói “ăn nhiều rau cải và măng rừng đắng lắm”, ngay giây phút ấy, cả đoàn chúng tôi chỉ ước sao có thật nhiều món ăn ngon ngọt để mang cho các em.
Đang ăn, cô giáo bê bát nước canh gia vị mỳ tôm vào chia cho các bàn ăn, những cánh tay thoăn thoắt múc từng thìa uống ừng ực tưởng như đang ăn một món sơn hào hải vị nào vậy.
Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng
Những người chứng kiến cảnh sống khó khăn của các em học sinh không khỏi ứa nước mắt xót xa cho cuộc sống nghèo khổ nơi miền sơn cước này. Nhiều em nhà chuẩn bị cho ít cơm quá, ăn hết vẫn còn đói, các cô giáo phải xem ai có cơm thừa ăn không hết, đem chia sẻ, để các em đủ sức theo học tiếp, rồi còn đi bộ một quãng đường xa về nhà. Các thầy cô nơi đây cho biết, đối với lớp mầm non hàng tháng vẫn được nhà nước hỗ trợ bữa ăn trưa, còn đối với lớp tiểu học được hỗ trợ 15kg gạo/tháng.
Đau lòng hơn nữa, khi tôi nhận ra dù đã là mùa đông, lại trên cao hút này, gió thổi rét buốt đến nhức nhối, nhưng mấy em nhỏ ở đây chỉ có mỗi chiếc áo mỏng manh, nhiều em áo rách lung tung khắp nơi, trông đến khổ sở. Cô giáo Sùng Thị Súa còn kể cho chúng tôi nghe nhiều em nhà có mỗi cái quần dài để mặc đi học, đến hôm giặt, không có quần mặc, phải nghỉ học ở nhà chờ quần khô mới lại dám đến trường.
Thầy Hà Trần Hồng - Hiệu trưởng của trường chia sẻ rằng, công cuộc dạy chữ ở nơi vùng cao này vô cùng cực khổ, đòi hỏi các thầy cô phải có tâm huyết và cả sức chịu đựng. Nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng, cơ sở vật chất đang được nâng cao dần nhưng vấn đề khó khăn nhất chính là đường xá đi lại. "Hiện tại còn 2 điểm trường Háng Phù Loa và điểm Mồ Dề vẫn đang gặp khó khăn vì cơ sở dạy và học nghèo nàn, thiếu thốn", thầy Hồng nói.
Vất vả, cực nhọc là thế nhưng cả thầy và trò nơi vùng sơn cước luôn cố gắng dạy và học tốt, Ông Mùa A Rùa - Chủ tịch xã Mồ Dề cho biết; "Mặc dù đã được nhà nước hỗ trợ nhiều nhưng cuộc sống của người dân nơi đây vẫn rất khó khăn. Với lòng yêu nghề, mến trẻ, các thầy cô đã không quản vất vả để đứng lớp dạy chữ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của địa phương".
Cũng theo lãnh đạo xã Mồ Dề, cuối năm 2014 vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của cộng đồng, những điểm trường khó khăn như Mí Háng, Chống Màng Mủ đã được xây dựng được phòng học mới bằng tôn ghép giúp các em học sinh và thầy cô có điều kiện học tập và dạy học tốt hơn. Nhiều tổ chức nhân ái cũng vượt đường xá xa xôi đem quần áo ấm trao tặng cho các em học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều điểm trường lớp học vẫn sơ sài, đường xá ghập ghềnh gây khó khăn cho thầy cô.
-Nguồn: Báo dân trí 2015-
 
Chỉnh sửa cuối:

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Trường nội trú Mồ Dễ thuộc xã Mồ Dề, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái. Nằm lưng trừng núi, từ thị trấn đi lên cách 5km.
Đường đi đã đc Nhà nc đầu tư con đường bê tông đi lại của giáo viên học sinh đỡ vất vả hơn.
Trường có 900 học sinh cấp 1+2 ăn ở học nội trú tại chỗ
 
Chỉnh sửa cuối:

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Phía trước cổng trường
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Lúc này vẫn đang trong giờ học nên Cả đoàn lặng lẽ vào sân trường
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Gói quà chúng tôi chuẩn bị trao tặng cho các cháu
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Trong lúc đoàn sếp đồ là lúc giờ ra chơi, các bạn cấp 2 thấy Đoàn chúng tôi ra hỗ trợ khuân vác, hỗ trợ rất nhiệt tình
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Cũng may trời bắt đầu tạnh mưa
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Tạnh mưa nên sân trường cũng đông hơn
 

sony_2010

Xe điện
Biển số
OF-174059
Ngày cấp bằng
28/12/12
Số km
2,316
Động cơ
360,198 Mã lực
Công tác chuẩn bị đã xong, e lại tranh thủ ra ngoài chụp choẹ. Phía trước là con đường mới đc bê tông hóa. Đi lại của học sinh cũng như người dân xã Mồ Dề đỡ vất vả hơn rất nhiều!
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top