- Biển số
- OF-175397
- Ngày cấp bằng
- 6/1/13
- Số km
- 2,554
- Động cơ
- 365,670 Mã lực
- Nơi ở
- Cognotiv Việt Nam
- Website
- www.cognotiv.vn
Tám tính xấu của tài xế ôtô Việt
Ôtô hay xe máy đều do con người điều khiển, chúng thường không có lỗi.
Xuất phát từ bài báo “Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam” của tác giả Andy Nguyễn, tôi tự nghĩ liệu tài xế ôtô Việt có bao nhiêu thói xấu? Kể ra thì chắc cũng nhiều lắm song tôi tạm đưa ra tám tính xấu nhất như sau:
1. Tính bon chen
Do tài xế ôtô đa phần xuất phát từ xe máy nên tư duy theo kiểu "xe máy" đã ăn sâu vào trong tiềm thức, khó thay đổi. Khi đi trên đường cao tốc có yêu cầu về khoảng cách tối thiểu song không mấy ai chịu tuân thủ. Cũng có người định tuân thủ song lại không thể làm được vì khi anh ta giữ khoảng cách thì lại có xe khác vượt phải ngoi lên để điền vào chỗ trống.
Nếu muốn tuân thủ thì anh ta sẽ phải giảm tốc độ liên tục nên chẳng mấy ai tuân thủ cả. Một trường hợp khác cũng trên đường cao tốc là khi xe đi ở làn ngoài cùng đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép thì xe phía sau cứ liên tục xi nhan, bóp còi, nháy pha để đòi vượt làm khó chịu cho tài xế đang lái xe đúng luật.
2. Chụp giật
Trong thành phố, nếu đường rộng đủ ba làn xe thì hai làn ngoài dành cho ôtô và một làn trong dành cho xe máy. Như vậy là quá ưu ái cho ôtô rồi vì số lượng xe máy đi trong nội thành đông đảo hơn rất nhiều. Song tại các ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông đứng trực thì ôtô thường chen vào làn của xe máy đẩy xe máy phải đi lên vỉa hè.
3. Sĩ diện
Ngồi trên ôtô rất oai, xe càng sang thì lại càng oai nên phải cho mọi người thấy được cái oai của mình. Xe mình xịn hơn mà thấy con xe còi đòi vượt thì nhất quyết không cho vượt. Khi bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Còi xe thì sử dụng vô tội vạ, thích thì bấm… Tính oai còn thể hiện ở chỗ mượn xe người khác rồi do đi không quen nên đạp phanh nhầm thành đạp ga gây ra tai nạn “xe điên”, “liên hoàn”…
4. Coi thường người đi xe máy
Đương nhiên ôtô nhiều tiền hơn xe máy và người lái ôtô đa phần làm việc có thu nhập cao hơn người đi xe máy nên sinh ra tư tưởng sĩ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai xe đang lưu thông thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe mình thì tài xế thường bấm còi dài kiểu thông báo “tao đang đi ngay cạnh đấy” đồng thời kèm theo vài câu lẩm bẩm chửi rủa...
5. Thù vặt
Khi bị xe khác cố tình hoặc vô tình cắt mặt suýt gây ra va chạm thì nhiều tài xế ôtô bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để trả thù bằng cách tạt đầu, chèn ép lại khiến xe sau phanh không kịp gây ra tai nạn thật cho nhau hoặc cho bên thứ ba mà nạn nhân của họ thường là xe máy.
6. Ích kỷ
Khi dừng trước đèn đỏ hoặc tắc đường, thấy có xe máy có ý định sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình và đuôi xe trước, tài xế ôtô thường có tâm lý sợ bị xe máy va quệt làm xước xe mình nên cho nhích lên trước để bịt kín khe hở. Vậy là cả ôtô và xe máy phải chịu cảnh chết chung một chỗ.
7. Thiếu hiểu biết
Nhiều lái xe do mở cửa không chú ý nên đã gây ra đại họa cho người khác. Nhiều trường hợp khác là do người nhà hoặc khách đi xe mở cửa gây tai nạn song chung quy lại vẫn do lỗi của tài xế vì đã không cặn dặn, nhắc nhở người trên xe.
8. Vô kỷ luật
Vô kỷ luật ở đây hiểu là vi phạm luật giao thông. Cái này thì khỏi phải bàn vì hàng ngày không biết có bao nhiêu tài xế ôtô bị xử phạt. Nào là lỗi vượt đèn đỏ, lấn làn, vi phạm tốc độ, vượt phải… và cả lỗi hối lộ cảnh sát giao thông hoặc gián tiếp bắt người khác phải phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn để giải quyết...
Lái xe hơi ít vi phạm luật hơn lái xe máy chưa hẳn do ý thức tài xế ôtô cao hơn mà chẳng qua là cảnh sát giao thông hay để ý bắt lỗi ôtô hơn và mức tiền phạt lỗi của ôtô cũng cao hơn. Tất nhiên lái xe ôtô cũng có người có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, có văn hóa lái xe song thực tế con số đó là rất ít.
Ôtô hay xe máy đều là do con người điều khiển nên chúng đều không có lỗi. Đa phần (không phải là tất cả) người đi ôtô là người giàu hơn người đi xe máy nên hãy thông cảm với những nỗi khổ của người đi xe máy và hãy nhường họ để hai bên có thể nhìn nhau với cái nhìn thiện cảm hơn.
Còn tắc đường thì là một phần tất yếu của các đô thị nhất là đô thị lớn. Có tháo gỡ được chỗ này, vấn đề này thì lại sẽ nảy sinh ở chỗ khác, vấn đề khác. Giao thông thuận lợi là điều ai cũng mong muốn, song văn hóa giao thông sẽ thể hiện rõ nét nhất mỗi khi tắc đường. Tôi và các bạn hãy cố gắng để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông!
Ôtô hay xe máy đều do con người điều khiển, chúng thường không có lỗi.
Xuất phát từ bài báo “Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam” của tác giả Andy Nguyễn, tôi tự nghĩ liệu tài xế ôtô Việt có bao nhiêu thói xấu? Kể ra thì chắc cũng nhiều lắm song tôi tạm đưa ra tám tính xấu nhất như sau:
1. Tính bon chen
Do tài xế ôtô đa phần xuất phát từ xe máy nên tư duy theo kiểu "xe máy" đã ăn sâu vào trong tiềm thức, khó thay đổi. Khi đi trên đường cao tốc có yêu cầu về khoảng cách tối thiểu song không mấy ai chịu tuân thủ. Cũng có người định tuân thủ song lại không thể làm được vì khi anh ta giữ khoảng cách thì lại có xe khác vượt phải ngoi lên để điền vào chỗ trống.
Nếu muốn tuân thủ thì anh ta sẽ phải giảm tốc độ liên tục nên chẳng mấy ai tuân thủ cả. Một trường hợp khác cũng trên đường cao tốc là khi xe đi ở làn ngoài cùng đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép thì xe phía sau cứ liên tục xi nhan, bóp còi, nháy pha để đòi vượt làm khó chịu cho tài xế đang lái xe đúng luật.
2. Chụp giật
Trong thành phố, nếu đường rộng đủ ba làn xe thì hai làn ngoài dành cho ôtô và một làn trong dành cho xe máy. Như vậy là quá ưu ái cho ôtô rồi vì số lượng xe máy đi trong nội thành đông đảo hơn rất nhiều. Song tại các ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông đứng trực thì ôtô thường chen vào làn của xe máy đẩy xe máy phải đi lên vỉa hè.
3. Sĩ diện
Ngồi trên ôtô rất oai, xe càng sang thì lại càng oai nên phải cho mọi người thấy được cái oai của mình. Xe mình xịn hơn mà thấy con xe còi đòi vượt thì nhất quyết không cho vượt. Khi bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Còi xe thì sử dụng vô tội vạ, thích thì bấm… Tính oai còn thể hiện ở chỗ mượn xe người khác rồi do đi không quen nên đạp phanh nhầm thành đạp ga gây ra tai nạn “xe điên”, “liên hoàn”…
4. Coi thường người đi xe máy
Đương nhiên ôtô nhiều tiền hơn xe máy và người lái ôtô đa phần làm việc có thu nhập cao hơn người đi xe máy nên sinh ra tư tưởng sĩ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai xe đang lưu thông thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe mình thì tài xế thường bấm còi dài kiểu thông báo “tao đang đi ngay cạnh đấy” đồng thời kèm theo vài câu lẩm bẩm chửi rủa...
5. Thù vặt
Khi bị xe khác cố tình hoặc vô tình cắt mặt suýt gây ra va chạm thì nhiều tài xế ôtô bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để trả thù bằng cách tạt đầu, chèn ép lại khiến xe sau phanh không kịp gây ra tai nạn thật cho nhau hoặc cho bên thứ ba mà nạn nhân của họ thường là xe máy.
6. Ích kỷ
Khi dừng trước đèn đỏ hoặc tắc đường, thấy có xe máy có ý định sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình và đuôi xe trước, tài xế ôtô thường có tâm lý sợ bị xe máy va quệt làm xước xe mình nên cho nhích lên trước để bịt kín khe hở. Vậy là cả ôtô và xe máy phải chịu cảnh chết chung một chỗ.
7. Thiếu hiểu biết
Nhiều lái xe do mở cửa không chú ý nên đã gây ra đại họa cho người khác. Nhiều trường hợp khác là do người nhà hoặc khách đi xe mở cửa gây tai nạn song chung quy lại vẫn do lỗi của tài xế vì đã không cặn dặn, nhắc nhở người trên xe.
8. Vô kỷ luật
Vô kỷ luật ở đây hiểu là vi phạm luật giao thông. Cái này thì khỏi phải bàn vì hàng ngày không biết có bao nhiêu tài xế ôtô bị xử phạt. Nào là lỗi vượt đèn đỏ, lấn làn, vi phạm tốc độ, vượt phải… và cả lỗi hối lộ cảnh sát giao thông hoặc gián tiếp bắt người khác phải phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn để giải quyết...
Lái xe hơi ít vi phạm luật hơn lái xe máy chưa hẳn do ý thức tài xế ôtô cao hơn mà chẳng qua là cảnh sát giao thông hay để ý bắt lỗi ôtô hơn và mức tiền phạt lỗi của ôtô cũng cao hơn. Tất nhiên lái xe ôtô cũng có người có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, có văn hóa lái xe song thực tế con số đó là rất ít.
Ôtô hay xe máy đều là do con người điều khiển nên chúng đều không có lỗi. Đa phần (không phải là tất cả) người đi ôtô là người giàu hơn người đi xe máy nên hãy thông cảm với những nỗi khổ của người đi xe máy và hãy nhường họ để hai bên có thể nhìn nhau với cái nhìn thiện cảm hơn.
Còn tắc đường thì là một phần tất yếu của các đô thị nhất là đô thị lớn. Có tháo gỡ được chỗ này, vấn đề này thì lại sẽ nảy sinh ở chỗ khác, vấn đề khác. Giao thông thuận lợi là điều ai cũng mong muốn, song văn hóa giao thông sẽ thể hiện rõ nét nhất mỗi khi tắc đường. Tôi và các bạn hãy cố gắng để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông!