Cũng chẳng có chỗ nào tâm sự hay tư vấn, đành lên cafe hỏi các cụ otofun thông thái.
Chẳng là vợ chồng em cưới nhau cũng được 9 năm , có để được 750 tr vốn chung. Từ ngày cưới nhau , quan điểm của em là tiền đi làm đưa cho vợ giữ , mình cầm ít chi tiêu bia bọt . Coi như 2 vốn để dành của 2 vợ , chồng .
Năm ngoái ông em trai em có làm ăn thua lỗ mấy trăm không có khả năng thanh toán . Bố mẹ đẻ em vay em 200 tr để trang trải nợ nần cho thằng em .
Lúc này em hỏi tiền chung để dành đâu ( nói thật là tiền chủ yếu của em làm ra , vợ gọi là phụ hoạ thêm thắt ) . Vợ em mới đầu bảo để chỗ này chỗ kia, sổ nọ ngân hàng kia không nhớ , hẹn khất lần . Sau đó 1 tuần thì không khất được nữa thì bảo giấu em , mang cho bà ngoại vay 400tr tử 1 năm trước . Xuống nói chuyện thì bà mẹ vợ cũng nhận nợ , bảo vay để làm ăn và hứa khí nào bán được đất cụ ngoại cho thì sẽ trả.
Tính đến thời điểm bg là 3 năm rồi , lúc thì bảo là ngưng làm sổ đỏ , rồi không làm được sổ lên không bán được . Vợ em thì cứ ậm ừ , nghe có vẻ cò quay. Em nghi là mảnh đất đấy cũng bay nốt rồi. Em giờ dục cũng dở mà đòi cũng ngại.
Em thực sự giờ đang rất cay và không biết có nên tiếp tục chung sống với nó không . Theo CCCM em phải làm gì ?
( Nói qua bên nhà ngoại em , trước làm ăn cũng khá giả. Từ 6 năm trước ông bố vợ bỏ nhà đi lấy vợ 2 , thì bà mẹ vợ em
cũng khó khăn hơn vì làm ăn kém , lại nuôi cô em vợ vẫn còn đi học . Nhiều khi vẫn biết là vợ giấu cho thêm tiền bên ngoại. Em biết nhưng sợ vợ nó ngại lên cũng chẳng bg suy tính)
Trước hết cháu chia sẻ với vấn đề phiền muộn mà cụ đang phải trải qua. Tuy nhiên để đến tình trạng này, người đáng trách lại là cụ. Nói có phần nhiều người thời nay nghĩ bảo gia trưởng nhưng cháu nghĩ rằng là đàn ông, khi trưởng thành, xây dựng gia đình ngoài việc báo đáp và phụng dưỡng cha/mẹ, giúp đỡ người thân còn gánh vác trọng trách trên vai xây dựng và giữ gìn tổ ấm của mình.
Các cụ xưa thường bảo "Dạy con từ thủa còn thơ, dạy vợ từ thủa bơ vơ mới về". Từ "dạy vợ" nghe có vẻ nặng nề, gia trưởng nhất là trong thời kỳ cái từ "bình đẳng" nó thường trực trong đầu của chị em, vậy hãy hiểu là bảo ban nhau đi cho nó nhẹ nhàng và đây là điều hết sức quan trọng/cần thiết để đảm bảo việc giữ gìn hạnh phúc gia đình, xây dựng hậu phương vững chắc và tương lai cho chính bản thân mình.
Đàn ông như cái giỏ, đàn bà như cái hom, nên cụ đi làm kiếm tiền và đưa vợ quản lý âu cũng là lẽ thường như bao gia đình khác. Bản thân cháu từ khi lấy vợ đến nay cũng hơn 20 niên mà cũng chẳng biết mặt mũi đồng lương của mình ra sao (thời trước còn làm cùng, gấu ở phòng TCKT nên nó lĩnh, sau này chuyển qua thẻ thì cũng đưa cho gấu cầm luôn). Cháu cũng chưa bao giờ ngửa tay xin vợ tiền tiêu vặt, gấu phải có trách nhiệm tính toán về việc này nên hàng ngày thay quần áo cho mình nó kiêm luôn việc kiểm tra ví xem nếu hết thì có nghĩa vụ bỏ tiền vào.
Vấn đề đặt ra ở đây là cụ thiếu sự kiểm soát các vấn đề trong gia đình để đưa ra các quyết định/điều chỉnh kịp thời, kể cả việc tiền bạc. Nếu không lắm rõ và làm tốt việc này thì thực sự mình chưa đúng, chưa đủ tầm làm vai trò trụ cột (Giống như trong một doanh nghiệp vậy, người chủ doanh nghiệp phải biết được năng lực/tính cách từng CBNV ra sao để phân giao việc cho phù hợp với sở trường/năng lực; tình hình tài chính, thu/chi ntn ? nếu không coi như mình không đủ trình hoặc buông lỏng quản lý). Việc kiểm soát này phải được duy trì, còn mức độ ra sao là do cụ nhưng phải thật sự khéo nếu không chị em sẽ phản ứng rất khó chịu hoặc nghĩ khác về mình (kiểu đo lọ nước mắm, đếm củ dưa hành). Phải làm sao để vợ thấu hiểu được rằng, mình làm tất cả chỉ để lo cho vợ con, cho gia đình tốt nên.
Số tiền cụ đang mất kiểm soát sau 9 năm tích cóp và chung sống với nhau quả là lớn với gia đình cụ. Giải quyết vụ việc này, cụ phải thật sự bình tĩnh, động viên vợ nói thật (để cảm nhận có thật hay không là do trình của cụ thông qua các nguyên nhân/lý do dòng tiền này đi đâu, từ bao giờ, vào việc cụ thể gì, tại sao lại làm vậy, ...). Đừng nghĩ quá nhiều đến mất mát số tiền đó mà suy đoán lung tung, nói lăng/hành xử không đúng mực với vợ con và bên đằng ngoại (đặc biệt là mẹ vợ, cháu có linh cảm bà nhận thay cho con gái đấy). Hãy giả định coi như đã mất, đừng nghĩ nhiều đến tiền (kiểu như người ngoài cuộc, mặc dù rất khó) thì mới có cái nhìn và đánh giá đúng tính chất của sự việc để có hướng giải quyết. Gia đình là tất cả, tiền bạc chỉ là một nhân tố để nuôi dưỡng hạnh phúc gia đình thôi. Biết đâu, có thể sau những lầm lỗi, vợ lại thấy được sự chia sẻ, độ lượng và bao dung của cụ thì dưới mắt vợ và bên ngoại, cụ lại trở nên sáng ngời và tin yêu vô bờ, ... điều đó không phải có tiền là có được và sau này nhìn lại thì sự mất mát này nó đem lại bao động lực, thay đổi tốt hơn cho gia đình theo cách mà 9 năm qua cụ chưa nhìn ra và làm được.
Lời cuối muốn nói với cụ, trước hết hãy trách mình và coi đây là bài học, là bài test trên chặng đường đời của mình!