Nói về nợ. Hì hì...
Em lại nhớ lại quãng thời gian cách đây vài năm...
Sao mà não nề. Ngành xây dựng chết, ngành nội thất chết theo. Xuống dốc không phanh. Vay-trả. Vay-trả...rồi lại vay-trả. Rồi đến vay lãi xhđ. Đỉnh điểm của em là vay 10.000/1tr/ngày. Vay 170tr, trả lãi ngày 1,7tr. Cầm cự được 3 tháng thì đứt bóng. Bắt đầu bán ôtô, bán đất, bán xưởng...bán hết. Sau hơn 1 năm vất va vất vưởng, vợ chồng bắt đầu ly thân. Đương nhiên, ai như em cũng nhục rồi. Đoạn nhục thì không phải kể nữa! Sau hơn năm nữa thì vợ chồng ra tòa. Tòa án nhân dân Bắc Từ Liêm, một buổi sáng tháng 3, ký 8 chữ lên 8 trang giấy, sau 2 tuần có quyết định ly hôn. Thấy lòng lạnh băng, không một chút bâng khuâng hay hụt hẫng! Lúc này thì số nợ cũng giảm hơn nửa, nhưng mức độ căng thẳng trong gia đình em thì tăng theo cấp số nhân. Vẫn cực kỳ nhục, nhưng có niềm tin hơn...
...đoạn em nói chuyện với chủ nợ, dân Cẩm Phả nhưng làm tiền ở Hà Nội thì cũng hơi căng, đại ý là xin cắt lãi, trả gốc dần, nhưng không cho. Em cũng đành liều mạng bảo: còn có mỗi cái mạng, đồng ý thì để trả dần gốc, không đồng ý thì muốn làm đ.éo gì thì làm. Sau thì họ cũng nhượng bộ đồng ý.
Giờ thì em cũng còn nợ một chút, nói chung trong tầm tay có thể giải quyết được, mà là nợ của gia đình nên đỡ áp lực.
Đã làm ăn, hiếm có ai không nợ, đặc biệt là dân xây dựng. 100% dân xây dựng là có nợ. Khi vỡ nợ, quan trọng nhất là tinh thần. Nói tinh thần thì khó giải thích nhưng đúng là tinh thần phải vững. Dân cho vay, lại càng không muốn điều tiếng gì, họ quan điểm càng ít phải va chạm càng tốt. Cái quan trọng nhất khi đàm phán giãn nợ, phải cho họ thấy mình cực kỳ thiện chí trả nợ, có phương án rõ ràng và cam kết cụ thể. Không ai ăn thịt người. Luôn giữ vững tinh thần và cố gắng làm theo cam kết. Đến lúc mình khó khăn, có ít, họ vẫn nhận. Nói chung, mỗi trường hợp cụ thể cần có cách phản ứng phù hợp, nhưng mong là các cụ đang rối thì cố gắng bình tĩnh và nhanh chóng bớt được phần nào. Sau cùng, các cụ giữ vững tinh thần để cày kéo, đừng vì một lúc quẫn trí mà làm liều.