Một cư dân Bang Québec sẽ lấy lại uy danh của nền võ thuật cổ truyền (Kungfu)
Pierre Francois Flores, một cư dân bang Québec muốn bảo vệ danh dự trước những ai tìm cách nhạo báng môn võ cổ truyền (Kungfu). Cả đài truyền hình quốc gia Trung Quốc cũng ngạc nhiên trước việc một người phương Tây lại muốn cứu vãn danh dự cho võ thuật, và đã đến phỏng vấn Ông tại Montreal
Bài viết của Michel Chabot
Flores người gốc Chile với quá trình hơn 20 năm luyện tập hiện đang dạy võ thuộc môn phái Vịnh Xuân Nam Anh. Cấp bậc Chu sa đai đệ tứ đẳng của Ông khiến người khác phải kính nể.
Thế nhưng những tuyên bố của một người tên Từ Hiểu Đông, một vận động viên tập môn võ tổng hợp (MMA) đã khiến Flores phải bức xúc. Họ Từ cho rằng võ thuật cổ truyền ngày nay đã không còn như xưa và đã thách đấu tất cả các võ sư của mọi môn võ cổ truyền
Ngụy Lôi, một cao thủ Thái cực quyền là người đầu tiên chấp nhận lời thách đấu nhưng đã bị thảm bại chỉ trong khoảng 10s.
“Võ sư Ngụy Lôi không hề đại diện cho Kungfu, Flores nhấn mạnh. Kungfu là cả một vũ trụ bao la vô tận với hằng hà sa số người tập luyện nghiêm túc trên toàn thế giới. Vì thế, nói như họ Từ là quá nông cạn và đó cũng là lý do khiến tôi đã nhận lời thách đấu của Ông ta. Sau đó chẳng có chuyện gì xảy ra vì Ông ta đã biến mất tăm”.
Quả thật họ Từ đã tìm nơi lẩn trốn vì sau trận đấu không cân sức đó rất nhiều người Trung Quốc đã vô cùng phẫn nộ trước việc họ Từ dám nhạo báng nền võ thuật truyền thống vốn là một kho tàng quý báu của nền văn hóa nước họ.
“Kết quả trận đấu đó đã cho chúng ta thấy một sự thật về cái mà tôi gọi là Kungfu Youtube, vị võ sư 41 tuổi nói, và Ông đã quyết định thách đấu với một nhân vật khác
Có một vị đại võ sư Việt Nam Huỳnh Tuấn Kiệt, đã biểu diễn phóng điện cách không khiến môn sinh bị giật dữ dội, điều này thật nhảm nhí. Nó hoàn toàn khác xa thực tế và không hề tiêu biểu cho võ thuật. Tôi không hề dạy cho các võ sinh phóng điện.
Pierre Francois Flores
Flores với võ danh Nam Ngu nghĩ rằng vị võ sư người Việt kia sẽ nại nhiều lý lo để né tránh trận đấu.
“ Đến lượt Ông ta phải lên tiếng, với áp lực từ truyền thông để xem Ông ta xoay sở thế nào bởi lẽ không ai có thể lấy tay che trời.
“Nếu Ông ta có khả năng chứng minh phóng điện giật được, tôi sẽ xin theo học nhưng tôi sẽ mang bao tay bằng cao su” Flores nói đùa
Thiền (Zen) và võ thuật ?
Người luyện võ thường nhắc đến khía cạnh Thiền và những lợi ích từ việc luyện tập
Vậy phải giải thích như thế nào trước những thách thức và đấu đả? Flores lí giải bằng một ẩn dụ:
“ Thảo cầm viên, nơi hàng ngàn người đến tham quan là một khu vườn tươi đẹp được chăm sóc cẩn thận. Nhưng phải có tường quách, cửa nẻo và nhân viên an ninh mới có thể bảo vệ giữ cho khu vườn được nguyên vẹn không bị hủy hoại. Cũng cần một người làm vườn để nhổ cỏ dại không làm hại đến hoa thơm
“ Trong võ thuật cũng vậy, chúng tôi chỉ truyền bá những giá trị cao đẹp và khi có người lại rao giảng những điều sai trái giả dối, chúng tôi phải can thiệp để giữ khu vườn luôn sạch đẹp”
Đoạn đường chiến đấu
Pierre Francois Flores bộc bạch đã trải qua một thời niên thiếu sóng gió đánh nhau ngoài đường phố như cơm bữa và chính Võ thuật đã đưa Ông về Chính Đạo
Những trận đấu với các võ sư khác mà Ông đã trải qua, “những bài tập kỹ thuật” vẫn còn khá nặng nề
“Đấu là một phần tất yếu trên con đường tu luyện. Có những trận giúp ta hiểu được mình đang đứng tại đâu. Bạn không thể nghĩ rằng mình là đệ nhất, phải chứng nghiệm thực tế và dù thắng hay bại bạn đều học hỏi được”
Pierre Francois Flores
Năm 2009, Flores đã từng bại trận tại Hà Nội. Nay, 8 năm sau và qua rất nhiều quanh co khúc khuỷu, Ông sẽ tái đấu với đối thủ ngày cũ.
“ Họ đã nhiều lần từ chối không chịu tái đấu với tôi bằng nhiều lý do mù mờ”
Cuối cùng, trận tái đấu sẽ diễn ra vào tháng 6 cũng tại một thành phố miền Bắc Việt Nam. Và người đến từ thành phố Montreal dự định sau đó sẽ xuôi Nam vào thành phố Hồ Chí Minh để thách đấu ‘điện nhân’ Huỳnh Tuấn Kiệt.
Bài viết gốc tại website
http://ici.radio-canada.ca/…/quebecois-kung-fu-honneur-mich…
Un Québécois pour sauver l'honneur du kung-fu
Le Québécois Pierre-François Flores veut défendre le kung-fu contre ceux qui tentent de s'en moquer. La télévision nationale chinoise est même venue l'interviewer, à Montréal, s'étonnant qu'un Occidental veuille sauver l'honneur des arts martiaux.
Un texte de Michel Chabot
D’origine chilienne, Flores pratique le kung-fu depuis 20 ans et l’enseigne à l’école Wing Chun Nam Anh. Sa ceinture rouge quatrième dan impose le respect.
Or, les propos d’un certain Xu Xiaodong, un athlète qui pratique les arts martiaux mixtes, l’irritent. Ce dernier prétend que le kung-fu traditionnel n’est plus ce qu’il était et il a défié les maîtres de toutes les écoles traditionnelles.
Wei Lei, une sommité chinoise du taï-chi, a été le premier à relever le défi, mais il a subi une raclée en seulement une dizaine de secondes.
« Maître Wei Lei ne représente pas le kung-fu, soutient Flores. Et le kung-fu c’est un univers qui est vaste, énorme. Il y a beaucoup de pratiquants sérieux dans le monde. Donc, c’est parlé un peu trop vite. Et c’est la raison pour laquelle j’ai accepté le défi de M. Xu. Par la suite, rien n’est arrivé, il est disparu dans la nature. »
Xu a effectivement dû se trouver une cachette après ce duel inégal, de nombreux Chinois ayant été offensés par la façon dont il a tenté de ridiculiser l’une des pierres angulaires de la culture de leurs pays.
« Ç’a donné un aperçu de la réalité, de ce que j’appelle le kung-fu YouTube, dit l'homme de 41 ans, qui a décidé de défier un autre personnage.
Il y a un grand maître au Vietnam, Huyhn Tuan Kiet, qui fait des électrochocs aux étudiants, à distance, et c’est vraiment très farfelu. C’est vraiment loin de la réalité parce que ça ne nous représente pas du tout. Je n’enseigne pas aux étudiants à faire des chocs électriques.
Pierre-François Flores
Flores, dont le nom martial est Nam Ngu, croit que le Vietnamien invente des excuses pour éviter de l’affronter.
« La balle est dans son camp. Il a beaucoup de pression de la part des médias et on va voir comment il s’en sort parce qu’on ne peut pas cacher le soleil avec son doigt.
« S’il est capable de montrer qu’il peut envoyer des chocs électriques, je vais devenir son disciple. Mais je vais mettre des gants en caoutchouc », lance-t-il en rigolant.
Zen, les arts martiaux?
Les adeptes des arts martiaux parlent souvent du côté zen et des bienfaits que leur sport leur apporte.
Alors, comment justifier ces provocations et ces affrontements? Flores illustre sa pensée avec une métaphore.
« Le Jardin botanique est visité par des milliers de personnes. C’est un beau jardin, bien entretenu. Mais il faut le protéger avec des murs, une porte, des gardiens de sécurité pour que cette beauté reste intacte et pour ne pas qu’il soit vandalisé. Ça prend aussi un jardinier pour arracher les champignons pour que les belles fleurs puissent pousser.
« C’est la même chose en kung-fu, nous prêchons les mêmes valeurs. Mais quand des personnes sortent de la réalité et prêchent la fausseté, c’est à nous d’intervenir pour garder ce jardin beau et propre. »
Combats au sommet
Pierre-François Flores admet avoir eu une adolescence mouvementée, s'être souvent battu dans la rue et que c'est l'école de kung-fu qui l'a remis dans le droit chemin.
Les combats qu'il livre depuis, contre d'autres maîtres, « des exercices techniques », peuvent encore être assez rudes
Les combats font partie du cheminement. Certains permettent de comprendre où tu es rendu. Tu ne peux pas penser que tu es le meilleur, il faut le confirmer sur le terrain. Et tu apprends de la victoire ou de la défaite.
Piere-François Flores
Flores avait été vaincu dans un rude combat, en 2009 à Hanoï. Et voilà que huit ans plus tard, il retrouvera le même adversaire, après beaucoup de tergiversations.
« Ils ont refusé à plusieurs reprises pour que j’aie mon rematch, pour des raisons nébuleuses. »
La revanche aura finalement lieu en juin, à nouveau dans la ville du nord du Vietnam. Et le Montréalais compte ensuite descendre vers le sud, jusqu’à Hô-Chi-Minh-Ville, pour aller défier l'électrique Huynh Tuan Kiet.