Nhân bài viết về nền hạt nhân của Liên Xô, cũng nên nói một chút về việc vì sao Liên Xô giai đoạn 1930-1950 lại tụt hậu về nghiên cứu năng lượng hạt nhân (so với các cường quốc khác cùng thời).
Chủ thuyết của LX, như các cụ đã biết, là chủ thuyết duy vật biện chứng. Lenin đã có phát biểu về định nghĩa của vật chất "Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác". Cái này chắc các cụ quá quen rồi.
Vấn đề là vào buổi bình minh của vật lý lượng tử (là cái đã đẻ ra bom hạt nhân), tại hội nghị Solvay 1927, Bohr và Heisenberg đã đưa ra những lý giải (mà ngày nay được gọi là Copenhagen Interpretation) được cho là "duy tâm", "chống lại chủ nghĩa duy vật". Hai nhà khoa học đã đề ra những luận điểm (em diễn đạt lại) gồm "thế giới chỉ tồn tại dưới dạng hàm sóng (wave function), trước khi được đo lường". Rồi thì nguyên lý bất định của Heisenberg cho rằng "không thể đồng thời biết vị trí và tốc độ của một hạt, việc biết rõ cái này sẽ làm cho cái kia trở nên không thể biết rõ".
Như vậy là theo 2 ông trên, không những thế giới vật chất tồn tại lệ thuộc vào phép đo, mà còn có những phương diện của thế giới mà con người không thể biết rõ, trái với định nghĩa của Lenin.
Ngay cả thuyết tương đối (là cái đã đẻ ra công thức E=mc^2 giải thích nguồn gốc của năng lượng hạt nhân) cũng bị bài xích ở LX. Theo thuyết tương đối, không gian và thời gian thay đổi tùy theo vận tốc của người quan sát. Như vậy là thế giới khách quan lại phải tuân theo "sự chủ quan của người quan sát". Do vậy, ở LX trong 1 giai đoạn thì thuyết tương đối cũng bị coi là duy tâm.
Tiến bộ của LX trong nghiên cứu vật lý hạt nhân chỉ có khi họ nhận ra sự tụt hậu của họ về bom hạt nhân, và do vậy mật vụ LX thả lỏng cho các nhà vật lý nghiên cứu.