[VHGT] Vnexpress nêu 8 tính xấu của tài xế Việt

chiakhoavang.vn

Xe điện
Biển số
OF-175397
Ngày cấp bằng
6/1/13
Số km
2,554
Động cơ
365,670 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn
Tám tính xấu của tài xế ôtô Việt
Ôtô hay xe máy đều do con người điều khiển, chúng thường không có lỗi.
Xuất phát từ bài báo “Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam” của tác giả Andy Nguyễn, tôi tự nghĩ liệu tài xế ôtô Việt có bao nhiêu thói xấu? Kể ra thì chắc cũng nhiều lắm song tôi tạm đưa ra tám tính xấu nhất như sau:

1. Tính bon chen

Do tài xế ôtô đa phần xuất phát từ xe máy nên tư duy theo kiểu "xe máy" đã ăn sâu vào trong tiềm thức, khó thay đổi. Khi đi trên đường cao tốc có yêu cầu về khoảng cách tối thiểu song không mấy ai chịu tuân thủ. Cũng có người định tuân thủ song lại không thể làm được vì khi anh ta giữ khoảng cách thì lại có xe khác vượt phải ngoi lên để điền vào chỗ trống.

Nếu muốn tuân thủ thì anh ta sẽ phải giảm tốc độ liên tục nên chẳng mấy ai tuân thủ cả. Một trường hợp khác cũng trên đường cao tốc là khi xe đi ở làn ngoài cùng đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép thì xe phía sau cứ liên tục xi nhan, bóp còi, nháy pha để đòi vượt làm khó chịu cho tài xế đang lái xe đúng luật.

2. Chụp giật

Trong thành phố, nếu đường rộng đủ ba làn xe thì hai làn ngoài dành cho ôtô và một làn trong dành cho xe máy. Như vậy là quá ưu ái cho ôtô rồi vì số lượng xe máy đi trong nội thành đông đảo hơn rất nhiều. Song tại các ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông đứng trực thì ôtô thường chen vào làn của xe máy đẩy xe máy phải đi lên vỉa hè.

3. Sĩ diện

Ngồi trên ôtô rất oai, xe càng sang thì lại càng oai nên phải cho mọi người thấy được cái oai của mình. Xe mình xịn hơn mà thấy con xe còi đòi vượt thì nhất quyết không cho vượt. Khi bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Còi xe thì sử dụng vô tội vạ, thích thì bấm… Tính oai còn thể hiện ở chỗ mượn xe người khác rồi do đi không quen nên đạp phanh nhầm thành đạp ga gây ra tai nạn “xe điên”, “liên hoàn”…

4. Coi thường người đi xe máy

Đương nhiên ôtô nhiều tiền hơn xe máy và người lái ôtô đa phần làm việc có thu nhập cao hơn người đi xe máy nên sinh ra tư tưởng sĩ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai xe đang lưu thông thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe mình thì tài xế thường bấm còi dài kiểu thông báo “tao đang đi ngay cạnh đấy” đồng thời kèm theo vài câu lẩm bẩm chửi rủa...

5. Thù vặt

Khi bị xe khác cố tình hoặc vô tình cắt mặt suýt gây ra va chạm thì nhiều tài xế ôtô bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để trả thù bằng cách tạt đầu, chèn ép lại khiến xe sau phanh không kịp gây ra tai nạn thật cho nhau hoặc cho bên thứ ba mà nạn nhân của họ thường là xe máy.

6. Ích kỷ

Khi dừng trước đèn đỏ hoặc tắc đường, thấy có xe máy có ý định sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình và đuôi xe trước, tài xế ôtô thường có tâm lý sợ bị xe máy va quệt làm xước xe mình nên cho nhích lên trước để bịt kín khe hở. Vậy là cả ôtô và xe máy phải chịu cảnh chết chung một chỗ.

7. Thiếu hiểu biết

Nhiều lái xe do mở cửa không chú ý nên đã gây ra đại họa cho người khác. Nhiều trường hợp khác là do người nhà hoặc khách đi xe mở cửa gây tai nạn song chung quy lại vẫn do lỗi của tài xế vì đã không cặn dặn, nhắc nhở người trên xe.

8. Vô kỷ luật

Vô kỷ luật ở đây hiểu là vi phạm luật giao thông. Cái này thì khỏi phải bàn vì hàng ngày không biết có bao nhiêu tài xế ôtô bị xử phạt. Nào là lỗi vượt đèn đỏ, lấn làn, vi phạm tốc độ, vượt phải… và cả lỗi hối lộ cảnh sát giao thông hoặc gián tiếp bắt người khác phải phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn để giải quyết...

Lái xe hơi ít vi phạm luật hơn lái xe máy chưa hẳn do ý thức tài xế ôtô cao hơn mà chẳng qua là cảnh sát giao thông hay để ý bắt lỗi ôtô hơn và mức tiền phạt lỗi của ôtô cũng cao hơn. Tất nhiên lái xe ôtô cũng có người có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, có văn hóa lái xe song thực tế con số đó là rất ít.

Ôtô hay xe máy đều là do con người điều khiển nên chúng đều không có lỗi. Đa phần (không phải là tất cả) người đi ôtô là người giàu hơn người đi xe máy nên hãy thông cảm với những nỗi khổ của người đi xe máy và hãy nhường họ để hai bên có thể nhìn nhau với cái nhìn thiện cảm hơn.

Còn tắc đường thì là một phần tất yếu của các đô thị nhất là đô thị lớn. Có tháo gỡ được chỗ này, vấn đề này thì lại sẽ nảy sinh ở chỗ khác, vấn đề khác. Giao thông thuận lợi là điều ai cũng mong muốn, song văn hóa giao thông sẽ thể hiện rõ nét nhất mỗi khi tắc đường. Tôi và các bạn hãy cố gắng để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,687
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Hình như ai cũng soi thấy mình trong này, vấn đề là nhiều hay ít :))
 

xebongac

Xe buýt
Biển số
OF-339018
Ngày cấp bằng
17/10/14
Số km
623
Động cơ
281,885 Mã lực
Lý thuyết suông. Ai đăng bài bày chắc hợp với họ vì họ là như vậy mà.
 

Phichzin

Xe buýt
Biển số
OF-12401
Ngày cấp bằng
2/1/08
Số km
959
Động cơ
529,730 Mã lực
Nơi ở
Trên mây và trên cây
Ủn lên. Ace tự soi và sửa. Cá nhân thấy có vài điểm mình mắc. Tự bảo sẽ sửa :((
 

pnew

Xe điện
Biển số
OF-111518
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
4,513
Động cơ
434,730 Mã lực
Tám tính xấu của tài xế ôtô Việt
Ôtô hay xe máy đều do con người điều khiển, chúng thường không có lỗi.
Xuất phát từ bài báo “Sáu thói xấu của văn hóa xe máy ở Việt Nam” của tác giả Andy Nguyễn, tôi tự nghĩ liệu tài xế ôtô Việt có bao nhiêu thói xấu? Kể ra thì chắc cũng nhiều lắm song tôi tạm đưa ra tám tính xấu nhất như sau:

1. Tính bon chen

Do tài xế ôtô đa phần xuất phát từ xe máy nên tư duy theo kiểu "xe máy" đã ăn sâu vào trong tiềm thức, khó thay đổi. Khi đi trên đường cao tốc có yêu cầu về khoảng cách tối thiểu song không mấy ai chịu tuân thủ. Cũng có người định tuân thủ song lại không thể làm được vì khi anh ta giữ khoảng cách thì lại có xe khác vượt phải ngoi lên để điền vào chỗ trống.

Nếu muốn tuân thủ thì anh ta sẽ phải giảm tốc độ liên tục nên chẳng mấy ai tuân thủ cả. Một trường hợp khác cũng trên đường cao tốc là khi xe đi ở làn ngoài cùng đang đi đúng tốc độ tối đa cho phép thì xe phía sau cứ liên tục xi nhan, bóp còi, nháy pha để đòi vượt làm khó chịu cho tài xế đang lái xe đúng luật.

2. Chụp giật

Trong thành phố, nếu đường rộng đủ ba làn xe thì hai làn ngoài dành cho ôtô và một làn trong dành cho xe máy. Như vậy là quá ưu ái cho ôtô rồi vì số lượng xe máy đi trong nội thành đông đảo hơn rất nhiều. Song tại các ngã tư nếu không có cảnh sát giao thông đứng trực thì ôtô thường chen vào làn của xe máy đẩy xe máy phải đi lên vỉa hè.

3. Sĩ diện

Ngồi trên ôtô rất oai, xe càng sang thì lại càng oai nên phải cho mọi người thấy được cái oai của mình. Xe mình xịn hơn mà thấy con xe còi đòi vượt thì nhất quyết không cho vượt. Khi bị vượt thì phải cố tăng tốc để vượt lại cho bằng được. Còi xe thì sử dụng vô tội vạ, thích thì bấm… Tính oai còn thể hiện ở chỗ mượn xe người khác rồi do đi không quen nên đạp phanh nhầm thành đạp ga gây ra tai nạn “xe điên”, “liên hoàn”…

4. Coi thường người đi xe máy

Đương nhiên ôtô nhiều tiền hơn xe máy và người lái ôtô đa phần làm việc có thu nhập cao hơn người đi xe máy nên sinh ra tư tưởng sĩ diện và coi thường người đi xe máy. Khi hai xe đang lưu thông thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe mình thì tài xế thường bấm còi dài kiểu thông báo “tao đang đi ngay cạnh đấy” đồng thời kèm theo vài câu lẩm bẩm chửi rủa...

5. Thù vặt

Khi bị xe khác cố tình hoặc vô tình cắt mặt suýt gây ra va chạm thì nhiều tài xế ôtô bất chấp nguy hiểm, cố tình lạng lách vượt lên để trả thù bằng cách tạt đầu, chèn ép lại khiến xe sau phanh không kịp gây ra tai nạn thật cho nhau hoặc cho bên thứ ba mà nạn nhân của họ thường là xe máy.

6. Ích kỷ

Khi dừng trước đèn đỏ hoặc tắc đường, thấy có xe máy có ý định sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình và đuôi xe trước, tài xế ôtô thường có tâm lý sợ bị xe máy va quệt làm xước xe mình nên cho nhích lên trước để bịt kín khe hở. Vậy là cả ôtô và xe máy phải chịu cảnh chết chung một chỗ.

7. Thiếu hiểu biết

Nhiều lái xe do mở cửa không chú ý nên đã gây ra đại họa cho người khác. Nhiều trường hợp khác là do người nhà hoặc khách đi xe mở cửa gây tai nạn song chung quy lại vẫn do lỗi của tài xế vì đã không cặn dặn, nhắc nhở người trên xe.

8. Vô kỷ luật

Vô kỷ luật ở đây hiểu là vi phạm luật giao thông. Cái này thì khỏi phải bàn vì hàng ngày không biết có bao nhiêu tài xế ôtô bị xử phạt. Nào là lỗi vượt đèn đỏ, lấn làn, vi phạm tốc độ, vượt phải… và cả lỗi hối lộ cảnh sát giao thông hoặc gián tiếp bắt người khác phải phạm tội lợi dụng chức vụ và quyền hạn để giải quyết...

Lái xe hơi ít vi phạm luật hơn lái xe máy chưa hẳn do ý thức tài xế ôtô cao hơn mà chẳng qua là cảnh sát giao thông hay để ý bắt lỗi ôtô hơn và mức tiền phạt lỗi của ôtô cũng cao hơn. Tất nhiên lái xe ôtô cũng có người có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, có văn hóa lái xe song thực tế con số đó là rất ít.

Ôtô hay xe máy đều là do con người điều khiển nên chúng đều không có lỗi. Đa phần (không phải là tất cả) người đi ôtô là người giàu hơn người đi xe máy nên hãy thông cảm với những nỗi khổ của người đi xe máy và hãy nhường họ để hai bên có thể nhìn nhau với cái nhìn thiện cảm hơn.

Còn tắc đường thì là một phần tất yếu của các đô thị nhất là đô thị lớn. Có tháo gỡ được chỗ này, vấn đề này thì lại sẽ nảy sinh ở chỗ khác, vấn đề khác. Giao thông thuận lợi là điều ai cũng mong muốn, song văn hóa giao thông sẽ thể hiện rõ nét nhất mỗi khi tắc đường. Tôi và các bạn hãy cố gắng để trở thành người có văn hóa khi tham gia giao thông!
Đúng là xấu thật. Nhưng "tài xế" nên hiểu là cả 2b và 4b. Thậm chí tài xế 2b thể hiện các tính xấu này rõ hơn.

Ngoài ra việc phân tích các tính xấu nhiều chỗ chưa đúng:

- "Khi hai xe đang lưu thông thấy xe máy đi trước hoặc đi cạnh hơi có nguy cơ va chạm vào xe mình thì tài xế thường bấm còi dài kiểu thông báo “tao đang đi ngay cạnh đấy” sao gọi là coi thường (nhất là nhiều 2b không biết tác dụng của gương chiều hậu). "có nguy cơ va chạm" mầ không cảnh báo thì mới gọi là coi thường.

- "Khi dừng trước đèn đỏ hoặc tắc đường, thấy có xe máy có ý định sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình và đuôi xe trước, tài xế ôtô thường có tâm lý sợ bị xe máy va quệt làm xước xe mình nên cho nhích lên trước để bịt kín khe hở." Nếu nói đây là ích kỷ thì hành vi "sang đường bằng cách vượt qua khe hở trước đầu xe mình" gọi là gì. Khi mục đích hàng vi này của 2b không phải là chỉ sang đường.

- "Ôtô hay xe máy đều là do con người điều khiển nên chúng đều không có lỗi. Đa phần (không phải là tất cả) người đi ôtô là người giàu hơn người đi xe máy nên hãy thông cảm với những nỗi khổ của người đi xe máy và hãy nhường họ để hai bên có thể nhìn nhau với cái nhìn thiện cảm hơn".
Ở trên phê 4b coi thường 2b sao câu trên lại muốn điều này.
 

Bachnguyen98

Xe tải
Biển số
OF-165965
Ngày cấp bằng
9/11/12
Số km
368
Động cơ
350,119 Mã lực
Bài viết đứng trên quan điểm của người đi xe máy nhận xét đối với ô tô, theo em đa phần đúng với ô tô và cả xe máy nữa . Tuy nhiên theo em cũng có điều chưa cính xác :
3. Ko cho vượt ko phải vì sĩ diện mà do ngại chuyển làn sang trái dễ va chạm với xe máy.
4. Bóp còi cảnh báo xe máy ko phải vì coi thường mà là cảnh báo tránh va chạm, vì nếu xảy ra va chạm thì ô tô thiệt hại nhiều hơn xe máy rất nhiều.
6. Lấp khoảng trống trước mũi xe ko cho xe máy lách ko phải là ích kỉ mà vì nếu cho 1 xe máy qua thì sẽ có nhiều xe khác lách theo thì chỉ có mà đứng nhìn ko đi được , và nếu xe máy lách qua làm xước xe thì cũng chỉ ngậm ngùi tự bỏ tiền ra làm lại .
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,687
Động cơ
677,849 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bài viết đứng trên quan điểm của người đi xe máy nhận xét đối với ô tô, theo em đa phần đúng với ô tô và cả xe máy nữa . Tuy nhiên theo em cũng có điều chưa cính xác :
3. Ko cho vượt ko phải vì sĩ diện mà do ngại chuyển làn sang trái dễ va chạm với xe máy.
Thực ra 4b ích kỷ ko cho 2b vượt thật vì né sang trái chút xíu có va chạm với ai đâu. Nếu đường rất đông thì đương nhiên chả ai vượt dược
4. Bóp còi cảnh báo xe máy ko phải vì coi thường mà là cảnh báo tránh va chạm, vì nếu xảy ra va chạm thì ô tô thiệt hại nhiều hơn xe máy rất nhiều.
Đường vắng, 2b đi nghêng ngang thì em đồng ý bóp còi là đúng. Nhưng nhiều cụ đường khá đông vẫn cứ bóp còi. Đường đông thì muốn nhường cũng chẳng nhường được đâu, tại sao phải dùng còi, mà nhiều cụ còi độ, nghe choáng tai 2b giựt mình ngã ra đấy thì lại sinh chuyện

6. Lấp khoảng trống trước mũi xe ko cho xe máy lách ko phải là ích kỉ mà vì nếu cho 1 xe máy qua thì sẽ có nhiều xe khác lách theo thì chỉ có mà đứng nhìn ko đi được , và nếu xe máy lách qua làm xước xe thì cũng chỉ ngậm ngùi tự bỏ tiền ra làm lại .

Trường hợp này cũng rất tùy, nhưng đa số các trường hợp mà ta đỗ cách ra, mở đường thoát cho 2b thì giao thông sẽ thoáng hơn nhiều.
 

QuietmanQ

Xe điện
Biển số
OF-193774
Ngày cấp bằng
13/5/13
Số km
3,012
Động cơ
360,585 Mã lực
Lái xe hơi ít vi phạm luật hơn lái xe máy chưa hẳn do ý thức tài xế ôtô cao hơn mà chẳng qua là cảnh sát giao thông hay để ý bắt lỗi ôtô hơn và mức tiền phạt lỗi của ôtô cũng cao hơn. Tất nhiên lái xe ôtô cũng có người có ý thức chấp hành tốt luật lệ giao thông, có văn hóa lái xe song thực tế con số đó là rất ít.
Cái này không chuẩn.
Bản thân ý thức chấp hành luật chủ yếu được hình thành nhờ pháp luật được thực thi nghiêm minh.
Mức độ vi phạm chính là thước đo ý thức: ít >> tốt, nhiều >> chưa tốt, cho dù lái xe gì.
 

Nẫu

Xe tải
Biển số
OF-59007
Ngày cấp bằng
13/3/10
Số km
333
Động cơ
16,818 Mã lực
Bài viết quá đúng, tiếc là không đưa ra giải pháp
 

chiakhoavang.vn

Xe điện
Biển số
OF-175397
Ngày cấp bằng
6/1/13
Số km
2,554
Động cơ
365,670 Mã lực
Nơi ở
Cognotiv Việt Nam
Website
www.cognotiv.vn

Trường hợp này cũng rất tùy, nhưng đa số các trường hợp mà ta đỗ cách ra, mở đường thoát cho 2b thì giao thông sẽ thoáng hơn nhiều.
Lách lên và chen vào làn đường đi ngược chiều -> thành cái nêm kẹt cứng luôn (trường hợp này em quá nhiều chỗ trước cửa đại học GTVT thời chưa mở đường to)
 

CarlyVN

Xe hơi
Biển số
OF-358733
Ngày cấp bằng
17/3/15
Số km
173
Động cơ
262,330 Mã lực
Em thấy mình có gần hết mấy tính xấu này, giờ phải làm sao các cụ?
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,910
Động cơ
723,036 Mã lực
Người viết bài này đi xe máy, chưa lái ô tô và có vẻ thù bọn đi ô tô =))
 

buongemra

Xe hơi
Biển số
OF-156288
Ngày cấp bằng
11/9/12
Số km
101
Động cơ
353,410 Mã lực
Ko có câu chốt để khắc phục thói này
 

emut

Xe hơi
Biển số
OF-152603
Ngày cấp bằng
13/8/12
Số km
119
Động cơ
356,390 Mã lực
Nơi ở
Tìm cháu ở các khu công nghiệp nhá
Khắc phục những lỗi này chỉ do mỗi người tự suy ngẫm và rút kinh nghiệm thôi.Cũng tùy trường hợp mà có thể người lái 4b hoặc 2b đúng.Ngày trước chưa lái 4b bao giờ cháu lái 2b ẩu lắm, nhất là trong tp và những lúc tắc đường.Nhưng khi cầm vô lăng chứng kiến 2b đi (mà trước kia mình cũng thế) sao mà thấy nguy hiểm thế, Từ đó cháu lái 2b ý thức cao hơn hẳn.Các cụ 2b cũng phải thông cảm là đằng sau vô lăng cũng có những người mới lái, cũng có phụ nữ, mà tầm quan sát dựa hoàn toàn vào mấy cái gương và cảm tính là chính.
 
Chỉnh sửa cuối:

tupa12

Xe hơi
Biển số
OF-359926
Ngày cấp bằng
25/3/15
Số km
162
Động cơ
261,945 Mã lực
Em nghĩ k fai tài nào cũng như này đâu ợ
 

dinhtuitm

Xe đạp
Biển số
OF-342287
Ngày cấp bằng
11/11/14
Số km
40
Động cơ
273,700 Mã lực
Thank cụ chủ đã nhắc nhở AE
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top