Chia sẻ của anh Phạm Quang Vinh, set only friends, cũng nói về vấn đề này.
Phi lợi nhuận và giáo dục tư nhân ở Việt Nam
PHAM QUANG VINH·
THURSDAY, SEPTEMBER 29, 2016
Trinity School là một trường phổ thông lâu đời nhất ở New York và từng được coi là trường học phổ thông tốt nhất ở thành phố này, học phí trường này cũng thuộc loại đắt đỏ "có hạng", với học phí ở bậc trung học khoảng 50 nghìn đô-la Mỹ/năm. Khi tôi đến thăm trường năm 2012 và tham gia một khoá thảo luận với câu lạc bộ chính trị quốc tế của học sinh trung học, ông Hiệu trưởng đã giới thiệu hết phòng học này đến phòng học khác, cho đến những cái ghế để dọc hành lang,...đều là quà tặng của các học sinh cũ, quỹ học bổng và tài trợ của trường cũng khá lớn, đủ để cho phép trường tổ chức các hoạt động thú vị, và tài trợ cho những học sinh xuất sắc đến học ở đây. Bắt đầu từ một trường từ thiện của nhà thờ từ thế kỷ 18, Trinity School là một trường học phi lợi nhuận (not-for-profit) và được quản lý bởi một Hội đồng tín thác (Board of Trustees), như rất nhiều trường học khác ở Hoa kỳ và ở rất nhiều nước khác trên thế giới.
Điều này rất khác với hầu hết các trường học tư nhân, của cả các nhà đầu tư tư nhân Việt Nam và nhà đầu tư tư nhân nước ngoài hiện nay. Các trường này hầu hết đều là trường tư thục, chủ đầu tư bỏ tiền mở trường để tìm kiếm lợi nhuận từ giáo dục, và như vậy, quan hệ của họ với khách hàng là rất khác, có thể kể ra đây hầu hết những trường học vì lợi nhuận như vậy, từ đại học FPT, phổng thông quốc tế Anh, quốc tế Úc, quốc tế Singapore,.. Mới đây, TH cũng bắt đầu nhảy vào thị trường giáo dục phổ thông này bằng việc lập ra trường học quốc tế.
Bị chi phối bởi mục tiêu lợi nhuận, đặc biệt trong các lĩnh vực như giáo dục, y tế, các nhà đầu tư sẽ rất khó có thể cân bằng lợi ích của mình với lợi ích của các học sinh, và hơn thế, mô hình ấy sẽ bỏ qua một nguồn lực rất lớn khác, đó là sự gắn bó và hỗ trợ từ học sinh, gia đình học sinh, các học sinh cũ,...như các trường phi lợi nhuận có thể làm.
Có thể việc anh Vượng tuyên bố chuyển VinSchool và VinMec sang mô hình phi lợi nhuận sẽ làm nhiều người nghi ngờ, và quả thực, như tôi thấy trong một phóng sự truyền hình chiều qua, đã có rất nhiều người nghi ngờ, nhưng phải có người bắt đầu như vậy. Khi Gale International (Mỹ) phát triển thành phố Songdo, thì một trong những việc đầu tiên mà họ làm, là xây dựng trường quốc tế Chadwick theo mô hình phi lợi nhuận, tạo ra hạ tầng về giáo dục cho thành phố được kỳ vọng là "Hồng Kong ở Bắc Á", anh Vượng cũng vậy, dù VinSchool là phi lợi nhuận, thì anh ấy chắc cũng sẽ đặt nó ở những chỗ anh ấy bán nhà, và đấy chính là lợi ích của nhà phát triển đô thị.
Và quan trọng hơn, có thể bắt đầu kỳ vọng ở những nhà phát triển giáo dục theo mô hình cả thế giới văn minh đã và đang làm, mang lại ánh sáng le lói cuối đường hầm cho sự thay đổi của thị trường giáo dục Việt Nam. Hơn là những que diêm vụ lợi bấy nay của các trường học quốc tế vốn vẫn đang đầy rẫy những nhiêu khê.
Phỏng ạ...