Trước đến giờ có những điều nói mãi mà chẳng có ai thắc mắc khiến nó nghiễm nhiên trở thành chân lý.
Hôm nay em chợt thấy một điều vô lý: voi của HBT ở đâu ra, thời ấy nước ta chắc tới vùng Thanh hóa là cực nam, từ đấy trở ra thì chắc không phải là địa bàn sống của Voi, vậy HBT lấy voi ở đâu ra để cưỡi.
Em hoàn toàn nghiêm túc. Các cụ có lý giải nào hợp lý hơn không ah.
PS: thời nhà Trần em cũng thấy có chuyện về con voi của THĐ bị sa lầy gì đó, nhưng là thời sau này, nước ta có thêm phần đất chiếm của Chiêm thành nên có thể có voi. Hoặc giao lưu với khu vực nước Lào ngày nay nên có voi, phía bắc Lào sợ cũng không có, chỉ có phần miền trung và nam Lào có thôi.
Sao cụ lại lấy thực tế và hiểu biết, nhận thức hạn hẹp hiện nay áp cho 2000 năm trước được.
Khẳng định với cụ, đối với người Việt cổ, voi là động vật quá gần gũi, họ đã biết thuần dưỡng voi làm phương tiện chuyên chở, đánh trận. Cửu Chân (Bắc trung bộ), Tây Bắc, Đông Bắc có rất nhiều voi. Bằng chứng:
1. Đã tìm thấy nhiều xương, răng voi trong các di tích Đông Sơn.
2. Voi được khắc họa trên nhiều di vật văn hóa Đông Sơn
Dao găm chuôi tượng voi
Tượng chim đậu lưng voi. Quanh mình voi như được buộc một tấm vải làm áo, trên đó có những hoa văn chấm tròn, chứng tỏ đây là voi đã được thuần dưỡng.
Dao găm chuôi tượng hổ ngậm chân voi
Dao găm chuôi tượng rắn ngậm chân voi chở trống đồng
chuông voi
3. Trong Thư tịch cổ
- Hoài Nam Tử:
“(Nhà Tần) lại ham sừng tê,
ngà voi, lông chả, ngọc châu và ngọc cơ của đất Việt bèn sai úy Đồ Thư phát 50 vạn binh… nhưng người Việt đều vào ở trong rừng, ở với cầm thú, không ai chịu để cho quân Tần bắt. Họ cùng nhau đặt người tuấn kiệt lên làm tướng để ban đêm ra đánh quân Tần, đại phá quân Tần và giết được Đồ Thư. (Quân Tần) thây phơi máu chảy hàng mấy chục vạn người.”
- Giao Chỉ chí:
"Trong núi ở quận Cửu Chân có người con gái họ Triệu, vú dài 3 thước, không lấy chồng, họp đảng cướp bóc các quận, huyện, thường mặc áo ngắn màu vàng, chân đi giày mũi cong,
ngồi đầu voi mà chiến đấu, sau chết làm thần"
- Đại Việt sử ký toàn thư:
"Vương (Sĩ Nhiếp) thường sai sứ sang nước Ngô dâng các thứ hương liệu, vải mịn, kể số hàng nghìn. Các thứ quý lạ như ngọc trai, ốc lớn, lưu ly, lông trả, đồi mồi, sừng tê,
ngà voi cùng các thứ quả lạ như chuối, dừa, long nhãn, không năm nào không tiến, lại cống ngựa hàng mấy trăm con."
Đến Thời Lý vẫn còn nhiều voi
[Thiên Thành] năm thứ 5 [1032], Mùa thu, tháng 9, vua đi châu Lạng
bắt voi, rồi từ châu Lạng trở về.
Nhà Tống trả lại cho ta 6 huyện 3 động. Người Tống có thơ rằng:"Nhân tham Giao Chỉ tượng, khướt thất Quảng Nguyên kim" (vì tham
voi Giao Chỉ, bỏ mất vàng Quảng Nguyên).