Hi, thớt buồn em ném hòn sỏi.
Lại nói, từ một cục đất người ta nặn thành một bức tượng, bức tượng đem bán ngoài chợ. Khi đó có người mua họ mua tượng về. Mua về xong, họ cho bức tượng ngồi trên một cái bàn gỗ, mua thêm đia hoa quả, thanh thủy... rồi mời tượng ăn. Họ ngồi tâm sự với bức tượng này, nào chuyện ăn ở, sống và họ cầu xin bức tượng ban cho sự may mắn.
Bức tượng vẫn là bức tượng, họ biết, bởi, bức tượng không biết ăn, không biết nói, không biết cười, không biết đi. Vì vậy tượng không thể ăn và nghe những điều tâm sự của họ.
Để giải thích được hiện tượng trên, chỉ có thuyết niềm tin, thuyết này truyền vào lòng tin cho họ, họ tin sẽ được che chở, được hạnh phúc vì thế họ mới ngồi, quỳ tâm sự với bức tượng đó. Vì thế, có niềm tin là có hạnh phúc và tôi hạnh phúc vì tôi có niềm tin.
Cái này là tất yếu của cuộc sống con người ta thôi. Ai cũng có nhu cầu xây dựng biểu tượng (hay thần tượng) tùy theo sự thúc giục cá nhân. Nên trong cuộc đời người ta có thể chỉ có một thần tượng, hay có rất nhiều thần tượng tùy theo là con người đó đơn giản hay phức tạp.
Có người lấy tiền là thần tượng, mặc dù tiền cũng chỉ cơ bản là kim loại thường, là xen lu lô (sau này có thêm pô ly me)...rồi in ấn vài hình lên đó, thế là có giá trị.
Có người lấy cha mẹ làm thần tượng do công lao và đức độ của thế hệ trước mà con người cụ thể cảm nhận được.
Có người lấy lãnh tụ đã chết lâu rồi làm thần tượng, lấy danh nhân làm thần tượng...thậm chí bọn trẻ còn lấy K-Pop singger làm thần tượng đến nỗi có thể bỏ ăn bỏ ngủ...bỏ nhà luôn.
Nhiều nhiều loại thần tượng lắm, cũng do là nhu cầu tâm linh, tâm lý, khát khao vươn lên, sự thán phục, sự giải thoát...
Các loại thần tượng đó có thể nhất thời, và cũng có thể là cả đời tùy theo sự sâu sắc và sự tổng kết tự thân các lựa chọn đó.
Và đất, là loại vật liệu cơ bản, luôn gặp và dễ thực hiện cho mọi ý tưởng, chưa kể đến cái ý nghĩa triết học sâu xa của "Đất".
Sự lựa chọn chỗ dựa tinh thần là nhu cầu không ngơi nghỉ của con người, bất kể già trẻ lớn bé, giới tính, hoàn cảnh sống...và ai lựa chọn thì cũng có cái lý của người ta, ai không chọn cái đó thì chắc chắn sẽ phải chọn cái khác. Người nào không còn động lực để lựa chọn cái gì đó nữa, thì chắc không còn tồn tại.
Pho tượng chỉ là pho tượng, nhưng đó là nơi người ta gửi gắm niềm tin, ước mơ và sự cứu rỗi. Giá trị của nó rất lớn với người lựa chọn nó, và là giá trị tinh thần. Chính vì vậy pho tượng bằng đất hay bằng vàng chỉ có giá trị khác nhau khi người ta muốn bán nó đi thôi.